Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: Hành trình văn thơ, hành trình dân tộc

E-mail Print

Tên sách: Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: Hành trình văn thơ, hành trình dân tộc

Tác giả: Phong Lê

Thông tin xb: H. : Công an nhân dân, 2006

Mô tả vật lý: 359tr.,19cm

Từ khóa: Nghiên cứu văn học; Văn học cách mạng

Hành trình thơ văn của Nguyễn Ái Quốc bắt đầu từ những năm 20 trong bối cảnh sinh hoạt chính trị ở Paris mà Nguyễn Ái Quốc đã tích cực tham gia với rất nhiều tư cách. Nhưng dù với tư cách nào, Nguyễn Ái Quốc vẫn tìm được sự nhất trí tối ưu giữa tư tưởng và hành động. Người tìm được vũ khí cho hoạt động cách mạng của mình, đó là tiếng nói. Người sử dụng tiếng nói cho tuyên truyền, giác ngộ, tổ chức, rèn luyện đào tạo các thế hệ cách mạng Việt Nam, bẻ gãy xiềng xích nô lệ bị áp bức bóc lột, lay chuyển lịch sử. Văn thơ của Người không chỉ mang ý nghĩa giải trí, mà còn mang theo rất nhiều ý thức khác nhau, động viên con người đang trong khó khăn, vạch trần sự xuyên tạc và dối trá, khơi sâu vào cội rễ những nỗi đau của nhân loại, nhận rõ nguồn gốc sự đối lập đến cùng cực của thế giới bị phân đôi. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn sử dụng những câu từ đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn và súc tích trong văn thơ và thư từ, nhưng luôn giàu cảm xúc, mang theo phong cách cá nhân lại không hề tạo cảm giác xa vời. Cảm xúc đủ độ, không quá đà, câu chữ đảm bảo sự phô diễn, không đi đến thừa thãi.

Cuốn sách “Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: Hành trình văn thơ, hành trình dân tộc” nghiên cứu về văn thơ Hồ Chí Minh, sự kết hợp tuyệt vời giữa văn hóa và cách mạng, những vấn đề thời sự được Người viết trong những tác phẩm của mình. Đây là tài liệu giúp cho bạn đọc tìm tòi, nghiên cứu sâu hơn về văn hóa mang tinh thần và phong cách Hồ Chí Minh trong lịch sử văn học Việt Nam.

Sách hiện đang được lưu trữ và phục vụ tại Tổng kho, Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Thông tin về sách tại CSDL của TVQG: http://opac.nlv.gov.vn/pages/opac/wpid-detailbib-id-304989.html