Trưng bày tư liệu: ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM – Giá trị lịch sử và hiện thực

E-mail Print

Đề cương về văn hoá Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo năm 1943 được thông qua tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Đây không chỉ là một sự kiện quan trọng mà còn là Cương lĩnh đầu tiên mang giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của sự nghiệp xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam. Thực hiện Kế hoạch của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hoá Việt Nam (1943-2023), Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức Trưng bày tư liệu: Đề cương về văn hoá Việt Nam - Giá trị lịch sử và hiện thực.

2023-02-27-trung-bay-02

Với hơn 400 tư liệu tiêu biểu, bao gồm sách, báo – tạp chí được trưng bày theo 04 nội dung xuyên suốt sẽ giúp công chúng, bạn đọc hiểu thêm về ý nghĩa, lịch sử, các giai đoạn phát triển và những thành tựu đã đạt được trong suốt chặng đường vừa qua của Đề cương về văn hoá Việt Nam; đồng thời tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của văn hoá, văn nghệ cách mạng, coi sự nghiệp văn hoá, văn nghệ là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội…

2023-02-27-trung-bay-03

1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam

Giới thiệu các tác phẩm nêu bật về những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo Cách mạng Văn hoá ở Việt Nam, về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, về sự phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ, làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội. Văn hóa được coi là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, trong đó con người được nhìn nhận là trung tâm trong chiến lược phát triển bền vững. 2023-02-27-trung-bay-08

2. Ý nghĩa lịch sử, giá trị bền vững của Đề cương về văn hoá Việt Nam

Trưng bày các sách, báo, tạp chí về văn hoá với những góc nhìn đa diện, những giá trị văn hoá Việt Nam truyền thống và biến đổi, khẳng định những giá trị của bản Đề cương trong thời gian 80 năm qua, tầm nhìn xa trông rộng của Đảng ta về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đây là văn kiện có giá trị lịch sử vô cùng to lớn và sâu sắc, được coi là Tuyên ngôn của Đảng về một nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại chúng.

2023-02-27-trung-bay-05

3. Thành tựu về xây dựng phát triển văn hoá, con người Việt Nam

Giới thiệu các tư liệu về thành tựu và kết quả nổi bật về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong 80 năm qua, sau hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; các tác phẩm biểu dương những mô hình hay, cách làm sáng tạo, gương điển hình tiên tiến trong xây dựng, bảo tồn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa, con người Việt Nam… Các tác phẩm cho thấy: Với đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo, Đảng, nhà nước và nhân dân ta đã và đang ra sức xây dựng nền văn hoá tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong kỷ nguyên toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, làm cho văn hoá thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc của nhân dân.

2023-02-27-trung-bay-07

4. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam trong thời kỳ hội nhập:

Trưng bày các tư liệu xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp; phát triển các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, đời sống văn hóa; xây dựng môi trường văn hóa số trong nền kinh tế số và công dân số; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị về văn hóa, về đạo đức; xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa...; tư liệu về các giải pháp để khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của toàn dân tộc.

Trải qua 80 năm kể từ khi ra đời, Đề cương văn hóa năm 1943 vẫn còn nguyên giá trị lý luận và tính thời đại sâu sắc, tiếp tục soi đường cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trên con đường hội nhập và phát triển.

Thời gian trưng bày từ ngày 24/2/2023 đến hết ngày 27/3/2023 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội./.

___________________

Tin: Đặng Tuyết Dung; Ảnh: B&A, Phòng Thông tin tư liệu


Đọc thêm cùng chuyên mục: