Nhật ký trong tù: Thơ

E-mail Print

Tên sách: Nhật ký trong tù: Thơ

Tác giả: Hồ Chí Minh

Thông tin xb: H. : Văn hoá, Viện văn học, 1960

Mô tả vật lý: 244tr : 2 ảnh chân dung, 1 bút tích, 24cm

Từ khoá: Việt Nam ; Văn học hiện đại ; Thơ

Sau ba mươi năm hoạt động ở nước ngoài, cuối tháng 1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước hoạt động, tiến hành Hội nghị Trung ương lần thứ VIII và thành lập Mặt trận Việt minh, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đưa phong trào cách mạng nước ta tiến vào một thời kỳ mới. Tháng 8 năm 1942, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường trở lại Trung Quốc với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam để tranh thủ sự viện trợ của nước ngoài. Trên đường đi đến Túc Vinh, Quảng Tây (ngày 29/8/1942), Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam và bị chúng đầy ải qua gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, trong khoảng thời gian 13 tháng, đến ngày 10 tháng 9 năm 1943 mới được thả tự do, nhưng vẫn ở lại Liễu Châu hoạt động khoảng gần một năm trời nữa mới có điều kiện trở về nước. Trong thời gian bị cầm tù, Người đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ Hán được ghi trong một cuốn sổ tay mà Bác đặt tên là Ngục trung nhật ký (tức Nhật ký trong tù).

Tiếng thơ được ngân rung từ trái tim một con người vĩ đại trong một hoàn cảnh rất đen tối. Hoàn cảnh đó là hoàn cảnh tù đày, giam hãm, xiềmg xích, tra xét. Con người mất tự do, còn là sự lo âu về sống chết, mất còn. Thế mà Bác vẫn ung dung làm thơ, làm được nhiều và làm được thơ hay. Không phải viết bằng tiếng Việt (tiếng mẹ đẻ) mà viết bằng chữ Hán (tiếng Trung Quốc), bắng các thể thơ mang màu sắc cổ điển Trung Quốc, sau này được nhiều nhà văn hoá Việt Nam và nước ngoài đánh giá rất cao. Coi nhiều bài thơ của Bác có thể sánh ngang với thơ Đường, thơ Tống, thật là vinh dự lớn lao.

Ngục trung nhật ký không những là một áng văn kiện lịch sử vô giá mà còn là một tác phẩm văn học lớn, có tác dụng giáo dục sâu sắc phẩm chất, đạo đức cách mạng cho tất cả chúng ta ngày nay.

Sách hiện đang được lưu trữ và phục vụ tại Tổng kho, Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Thông tin về sách tại CSDL của TVQG: http://opac.nlv.gov.vn/pages/opac/wpid-detailbib-id-15669.html