Thư mục sách Thăng Long - Hà Nội - Phần 1: Địa linh nhân kiệt: Truyền thống khoa bảng (622-756)

E-mail Print
TRUYỀN THỐNG KHOA BẢNG
622. BÙI MẠNH PHÚC. Một số vấn đề di sản văn hoá làng Nguyệt Áng Thanh Trì, Hà Nội / Bùi Mạnh Phúc // Thông báo Hán Nôm học năm 2004
Giới thiệu về văn vật và di sản Hán Nôm của làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội - một làng quê văn hiến sinh ra 11 Tiến sĩ, hơn 30 Hương cống, cử nhân. Làng hiện còn đình, chùa, văn chỉ. Về khoa bảng Nguyệt Áng có 2 dòng họ Nguyễn và Lưu có nhiều người đỗ đạt nhất, rồi sang thời Nguyễn khoa cử không phát nữa. Đây cũng là điều cần phải tiếp tục nghiên cứu

623. BÙI XUÂN ĐÍNH. Các làng khoa bảng của Thăng Long- Hà Nội, mấy ghi nhận bước đầu / Bùi Xuân Đính // Văn hoá dân gian. - 2002. - Số 2. - Tr. 22-32
Nghiên cứu, khảo sát về các làng khoa bảng của Thăng Long- Hà Nội, cung cấp số liệu, đặc điểm và lý giải việc xuất hiện các làng khoa bảng ở Thăng Long - Hà Nội, nêu lí do vì sao có sự " đứt đoạn" truyền thống
624. BÙI XUÂN ĐÍNH. Các làng khoa bảng Thăng Long Hà Nội / Bùi Xuân Đính, Nguyễn Viết Chức. - H. : Chính trị quốc gia, 2004. - 552 tr. ; 20 cm
Cuốn sách gồm 3 phần: Các làng khoa bảng Thăng Long Hà Nội; Khảo tả về các làng khoa bảng Thăng Long Hà Nội và một số khuyến nghị đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo nhân tài hiện nay qua nghiên cứu các làng khoa bảng
625. BÙI XUÂN ĐÍNH. Tiến sĩ nho học Thăng Long Hà Nội (1075-1919) / Bùi Xuân Đính. - H. : Nxb. Hà Nội, 2003. - 238 tr. ; 21 cm
Giới thiệu về các tiến sĩ Nho học của đất Thăng Long Hà Nội xưa, giúp cho người đọc có tài liệu tham khảo về truyền thống khoa bảng của vùng đất văn hiến Thăng Long trải qua 1000 năm xây dựng và phát triển
626. BÙI XUÂN VINH. Lê Anh Tuấn một trí thức đất Thăng Long / Bùi Xuân Vinh // Tổ Quốc. - 1983. - Số 11. - Tr. 45-47
Giới thiệu tiểu sử hành trạng của Lê Anh Tuấn, sinh vào khoảng 1670 trong một gia đình Nho học. Năm 14 tuổi đỗ Cử nhân, năm 24 tuổi đỗ Tiến sĩ khoa Giáp Tuất niên hiệu Chính Hoà 15 (1694), được giữ chức vụ quan trọng trong triều, năm 1715 được chúa Trịnh cử đi sứ nhà Thanh và được phong chức Hộ bộ Thượng thư. Sách 'Đại Nam nhất thống chí' có ghi: "Cụ là người khí khái, cương trực có tài về văn chương ứng đối". Ở Lê Anh Tuấn một người yêu nước thương dân, lo lắng đến đời sống nhân dân như: lập chợ, xin vua giảm thuế, tổ chức đào mương, khai hoang lập ấp, vậy mà phải chết dưới lưỡi gươm oan nghiệt của Trịnh Giang. Theo gia phả, văn bia Lê Anh Tuấn được nhân dân ca ngợi như "ngôi sao sáng trong xã hội Đằng ngoài". Hiện vẫn còn ngôi nhà thờ họ Lê ở xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, ngoại thành Hà Nội
627. CHU THỊ HIỀN. Hệ thống gia phả ở làng Đông Ngạc (Hà Nội) : Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002 / Chu Thị Hiền // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002. - 2003. - Tr. 797-798
Làng Đông Ngạc (Làng Vẽ) thuộc xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm (Hà Nội) một làng nổi tiếng về truyền thống khoa bảng. Hiện nay làng vẫn bảo lưu được nguồn tư liệu Hán Nôm quý, đặc biệt là gia phả của dòng họ. Ngoài 26 cuốn gia phả của dòng họ làng Đông Ngạc hiện đang lưu tại thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, trong làng còn có 26 cuốn gia phả khác gồm 20 cuốn viết bằng chữ Hán và 6 cuốn viết bằng chữ quốc ngữ. Các bản gia phả đều cho biết lai lịch của dòng họ. Gia phả dòng họ phản ánh truyền thống khoa bảng của làng Đông Ngạc và còn cho biết hành trạng và công tích của các danh nhân khoa bảng làng Đông Ngạc. Qua các gia phả ta còn hiểu được về cơ cấu tổ chức làng xã, ruộng đất, thừa kế, đặc biệt là quan hệ hôn nhân giữa các dòng họ khoa bảng
628. Confucian education and examinations in Thăng Long - Hà Nội / Trần Tấn Phước dịch. - H. : Thế giới, 2006. - 87tr. ; 20cm. - (A journey through traditional culture of Thăng Long - Hà Nội)
Chính văn bằng tiếng Anh
Giới thiệu hệ thống giáo dục và thi cử Nho giáo Việt Nam thời xưa. Hệ thống giáo dục và thi cử Nho giáo của Thăng Long - Hà Nội. Một số làng quê tiêu biểu về thành tích trong thi cử Nho giáo ở Thăng Long - Hà Nội
629. COQUELIN, J. Le Lycée Albert Sarraut Ha Noi (Tonkin) / J. Coquelin. - H. : Impr. d'Extrême-Orient, 1925. - 28p. : ill. ; 26cm
Chính văn bằng hái thứ tiếng Pháp-Anh
Giới thiệu trường trung học Albert Sarraut ở Hà Nội: lịch sử, vị trí, tài liệu giảng dạy, giáo dục đạo đức, thể dục, vệ sinh, quan hệ giữa gia đình và nhà trường, chương trình giảng dạy, các loại học sinh, quy chế nhập học
630. Định hướng công tác giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ thủ đô Hà Nội giai đoạn 2000-2005 // Công tác khoa giáo. - 2001. - Số 1. - Tr. 33-34
Bàn về định hướng phát triển công tác giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ của thủ đô giai đoạn 2000-2005
631. Gia phả chi họ Nguyễn Văn / Người sáng tác: Đinh Văn Minh; Người hiệu đính: Nguyễn Hữu Tưởng. - H. : Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 2003. - 20 tr. ; 30 cm
Giới thiệu phần chữ Hán và dịch nghĩa gia phả mới của dòng họ Nguyễn ở quận Ba Đình, Hà Nội. Nội dung ghi lại lịch sử phát triển của dòng họ Nguyễn và liệt kê tên tuổi, nghề nghiệp và chức vị của các thành viên trong họ
632. Gương mặt nhà giáo thủ đô năm 2007 / B.s.: Nguyễn Hữu Độ, Phạm Văn Đại, Đào Bích Vân,... - H. : Nxb. Hà Nội, 2008. - 203tr. ; 21cm
ĐTTS ghi: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
Giới thiệu gương mặt những nhà giáo ưu tú của thủ đô Hà Nội. Những tấm gương lao động của các nhà giáo không chỉ là sự khẳng định hình ảnh đẹp đẽ của người thầy giáo mà còn là nguồn động viên cổ vũ để bạn bè, đồng nghiệp và các thế hệ học trò noi theo
633. Hà Nội với nhiệm vụ đào tạo nhân lực // Việt Nam và Đông Nam Á ngày nay. - 1998. - Số 18. - Tr. 45
Để đáp ứng xu thế phát triển của Hà Nội ngày nay, cần phải có lộ trình và giải pháp để đào tạo nguồn nhân lực có đủ khả năng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp để thích nghi với điều kiện và hoàn cảnh mới
634. HOÀNG VĂN LÂU. Bài ký khắc trên bia của thôn nhà dựng vào năm Nhâm Tý / Hoàng Văn Lâu // Tạp chí Hán Nôm. - 1988. - Số 2. - Tr. 81-83
Giới thiệu bài văn bia Hội Tư văn của thôn Thụy Hương, xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Bia có chi tiết nói tới Lê Chân Lưu (thế kỷ X) và tình hình giáo dục dưới thời Tây Sơn
635. Lược sử Văn Miếu Hà Nội. Tên gọi qua các trang lịch sử // Văn hoá nguyệt san. - 1953. - Số 11-12. - Tr. 177-179
Bài viết khảo lại lịch sử hình thành Văn Miếu, bắt đầu từ buổi sơ khai, trải qua những thăng trầm lịch sử, những biến đổi thời gian đã được miêu tả lại gần như đầy đủ qua công tác khảo cứu vốn tư liệu lịch sử của tác giả bài viết. Trong mỗi giai đoạn thay đổi, Văn Miếu bây giờ lại được gắn với một cái tên, đây là ngôi trường đầu tiên đặt nền móng cho giáo dục nước nhà
636. NGUYỄN ĐĂNG. Thơ Nôm Bùi Xương Tự / Nguyễn Đăng // Nghiên cứu Hán Nôm. - 1986. - Số 1. - Tr. 97-104
Sau khi giới thiệu tiểu sử của Bùi Xương Tự (1656-1728) hiệu là Túc Trai, người làng Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội, là ông nội của Bùi Huy Bích, thi Hương đỗ tứ trường năm 22 tuổi, nổi tiếng về tài làm thơ, sáng tác bằng chữ Nôm và chữ Hán, nay còn một số bài chép trong "Hoàng Việt thi tuyển", "Bùi thị gia phả",... bài viết giới thiệu nguyên văn 16 bài thơ Nôm của Bùi Xương Tự chép trong sách "Bùi thị gia phả" ký hiệu A.640 ở thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm
637. NGUYỄN ĐẶNG VĂN. Bài văn bia của Thám hoa Vũ Thạnh (Hà Nội) : Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003 / Nguyễn Đặng Văn // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004. - Tr. 591
Vũ Thạnh người xã Đan Luân, huyện Đường An, xứ Hải Dương, trú quán ở phường Báo Thiên, huyện Thọ Xương, nay thuộc phường Hàng Vải, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Ông đỗ Giải nguyên kỳ thi hương và đỗ Đình Nguyên đệ nhất giáp tiến sĩ cấp đệ tam danh (Thám hoa) khoa ất Sửu, niên hiệu Chính Hòa thứ sáu (1685) đời Lê Hy Tông khi mới 22 tuổi
638. NGUYỄN ĐÌNH TỨ. Bài phát biểu của GS. Nguyễn Đình Tứ Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Khoa giáo TW tại Lễ khai giảng năm học 1995 - 1996 và kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Trường PTTTH Xuân Đỉnh, Hà Nội / Nguyễn Đình Tứ // Thông tin Công tác khoa giáo. - 1995. - Số 9. - Tr. 1
Nội dung bài phát biểu của GS. Nguyễn Đình Tứ tại Lễ khai giảng năm học 1995 - 1996 và kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Trường PTTTH Xuân Đỉnh, Hà Nội
639. NGUYỄN HUY THỨC. Phả ghi trên đá của dòng họ Ngô ở Đông Đô / Nguyễn Huy Thức // Tạp chí Hán Nôm. - 1989. - Số 1 (6). - Tr. 23-27
Dòng họ Ngô ở Đông Đô là một dòng họ lớn ở huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Dòng họ này có 5 cha con ông cháu cùng đậu Tiến sĩ, hai anh em cùng có chân trong hội Tao đàn của Lê Thánh Tông. Để giúp các nhà nghiên cứu có thêm cứ liệu nghiên cứu về dòng họ này, bài viết miêu tả và dịch nghĩa bản phả ghi trên đá của chính dòng họ này. Nội dung kể về nguồn gốc việc lập phả, điểm về thân thế sự nghiệp của những người đỗ đạt cao trong họ
640. NGUYỄN MẠNH CƯỜNG. Nho giáo - đạo giáo trên đất kinh kỳ (Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội) / Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Thị Hồng Hà. - H. : Văn hoá Thông tin ; Viện Văn hoá, 2007. - 496tr. ; 21cm
Nghiên cứu lịch sử nho giáo Việt Nam. Lịch sử giáo dục Việt Nam. Văn Miếu Quốc Tử giám. Chế độ thi cử nho giáo trên đất Kinh Kỳ. Các tiến sĩ nho học trên đất Kinh Kỳ. Lịch sử đào tạo đại học ở Việt Nam qua các thời kỳ phong kiến và trước thách thức của nền kinh tế thị trường
641. NGUYỄN THỊ MỸ TRANG. Xây dựng đội ngũ đảng viên là thanh niên sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời kỳ mới : LA TS khoa học lịch sử : 5.03.14 / Nguyễn Thị Mỹ Trang. - H. : Knxb., 2001. - 181tr, PL ; 32cm + 1 tóm tắt
Thư mục: tr.175-181
Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên sinh viên trong sự nghiệp cách mạng. Vai trò, vị trí của nhiệm vụ xây dựng đảng trong nhà trường. Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng đảng
642. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG. Tiến sĩ Nguyễn Nghị và bia chùa Thiên Tuế (Sóc Sơn - Hà Nội) : Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003 / Nguyễn Thị Phương, Thạch Hà // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004. - Tr. 573-574
Nguyễn Nghị (1588 - 1657) người làng Vân Điềm, tổng Hà Lỗ, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc nay là thôn Vân Điềm, xã Vân Hà, huyện Đông Anh (Hà Nội) đỗ Đệ tam giác đồng tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Mùi niên hiệu Hoằng Định đời Lê Kính Tông (1619) làm quan đến Lại bộ Thượng thư, nhập thị kinh diên kiêm Quốc Tử giám tế tửu, tước Dương quận công. Năm 1630 ông được cử làm Phó sứ sang nhà Minh. Tại chùa Thiên Thế ở thôn Đông, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) hiện còn tấm bia trụ cỡ lớn do ông soạn. Đây là tấm bia trụ 4 mặt, cỡ lớn, khá đẹp chữ còn rõ nét, thời điểm khắc bia tháng 11 năm Thịnh Đức thứ hai 1654
643. NGUYỄN THỪA HỶ. Về nghề làm quan trong xã hội Thăng Long Hà Nội xưa / Nguyễn Thừa Hỷ // Văn hoá nghệ thuật. - 1992. - Số 1 (102). - Tr. 12-15
Tìm hiểu về quan chức thời phong kiến, những trách nhiệm và quyền lợi của người làm quan trong xã hội Thăng Long Hà Nội xưa
644. NGUYỄN VĂN TỐ. Những ông nghè triều Lê / Nguyễn Văn Tố // Tri tân. - Số 25. - Tr. 3
Số 25: bản dịch tấm bia cổ nhất Văn miếu (Hà Nội), nội dung nói về việc quyết định dựng các bia tiến sĩ ở Văn Miếu, quang cảnh và cách thức các cuộc thi từ năm 1442 đến đời Lê Thánh Tông (1460-1497). Tấm bia do Thân Nhân Trung soạn, người đã từng cùng Quách Đình Bảo và Đỗ Nhuận làm Thiên Nam dư hạ tập và hoạ theo Quỳnh uyển cửu ca. Số 26 giới thiệu tiểu sử các quan chấm thi khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo 3 (1442): Lê Văn Linh - phó Chủ khảo; Triệu Thái - giám thi, tác giả bộ Quốc Triều hình luật; Nguyễn Trãi - đọc quyển, tác giả của An Nam vũ cống, Dư địa chí, Ngạc Đường thi tập, ức Trai tập, Thi văn di tập, Gia huấn ca, Bình Ngô đại cáo. Số 27: Nguyễn Mộng Tuân - đọc quyển; Trịnh Thuấn Du - đọc quyển; Nguyễn Tử Tấn - đọc quyển, tác giả của Chuyết trai thi tập, Đăng khoa lục, Hoàng Việt thi tuyển
645. NGUYỄN XUÂN PHƯƠNG. Vai trò của trí thức thủ đô Hà Nội trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước : LA TS triết học : 5.01.03 / Nguyễn Xuân Phương. - H. : Knxb., 2004. - 189tr, 5tr ph.l ; 30cm + 1 tóm tắt
Thư mục: tr. 177-183
Khái quát tình hình trí thức nước ta, phân tích các đặc điểm tiêu biểu của trí thức thủ đô Hà Nội. Dự báo những xu hướng phát triển của đội ngũ trí thức trong quá trình CHN, HĐH. Hệ thống hoá và đề xuất các quan điểm, giải pháp phát huy vai trò của trí thức thủ đô Hà Nội trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
646. PHẠM QUANG ĐẠI. Tiến sĩ Phạm Công Dung và nhà thờ ông ở làng Đông Ngạc : Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002 / Phạm Quang Đại, Hà Thiết Thạch // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002. - 2003. - Tr. 589-591
Phạm Công Dung hay Quang Dung (tên khai sinh Phạm Khải) người làng Đông Ngạc - Từ Liêm - Hà Nội. Ông giữ nhiều chức vụ khác nhau dưới triều vua Lê Dụ Tông. Nhà thờ ông hiện ở xóm Ngõ Vẽ, làng Đông Ngạc. Trong nhà thờ còn có 4 bức hoành phi, 4 câu đối. Các bức hoành phi câu đối đều ca ngợi công đức Phạm Công Dung và dòng họ. Một di vật quý còn lưu trong nhà thờ là ván gỗ khắc bài văn tế họ. Nhà thờ Phạm Công Dung là tài liệu quan trọng để nghiên cứu về vị tiến sĩ có nhiều đóng góp với lịch sử đất nước giai đoạn đầu thế kỷ 18
647. PHẠM THÙY VINH. Có một tình thầy trò như thế qua văn bia / Phạm Thùy Vinh // Thông báo Hán Nôm học năm 1997. - H. - Tr. 755-759
Từ một nội dung tấm bia ở làng Phú Thị, Gia Lâm (Hà Nội) tạo năm Cảnh Hưng 7 (1746) thời Lê, bài viết nhấn mạnh tình nghĩa tôn sư trọng đạo của người làm trò. Ông Ngô Bảo chỉ là một viên lại nhỏ nhưng có tài thư pháp, đã đào tạo được nhiều học trò. Ông mất đi mà không có con, mười hai học trò không giàu có gì đã chắt chiu gom góp tiền vào ruộng cúng vào quỹ công, tha thiết xin làng cho ông được bầu làm hậu Phật để được hưởng thờ cúng lâu dài. Bài học về sự tôn sư trọng đạo mà văn bia "Hậu Phật bi ký" trên vẫn mang tính chất thời sự nóng hổi cho mọi thế hệ học trò ngày nay và mai sau
648. PHILIPPE LANGLET. Nguồn gốc địa phương của các vị đồ cử nhân trong những kỳ thi hương ở vùng châu thổ sông Hồng (1802-1884) / Philippe Langlet // Nghiên cứu lịch sử. - 1994. - Số 4. - Tr. 13-19
Qua việc quan sát kết quả thi hương của 7 tỉnh Bắc Bộ, tác giả cho rằng ở vùng đồng bằng sông Hồng số người đỗ chiếm phần rất quan trọng so với cả nước; Sơn Tây, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hà Nội, Nam Định, thì Hà Nội có số người đỗ nhiều hơn cả. Xét theo đơn vị huyện, nguyên quán của phần lớn những người đỗ đạt đều thuộc vùng nông thôn châu thổ sông Hồng nhưng không xa những thành phố lớn, nhất là Hà Nội, sau đó là Sơn Tây, Hưng Yên, Hải Dương
649. TRẦN NGỌC DŨNG. Đào tạo sau Đại học ở trường Đại học Luật Hà Nội - Những thành công bước đầu và phương hướng đổi mới / Trần Ngọc Dũng // Dân chủ & Pháp luật. - Số 11. - Tr. 7-8
Đánh giá cao những thành công bước đầu và phương hướng đổi mới đào tạo sau Đại học, đáp ứng nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước của Đại học luật Hà Nội
650. TRẦN THỊ MINH ĐỨC. Nữ tiến sĩ Đại học Quốc gia Hà Nội / B.s.: Trần Thị Minh Đức (ch.b.), Nguyễn Linh Trang, Trương Phúc Hưng. - H. : Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006. - 643tr. ; 21cm
ĐTTS ghi: Đại học Quốc gia Hà Nội. Trung tâm Nghiên cứu về phụ nữ (CWSvnu)
Tổng quan về sự phát triển và những đóng góp của đội ngũ cán bộ nữ ĐHQG Hà Nội. Giới thiệu 104 gương mặt các GS, PGS, TS và danh sách 45 PGS, TS, cùng một số lời tâm sự của các nhà khoa học nữ
651. VŨ PHẠM NGUYÊN THANH. Cảm nhận về đời sống của người trí thức qua một cuộc khảo sát về kinh tế - xã hội Hà Nội / Vũ Phạm Nguyên Thanh // Xã hội học. - 1994. - Số 1. - Tr. 23-30
Nêu thực trạng về đời sống kinh tế của giới trí thức ở Hà Nội thông qua các con số thu được bằng việc khảo sát thực tế
652. VŨ VĂN LUÂN. Văn hoá khoa bảng làng Đông Ngạc / Vũ Văn Luân, Phạm Quang Tảo, Nguyễn Văn Yên. - H. : Thanh niên, 2001. - 201tr : 5 tờ ảnh ; 19cm
Thư mục: tr. 208-209
Giới thiệu Đông Ngạc - một làng văn hoá: vị trí, địa lý, lịch sử, nghệ thuật kiến trúc đình, hội đình làng Đông Ngạc; Khoa bảng, danh nhân, các nhà khoa bảng làng Đông Ngạc; Những giai thoại, thư tịch, sách báo viết về Đông Ngạc
653. = An (Yên) Lãng thượng thư công gia phả. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 18 tr ; 26 x 15 cm
1 bản viết. - Xem thêm mục ông Nguyễn Duy Thời trong sách "Tang thương ngẫu lục" của Phạm Đình Hổ (Bản dịch Đông Châu Hữu Tiến; Trần Thị Kim Anh)
Gia phả Nguyễn Duy Thời (1572 - 1652), đậu tiến sỹ năm 1598, làm quan đến Lại bộ thượng thư ở làng Yên Lãng tức làng Láng, Hà Nội. Ngoài ra còn có: Niên phả của Phùng Bá Kì, Bồi tụng phó đô, ở làng Vĩnh Mỗ, huyện An Lạc, tỉnh Sơn Tây. Gia phả (tục biên) của Phan Huyến, tự Chính Lễ, hiệu Nhã Thận, sinh năm Bảo Đại thứ 2 (1721)
654. . = Bảo Thái bát niên Đinh Mùi khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Long Đức thứ 2 (1733). Người soạn: Nguyễn Duy Đôn, học vị: Hoàng giáp khoa Nhâm Thìn (1712), chức vị: Hàn lâm viện Thừa chỉ, Tri Thư nội Thư tả, Lễ phiên; Người nhuận sắc: Phạm Khiêm Ích, học vị: Thám hoa khoa Canh Dần (1710). - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1733. - 1 mặt ; 124x178 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Toàn văn ước chừng 900 chữ
Mùa xuân năm Đinh Mùi niên hiệu Bảo Thái thứ 8 (1727), Hoàng thượng "Noi theo thánh đế thánh vương nối truyền, sắp đặt cơ chế quy củ, sùng Nho trọng đạo, chấn hưng nhân văn", cho mở khoa thi Hội và lấy đỗ 10 vị Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ 1 người (Thám hoa Nguyễn Thế Lập) và hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân 9 người. Khoa thi này có 2 vị người Hà Nội, được khắc tên tuổi, quê quán để lưu truyền về sau, khích lệ kẻ sĩ nỗ lực học tập
655. . = Bảo Thái ngũ niên Giáp Thìn khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Bảo Thái thứ 7 (1726). Người soạn: Đỗ Lệnh Danh, học vị: Tiến sĩ khoa Canh Dần, chức vị: Đặc tiến Vinh lộc đại phu, Bồi tụng, Hàn lâm viện Thừa chỉ, tước Xuân Trì hầu; Người nhuận sắc: Nguyễn Công Thái, học vị: Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1715). - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1726. - 1 mặt ; 130x200 cm
Thác bản sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 37 dòng chữ Hán, toàn văn ước khoảng 900 chữ
Để biểu dương sự nghiệp của nhà Nho, mùa xuân năm Giáp Thìn niên hiệu Bảo Thái thứ 5 (1724), triều đình mở khoa thi Hội lấy 17 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 1 vị, Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 2 vị, Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân 14 vị. Khoa thi này duy nhất có 1 vị người Hà Nội, được khắc tên tuổi, quê quán vào bia đá để lưu truyền hậu thế, khích lệ con cháu nỗ lực học tập
656. . = Bảo Thái nhị niên Tân Sửu khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Bảo Thái thứ 5 (1724). Người soạn: Đoàn Bá Dung, học vị: Tiến sĩ khoa Canh Dần (1710), chức vị: Hàn lâm viện Thị độc; Người nhuận sắc: Hồng Hạo, học vị: Tiến sĩ khoa Canh Dần (1710). - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1724. - 1 mặt ; 132x200 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 36 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1500 chữ
Mùa đông năm Tân Sửu niên hiệu Bảo Thái thứ 2 (1721), triều đình mở khoa thi Hội lấy đỗ 25 Tiến sĩ; trong đó Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ 1 vị, Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 3 vị và Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân 21 vị. Khoa thi này có tới 5 vị người Hà Nội, được khắc tên tuổi, quê quán vào bia đá Văn miếu Quốc tử giám để lưu truyền hậu thế, khích lệ kẻ sĩ nỗ lực học tập
657. . = Chính Hoà cửu niên Mậu Thìn khoa Tiến sĩ đề danh kí / Người soạn: Nguyễn Quý Ân, học vị: Hoàng giáp khoa Ất Mùi (1715), chức vị: Cẩn sự lang, Hàn lâm viện Hiệu lý, Tri Thị nội Thư tả, Thủy binh phiên; Người nhuận sắc: Nguyễn Quý Đức, học vị: Thám hoa khoa Bính Thìn (1676), chức vị: Tham tụng, Lại bộ Thượng thư. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1717. - 1 mặt ; 127x172 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 36 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1500 chữ
Mùa đông năm Mậu Thìn niên hiệu Chính Hoà thứ 9 (1688), Hoàng thượng theo điển lệ cũ mở khoa thi Hội và lấy 7 vị Tiến sĩ; trong đó 1 người đỗ ở hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, 6 người còn lại đều đỗ ở hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân. Trong đó có 2 vị là người Hà Nội, Nguyễn Đình Hoàn người phường Bưởi, Ba Đình, làm quan Bồi tụng Binh bộ Hữu Thị lang, tước Ân Hải hầu, sau khi mất được tặng chức Tả Thị lang Bộ Binh, tước Quận công; Ngô Tuấn Dị người Tả Thanh Oai, Thanh Trì, làm quan Hàn lâm viện Hiệu thảo
658. . = Chính Hoà lục niên Ất Sửu khoa Tiến sĩ đề danh kí / Người soạn: Bùi Sĩ Tiêm, học vị: Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1715), chức vị: Hàn lâm viện Hiệu lý; Người nhuận sắc: Nguyễn Quý Đức, học vị: Thám hoa khoa Bính Thìn (1676), chức vị: Tham tụng, Lại bộ Thượng thư, Thiếu phó, Liêm Quận công. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1715. - 1 mặt ; 123x179 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 41 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1900 chữ
Mùa xuân năm Ất Sửu niên hiệu Chính Hoà thứ 6 (1685), triều đình mở khoa thi Hội và lấy 13 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ và hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân đều chỉ lấy 1 người, 11 người còn lại đỗ ở hạng Đệ tam giáp. Khoa thi này có 4 vị người Hà Nội, được khắc tên vào bia để vinh danh muôn đời
659. . = Chính Hoà nhị thập nhất niên Canh Thìn khoa Tiến sĩ đề danh kí / Người soạn Bùi Sĩ Tiêm, học vị: Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1715), chức vị: Cẩn sự lang, Hàn lâm viện Hiệu lý; Người nhuận sắc: Nguyễn Quý Đức, học vị: Thám hoa khoa Bính Thìn (1676), chức vị: Lại bộ Thượng thư, Thiếu phó, Liêm Quận công. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử Giám, 1717. - 1 mặt ; 130x185 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 35 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1500 chữ
Hoàng thượng noi theo điển cũ, coi hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Năm Canh Thìn niên hiệu Chính Hoà 21 (1700), mở khoa thi Hội và lấy đỗ 19 vị Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ 1 người (Thám hoa), hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân lấy đỗ 3 người (Hoàng giáp), số còn lại đỗ ở hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân. Khoa thi này có 4 vị người Hà Nội
660. . = Chính Hoà nhị thập tứ niên Quý Mùi khoa Tiến sĩ đề danh kí / Người soạn: Nguyễn Quý Ân, học vị: Hoàng giáp khoa Ất Mùi (1715), chức vị: Hàn lâm viện Hiệu lý, Tri Thị nội Thư tả, Thủy binh phiên; Người nhuận sắc: Nguyễn Quý Đức, học vị: Thám hoa khoa Bính Thìn (1676), chức vị: Tham tụng, Lại bộ Thượng thư. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1717. - 1 mặt ; 119x169 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 38 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1500 chữ
Năm Quý Mùi niên hiệu Chính Hoà 24 (1703), triều đình mở khoa thi Hội và lấy 6 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân gồm 2 người, hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân gồm 4 người. Khoa thi này chỉ có 1 vị người Hà Nội là Nguyễn Quang Nhuận người Phú Thị, Gia Lâm, ông trải qua nhiều chức quan cả ở Bộ Hộ, Bộ Hình và Bộ Binh, sau khi mất được tặng chức Đại tư mã
661. . = Chính Hoà thập bát niên Đinh Sửu khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Vĩnh Thịnh thứ 13 (1717). Người soạn: Nguyễn Kiều, học vị: Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1715), chức vị: Hàn lâm viện Hiệu thảo; Người nhuận sắc: Nguyễn Quý Đức, học vị: Thám hoa khoa Bính Thìn (1676), chức vị: Tham tụng, Lại bộ Thượng thư, Thiếu phó. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1717. - 1 mặt ; 122x188 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 34 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1300 chữ
Triều đình mở khoa thi Hội vào mùa đông năm Đinh Sửu niên hiệu Chính Hoà thứ 18 (1697), lấy đỗ 10 vị Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân lấy đỗ 2 người, hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân lấy đỗ 8 người. Khoa thi này có tới 4 vị người Hà Nội, được khắc tên trên bia để vinh danh muôn đời
662. . = Chính Hoà thập ngũ niên Giáp Tuất khoa Tiến sĩ đề danh kí / Người soạn: Nguyễn Nham, học vị: Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1715), chức vị: Cẩn sự tá lang, Hàn lâm viện Hiệu thảo; Người nhuận sắc: Nguyễn Quý Đức, học vị: Thám hoa khoa Bính Thìn (1676), chức vị: Tham tụng, Lại bộ Thượng thư, Thiếu phó, Liêm Quận công. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử Giám, 1717. - 1 mặt ; 115x188 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 34 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1500 chữ
Mùa xuân năm Giáp Tuất niên hiệu Chính Hoà thứ 15 (1694), triều đình mở khoa thi Hội và lấy đỗ 5 vị Tiến sĩ; trong đó 5 vị đều ở hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuât thân. Khoa thi này có 3 vị người Hà Nội, được khắc tên để vinh danh muôn đời cùng hậu thế
663. . = Chính Hoà thập nhị niên Tân Mùi khoa Tiến sĩ đề danh kí / Người soạn: Dương Bật Trạc, học vị: Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1715), chức vị: Hàn lâm viện Hiệu thảo; Người nhuận sắc: Nguyễn Quý Đức, học vị: Thám hoa khoa Bính Thìn (1676), chức vị: Tham tụng, Lại bộ Thượng thư, Thiếu phó, Liêm Quận công. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1717. - 1 mặt ; 114x180 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 34 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1300 chữ
Hoàng thượng cho rằng: "Việc sùng Nho trọng đạo luôn phải lưu tâm, khoa mục là cách của quốc gia kén chọn kẻ sĩ", vì thế đã mở khoa thi Hội vào mùa xuân năm Tân Mùi niên hiệu Chính Hoà thứ 12 (1691) và lấy đỗ Tiến sĩ là 11 vị; trong đó 3 người hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân và Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân là 8 người. Khoa thi này có tới 5 vị người Hà Nội, được vinh danh trên bia đá ở Văn miếu để muôn đời con cháu noi theo
664. . = Chính Hoà tứ niên Quý Hợi khoa Tiến sĩ đề danh kí / Người soạn: Nguyễn Kiều, học vị: Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1715), chức vị: Cẩn sự lang, Hàn lâm viện Hiệu thảo; Người nhuận sắc: Nguyễn Quý Đức, học vị: Thám hoa khoa Bính Thìn (1676), chức vị: Lại bộ Thượng thư, Thiếu phó, Liêm Quận công. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1717. - 1 mặt ; 130x170 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 40 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1800 chữ
Mùa đông năm Quý Hợi niên hiệu Chính Hoà thứ 4 (1683), triều đình mở khoa thi hội, có 3.000 người đến dự thi, lấy thi đỗ 18 vị Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ gồm 3 người, hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 1 người, hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân gồm 14 người. Khoa thi này có 4 vị Hà Nội, được khắc tên vinh danh ở Văn miếu để con cháu muôn đời noi theo
665. . = Chính Trị bát niên Ất Sửu khoa chế khoa đề danh kí / Người soạn: Nguyễn Đăng Cảo, học vị: Thám hoa khoa Bính Tuất (1646); chức vị: Hàn lâm viện Đãi chế. Người nhuận sắc: Dương Trí Trạch, học vị: Tiến sĩ khoa Kỷ Mùi (1619), chức vị: Lễ bộ Thượng thư kiêm Hàn lâm viện Thị giảng, Tham chưởng Hàn lâm viện. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử Giám, 1653. - 1 mặt ; 120x172 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 43 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1800 chữ
Hoàng thượng noi theo liệt thánh, dùng văn giáo để chấn hưng thái bình, năm Ất Sửu niên hiệu Chính Trị 8 (1565) cho mở Chế khoa và lấy đỗ 10 vị Tiến sĩ; trong đó Đệ nhất giáp Chế khoa xuất thân 4 vị và Đệ nhị giáp Đồng Chế khoa xuất thân là 6 vị. Khoa thi này chỉ có duy nhất 1 vị người Hà Nội, ông làm quan Tả Thị lang Bộ Lại, khi mất được tặng chức Thượng thư, tước Quận công
666. . = Cảnh Hưng cửu niên Mậu Thìn khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Cảnh Hưng thứ 9 (1748). Người soạn: Dương Công Chú, học vị: Tiến sĩ khoa Tân Hợi (1731), chức vị: Hàn lâm viện Thừa chỉ; Người nhuận sắc: Nguyễn Công Thái, học vị: Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1715), chức vị: Lễ bộ Thượng thư tước Kiều Quận công. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1748. - 1 mặt ; 131x196 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 28 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1000 chữ
Năm Mậu Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 9 (1748), mở khoa thi Hội có 3.200 người tham dự, lấy đỗ 13 Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ 1 người (Thám hoa Nguyễn Huy Oánh), hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 1 người (Hoàng giáp Trịnh Xuân Thụ), hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân lấy đỗ 15 người. Khoa thi này có 4 vị đỗ đạt, được khắc tên tuổi, quê quán để lưu truyền hậu thế, khích lệ kẻ sĩ nỗ lực học tập
667. . = Cảnh Hưng nhị thập nhất niên Canh Thìn khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Cảnh Hưng thứ 24 (1763). Người soạn: Nguyễn Nghiễm, học vị: Chánh Tiến sĩ khoa Tân Hợi (1731), chức vị: Công bộ Thượng thư kiêm Quốc tử giám Tế tửu, tước Xuân Nhạc hầu. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1763. - 1 mặt ; 121x198 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 18 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 400 chữ
Mùa xuân năm Canh Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 21 (1760), triều đình mở khoa thi Hội và lấy 5 vị đỗ Tiến sĩ và đều ở hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân. Khoa thi này có 3 vị người Hà Nội, được khắc tên tuổi, quê quán vào bia đá ở Văn miếu Hà Nội để lưu truyền hậu thế, khích lệ kẻ sĩ nỗ lực học tập
668. . = Cảnh Hưng nhị thập thất niên Bính Tuất khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Cảnh Hưng thứ 27 (1766). Người soạn: Nguyễn Nghiễm, học vị: Chánh Tiến sĩ khoa Tân Hợi (1731), chức vị: Công bộ Thượng thư, Thái tử Thái bảo, tước Xuân Nhạc hầu. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1766. - 1 mặt ; 135x205 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 20 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 500 chữ
Mùa xuân năm Bính Tuất niên hiệu Cảnh Hưng thứ 27 (1766), Hoàng thượng mở khoa thi Hội và lấy đỗ 11 vị Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ 1 vị, hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân 10 vị. Khoa thi này có 4 vị người Hà Nội, được khắc tên tuổi, quê quán vào bia đá dựng ở Văn miếu Hà Nội để lưu truyền hậu thế, khích lệ kẻ sĩ nỗ lực học tập
669. . = Cảnh Hưng nhị thập tứ niên Quý Mùi khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Cảnh Hưng thứ 24 (1763). Người soạn: Lê Quý Đôn, học vị: Bảng nhãn khoa Nhâm Thân (1752), chức vị: Hàn lâm viện Thừa chỉ, tước Dĩnh Thành bá; Người nhuận sắc: Nguyễn Hoản, học vị: Tiến sĩ khoa Quý Hợi (1743), chức vị: Đông các Đại học sĩ. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1763. - 1 mặt ; 132x194 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 38 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1300 chữ
Mùa xuân năm Quý Mùi niên hiệu Cảnh Hưng thứ 24 (1763), nước nhà đang vận trung hưng, Hoàng thượng mở khoa thi Hội, lấy đỗ 5 vị Tiến sĩ, họ đều đỗ ở hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân. Khoa thi này có 2 vị người Hà Nội, được khắc tên tuổi, quê quán để lưu truyền hậu thế, nhằm khích lệ kẻ sĩ nỗ lực học tập
670. . = Cảnh Hưng tam thập cửu niên Mậu Tuất khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Cảnh Hưng 41 (1780). Người soạn: Nguyễn Hoản, học vị: Tiến sĩ khoa Quý Hợi (1743), chức vị: Hữu Tư giảng, Tham tụng, Quốc lão, Lại bộ Thượng thư kiêm Tri Đông các, Thái tể, Viện Quận công. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1780. - 1 mặt ; 112x180 cm
Thác bản sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 21 dòng chữ Hán, toàn văn ước khoảng 280 chữ
Mùa xuân năm Mậu Tuất niên hiệu Cảnh Hưng thứ 39 (1778), triều đình mở khoa thi Hội lấy 4 vị đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân. Khoa thi này có duy nhất Chu Doãn Mại người xã Dục Tú, huyện Đông Ngàn (Đông Anh), Hà Nội. Nay tên tuổi, quê quán những người đỗ đạt, được khắc vào bia đá dựng ở Văn miếu Hà Nội, để lưu truyền hậu thế
671. . = Cảnh Hưng tam thập lục niên Ất Mùi khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Cảnh Hưng thứ 37 (1776). Người soạn: Nguyễn Hoản, học vị: Tiến sĩ khoa Quý Hợi (1743), chức vị: Lại bộ Thượng thư, tước Viện Quận công. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1776. - 1 mặt ; 137x205 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 17 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 500 chữ
Mùa đông năm ất Mùi niên hiệu Cảnh Hưng thứ 36 (1775), mở khoa thi Hội và lấy đỗ 18 Tiến sĩ (trong đó có 7 vị người Hà Nội), đều ở hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân. Bia khắc danh sách, quê quán những người đỗ đạt để vinh danh muôn đời
672. . = Cảnh Hưng tam thập niên Kỷ Sửu khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Cảnh Hưng thứ 30 (1769). Người soạn: Lê Quý Đôn, học vị: Bảng nhãn khoa Nhâm Thân (1752), chức vị: Hàn lâm viện Thừa chỉ, tước Dĩnh Thành bá; Người nhuận sắc: Nguyễn Nghiễm, học vị: Hoàng giáp khoa Tân Hợi (1731), chức vị: Công bộ Thượng thư. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1769. - 1 mặt ; 118x192 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 19 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 280 chữ
Năm Kỷ Sửu niên hiệu Cảnh Hưng thứ 30 (1769), Hoàng thượng kế thừa nghiệp lớn, coi trọng giáo hóa đạo Nho, mở khoa thi Hội và lấy 9 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 1 vị và Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân 8 vị (khoa thi này có 4 vị quê Hà Nội). Khắc danh sách, quê quán những người đỗ đạt để lưu danh muôn đời cho con cháu noi theo
673. . = Cảnh Hưng thất niên Bính Dần khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Cảnh Hưng thứ 8 (1747). Người soạn: Dương Công Chú, học vị: Tiến sĩ khoa Tân Hợi (1731), chức vị: Tả Tư giảng, Thiêm sai Tri Thị nội Thư tả, Lại phiên, Hàn lâm viện Thừa chỉ, tước Đạo Phái bá; Người nhuận sắc: Nguyễn Công Thái, học vị: Tiến sĩ. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1747. - 1 mặt ; 107x193 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 45 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 800 chữ
Mùa xuân năm Bính Dần niên hiệu Cảnh Hưng thứ 7 (1746), triều đình mở khoa thi Hội và lấy đỗ 4 vị Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 1 người (Hoàng giáp Đoàn Thụ, còn có tên gọi khác là Đoàn Chú, người Hà Nội), hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân lấy đỗ 3 người (Trần Danh Tố, Đào Vũ Thường và Nguyễn Như Thức). Khắc danh sách, quê quán những người đỗ đạt để lưu truyền về sau, khích lệ con cháu nỗ lực học tập
674. . = Cảnh Hưng thập bát niên Đinh Sửu khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Cảnh Hưng thứ 18 (1757). Người soạn: Nhữ Đình Toản, học vị: Tiến sĩ khoa Bính Thìn (1736), chức vị: Bồi Tụng, Ngự sử đài Phó Đô ngự sử, hành Binh bộ Tả thị lang, Tri Hàn lâm viện sự, tước Bá Trạch hầu. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1757. - 1 mặt ; 118x195 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 21 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 500 chữ
Mùa xuân năm Đinh Sửu niên hiệu Cảnh Hưng thứ 18 (1757), triều đình mở khoa thi Hội và lấy 6 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 2 người, 5 người còn lại đỗ hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân, trong đó có Phan Lê Phiên người Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội. Khắc danh sách, quê quán những người đỗ đạt để lưu truyền về sau, khiến kẻ sĩ nỗ lực học tập
675. . = Cảnh Hưng tứ niên Quý Hợi khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Cảnh Hưng thứ 5 (1744). Người soạn: Bạch Phấn Ưng, học vị: Tiến sĩ khoa Giáp Thìn (1724), chức vị: Hàn lâm viện Thừa chỉ; Người nhuận sắc: Nguyễn Công Thái, học vị: Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1715), chức vị: Tham tụng, Thiếu bảo, Hộ bộ Thượng thư. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1744. - 1 mặt ; 110x187 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 31 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1500 chữ
Mùa đông năm Quý Hợi niên hiệu Cảnh Hưng 4 (1743), triều đình mở khoa thi Hội có 2000 người tham dự, chọn được 7 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó 1 vị đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ, 1 vị đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân và 5 vị đỗ ở Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân, trong đó có Lê Hoàng Vĩ người xã Đa Sĩ, nay thuộc xã Kiến Hưng, Hà Đông - Hà Nội. Ông làm quan Đông các Hiệu thư, Tham chính Kinh Bắc, sau khi mất được tặng chức Hàn lâm Thị Giảng
676. . = Cảnh Thống ngũ niên Nhâm Tuất khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Đại Chính thứ 7 (1536). Người soạn: Đàm Văn Lễ, chức vị: Lễ bộ Thượng thư. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1536. - 1 mặt ; 97x150 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 37 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1500 chữ
Mùa xuân năm Nhâm Tuất, niên hiệu Cảnh Thống thứ 5 (1502), triều đình mở khoa thi Hội và lấy 61 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ 3 người (Trạng nguyên Lê Ích Mộc, Bảng nhãn Lê Sạn, Thám hoa Nguyễn Văn Thái), hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân lấy đỗ 24 người, hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân lấy đỗ 34 người. Trong đó có 8 vị người Hà Nội, bia khắc tên để vinh danh muôn đời và khích lệ con cháu noi theo
677. . = Cảnh Trị bát niên Canh Tuất khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Vĩnh Thịnh thứ 13 (1717). Người soạn: Bùi Sĩ Tiêm, học vị: Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1715), chức vị: Hàn lâm viện Hiệu lý; Người nhuận sắc: Nguyễn Quý Đức, học vị: Thám hoa khoa Bính Thìn (1676), chức vị: Tham tụng, Lại bộ Thượng thư, Thiếu phó. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1717. - 1 mặt ; 132x189 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 40 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 2000 chữ
Mùa đông năm Canh Tuất niên hiệu Cảnh Trị thứ 8 (1670), triều đình mở khoa thi Hội lấy đỗ 31 vị Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ 2 người, hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 2 người, hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân 27 người. Trong số đó có 6 vị người Hà Nội, được khắc bia vinh danh để muôn đời con cháu noi theo
678. . = Cảnh Trị ngũ niên Đinh Mùi khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Vĩnh Thịnh thứ 13 (1717). Người soạn: Nguyễn Kiều, học vị: Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1715), chức vị: Hàn lâm viện Hiệu thảo; Người nhuận sắc: Nguyễn Quý Đức, học vị: Thám hoa khoa Bính Thìn (1676), chức vị: Tham tụng, Lại bộ Thượng thư, Thiếu phó. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1717. - 1 mặt ; 121x160 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 25 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 900 chữ
Mùa xuân năm Đinh Mùi niên hiệu Cảnh Trị thứ 5 (1667), triều đình mở khoa thi Hội và lấy 3 vị đỗ Tiến sĩ; cả 3 người đều đỗ ở hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân, trong đó có Nguyễn Hữu Đăng là người Hà Nội. Ông làm quan Đề hình Giám sát Ngự sử
679. . = Cảnh Trị nhị niên Giáp Thìn khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Vĩnh Thịnh thứ 13 (1717). Người soạn: Nguyễn Nham, học vị: Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1715), chức vị: Hàn lâm viện Hiệu thảo; Người nhuận sắc: Nguyễn Quý Đức, học vị: Thám hoa khoa Bính Thìn (1676), chức vị: Tham tụng, Lại bộ Thượng thư, Thiếu phó. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1717. - 1 mặt ; 113x167 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 36 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1500 chữ
Năm Giáp Thìn niên hiệu Cảnh trị 2 (1664), Hoàng thượng mở khoa thi Hội và lấy đỗ 13 Tiến sĩ; trong đó lấy đỗ hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 1 người, hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân 12 người. Khoa thi này chỉ có 2 vị là người Hà Nội, được khắc tên trên bia để vinh danh muôn đời
680. . = Di trạch đường phả kí / Nguyễn Huy Doanh biên tập, Nguyễn Huy Quýnh hiệu đính, Ngô Quế Hương viết tựa. - [s.l.] : [s.n.], 1802. - 130 tr. ; 31 x20 cm
1 bản viết. - 2 tựa, 1 bạt, 1 phàm lệ
Gia phả 6 đời họ Nguyễn Huy ở xã Phú Thị, Gia Lâm (Hà Nội). Có sự tích, sắc văn, chế văn và một số thơ văn của những người nổi tiếng trong dòng họ như Nguyễn Huy Cận từng đậu Hội nguyên Tiến sĩ đời Lê Cảnh Hưng
681. . = Dương Hoà lục niên Canh Thìn khoa Tiến sĩ đề danh ký / Niên đại Thịnh Đức thứ 1 (1653). Người soạn: Nguyễn Văn Lễ, học vị: Hoàng giáp khoa Canh Dần (1650), chức vị: Hàn lâm viện Hiệu lý, tước Vinh Giang nam; Người nhuận sắc: Dương Trí Trạch, học vị: Tiến sĩ khoa Kỷ Mùi (1619), chức vị: Lễ bộ Thượng thư  - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1653. - 1 mặt ; 114x158 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 41 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1800 chữ
Mùa xuân năm Canh Thìn niên hiệu Dương Hoà 6 (1640), triều đình mở khoa thi Hội, có tới 600 người dự thi. Khoa này lấy 22 vị Tiến sĩ, trong đó hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân có 2 người, 20 người còn lại đều ở hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân. Khoa thi này chỉ có duy nhất 1 vị đỗ đạt người Hà Nội, ông là Đỗ Văn Tổng người làng Thượng Yên Quyết, Từ Liêm, làm quan đến chức Thiêm Đô Ngự sử, tước Xuân Lĩnh bá, sau khi mất được tặng chức Tả Thị lang Bộ Hình
682. . = Dương Hoà tam niên Đinh Sửu khoa Tiến sĩ đề danh kí / Người soạn: Trịnh Cao Đệ, học vị: Tiến sĩ khoa Canh Dần (1605), chức vị: Hàn lâm viện Hiệu thảo. Người nhuận sắc: Dương Trí Trạch, học vị: Tiến sĩ khoa Kỷ Mùi (1642), chức vị: Lễ bộ Thượng thư kiêm Hàn lâm viện Thị giảng. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1653. - 1 mặt ; 80x125 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản bia gồm 40 dòng chữ Hán, toàn văn ước khoảng 1500 chữ
Năm Đinh Sửu niên hiệu Dương Hoà thứ 3 (1637), Thái tổ Cao Hoàng đế mở khoa thi Hội lấy 20 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ 3 vị, Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 2 vị và Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân 15 vị. Khoa thi này có 3 vị người Hà Tây, nay là Hà Nội. Lê Hưng Nhân, người xã Viên Nội, Chương Đức làm quan Hộ khoa Đô Cấp sự trung; Nguyễn Nhuận, người xã Chi Nê, huyện Chương Đức làm quan Tả Thị lang Bộ Lại, tước Phương Nam tử và được cử làm Chánh sứ (năm 1667) sang nhà Thanh (Trung Quốc), nhưng mất trên đường đi, sau khi mất ông được thăng chức Thượng thư Bộ Công; Lê Đức Vọng người Vân Canh, Từ Liêm, làm quan Thừa chính sứ Hải Dương, tước Hương Thuỵ tử
683. . = Dương Đức nhị niên Quý Sửu khoa Tiến sĩ đề danh ký / Người soạn: Nguyễn Quý Ân, học vị: Hoàng giáp khoa Ất Mùi (1715), chức vị: Hàn lâm viện Hiệu lý, Tri Thị nội Thư tả, Thủy binh phiên; Người nhuận sắc: Nguyễn Quý Đức, học vị: Thám hoa khoa Bính Thìn (1676), chức vị: Lại bộ Thượng thư, Thiếu phó. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1717. - 1 mặt ; 99x167 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 29 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1200 chữ
Mùa đông năm Quý Sửu niên hiệu Dương Đức thứ 2 (1673), triều đình mở khoa thi Hội và lấy 5 vị đỗ Tiến sĩ đều ở hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân. Khoa thi này chỉ có duy nhất 1 vị người Hà Nội, ông người xã Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội, làm quan Thượng thư Bộ Lễ, tước Thọ Quận công và được cử đi sứ nhà Thanh (Trung Quốc), sau khi mất được tặng hàm Thiếu bảo
684. . = Gia Thái ngũ niên Đinh Sửu khoa Chế khoa đề danh kí / Niên đại Thịnh Đức thứ 1 (1653). Người soạn: Nguyễn Đăng Cảo, học vị: Thám hoa khoa Bính Tuất (1646), chức vị: Hàn lâm viện Đãi chế; Người nhuận sắc: Dương Trí Trạch, học vị: Tiến sĩ khoa Kỷ Mùi (1619), chức vị: Lễ bộ Thượng thư kiêm Hàn lâm viện Thị giảng. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1653. - 1 mặt ; 110x160 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 36 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1200 chữ
