Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam (1921-1930)

E-mail Print

VL13.02001Tên sách: Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam (1921-1930)

Tác giả: Phạm Xanh

Thông tin xuất bản: H. : Chính trị Quốc gia, 2001

Mô tả vật lý: 233tr, 19cm

Cuốn sách “Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam (1921-1930)” được trình bày có hệ thống quá trình lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tiếp thu, truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin nước ta.

Có thể thấy rằng việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc là một quá trình, một quá trình xuyên suốt với những thay đổi và những cuộc gặp gỡ trong nhận thức một cách lôgic và cũng đầy kỳ thú. Xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước, nhưng chủ nghĩa yêu nước ở Người vừa kế thừa tinh hoa của chủ nghĩa yêu nước truyền thống, vừa bao hàm một tinh thần đổi mới phù hợp với yêu cầu và xu thế của thời đại. Và chính chủ nghĩa yêu nước đó là tiền đề đưa Người đến cuộc gặp gỡ kỳ thú với Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, đã làm sáng tỏ con đường đi tìm chân lý cho dân tộc -chủ nghĩa cộng sản. Từ bước chuyển căn bản trong nhận thức tư tưởng đó, Người bắt đầu chuẩn bị và dần dần từng bước đưa chủ nghĩa Mác-Lênin vào trong nước.

Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin có thể phân chia thành 3 chặng, tương ứng với 3 thời kỳ hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trên 4 địa bàn: Thời kỳ Paris: Sự khởi đầu của quá trình; Thời kỳ Mátxcơva: Phác thảo những nét lớn về chiến lược của cách mạng Việt Nam; Thời kỳ Quảng Châu -vùng Đông Bắc Xiêm: Bắt tay xây dựng tổ chức cách mạng. Vào Việt Nam, chủ nghĩa cộng sản đã được Nguyễn Ái Quốc kết hợp với những tiền đề kinh tế -xã hội, chính trị -tư tưởng Việt Nam để xác lập tư tưởng cộng sản ở Việt Nam, cụ thể là kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân … và cuối cùng, dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam -một sự thắng lợi rực rỡ vào bậc nhất của phong trào công nhân và dân tộc, của chủ nghĩa Mác-Lênin.

Tài liệu hiện đang được lưu trữ và phục vụ tại Tổng kho, Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Thông tin về sách tại CSDL của TVQG: http://opac.nlv.gov.vn/pages/opac/wpid-detailbib-id-141168.html


Đọc thêm cùng chuyên mục: