Quảng bá sự biểu đạt đa dạng của Văn học Pháp ngữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam

E-mail Print

Sáng ngày 25/4/2023, nhân dịp Ngày Quốc tế Pháp ngữ và Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2023, Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQG) phối hợp với Cơ quan đại diện Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tổ chức Toạ đàm văn học Pháp ngữ qua sự dẫn dắt của các diễn giả: Tiến sĩ Trần Văn Công, Chủ tịch Ban Giám khảo Giải thưởng Năm châu lục Pháp ngữ khu vực Việt Nam, Trưởng khoa tiếng Pháp - Trường Đại học Hà Nội; Tiến sĩ Trần Lê Bảo Chân, thành viên Ban Giám khảo Giải thưởng Năm châu lục Pháp ngữ khu vực Việt Nam; Phó Trưởng khoa tiếng Pháp - Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.

Khách mời tham dự Tọa đàm có bà Nguyễn Thị Thu Hiền - Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL); ông Edgar Doering - Trưởng đại diện Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương; cùng đại diện các Cục, Vụ, đơn vị, Hội nghề nghiệp thuộc Bộ VHTTDL; đại diện Đại sứ quán các nước Canada, Pháp, Maroc và Phái đoàn Wallonie-Bruxelles; đại diện lãnh đạo các thư viện trên địa bàn Hà Nội; đại diện Trường Đại học Hà Nội, Học viện Ngoại giao, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội và đông đảo các em sinh viên, công chúng, bạn đọc.

Nằm trong khuôn khổ dự án của OIF từ năm 2001 đến nay, Giải thưởng 5 châu lục của Cộng đồng Pháp ngữ cho phép vinh danh những tài năng văn học, phản ánh sự đa dạng văn hóa thông qua những tác phẩm văn học viết bằng tiếng Pháp ở 5 châu và quảng bá các nhà văn trên trường quốc tế với công chúng. Một số tác giả đoạt giải thưởng danh giá này đến từ Algeria, Bỉ, Cộng hòa Dân chủ Congo, Pháp, Palestine và Tunisia, đã được dịch và xuất bản bằng tiếng Việt điển hình như: Phía sau vụ án Người xa lạ (2014); Chàng lùn và giấc mơ toàn cầu (2015); Bí mật của mẹ (2016); Chuyện Người đàn bà Digan (2018); Cung điện hai ngọn đồi (2021) đã được các diễn giả tập trung giới thiệu tại Tọa đàm.

Bên cạnh đó, các diễn giả cũng chia sẻ một số nền văn học Pháp ngữ tiêu biểu trong cộng đồng các nước nói tiếng Pháp cụ thể như: Văn học Bỉ Pháp ngữ; Văn học tiếng Pháp Thuỵ sĩ; Văn học Canada Pháp ngữ; Văn học Pháp ngữ các nước Châu Phi…; đặc biệt các diễn giả cũng nhấn mạnh đến nền Văn học Pháp ngữ Việt Nam về lịch sử ra đời, thể loại, cùng với xu hướng chính trong sáng tác của các nhà văn, nhằm dựng lại lịch sử, tìm lại bản sắc của mình, từ đó góp phần bảo tồn bản sắc dân tộc Việt Nam.

Buổi Tọa đàm đã giúp công chúng tiếp cận gần hơn tới sự đa dạng của các nền văn học và các biểu đạt ngôn ngữ bằng tiếng Pháp, đồng thời góp phần phát huy giá trị và quảng bá cho Không gian sách tiếng Pháp. Đây cũng là cơ hội để các bạn sinh viên củng cố thêm về kiến thức ngôn ngữ và văn hoá Pháp./.

Hình ảnh sự kiện:

2023-04-23-toa-dam- 2

Toàn cảnh buổi Toạ đàm

2023-04-23-toa-dam- 1

Ông Nguyễn Xuân Dũng – Quyền Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam phát biểu khai mạc

2023-04-23-toa-dam- 2

Ông Edgar Doering – Trưởng đại diện Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương phát biểu

2023-04-23-toa-dam- 3

Các diễn giả tại buổi Toạ đàm

2023-04-23-toa-dam- 3

2023-04-23-toa-dam- 4

2023-04-23-toa-dam- 5

Đại biểu, khách mời và bạn đọc tham quan không gian trưng bày một số tác phẩm văn học Pháp ngữ

2023-04-23-toa-dam- 4

Đại biểu, khách mời và bạn đọc chụp ảnh lưu niệm tại buổi Toạ đàm

__________

Tin: Đặng Tuyết Dung; Ảnh: Trần Kim Thơ


Đọc thêm cùng chuyên mục: