Về phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm

E-mail Print

Tên sách: Về phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm

Tác giả: Hồ Chí Minh

Thông tin xb: H. : Sự thật, 1973

Mô tả vật lý: 210tr, 19cm

Từ khoá: Sản xuất, nông dân, tiết kiệm

Hồ Chí Minh là lãnh tụ đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức mới của con người Việt Nam. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có sắc thái riêng biệt. Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có tư tưởng về phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiết kiệm có giá trị khoa học và nhân văn to lớn. Giá trị đó thể hiện rõ nét ở sự giải thích mới của Người về vai trò, nội dung của tiết kiệm, về đối tượng và giải pháp thực hành tiết kiệm. Trong bối cảnh sự lãng phí tràn lan hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh về tiết kiệm càng trở nên giá trị và mang tính thời sự.

Tiết kiệm (hay kiệm) được Hồ Chí Minh định nghĩa ngắn gọn “là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”. Theo định nghĩa đó, tiết kiệm là sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lực để gia tăng sức mạnh toàn diện của đất nước. Người tiết kiệm phải biết cân đối, tính toán các nguồn lực để chi phí bỏ ra nhỏ nhất mà lại đạt được mục tiêu cao nhất theo phương châm “1 giờ làm xong việc của 2, 3 giờ. 1 người làm bằng 2, 3 người. 1 đồng dùng bằng 2, 3 đồng”.

Cuốn sách “Về phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm” sưu tầm và tuyển lựa thư, lời kêu gọi, lời phát biểu, bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho nông dân, công nhân, cán bộ, chiến sĩ thi đua... về vấn đề tiết kiệm và phát triển sản xuất.

Sách đang được lưu trữ và phục vụ tại Tổng kho, Thư viện Quốc gia Việt Nam, số 31 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Thông tin về sách tại CSDL của TVQG: http://opac.nlv.gov.vn/pages/opac/wpid-detailbib-id-434.html