Những chuyện kể về đạo đức Hồ Chí Minh

E-mail Print

Tên sách: Những chuyện kể về đạo đức Hồ Chí Minh

Tác giả: Tạ Hữu Yên

Thông tin xb: H. : Thanh niên, 2009

Mô tả vật lý: 215tr., 19cm

Từ khóa: Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đạo đức; Truyện kể

Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của người cộng sản mẫu mực, kiên định trên lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế chân chính của giai cấp công nhân. Đó là đạo đức của người chiến sĩ suốt đời đấu tranh, dâng hiến cả cuộc đời và sự nghiệp của mình cho lý tưởng và mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Do đó, đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, đạo đức hành động.

Đạo đức Hồ Chí Minh thể hiện tính thống nhất: giữa đức với tài, giữa hồng với chuyên, giữa hành vi đạo đức với ý thức đạo đức, giữa đạo đức với pháp luật, giữa đạo đức với chính trị, đạo đức đời thường với đạo đức cách mạng... nhất là sự thống nhất trong văn hóa đạo đức, trong từng nội dung khái niệm, chuẩn mực đạo đức, trong quan hệ cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Đặc biệt quan trọng là “nói phải làm” và tấm gương sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nói đi đôi với làm, nhiều khi làm nhiều hơn những điều đã nói, luôn làm gương và nêu gương cho mọi người xung quanh.

Những chuyện kể về đạo đức Hồ Chí Minhgồm những câu chuyện sinh động về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sách hiện đang được lưu trữ và phục vụ tại Tổng kho, Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Thông tin về sách tại CSDL của TVQG: http://opac.nlv.gov.vn/pages/opac/wpid-detailbib-id-432486.html