Kho tư liệu Bộ Ngoại giao Pháp qua những bước thăng trầm

E-mail Print

Trong trụ sở Bộ Ngoại giao nước Pháp nằm bên bờ sông Seine thơ mộng có một kho lưu trữ hồ sơ ngoại giao, trong đó có nhiều văn kiện, tài liệu cực kỳ quan trọng liên quan đến hoạt động ngoại giao của Pháp trong suốt thời kỳ từ cuối thế kỷ 17 cho đến nay. Hơn 4 thế kỷ tồn tại, kho hồ sơ lưu trữ này đã trải qua biết bao biến cố thăng trầm và trở thành kho tư liệu ngoại giao quý giá nhất thế giới.

Từ cuối thế kỷ 16, việc lưu giữ và bảo quản tài liệu, hồ sơ ngoại giao trong các triều đình Pháp luôn ở vào tình trạng luộm thuộm. Mặc dù triều đình đã cho lập kho lưu trữ hồ sơ ngoại giao, nhưng quan trông coi kho hồ sơ ngoại giao và những người giúp việc ở đây làm việc rất tùy tiện. Tình trạng lộn xộn này kéo dài cho đến những năm đầu thế kỷ 17, khi đó Công tước Francis Korbel được điều đến làm việc tại kho hồ sơ ngoại giao. Vị công tước giàu có này đã một mặt đề nghị nhà vua cho thu thập lại các hồ sơ tư liệu còn lưu lại trong tư gia một số quan lại, mặt khác bỏ tiền túi của mình ra để mua lại nhiều tài liệu mật được rao bán trong giới quý tộc Pháp lúc đó. Năm 1680, Francis Korbel đã thu thập được rất nhiều tài liệu quý giá. Năm 1685, Korbel mất, con trai của ông là Charly Korbel nối nghiệp cha tiếp tục cuộc tìm kiếm các tài liệu, hồ sơ ngoại giao bị thất lạc khắp mọi nơi. Nhờ có công này, vua Pháp đã phong Charly Korbel giữ chức Bộ trưởng ngoại giao. Tiếp theo, nhiều thế hệ con cháu nhà Korbel luôn hăng hái bỏ tiền của ra để sưu tầm các loại hồ sơ tư liệu quý giá. Vào năm 1710, phần lớn tư liệu ngoại giao đã được thu hồi lại chất đầy 3 phòng lớn của Cung điện Lourve.

Cũng giống như lịch sử biến động của nước Pháp, lịch sử kho hồ sơ tư liệu Bộ ngoại giao Pháp cũng trải qua nhiều bước thăng trầm lớn. Đầu tiên là trong những ngày sóng gió của cuộc cách mạng Pháp. Trước đó, vào năm 1761, toàn bộ hồ sơ tư liệu trong kho hồ sơ được chất lên những chiếc xe ngựa vận chuyển khỏi Cung điện Lourve tới một ngôi nhà gần Versailles. Tuy nhiên, khí thế sôi sục của cuộc cách mạng đã khiến mọi người không còn thời gian để chú ý đến kho hồ sơ tư liệu quý giá này.

Năm 1794, Bộ Ngoại giao Pháp được đổi tên thành Bộ Quan hệ đối ngoại và chuyển về Paris. Lúc này, trụ sở của Bộ này được đặt nhờ trong khách sạn của dòng họ nhà Gary. Kho hồ sơ được bố trí tại một gian bếp và một phần hầm rượu của khách sạn. Thế nhưng chẳng bao lâu, dòng họ Gary đòi lại khách sạn, Bộ Ngoại giao Pháp không có trụ sở. Kho hồ sơ ngoại giao đành phải "tá túc" tại một chuồng nhốt ngựa của một đồn cảnh sát ở thủ đô Paris. Tới mãi năm 1845, Quốc hội Pháp mới thông qua một khoản ngân sách lớn để xây dựng tòa nhà là trụ sở Bộ Ngoại giao Pháp hiện nay tại phố Korvins bên bờ sông Seine. Lúc này, kho tư liệu ngoại giao mới được di chuyển từ chuồng ngựa về cơ quan chủ quản của mình.

Bước vào thế kỷ 20, số phận kho tư liệu quý giá này lại bị đe dọa bởi ngọn lửa chiến tranh. Trong Thế chiến lần thứ II, để tránh sự hủy diệt của máy bay ném bom Đức, toàn bộ những hồ sơ tài liệu trong kho được vận chuyển tới cất giấu tại những lô cốt dọc 2 bên bờ sông Loire. Nhưng do tài liệu thì nhiều mà số lượng lô cốt thì ít, thế nên người ta phải cất giấu chúng trong cả nhà thờ, trong kho lương thực để chống nạn chuột bọ gặm nhấm làm hư hỏng tài liệu, Bộ Ngoại giao Pháp đã mời hẳn một chuyên gia chống chuột và mối của Viện Pasteur đến làm việc bảo quản hồ sơ tài liệu.

Năm 1,0,800, khi quân Đức tiến vào gần thủ đô Paris, Bộ Ngoại giao Pháp đã hạ lệnh đốt gần hết các tài liệu quan trọng do vậy toàn bộ hồ sơ ngoại giao Pháp thời kỳ 1936-1,0,800 đều bị thiêu cháy ra tro, những văn kiện, hồ sơ đặc biệt quan trọng thì được vận chuyển bằng đường biển sang "gửi" ở Mỹ. Tuy nhiên, người Pháp có cố gắng đến mấy thì kho hồ sơ ngoại giao quý giá của họ cũng bị quân Đức sờ tới. Năm 1941, một đội biệt kích Đức đã phát hiện ra những lô cốt bị bỏ hoang có chứa đầy đủ tư liệu ngoại giao của Pháp. Quân Đức đã phải sử dụng tới hơn 600 chuyến xe tải mới chở hết số tài liệu này vào trung tâm Paris, toàn bộ những hồ sơ tài liệu có liên quan đến vùng Rhur hay nước "thù địch" đều bị chở về Berlin. Tới khi quân Đức bị thất thủ tại Paris, trước sức tấn công của quân Đồng minh, lính phát xít Đức cố thủ tại tòa nhà Bộ Ngoại giao Pháp đã chất những chồng hồ sơ tài liệu của Pháp thành bức tường đỡ đạn che chắn cho chúng thế nên cũng có rất nhiều tài liệu ngoại giao bị cháy khi quân Đồng minh giải phóng Paris. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, nhiều loại tài liệu được lần lượt chuyển về từ Mỹ, Ba Lan, riêng nước Đức bị buộc phải trao trả cho phía Pháp những tài liệu đã lấy được. Kể từ đây, lịch sử kho hồ sơ tư liệu ngoại giao Pháp bước sang trang mới, thời kỳ củng cố và phát triển.

Hiện nay đang là thời kỳ "cực thịnh" của kho hồ sơ tư liệu ngoại giao Pháp, mỗi năm kho này tiếp nhận một số lượng tài liệu nếu xếp theo chiều dọc sẽ có độ dài lên tới 1,3km. Điều này khiến cho diện tích của kho trở lên quá tải. Để "san sẻ" với kho chính, Bộ Ngoại giao Pháp đã cho xây dựng 2 kho phụ ở Nantes và Colma. Nếu xếp tất cả hồ sơ, tài liệu có trong 3 kho này lại sẽ được một chồng hồ sơ dài tới... 100km.

Bước vào những năm đầu thế kỷ 21, số phận của kho hồ sơ tư liệu ngoại giao Pháp lại gặp phải vấn đề lớn, đó là sự quá tải. Toàn bộ 10 gian phòng lớn dùng cho việc sắp đặt tài liệu hồ sơ đã chật cứng trong khi đó số lượng hồ sơ tài liệu mới mỗi ngày một nhiều hơn. Trong không gian chật hẹp đó, việc tra cứu tài liệu cũng rất khó khăn bởi lúc nào cũng có hàng đoàn người xếp hàng dài chờ được vào tra cứu kho tư liệu ngoại giao quý giá này.

 ---------------------

Hùng Sơn

(Theo World Vision)


Bài liên quan: