Thư mục sách Thăng Long - Hà Nội - Phần 1: Địa linh nhân kiệt: Xây dựng và bảo vệ đất nước (556-621)

E-mail Print
XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC
556. Bia ghi ngọc phả Thanh Hà / Người dịch: N. H. Tạo; Người hiệu đính: Phạm Mạnh Sính. - Kđ : Knxb, 19??. - Tr. 1-3 ; 26 cm
Giới thiệu bản dịch bài văn bia ghi ngọc phả Thanh Hà, bia dựng ở phía trái nội cung, lưu trữ ngọc phả đền Thanh Hà, phố Mới, nhà số 3 - Hà Thành (Hà Nội), kể về việc Đại Vương đem quân vây đánh quân thù, giữ vững đồn sở sau chiến thắng vẻ vang. Ngày khải hoàn Đại Vương về thôn Thanh Hà, tổng Đồng Xuân (Thăng Long) mở tiệc khao quân mời phụ lão và dân làng chung quanh tới dự
557. Bia ghi sự tích Trưng Vương / Người dịch: Đ. M. Hàm; Người hiệu đính: P. M. Sính. - Kđ : Knxb, 19??. - 3 tr. ; 26 cm
Giới thiệu bản dịch bia dựng bên hữu đền Hai Bà Trưng, xã Đồng Nhân, thuộc địa phận Hà Nội, nội dung ghi lại sự tích Trưng vương
558. Bia 'Thanh Hà Ngọc phả bi kí' (Hà Nội) / Trần Quốc Vượng, Tống Trung Tín // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002. - 2003. - Tr. 667
Đền Thanh Hà nằm ở số 10 phố Ngõ Gạch. Trong đền có 1 tấm bia đá đặt sát tường. Bia trán tròn, có khắc đôi rồng Nguyễn chầu mặt nguyệt. Diềm bia có khắc chữ "Vạn" và hoa lá. Nội dung bia chép lại sắc phong thời Lê sơ và cung cấp một chi tiết quan trọng là trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên thời Trần có một người dân Thăng Long đã hưởng ứng lời hiệu triệu của vua Trần tham gia đánh giặc góp phần vào truyền thống vẻ vang của thủ đô Thăng Long
559. BÙI HẠNH CẨN. Kẻ Dộc Đông Ngàn làng Dục Tú / Bùi Hạnh Cẩn, Tô Hoài. - H. : Hội Văn nghệ - Thư viện Hà Nội, 1981. - 31 tr. ; 19 cm
Nội dung sách gồm 2 phần, 1. Những ghi chép của Bùi Hạnh Cẩn về truyền thống tốt đẹp của làng Dục Tú tức Kẻ Dộc, Đông Ngàn trong sản xuất và chiến đấu bảo vệ quê hương; 2. Tô Hoài viết về Nguyễn Huy Tưởng nhà văn Hà Nội, người làng Dục Tú
560. BÙI XUÂN ĐÍNH. Đình Ngọc Hồi và ba vị tướng thời Trần / Bùi Xuân Đính // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1999. - 2000. - Tr. 411-412
Giới thiệu về Đình Ngọc Hồi (Thanh Trì - Hà Nội). Đình mới được tu sửa năm Giáp Ngọ (1954) nên kiến trúc và điêu khắc của đình không có gì đặc sắc. Tuy nhiên đáng lưu ý là trong đình hiện còn bảo lưu 1 số tài liệu quý về 3 vị tướng thời Trần (Bảo Công, Ả Mô Nương và Nhị Mô Nương). Những tư liệu này gồm thần phả và sắc phong. Qua nghiên cứu tư liệu, tác giả cho biết thêm 1 số chi tiết về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông của nhân dân ta cuối thế kỷ XIII. Ngoài ra trong đình còn có 1 tấm bia trụ có tiêu đề 'Hương ước bi ký' được lập ngày 28/5 năm Cảnh Hưng 5 (1744).
561. Các văn cổ về Hà Thành thất thủ và Hoàng Diệu / Dẫn và chú thích của Hoàng Xuân Hãn. - H. : Sông Nhị, 1950. - 72 tr. ; 23 cm
Tập hợp những bài văn cổ kể chuyện hoặc vịnh thời cuộc, hoặc nhân vật ở Hà Nội trong hai vụ người Pháp đánh Hà Nội vào năm 1873 và 1882 và một số bài đối về Hoàng Diệu (trong đó có 4 bài thơ chữ Hán của quan tuần phủ Hà Nội Hoàng Hữu Xứng)
562. CHU THIÊN. Hùng khí Thăng Long : Chuyện cũ thủ đô / Chu Thiên. - H. : Sở văn hoá thông tin Hà nội, 1964. - 93tr ; 19cm
Giới thiệu một số mẩu chuyện về những gương lao động cần cù, chiến đấu oanh liệt và hy sinh anh dũng của nhân dân thủ đô Hà Nội
563. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ ở Hà Nội. - H. : Nxb. Hà Nội, 1980. - 190 tr. ; 19 cm
TĐTTS ghi: Thành Uỷ Đảng Cộng Sản Việt Nam thành phố Hà Nội
Cuốn sách gồm 6 chương, nội dung tập trung vào 4 vấn đề sau đây: 1. Vai trò của Đảng bộ Hà Nội trong việc lãnh đạo nhân dân làm thất bại mọi âm mưu thâm độc của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ ở Hà Nội; 2. Vai trò của nhân dân Hà Nội trong cuộc kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi, giải phóng hoàn toàn thủ đô; 3. Đảng bộ Hà Nội ngày càng lớn mạnh; 4. Đảng bộ Hà Nội đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm qua cuộc kháng chiến này
564. Di tích lịch sử văn hóa và cách mạng kháng chiến quận Long Biên / Lê Văn Lan, Nguyễn Vinh Phúc, Trần Lâm Biền... ; Vũ Đức Bảo ch.b. - Tái bản, có sửa chữa, bổ sung. - H. : Chính trị Quốc gia, 2008. - 438tr., 12tr. ảnh ; 21cm
ĐTTS ghi: Uỷ ban Nhân dân quận Long Biên
Giới thiệu tổng quan về lịch sử văn hoá vùng đất quận Long Biên, cùng các di tích lịch sử văn hoá và cách mạng kháng chiến ở nơi đây
565. DUMOUTIER, GUSTAVE. Hội Thánh Gióng = Les fêtes de Thanh Giong / Gustave Dumoutier, Nguyễn Văn Huyên. - H. : Văn hoá Thông tin, 2009. - 227tr. ; 21cm
ĐTTS ghi: Institut Vietnamien de recherche sur la culture et les arts
Giới thiệu lễ hội tôn giáo nước Nam tại làng Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội. Hội Phù Đổng - một trận đánh thần kì trong truyền thuyết Việt Nam để bảo vệ đất nước. Hát và múa ở hội Phù Đổng Bắc Ninh
566. ĐẶNG HUY VẬN. Đề đốc Tạ Hiện và phong trào chống Pháp ở Nam Định và Thái Bình ở cuối thế kỷ XIX / Đặng Huy Vận // Nghiên cứu lịch sử. - 1966. - Số 83. - Tr. 37-44
Tiểu sử của Tạ Hiện, một chỉ huy xuất sắc và có vai trò quan trọng trong phong trào chống Pháp ở Nam Định - Thái Bình. Các tướng lĩnh của ông đã làm cho quân thù phải khiếp sợ và bị nhiều tổn thất. Ở phần phụ lục bài viết có giới thiệu: Một bài thơ chữ Hán của Tạ Hiện nhan đề 'Cổ Loa từ', bốn bức thư của Tạ Hiện gửi Từ Diên Húc. Có bài hịch của văn thân tỉnh Hà Nội gửi các văn thân tỉnh Nam Định
567. ĐINH XUÂN LÂM. Phong trào yêu nước cách mạng ở Hà Nội đầu thế kỷ XX / Đinh Xuân Lâm // Tạp chí lịch sử Đảng. - 2007. - Số 3. - Tr. 31-34
Các sự kiện lịch sử lớn đầu thế kỷ XX, ghi dấu ấn bởi phong trào yêu nước cách mạng ở Hà Nội, chính người dân Hà Nội đã viết nên trang sử vẻ vang ấy
568. ĐINH XUÂN LÂM. Thêm một số văn thơ của Đông kinh nghĩa thục mới phát hiện / Đinh Xuân Lâm // Thông tin KHXH. - 1997. - Số 3. - Tr. 35-37
Phong trào Đông kinh nghĩa thục (3/1907-12/1907) đã phát hành khá nhiều sách báo, tư liệu, nhưng nay mất gần hết. Bài viết thông báo đã tìm lại được một số sách của phong trào này tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I (Hà Nội): 'Tân đính luân lý giáo khoa' và 'Quốc dân độc bản', đều viết bằng chữ Hán, khắc in bằng gỗ
569. ĐỖ CHÍ. Không lường trước được / Đỗ Chí // Lịch sử quân sự. - 1989. - Số 2. - Tr. 31-33
Do vua Càn Long đã có chỉ dẫn cho Tôn Sĩ Nghị nhiều phương án đối phó với quân Tây Sơn. Nên lúc vào được Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị đã quá coi thường Tây Sơn dẫn đến mất cảnh giác. Khi thấy cơ sự chẳng hay, Tôn Sĩ Nghị quyết định: Mồng 6 Tết sẽ xuất quân đi Tam Điệp, nhưng mồng 4 Tết đồn binh đóng ở Ngọc Hồi đã bị tiến công và sáng sớm mồng 5 quân Tây Sơn đã tiến về Khương Thượng và đánh thốc vào Thăng Long
570. Hạ Mỗ - Lịch sử và truyền thống (Huyện Đan Phượng-Hà Nội). - H. : Ban chấp hành Đảng bộ xã Hạ Mỗ, 1988. - 175tr ; 19cm
Lịch sử và truyền thống của xã Hạ Mỗ, như: quê hương, con người Hạ Mỗ trước cách mạng Tháng Tám 1945. Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, Hạ Mỗ với công cuộc xây dựng đất nước đi lên CNXH
571. Hanoi eternelle : Portrait d'une ville au passé toujours présent / Texte de Michel Hoang ; Phot. de Thomas Renaut. - Paris : Les ed. d'Indochine, 1998. - 93tr : ảnh ; 24cm
Những trang sử vinh quang của dân tộc Việt Nam, của thủ đô Hà Nội từ triều đại Lý, Trần, Lê, tới những năm đấu tranh giành độc lập (1945), cho tới ngày nay,... Các bức ảnh màu về kiến trúc thành phố, về cuộc sống sinh hoạt thường nhật, thể hiện tinh hoa văn hoá và truyền thống dũng cảm của người Việt Nam
572. HOÀNG ĐIỀN. Về đường hành binh của Quang Trung / Hoàng Điền // Lịch sử quân sự. - 1989. - Số 2. - Tr. 19-22
Tường thuật về đường hành binh của vua Quang Trung, địch bố trí lực lượng dồn về phía Nam, vùng Khương Thượng là mắt xích yếu nhất. Việc xuất quân của Tây Sơn cực kỳ bí mật, Đại đô đốc Lộc được phái đi trước theo đường thuỷ để chặn đường rút lui của quân Thanh. Đạo quân tiến vào phía Nam Thăng Long do Đại tư mã Ngô Văn Sở và phó tướng Phan Văn Lân chỉ huy, yểm trợ và tiếp ứng cho đạo quân này là đạo quân của Đô đốc Tuyết. Đô đốc Long được giao nhiệm vụ chỉ huy đạo quân đánh Sầm Nghi Đống. Yểm trợ cho đạo quân của Đô đốc Long và nếu cần thì chi viện cho Ngô Văn Sở là đạo quân của đô đốc Bảo, Quang Trung đi theo hướng của Đại đô đốc Bảo
573. HỮU ĐÔNG. Hà Nội và danh lam thắng cảnh / Hữu Đông. - H. : Phổ thông ; 19cm
T.1. - 1957. - 37 tr: bản đồ, ảnh
Giới thiệu những thắng cảnh và di tích lịch sử của Thăng Long ngàn năm văn vật. Hà Nội với truyền thống giữ nước, nhắc lại những ngày đau thương và oanh liệt của Hà Nội, những truyền thuyết lâu đời và thú vị của nhân dân về cảnh vật Hà Nội
574. LÊ CÔNG HỘI. Thủ đô kháng chiến - Thực trạng và mấy vấn đề đặt ra / Lê Công Hội. - H. : Knxb., 1989. - 61-66
Nhìn lại thời kỳ Thủ đô Hà Nội kháng chiến chống thực dân Pháp, tác giả bài viết nêu ra một số vấn đề cần giải quyết
575. LÊ THƯỚC. Tấm bia đá trước sân đền Hai Bà Trưng ở Hà Nội / Lê Thước // Nghiên cứu Lịch sử. - 1973. - Số 149. - Tr. 51-54
Giới thiệu nguyên văn và dịch nghĩa, chỉ ra những chữ viết sai hoặc khắc sai trong tấm bia trước sân đền Hai Bà Trưng ở Hà Nội. Nội dung tấm bia biểu dương sự nghiệp chống ngoại xâm và khí tiết cao cả của hai nữ anh hùng Việt Nam Hai Bà Trưng
576. Lịch sử Thủ đô Hà Nội / Trần Huy Liệu (ch.b.), Nguyễn Lương Bích, Mai Hanh. - In lần thứ 3. - H. : Lao động, 2009. - 678tr. ; 27cm
Lịch sử thủ đô Hà Nội trong thời phong kiến (từ đầu thế kỉ XI tới đầu thế kỉ XIX), giai đoạn thời thuộc Pháp (1883 - 1945); Lịch sử thủ đô Hà Nội trong thời kì Cách mạng tháng Tám và kháng chiến toàn quốc (1945 - 1954), Hà Nội giải phóng và xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa (1955 - 1960), thời kỳ Hà Nội tiến lên CNXH về các mặt chính trị, văn hoá, xã hội,...
577. MASSON, ANDRÉ. Hanoi pendant la période héroique (1873-1888) / André Masson ; Préf. de Paul Doumer. - Paris : Libr. Orientatiste Paul Geuthner, 1929. - 262p. : cartes ; 23cm
Lịch sử Hà Nội 15 năm đầu từ khi Pháp can thiệp cho đến khi trở thành nhượng địa của Pháp. Tình trạng lính Pháp đói rách, thiếu trang bị, phải uống nước ao tù, bị điều động cấp tốc vào các trận đánh, đau đớn với bệnh tật, với cái chết. Người Hà Nội đã dũng cảm chiến đấu và chiến thắng, viết nên trang sử vẻ vang cho tổ quốc và dân tộc
578. NGUYỄN HẢI HẬU. Cầu Giấy và tháng Năm / Nguyễn Hải Hậu // Xưa & Nay. - 2005. - Số 247. - Tr. 28-30
Kể về các sự kiện lịch sử đã xảy ra trên địa bàn Cầu Giấy, các cuộc chiến giữa nhân dân ta và thực dân Pháp, mà cao trào là sự kiện tháng Năm được tác giả đề cập đến trong bài
579. NGUYỄN HỮU LÃNG. Quang cảnh ngày hội mừng đình chiến ở Hà Nội / Nguyễn Hữu Lãng // Văn uyển. - Số 17/1918, Trang 300-301
Ngày 15 tháng 11 năm 1918 tây, tức ngày 14 tháng 10 năm thứ ba niên hiệu Khải Định ta là ngày Nhà nước bảo hộ mở hội khánh hạ ở thành phố Hà Nội, mừng Đồng minh toàn thắng, quân giặc chịu khất hoà, quân hai bên đều đình chiến. Tác giả đã mô tả lại quang cảnh ngày hội mừng đình chiến ở Hà Nội là để biểu dương công trạng của chiến sĩ, và tỏ bày oai linh của nước Pháp
580. NGUYỄN KHẮC ĐẠM. Một vấn đề đáng được nghiên cứu kỹ: Cuộc nổi dậy chống nhà Hán của Lữ Gia / Nguyễn Khắc Đạm // Nghiên cứu Lịch sử. - 1973. - Số 149. - Tr. 55-62
Đi sâu nghiên cứu để đánh giá đúng mức cuộc nổi dậy chống nhà Hán của Lữ Gia (112-111 trước CN), cuộc nổi dậy của tể tướng nhà Triệu, một người dòng dõi nhà Hán trị vì trên nước Nam Việt, chống lại sự xâm lược của nhà Hán. Bài viết gồm các phần: 1. Cuộc nổi dậy của Lữ Gia trong thư tịch và truyền thuyết: Các thần phả Lữ Gia, 3 bản thần tích thu thập được ở Sài Sơn và Hoàng Xá (Quốc Oai, Sơn Tây). Các đền thờ Lữ Gia và tình cảm của nhân dân nơi có đền thờ Lữ Gia: 9 đền thờ ở Hà Tây, Nam Hà, Hà Nội, ông được nhân dân rất kính trọng, tổ chức ngày lễ thần rất trọng thể. Các tài liệu khác có liên quan đến Lữ Gia: 'Đại Nam nhất thống chí', 'Thực địa Sài Sơn'. - Các di tích lịch sử về nhà Triệu, dòng vua được Lữ Gia phục vụ. 2. Đánh giá cuộc nổi dậy của Lữ Gia như thế nào? Cuộc nổi dậy của Lữ Gia có tính chất tiến bộ: chống xâm lược để giải phóng lãnh thổ người Việt khỏi bị ngoại xâm; Lữ Gia là một nhà yêu nước, chống xâm lược tiêu biểu của 159 năm trước Hai Bà Trưng
581. NGUYỄN KHẮC ĐẠM. Những cuộc chiến đã xảy ra trên miền đất Hà Nội, trung tâm của đất nước trong lịch sử / Nguyễn Khắc Đạm // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2001. - Số 2001. - Tr. 386-388
Bài viết điểm lại những cuộc chiến đã xảy ra trên miền đất Hà Nội trong lịch sử kể từ năm 545 Lý Nam Đế chống cự với Trần Bá Tiên tại cửa sông Tô Lịch; 3 lần chống Nguyên vào thời Trần năm 1257, 1258-1288; chống Minh năm 1406; 2 lần chống Pháp 1873 và 1883; Chống Mỹ năm 1972
582. NGUYỄN QUANG NGỌC. Thêm vài ý kiến về Tam Điệp / Nguyễn Quang Ngọc // Nghiên cứu Lịch sử. - 1989. - Số 1 (244). - Tr. 50-52
Dựa vào các sách 'Việt sử thông giám cương mục', 'Hoàng Lê nhất thống chí', cùng với những di tích, truyền thuyết còn đến ngày nay, bài viết cho thấy: Quân Tây Sơn chỉ dừng lại ở Tam Điệp 10 ngày. Có thể nói chiến công kỳ diệu xuân Kỷ Dậu trên căn bản đã được định đoạt tại Tam Điệp. Không có một trận đánh dù nhỏ nào xảy ra ở Tam Điệp. Cũng không có một tên giặc Thanh nào bỏ xác tại Tam Điệp. Thế nhưng Tam Điệp với chức năng là tuyến phòng thủ quan trọng nhất, nơi tập kết của đại quân Tây Sơn, nơi kiểm nghiệm và hoạch định các phương án tác chiến, nơi hoàn thành những khâu chuẩn bị cuối cùng, và là bàn đạp xuất phát của đại quân Tây Sơn tiến vào giải phóng Thăng Long
583. NGUYỄN QUYẾT. Tổng khởi nghĩa tháng Tám - 1945 ở Hà Nội / Nguyễn Quyết // Tạp chí Lịch sử Đảng. - 2005. - Số 9. - Tr. 6-8
Cách mạng tháng Tám là sự kiện lịch sử quan trọng của cả nước, mở ra một trang sử hào hùng và vẻ vang cho toàn dân tộc Việt Nam. Trong dấu ấn đó người Hà Nội đã đóng góp được gì? Bài viết chứng minh bằng cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám - 1945 ở Hà Nội
584. NGUYỄN SĨ HẠC. Một ngàn năm Thăng Long - Hà Nội (10/10/1010 - 10/10/2010) : Chủ yếu là những nét chính về chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc / Nguyễn Sĩ Hạc. - Huế : Nxb. Thuận Hoá, 2009. - 123tr. ; 19cm
Điểm lại những sự kiện chính về cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc của quân dân thủ đô Hà Nội trong suốt chiều dài lịch sử
585. NGUYỄN THỊ DƠN. Sưu tập vũ khí thời Lê ở Ngọc Khánh (Hà Nội) : LA TS lịch sử : 5.03.08 / Nguyễn Thị Dơn. - H. : Knxb., 2001. - 290 tr ; ảnh ; 32 cm + 1 tóm tắt
Thư mục: tr. 134-142, PL tr. 143-290
Thống kê, phân loại, khảo tả chi tiết hiện trạng, cung cấp tư liệu và những nhận xét bước đầu về đặc điểm vũ khí thời Lê ở nước ta. Loại hình vũ khí, hoạt động của Giảng Võ đường thế kỷ 15-18. Những tư liệu lịch sử về thời Lê, lịch sử Hà Nội và lịch sử quân sự Việt Nam
586. NGUYỄN THỊ KIM THANH. Phong trào công nhân Hà Nội thời kỳ thực dân Pháp tạm chiếm (1947-1954) / Nguyễn Thị Kim Thanh // Tạp chí Lịch sử Đảng. - 2000. - Số 10 (119). - Tr. 46
Tìm hiểu về phong trào công nhân Hà Nội thời kỳ thực dân Pháp tạm chiếm (1947-1954), các hoạt động cả công khai lẫn bí mật trong phong trào công nhân đã làm cho bọn giặc Pháp điên đầu và phải tháo chạy
587. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHI. Các di tích Thái ấp của Thượng tướng Trần Khát Chân ở Kẻ Mơ (nay thuộc quận Hai Bà Trưng - Hà Nội) / Nguyễn Thị Phương Chi // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002. - 2003. - Tr. 741-743
Trần Khát Chân người có công lớn trong cuộc chiến đấu chống quân Chiêm. Vua Chiêm là Chế Bồng Nga, Trần Khát Chân đã giết được Chế Bồng Nga, bảo vệ được kinh thành. Vua Trần Thuận Tông phong cho ông tước hầu và ban vùng Kẻ Mơ làm thái ấp. Trần Khát Chân đã được triều đình giao trấn giữ chốt cửa ngõ phía nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay dấu tích của thái ấp Kẻ Mơ còn lại là đình làng Hoàng Mai và bản thần tích về Trần Khát Chân
588. NGUYỄN TƯ UYỂN. Hoa Lâm Thái Đường ở đâu / Nguyễn Tư Uyển // Tổ quốc. - 1972. - Số 6. - Tr. 47
Hoa Lâm Thái Đường là nơi cách đây hơn 7 thế kỷ đã xảy ra vụ thảm sát hơn 3000 tôn thất nhà Lý do Trần Thủ Độ đặt bẫy sập hầm giết chết. Căn cứ vào 2 tài liệu của Nguyễn Tư Giản: - Phần chú thích của bài "Đỗ gia" in trong tập Tiểu thuyết thi loại. - Phần chú thích bài "Hương trung tức sự" in trong tập Thạch nông thi sao. Bài viết cho rằng Hoa Lâm Thái Đường chính là quê của Nguyễn Tư Giản (xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội)
589. NGUYỄN VĂN TỐ. Trận Đống Đa năm Kỷ Dậu 1789 / Nguyễn Văn Tố // Tri tân. - Số 34. - Tr. 18
Trên cơ sở các sách: 'Khâm định Việt sử thông giám cương mục' (Chính biên, Q.47, tờ 28-42); 'Thăng Long hoài cổ' (A.l666); và 'Đông hoa toàn lục' (sách khắc lại năm Quang Tự Đinh Hợi l887, tập 108), bài viết giới thiệu đầy đủ nguyên nhân và diễn biến trận Đống Đa năm Kỷ Dậu l789 do thiên tài Nguyễn Huệ chỉ huy
590. NGUYỄN VINH PHÚC. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Hà Nội và vùng lân cận / Nguyễn Vinh Phúc. - Tái bản có sửa chữa, bổ sung. - H. : Nxb. Trẻ, 2005. - 337 tr. ; 20 cm
Đây là cuốn chuyên khảo về khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Hà Nội và các vùng lân cận trong bối cảnh Hà Nội đầu công nguyên và dòng dõi về quê hương và gia đình của Hai Bà, diễn biến các cuộc khởi nghĩa, các tướng lĩnh và những di tích hiện còn
591. NGUYỄN VINH PHÚC. Hà Nội con đường, dòng sông và lịch sử / Nguyễn Vinh Phúc. - H. : Giao thông Vận tải, 2009. - 227tr. ; 19cm
Chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội
Giới thiệu Hà Nội con đường, dòng sông và lịch sử trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long: Hà Nội với những bước thăng trầm, những chiến công hiển hách trong quá trình giữ nước cũng được ghi dấu trên các bến nước, nẻo đường của Hà Nội xưa và nay
592. NGUYỄN VINH PHÚC. Lịch sử Thăng Long Hà Nội / Nguyễn Vinh Phúc (ch.b.), Lê Văn Lan, Nguyễn Minh Tường. - Tái bản có chỉnh lý, bổ sung. - H. : Thời đại, 2009. - 478tr. ; 24cm
Giới thiệu về lịch sử Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử. Tóm tắt quá trình mười thế kỷ tạo dựng nên Thăng Long - Hà Nội, các sự kiện lịch sử, những đổi thay lớn trong lịch sử qua các đời vua trị vì. Lịch sử Hà Nội thời hiện đại
593. NGUYỄN VĨNH PHÚC. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Hà Nội / Nguyễn Vĩnh Phúc. - H. : Nxb. Hà Nội, 1983. - 247tr ; 19cm
Phụ lục cuối sách
Giới thiệu về Hà Nội thời kỳ đầu Công nguyên. Tiểu sử bản thân & gia đình Hai Bà Trưng. Cuộc kháng chiến chống nhà Hán do Hai Bà Trưng lãnh đạo. Một số tướng lĩnh của Hai Bà Trưng trên địa bàn Hà Nội. Những di tích tại Hà Nội có liên quan đến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng
594. NGUYỄN VƯƠNG ĐÔ. Lịch sử làng Văn Khê / Nguyễn Vương Đô. - H. : Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005. - 210tr. ; 21cm
Lịch sử kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Lịch sử địa danh, làng nghề, và lịch sử văn hoá của làng Văn Khê. Giới thiệu lực lượng võ bị thời Hùng Vương và đời sống kinh tế văn hoá của dân làng Văn Khê trong thời kì Pháp thuộc, kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
595. NGUYỄN XUÂN KÍNH. Ca dao, tục ngữ Hà Nội và sự phản ánh lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm / Nguyễn Xuân Kính. // Văn hoá dân gian. - 1984. - Số 2. - Tr. 25-28
Ca dao, tục ngữ Hà Nội là tinh hoa của ca dao, tục ngữ cả nước. Vừa mang cái chung về ngôn ngữ, về kết cấu nghệ thuật, về đề tài phản ánh, ca dao, tục ngữ Hà Nội lại có những sắc thái riêng biệt. Nội dung của bài viết dừng lại ở vấn đề ca dao, tục ngữ Hà Nội phản ánh lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm như thế nào? Hà Nội biết đánh giặc từ thuở vua Hùng dựng nước. Câu chuyện về người anh hùng làng Gióng đã được ca dao tạc bia ca ngợi; Tiếp đến là Hai Bà Trưng-những người phụ nữ Việt Nam đầu tiên nêu cao ý chí "giặc đến nhà đàn bà cũng đánh". Hay những chiến công Bạch Đằng, Lam Sơn, Chương Dương, Đống Đa,... cũng đi vào tục ngữ, ca dao Hà Nội
596. Những sự kiện lịch sử Đảng bộ Hà Nội. - H. : Nxb. Hà Nội ; 19 cm
T.1. - 1982. - 122 tr.
Nội dung sách gồm 2 phần: 1. Sự ra đời của Đảng bộ Hà Nội - Đấu tranh giành quyền lãnh đạo của Đảng (1925 - 1934); 2. Đảng bộ Hà Nội trong cao trào vận động dân chủ ở Hà Nội (1935 - 1939)
597. PHẠM ĐỨC DUẬT. Phát hiện những đạo sắc của ông Bố chính giữ thành Hà Nội năm 1873 / Phạm Đức Duật // Thông báo Hán Nôm học năm 2003
Giới thiệu một số đạo sắc của Vua ban cho ông Vũ Đường - Bố Chính Hà Nội. Bố Chính Vũ Đường đã cùng Tổng Đốc Nguyễn Tri Phương kiên quyết giữ thành Hà Nội cuối năm 1873. Các đạo sắc này không những cho chúng ta tư liệu quý để tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Vũ Đường mà còn giúp chúng ta nghiên cứu về xã hội và chính trị cuối thế kỷ XIX
598. PHẠM NGỌC PHỤNG. Nghệ thuật đánh thắng trong trận đại phá quân Thanh / Phạm Ngọc Phụng // Lịch sử quân sự. - 1989. - Số 1. - Tr. 16-24
Vào giữa thập kỷ 80 của thế kỷ 18, nhà Thanh là một đế chế mạnh nhất Châu Á. Tư tưởng chiến lược của Càn Long là đánh chiếm đất đai, chứ không phải đánh tiêu diệt quân đội đối phương. Còn mục đích của Nguyễn Huệ là phải đánh bại hoàn toàn quân xâm lược, thực hiện chiến tranh toàn dân, tiến hành những cuộc hội chiến quyết định, chỉ đánh một trận là thắng, tư tưởng chủ đạo là tiến công. Nguyễn Huệ nắm rất vững tình hình và ý đồ chiến lược của địch. Ông quyết định hành quân thần tốc, cắt đứt đường giao thông chiến lược của đại quân Thanh (đường Thăng Long-Lạng Sơn-Mục Nam Quan) hợp vây và tiêu diệt toàn bộ quân địch trong khu vực Hạ Hồi-Thăng Long. Nguyễn Huệ đã dồn địch vào thế bất ngờ, diễn biến cuộc chiến rất nhanh chỉ trong vòng có 8 tiếng đồng hồ
599. PHẠM XUÂN HẰNG. Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Hà Nội trong quá trình chuẩn bị và những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp / Phạm Xuân Hằng, Phạm Kim Thanh // Tạp chí lịch sử Đảng. - 2007. - Số 1. - Tr. 12-15
Bài học kinh nghiệm của công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Hà Nội trong quá trình chuẩn bị và những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp ở thủ đô Hà Nội
600. PHAN HỮU TÍCH. Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965-1972) : Luận án PTS KH lịch sử / Phan Hữu Tích. - H. : Knxb., 1995. - 180tr:b.đ. ; 32cm+1 bản tóm tắt
T.m. cuối chính văn
Vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ từ 1965-1972
601. PHÙNG ĐỨC THẮNG. Đảng lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh chống phản cách mạng trên địa bàn Hà Nội thời kỳ 1945-1946 : Luận án PTS khoa học lịch sử / Phùng Đức Thắng. - H. : Knxb., 1993. - 205tr : ảnh ; 32cm + 1 bản tóm tắt
Thư mục cuối chính văn
Chủ trương đường lối của Đảng trong đấu tranh chống phản cách mạng giai đoạn 1945-1946. Bản chất, âm mưu và các hoạt động phá hoại của đảng phái đối lập trên địa bàn Hà Nội thời kỳ 1945-1946. Vai trò của Hồ Chí Minh trong lãnh đạo cách mạng Việt Nam
602. QUỲNH TÂM. Những người con anh hùng của thủ đô Hà Nội / Quỳnh Tâm // Toàn cảnh Sự kiện - Dư luận. - 2006. - Số 195. - Tr. 22-23
Ca ngợi những tấm gương hy sinh vì sự nghiệp giải phóng thủ đô trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ - họ thực sự là những người con anh hùng của thủ đô Hà Nội
603. Thảm kịch của quân đội Pháp trên đường cầu Giấy / Phạm Văn Sơn sưu tầm // Văn hoá nguyệt san. - 1962. - Số 72. - Tr. 741-751
Kể lại sự kiện các cánh quân của quân Cờ Đen dưới sự chỉ huy của Lưu Vĩnh Phúc, quân của Hoàng Kế Viêm, quân của Lưu Đình Tú, Nguyễn Chánh, Bùi Ân Niên tập trung đánh quân Pháp đang chiếm đóng ở Hà Nội. Với chiến lược gọng kìm xiết chặt toàn bộ đất Hà Nội từ nhiều phía, lần cuối cùng tướng Cờ Đen đã có thư chiêu hàng nhưng quân Pháp không nghe, cuộc chiến đã nổ ra và tại đường Cầu Giấy quân Pháp đã thiệt hại nặng nề, sự kiện này cũng được ghi chép trong sử sách
604. Tổng tập nghìn năm văn hiến Thăng Long / B.s.: Vũ Văn Phái, Trần Nghi, Ngô Quang Toàn. - H. : Văn hoá Thông tin ; 4 tập. - 32cm
T.1. - 2007. - 2259tr.
Giới thiệu về địa chất, địa mạo, địa lí tự nhiên, địa lí cảnh quan, địa lí hành chính, địa lí kinh tế, hạ tầng cơ sở, dân cư, giao thông và quy hoạch đô thị. Trình bày về lịch sử vùng phụ cận thời kỳ tiền Thăng Long; về khảo cổ học, những phát hiện qua di vật về kinh thành Thăng Long xưa; về lịch sử các vương triều phong kiến, Pháp thuộc trên đất Thăng long và thời kỳ có Đảng lãnh đạo; về những kỳ tích chống ngoại xâm. Tổng quan về lịch sử tổ chức bộ máy quan chế - hệ thống quan chế qua các thời đại và lịch sử bang giao của các vương triều
605. TRẦN BÁ CHÍ. Bản ngọc phả về bà vợ Lê Đại Hành đánh giặc Tống / Trần Bá Chí // Tạp chí Hán Nôm. - 2002. - Số 2. - Tr. 58-66
Giới thiệu về đình miếu Hoa Xá ở làng Tó, xã Tả Thanh Oai ngoại thành Hà Nội và bản dịch bản Ngọc phả viết về bà vợ Lê Đại Hành (là Đô Hồ Phi Nhân) có công đánh giặc Tống khi chúng xâm lược nước ta lần thứ nhất năm 980-981
606. TRẦN BÁ CHÍ. Hội Dóng đền Sóc / Trần Bá Chí b.s. ; Phan Huy Lê giới thiệu. - H. : UBND huyện Sóc Sơn, 1986. - 71tr : ảnh, 1 bản đồ ; 19cm
Truyền thống lịch sử của Sóc Sơn. Sự tích Thánh Gióng phá giặc Ân. Lễ hội Gióng đền Sóc Sơn kèm theo bản đồ dẫn đường về hội
607. TRẦN HUY BÁ. Bia Phùng Hưng / Trần Huy Bá // Khảo cổ học. - 1977. - Số 3. - Tr. 72-74
Văn bia nói về sự tích Phùng Hưng - một nhân vật anh hùng trong lịch sử chống ngoại xâm. Tấm bia đá đặt tại đình Quảng Bá nay thuộc xã Quảng An, huyện Từ Liêm - Hà Nội
608. TRẦN HUY LIỆU. Lịch sử thủ đô Hà Nội / Trần Huy Liệu (ch.b), Nguyễn Lương Bích, Mai Hanh,... - H. : Sử học, 1960. - 426, 46 tr ảnh ; 27cm
Lịch sử Hà Nội, vài nét về kinh tế, văn hoá, cũng như sản xuất và chiến đấu của người dân Hà Nội từ đầu thế kỷ XI cho đến nay. Phụ lục về: Thơ văn cũ của Hà Nội, các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử của Hà Nội
609. TRẦN HUY LIỆU. Xung quanh cái chết của Hoàng Diệu và việc thất thủ thành Hà Nội năm 1882 / Trần Huy Liệu // Nghiên cứu lịch sử. - 1962. - Số 39. - Tr. 1-4
Dựa vào sách 'Đại Nam thực lục', di biểu của Hoàng Diệu,... bài viết phân tích tình hình giặc Pháp và tình hình của nước ta để thấy rõ những nguyên nhân chính cũng như nguyên nhân trực tiếp trong việc thất thủ thành Hà Nội năm 1882; trước khi mất thành, thành Hà Nội bị hãm vào thế cô độc, bị động, việc giữ thành không có một điều kiện đảm bảo nào. Việc thành Hà Nội thất thủ lần thứ hai là một việc dĩ nhiên, cũng như cái chết của Hoàng Diệu là việc dĩ nhiên. Hoàng Diệu không làm mất thành Hà Nội mà chính vua tôi nhà Nguyễn làm mất thành Hà Nội, cũng như làm mất nước ta. Dẫu sao trong lúc bọn vua quan nhà Nguyễn rủ nhau hàng giặc, bán nước vẫn nổi bật lên tinh thần bất khuất, thà chết không chịu làm nô lệ, hay cùng chết theo thành như Hoàng Diệu. Ông chẳng những giữ toàn tiết nghĩa mà còn biểu lộ một tinh thần quả cảm: không hàng giặc, không sống nhục
610. TRẦN LÊ VĂN. Thăm làng Tó : Tả Thanh Oai - Thanh Trì / Trần Lê Văn. - H. : Hội văn nghệ Hà Nội, 1983. - 27tr ; 19cm
Giới thiệu vùng đất, con người làng Tó (Tả Thanh Oai) thuộc huyện Thanh Trì - Hà Nội. Những nhân vật lịch sử của làng Tó có công xây dựng và chống ngoại xâm: Ngô Đình Chất, Ngô Thì Nhậm, Bà chúa Hến v. v.
611. TRẦN NGHĨA. Di văn Tây Sơn trên thủ đô Hà Nội / Trần Nghĩa // Tạp chí Hán Nôm. - 1989. - Số 1 (6). - Tr. 3-10
Bài viết giới thiệu các di văn ra đời tại Hà Nội dưới hai triều Nguyễn Quang Trung và Nguyễn Quang Toản, góp phần làm sống lại nhiều giá trị đã bị mai một của phong trào nông dân khởi nghĩa lớn nhất nước ta cuối thế kỷ XVIII. Có hai nguồn tư liệu quan trọng về di văn Tây Sơn trên đất Hà Nội: - Kho thư tịch tài liệu Hán Nôm của Viện Nghiên cứu Hán Nôm. - Kho thác bản minh văn, tức văn khắc trên đồng trên đá do Sở văn hóa thông tin Hà Nội quản lý. Nội dung phản ánh của hai nguồn tư liệu trên rất đa dạng và phong phú
612. TRẦN QUỐC VƯỢNG. Hà Nội nghìn xưa / Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán. - H. : Nxb. Hà Nội, 2009. - 368 tr. ; 21 cm
Giới thiệu khái quát về truyền thống thủ đô Hà Nội thời dựng nước và giữ nước. Lịch sử 1000 năm đấu tranh giành lại nước thời Hai Bà Trưng, thời Tiền Lý, thời Bố Cái Đại Vương, và qua các thời Lý, Trần, Lê, v.v
613. TRẦN VĂN GIÀU. Chống xâm lăng : Lịch sử Việt Nam 1858-1898 / Trần Văn Giàu. - H. : Xây dựng ; 20cm
Q.2: Bắc Kỳ kháng Pháp. - 1956. - 284tr: bản đồ
Ghi lại cuộc xâm lăng của thực dân Pháp và chống xâm lăng của nhân dân ta, bao gồm các thời kì lịch sử VN sau khi mất Nam kì lục tỉnh cho đến khi Pháp đánh Thuận An, buộc triều đình Huế kí Hiệp ước 1884. Thái độ chính trị của phong kiến Trung Quốc đối với tình hình Việt Nam sau khi Hà Nội thất thủ lần 2
614. TRỊNH VƯƠNG HỒNG. Cuộc chiến đấu tại Hà Nội và một số thành phố thị xã bắc vĩ tuyến 16 hồi đầu kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (19-12-1946 đến 15-3-1947) : Luận án PTS khoa học lịch sử : 5.03.15 / Trịnh Vương Hồng. - H. : Knxb., 1991. - 171tr ; 32cm + 1btt
Thư mục cuối chính văn
Bối cảnh lịch sử Việt Nam trước cuộc chiến; tình hình kinh tế, xã hội nước Pháp sau chiến tranh thế giới thứ hai và âm mưu xâm lược lại Đông Dương của Pháp. Diễn biến cuộc chiến đấu tại các đô thị; Hà Nội; Nam Định, Huế, Đà nẵng
615. VIỆT AN THANH. Từ lối tự sát can đảm của ông Tán Cao đến mẫu người đàn bà Việt / Việt An Thanh // Văn hoá nguyệt san. - 1965. - Số 8-9. - Tr. 1297-1303
Kể lại câu chuyện lịch sử vào năm 1882, năm đó quân Pháp mở cuộc tiến công vào thành Thăng Long, qua mấy giờ chiến đấu thành bị thất thủ, Tổng đốc Hoàng Diệu chiến đấu đến phút cuối cùng và tự vẫn, ông Tán Cao không muốn nhân dân đổ máu, đã chấp nhận ra hàng quân Pháp. Trong buổi tiệc sau đó bọn chúng đem việc ông đầu hàng ra nhạo báng, ông đã ngồi ngay giữa bàn tiệc mổ bụng bày ruột mình lên bàn để cho chúng biết đởm lược của người nước Nam, ông được như thế là do có sự nuôi dưỡng dạy dỗ cẩn thận của mẹ mình, mẫu người phụ nữ Việt Nam có dũng khí
616. VŨ TUẤN SÁN. Đặng Đình Nhân / Vũ Tuấn Sán // Tổ quốc. - 1985. - Số 3. - Tr. 47-48
Bài viết giới thiệu một đôi câu đối, mấy câu thơ chữ Hán của đồng bào Bạch Mai, Hà Nội ca ngợi tinh thần hy sinh anh dũng chống Phá của Đặng Đình Nhân trong vụ "Hà thành đầu độc" năm 1908
617. VŨ TUẤN SÁN. Truyền thuyết về Thánh Gióng / Vũ Tuấn Sán // Nghiên cứu lịch sử. - 1968. - Số 106. - Tr. 61-65
Dựa vào các thư tịch cổ như: 'Đại Nam quốc sử diễn ca', 'Bắc Ninh tỉnh địa dư', 'Đổng Thiên Vương tích kỷ', các bản thần phả, thần tích ở thôn Hà Lỗ, xã Liên Hà, Đông Anh và qua điều tra tại chỗ, tác giả bài viết bước đầu giới thiệu những truyền thuyết lưu hành tại Hà Nội về Thánh Gióng và phong trào chống giặc Ân
618. VŨ TUẤN SÁN. Về hai cuộc hành quân của Nguyễn Huệ ra Thăng Long / Vũ Tuấn Sán // Nghiên cứu lịch sử. - 1969. - Số 119. - Tr. 13-22
Trên cơ sở các sách: 'Đại Việt thông giám cương mục', 'Hoàng Lê nhất thống chí', 'Phương Đình địa chí',... bài viết khảo cứu về cuộc hành quân thứ nhất (1786) và cuộc hành quân thứ hai (1788) của Nguyễn Huệ ra Bắc Hà, qua đó xác định một số địa điểm của hai cuộc hành quân này trong địa phận Hà Nội, góp thêm một số tài liệu về phong trào Tây Sơn tại Kinh đô Thăng Long xưa. Bài viết giới thiệu nguyên văn bài thơ chữ Hán của Ngô Ngọc Du tả cảnh giải phóng kinh thành Thăng Long năm 1789
619. VŨ TUẤN SÁN. Vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên ở Hà Nội / Vũ Tuấn Sán // Tổ quốc. - 1966. - Số 4. - Tr. 49
Tại đình Giáp Đông, phố Hàng Cá, Hà Nội có thờ một vị thần. Theo cuốn thần tích và cuốn 'Tây hồ chí', vị thần đó tên là Tiến làm quan võ dưới thời Hùng Vương, bố mẹ trú tại phố Hàng Cá. Khi giặc Ân sang, ông đã đem quân xuất trận cứu nước và bị tên gịăc bắn trúng, chạy về gần đến đền Giáp Đông thì hy sinh. Hiện nay đền còn giữ được 1 bản dịch thần tích, một bài vị và đôi câu đối. 'Tây Hồ chí' có ghi lăng của Lý Tiến ở gần Cầu Đông, song cụ thể là vị trí nào thì chưa tìm được
620. VŨ VĂN HÀ. Thám sát khảo cổ khu vực bãi Miếu (Cổ Loa) / Vũ Văn Hà // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1988. - 1990
Bãi Miếu là khu đất cao nằm sát mép nước con sông Hoàng Giang, cách đền thờ An Dương Vương 350m về phía Tây, tại đây đã đào hai hố thám sát. Qua hố thám sát không tìm thấy chứng cứ vật chất xác tín có sự cư trú ở đây. Nếu đặt vào cảnh quan, địa hình chung, Bãi Miếu là một cồn đất cao, nằm độc lập với các bãi cồn đất khác. Với địa hình như vậy thì Bãi Miếu là một trong những nơi tập kết thuyền bè. Nếu vậy thì Bãi Miếu được đắp cao thêm để làm công sự chiến đấu của thuỷ binh, nằm trong toàn bộ cấu trúc luỹ thành và công trình phòng thủ quân sự của thành Cổ Loa
621. 英 = Anh linh chính khí tập. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 94 tr ; 23 x 13 cm
1 bản viết
Sự tích 3 vị Thành Hoàng của 2 xã La Phù và La Uyên huyện Thượng Phúc, Hà Đông, trong đó có 1 vị là Nguyễn Phục người Hồng Châu, theo Lê Thái Tông đi đánh Chiêm Thành bị chết trận. Sau đó ông được phong đại vương và được thờ phụng ở đền. Một số bài văn tế tuần tiết hàng năm; văn tế tiên hiền, tiên sư dạy nghề đan võng, văn tế cô hồn