Nói chuyện " Những nẻo đường chiến tranh"

E-mail Print

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 là một trong những đỉnh cao chói lọi trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa trong thế kỷ XX, một chiến thắng thể hiện sức mạnh dân tộc và tầm vóc thời đai – thời đại Hồ Chí Minh.

Nhân dịp kỷ niệm ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng ( 30/4/1975) và 55 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ ( 7/5/1954 – 7/5/2009), sáng 7/5 Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Những nẻo đường chiến tranh” qua phần nói chuyện của nhà thơ Anh Ngọc. Buổi nói chuyện có sự tham dự của các bác, các anh chị ở Câu lạc bộ Thăng Long, Hội nhà văn và các bạn đọc tích cực của Thư viện quốc gia.

anhngoc.jpg

Đến với buổi nói chuyện của nhà thơ Anh Ngọc, thính giả đã được sống lại tinh thần kháng chiến, những tình cảm, tình yêu dân tộc trong sáng. Qua thơ, nhà thơ đã minh chứng và thể hiện thần thái dân tộc lịch sử Việt Nam qua 30 năm kháng chiến. Đi cùng lịch sử cách mạng của đất nước, thơ ca cũng là một vũ khí cổ vũ tinh thần cách mạng, góp phần lớn lao vào chiến thắng lịch sử của dân tộc. Lịch sử đã được viết trong thơ, thơ cũng theo người chiến sĩ trên các nẻo đường chiến đấu. Nhà thơ đã vô cùng xúc động khi chia sẻ cùng độc giả những vần thơ kháng chiến đã khắc sâu vào lòng người của những người chiến sĩ “đoàn quân không mọc tóc”, đã vượt qua khó khăn gian khổ để giành chiến thắng, chiến thắng lịch sử Điện Biên. Với cảm xúc đó nhà thơ cũng đã chia sẻ với độc giả những bài thơ đầy cảm xúc của mình như: “Trở lại Điện Biên, lá cờ và ngọn cỏ”, Trời Điện Biên mây trắng, Mắc võng Sài Gòn...

anhngoc1.jpg

30 năm đã đi qua,  được sống giữa hòa bình mà hôm nay nhà thơ Anh Ngọc vẫn còn mới nguyên cảm xúc hạnh phúc của ngày độc lập, vẫn làm sống dậy trong lòng thính giả tham dự buổi nói chuyện niềm xúc động và biết ơn vô cùng với những người chiến sĩ đã hi sinh .

Nhà thơ Anh Ngọc sinh năm 1943 tại Nghi Lộc, Nghệ An. Sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, ông giảng dạy ở Trường Thương nghiệp rồi trở thành lính thông tin liên lạc và gắn bó với quân đội đến tận bây giờ. Là phóng viên báo Quân đội nhân dân, biên tập viên của tạp chí Văn nghệ quân đội, Anh Ngọc nổi tiếng từ chùm thơ được giải nhì cuộc thi báo Văn nghệ 1972-7973, trong đó có bài thơ “cây xấu hổ” sáng tác vào ngày 31/5/1972 tại mặt trận Quảng Trị. Ngoài ra, ông còn đạt được rất nhiều giải thưởng văn chương như: Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ 1998 – 2000, Giải thưởng cuộc thi sáng tác Văn học cho thiếu niên nhi đồng – Nxb Trẻ, Giải thưởng văn học Nguyễn Trãi – Hội VHNT Hà Tây, Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn Hội VNHT Hà Tây, 2001.


Bài liên quan:
Đọc thêm cùng chuyên mục: