NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Ngành Khoa học Máy tính có thể học hỏi nhiều từ Ngành Khoa học Thư viện và Thông tin

E-mail Print

Chương trình giảng dạy về Khoa học Máy tính có truyền thống nhấn mạnh vào các lĩnh vực sức mạnh của dữ liệu, khích lệ việc thu thập và lưu trữ dữ liệu; qua đó mở đường cho việc khai thác và lôi kéo để gia tăng người dùng, coi củng cố dữ liệu như một con đường dẫn đến sự giàu có trong nền kinh tế hiện đại; phổ biến ý tưởng dữ liệu có khả năng chữa lành mọi vấn đề của xã hội. Ở mặt đối lập, các chương trình giảng dạy của ngành Khoa học Thư viện và Thông tin (LIS) có lịch sử nhấn mạnh tính riêng tư, các quyền tự do cơ bản của công dân và tác động của cộng đồng, những tranh luận hỗn hợp của việc quản lý dữ liệu công cộng với việc hạn chế dữ liệu cá nhân. Các nhà lãnh đạo công nghệ tương lai của ngày mai có thể học hỏi nhiều điều từ tư duy của những đồng sự làm công tác thư viện.

Đọc chi tiết...
 

Quan điểm của thư viện công cộng về thị trường mượn sách điện tử

E-mail Print

Báo cáo trình bày kết quả của khảo sát quốc gia về phương thức thư viện công cộng của Ôxtrâylia ra quyết định mua sách điện tử. Báo cáo nêu dữ liệu về mục tiêu của thư viện trong việc xây dựng bộ sưu tập sách điện tử, cách quản lý, cân bằng các mục tiêu này với những khó khăn thư viện phải đối mặt; vai trò của giá cả và điều khoản cấp phép do nhà xuất bản đặt ra. Đây là một phần của dự án điều tra các hoạt động pháp lý và xã hội của việc cho mượn sách điện tử (để phân biệt với hoạt động cho mượn sách thực) trong các thư viện công cộng và đánh giá tác động của các cách thức xử lý theo những quy định khác nhau của việc cho mượn điện tử đến khả năng hoàn thành sứ mệnh dịch vụ công của các thư viện. Dự án có sự tham gia hợp tác của các tổ chức thư viện quan trọng trên 5 khu vực pháp lý: Ôxtrâylia, Canađa, Niu Dilân, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Dự án nhằm cung cấp bằng chứng thực nghiệm chi tiết, so sánh về bối cảnh cho mượn điện tử nhằm hỗ trợ xây dựng các cải cách về luật pháp và thực tiễn dựa trên bằng chứng.

Đọc chi tiết...
 

Kinh nghiệm quản trị tri thức trong các thư viện đại học

E-mail Print

Bài viết tóm lược thông tin về kinh nghiệm quản trị tri thức trong các thư viện đại học của các tác giả Sandra Shropshire (Đại học Bang Idaho, Hoa Kỳ), Jenny Lynne Semenza (Đại học Bang Idaho, Hoa Kỳ), và Regina Koury (Đại học Rutgers - Camden, Hoa Kỳ) đăng tải trên trang mạng chính thức của Liên đoàn các Hiệp hội và Tổ chức Thư viện Quốc tế (IFLA). Quản trị tri thức (QTTT) là một hoạt động được đánh giá cao như một chiến lược quản trị của thế kỷ 21 dành cho các cơ quan, tổ chức. Theo tác giả M. Rao (2005) [7] QTTT có thể giúp cơ quan, tổ chức bổ sung, lưu trữ dữ liệu, cải thiện các hoạt động và dịch vụ, và ra quyết định về các nguồn đầu tư. Khi được thực hiện hiệu quả, nó cũng có thể tạo điều kiện cho sự sáng tạo và đổi mới.

Đọc chi tiết...
 
Page 4 of 6