HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN

Đại sứ quán Vương quốc Thái Lan tại Hà Nội tặng sách cho Thư viện Quốc gia Việt Nam

E-mail Print

altSáng 03/11/2014, ngài Panyarak Poolthup - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Thái Lan tại Hà Nội cùng các cộng sự đã có buổi làm việc và trao tặng bộ sưu tập tài liệu bao gồm 40 cuốn sách viết về Thái Lan cho Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQG). Tại buổi làm việc, ngài Panyarak Poolthup chia sẻ, bộ sưu tập tài liệu mà Đại sứ quán Thái Lan trao tặng TVQG lần này bao gồm những cuốn sách tiêu biểu, cập nhật về đất nước, con người, thiên nhiên và cuộc sống của Thái Lan bằng cả ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Thái. Đại sứ tin tưởng, TVQG là nơi giúp bạn đọc tiếp cận tốt nhất các thông tin hữu ích, giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước và trong khu vực ASEAN để hướng tới các quan hệ hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch. Ngài Đại sứ cũng khẳng định, Đại sứ quán Thái Lan sẽ tiếp tục hỗ trợ tài liệu cho TVQG trong tương lai.

Đọc chi tiết...
 

Hội nghị Sơ kết ứng dụng Khung phân loại thập phân Dewey, Ấn bản 23 – DDC 23 tiếng Việt trong các thư viện Việt Nam

E-mail Print

Ngày 24/10/2014, Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQG) đã tổ chức Hội nghị Sơ kết ứng dụng Khung phân loại thập phân Dewey, Ấn bản 23 – DDC 23 tiếng Việt trong các thư viện Việt Nam.  Hội nghị được tổ chức nhằm mục đích đánh giá toàn diện quá trình triển khai, đào tạo, tập huấn và việc sử dụng Khung phân loại thập phân Dewey, Ấn bản 23 – DDC 23 tiếng Việt trong thời gian vừa qua. Các tham luận và ý kiến của chuyên gia nước ngoài, các nhà chuyên môn được trình bày tại Hội nghị đã trao đổi, thảo luận những vấn đề sau: Đánh giá Chương trình đào tạo, tập huấn về DDC 23 tiếng Việt của TVQG biên soạn trong việc đáp ứng yêu cầu của các thư viện, cơ quan thông tin, đơn vị đào tạo; Đóng góp ý kiến cho bản dịch DDC 23 tiếng Việt; Những thuận lợi, khó khăn cho các thư viện, cơ quan thông tin, đơn vị đào tạo khi ứng dụng, giảng dạy DDC 23 tiếng Việt; Đề xuất và kiến nghị của các thư viện, cơ quan thông tin đối với các cấp quản lý.

 

Đọc chi tiết...
 

Triển lãm ảnh "Hà Nội - Ngày tiếp quản" tại Thư viện Quốc gia Việt Nam

E-mail Print

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2014), Thư viện Quốc gia Việt Nam cùng với Tạp chí Xưa & Nay tổ chức trưng bày 60 bức ảnh về sự kiện lịch sử này. Những hình ảnh trong cuộc trưng bày này do các nhà báo trong và ngoài nước, nhưng nhiều nhất là của chính người dân Thủ đô chứng kiến sự kiện lịch sử này chụp ghi lại ký ức mãi mãi không bao giờ phai mờ. Ngoài những bức ảnh về “Ngày tiếp quản” Ban tổ chức còn trưng bày gần 500 cuốn sách và hơn 20 tên báo, tạp chí tiêu biểu của các tác giả Việt Nam và nước ngoài viết về Hà Nội trước, trong và sau ngày tiếp quản được lựa chọn từ vốn di sản văn hiến bất tận của dân tộc hiện đang được lưu giữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Đọc chi tiết...
 

Triển lãm ảnh "Hà Nội - Ngày tiếp quản"

E-mail Print

LỜI GIỚI THIỆU

Ngày 10/10/1954, Thành phố Hà Nội chứng kiến một sự kiện lịch sử. Không có những trận đánh dữ dội ngoài cửa ô để đại quân Quang Trung tiến vào giải phóng Thăng Long mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789. Cũng không có những quả đám thép thọc sâu vào cơ quan đầu não ở Trung tâm Sài Gòn buộc đối phương đầu hàng như Đại thắng Mùa Xuân năm 1975. Chỉ có những đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam, thực hiện những điều khoản Giơnevơ đã tiến vào tiếp thu Thành phố Hà Nội, chấm dứt sự chiếm đóng của Thực dân Pháp. Ngày đó được gọi là “Ngày tiếp quản” hay “Ngày tiếp thu”, nhưng nó thực sự mang ý nghĩa là một “Ngày giải phóng” vì đó là thành quả của cả 9 năm kháng chiến trường kỳ của nhân dân cả nước, là tác động trực tiếp của Đại thắng Điện Biên Phủ.

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2014), Thư viện Quốc gia Việt Nam cùng với Tạp chí Xưa & Nay tổ chức trưng bày 60 bức ảnh về sự kiện lịch sử này. Những hình ảnh trong cuộc trưng bày này do các nhà báo trong và ngoài nước, nhưng nhiều nhất là của chính người dân Thủ đô chứng kiến sự kiện lịch sử này chụp ghi lại ký ức mãi mãi không bao giờ phai mờ.

Ngoài những bức ảnh về “Ngày tiếp quản” Ban tổ chức còn trưng bày gần 500 cuốn sách và hơn 20 tên báo, tạp chí tiêu biểu của các tác giả Việt Nam và nước ngoài viết về Hà Nội trước, trong và sau ngày tiếp quản được lựa chọn từ vốn di sản văn hiến bất tận của dân tộc hiện đang được lưu giữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Thông qua các tư liệu được trưng bày trong triển lãm, Ban tổ chức hy vọng sẽ cung cấp cho công chúng và bạn đọc cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về Hà Nội qua từng thời kì lịch sử, đặc biệt là ngày Hà Nội hân hoan đón chào từng đoàn quân chiến thắng trở về tiếp quản thủ đô, qua đó ôn lại truyền thống vẻ vang, khơi dậy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tình yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc để gắng hết sức mình xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp.

 

 

Hội sách Hà Nội năm 2014

E-mail Print

altTối 26/9/2014, tại Hoàng Thành Thăng Long, thành phố Hà Nội đã khai mạc Hội sách Hà Nội năm 2014 với chủ đề “Hà Nội - Thành phố vì hoà bình”. Đây là một trong những sự kiện văn hoá thiết thực hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày Giải phóng Thủ đô và 15 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh là Thành phố vì hoà bình. Hội sách Hà Nội năm 2014 là sự kết hợp giữa Hội sách – ngày hội của văn hoá đọc với một không gian Di sản văn hoá Thế giới của Thủ đô, đây thực sự là một sự kiện văn hoá đặc biệt. Hội sách không chỉ góp phần nâng cao văn hoá đọc, hướng tới xây dựng xã hội học tập, tạo nét đẹp trong đời sống xã hội của Thủ đô, góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, mà còn là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống văn hiến ngàn năm Thăng Long – Hà Nội, góp phần tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong nhân dân Thủ đô và cả nước về ý nghĩa lịch sử to lớn của ngày Giải phóng Thủ đô và là niềm tự hào với danh hiệu “Thành phố vì hoà bình” do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO) trao tặng.

Đọc chi tiết...
 

Nói chuyện của nhà văn Bỉ Nicolas Ancion về chủ đề “Đồ vật nói gì với chúng ta về hành trình của chúng và hành trình của chính chúng ta”.

E-mail Print

Nhân kỷ niệm những ngày Lễ hội vùng Wallonie (Bỉ) và ngày thành lập Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp, ngày 26/9/2014, Thư viện Quốc gia Việt Nam phối hợp với Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam đã tổ chức buổi nói chuyện về sáng tác truyện ngắn, chủ đề “Đồ vật nói gì với chúng ta về hành trình của chúng và hành trình của chính chúng ta”. Diễn giả là nhà văn người Bỉ nói tiếng Pháp Nicolas Ancion. Đông đảo sinh viên khoa tiếng Pháp các trường Đại học Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Học viện Ngoại giao… đã tham gia vào buổi nói chuyện. Tại buổi nói chuyện, nhà văn Nicolas Ancion đã chia sẻ với các sinh viên về kinh nghiệm viết văn, cách anh tìm tòi chất liệu cho mỗi tác phẩm của mình. Nhà văn không ngừng khuyến khích các em diễn đạt một cách đơn giản nhất trên giấy những tưởng tượng liên quan đến mỗi đồ vật các em nhìn thấy ngay tại khán phòng.

Đọc chi tiết...
 
Page 109 of 179