Năm Đinh Sửu niên hiệu Gia Thái thứ 5 (1577), triều đình mở khoa thi Chế khoa ở ấp Thang mộc (Thanh Hóa) và lấy 5 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó 3 người đỗ hạng Đệ nhất giáp Chế khoa xuất thân (Lê Trạc Tú, Nguyễn Bật Lượng, Lê Phú Nhạc), 2 người đỗ hạng Đệ nhị giáp Chế khoa xuất thân. Khắc danh sách, quê quán những người đỗ đạt để lưu truyền về sau, khiến kẻ sĩ nỗ lực học tập
685. . = Giáp Tuất khoa Tiến sĩ đề danh kí / Người soạn: Lê Quý Đôn, học vị: Tiến sĩ cập đệ khoa Nhâm Thân (1752), chức vị: Thị nội Thư tả Binh phiên, Hàn lâm viện Thị thư kiêm Quốc sử viện Toản tu; Người nhuận sắc: Nguyễn Công Thái, học vị: Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1715). - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1756. - 1 mặt ; 120x180 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 20 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 400 chữ
Năm Giáp Tuất niên hiệu Cảnh Hưng thứ 15 (1754), Hoàng thượng kế thừa nghiệp lớn, mở khoa thi Hội lấy đỗ 8 Tiến sĩ, các thí sinh đều đỗ ở hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân. Khoa này có 3 vị đỗ đạt người Hà Nội, Nguyễn Thưởng người xã Vân Điềm, Đông Ngàn, Đông Anh giữ các chức quan như Hàn lâm viện Thị giảng, Hữu Thị lang Bộ Binh,...; Nguyễn Bá Trữ người quận Hoàn Kiếm làm quan Đông các Đại học sĩ; Nguyễn Tông Trinh, người Tả Thanh Oai, làm quan Đông các Hiệu thư, Phó Đốc thị Nghệ An
686. . = Hoàng Việt khoa cử kính. - [s.l.] : [s.n.], 1919. - 124 tr. ; 27 x 16 cm
1 bản viết. - 1 tiểu dẫn
Khảo cứu về khoa cử Việt Nam nói chung và khoa cử ở Thăng Long nói riêng: Nguồn gốc khoa cử; khoa cử qua các triều đại (từ Lý đến triều Nguyễn); cách thức thi qua các đời; bình luận chung về khoa cử Việt Nam. Niên biểu các triều đại Việt Nam, có đối chiếu với Trung Quốc, Nhật Bản, Liêu, Kim, Hạ. Phương pháp đúc tiền và các loại tiền của Trung Quốc và Việt Nam
687. . = Hoằng Địch thập tứ niên Quý Sửu khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Thịnh Đức thứ 1 (1653). Người soạn: Nguyễn Đăng Minh, học vị: Tiến sĩ khoa Bính Tuất (1646), chức vị: Hàn lâm viện Hiệu thảo; Người nhuận sắc: Dương Trí Trạch, học vị: Tiến sĩ khoa Kỷ Mùi (1619), chức vị: Lễ bộ Thượng thư, Bạt Quận công. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1653. - 1 mặt ; 107x160 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản bia toàn văn ước khoảng 1653 chữ
Năm Quý Sửu niên hiệu Hoằng Định thứ 14 (1613), triều đình mở khoa thi Hội lấy 7 vị đỗ Tiến sĩ và 7 người đều đỗ ở hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân. Khoa thi này có duy nhất 1 vị đỗ đạt người xã Nhân Mục, Thanh Trì, Hà Nội, ông giữ các chức quan, như Tá lý công thần, Hữu Thị lang Bộ Lại, tước Lại Phong hầu, đã từng được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc), khi mất được tặng chức Tả Thị lang Bộ Binh, tước Quận công
688. . = Hoằng Định bát niên Đinh Mùi khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Thịnh Đức thứ 1 (1653). Người soạn: Nguyễn Đăng Minh, học vị: Tiến sĩ khoa Bính Tuất (1646), chức vị: Hàn lâm viện Hiệu thảo; Người nhuận sắc: Dương Trí Trạch, học vị: Tiến sĩ khoa Kỷ Mùi (1619), chức vị: Lễ bộ Thượng thư kiêm Hàn lâm viện Thị giảng. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1653. - 1 mặt ; 102x162 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 46 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 2100 chữ
Hoàng đế Kính Tông năm Đinh Mùi niên hiệu Hoằng Định thứ 8 (1607), mở khoa thi Hội và lấy 5 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 1 người, hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân 4 người. Khoa thi này chỉ có duy nhất Nguyễn Trạm, người xã Cát Bi, huyện Thượng Phúc - Hà Nội đỗ đạt và được khắc tên trên bia đá để con cháu muôn đời noi theo. Ông làm quan Hữu Thị lang, tước tử
689. . = Hoằng Định ngũ niên Giáp Thìn khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Thịnh Đức thứ 1 (1653). Người soạn: Nguyễn Văn Lễ, học vị: Hoàng giáp khoa Canh Dần (1650), chức vị: Hàn lâm viện Hiệu lý, tước Vinh Giang nam; Người nhuận sắc: Dương Trí Trạch, học vị: Tiến sĩ khoa Kỷ Mùi (1619). - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1653. - 1 mặt ; 113x174 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 53 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 2500 chữ
Năm Giáp Thìn niên hiệu Hoằng Định thứ 5 (1604), Hoàng thượng đã xuống chiếu mở khoa thi Hội lấy 7 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó có 2 người đỗ ở hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân và 5 người đỗ ở hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân. Khoa thi này có 3 vị người Hà Nội, đó là Cấn Văn Nhạ, Tạ Đình Dương và Trần Vĩ. Trần Vĩ người phường Kim Hoa, huyện Thọ Xương, nay là phường Kim Liên, quận Đống Đa. Ông làm quan Tả Thị lang Bộ Lại, kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Hương Quận công, khi mất ông được tặng chức Thượng thư, hàm Thiếu bảo
690. . = Hoằng Định nhị thập niên Kỷ Mùi khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Thịnh Đức thứ 1 (1653). Người soạn: Lê Đình Lại, học vị: Tiến sĩ khoa Bính Tuất (1646), chức vị: Mậu lâm lang, Hàn lâm viện Hiệu thảo; Người nhuận sắc: Dương Trí Trạch, học vị: Tiến sĩ khoa Kỷ Mùi (1619), chức vị: Lễ bộ Thượng thư kiêm Hàn lâm viện sĩ. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử Giám, 1653. - 1 mặt ; 103x165 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 39 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 2000 chữ
Năm Kỷ Mùi niên hiệu Hoằng Định thứ 20 (1619), Kính Tông Hoàng đế nối nghiệp Tiên vương, mở mang chấn hưng đạo Nho, mở khoa thi Hội và lấy đỗ 7 vị đỗ Tiến sĩ: trong đó 1 người đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân và 6 người đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân. Khắc danh sách, quê quán những người đỗ đạt để lưu truyền về sau để kẻ sĩ nỗ lực học tập
691. . = Hoằng Định tam niên Nhâm Dần khoa Tiến sĩ đề danh kí / Người soạn: Khương Thế Hiền, học vị: Thám hoa khoa Canh Dần (1650), chức vị: Hàn lâm viện Đãi chế; Người nhuận sắc: Dương Trí Trạch, học vị: Tiến sĩ khoa Kỷ Mùi (1619), chức vị: Lễ bộ Thượng thư kiêm Hàn lâm viện Thị giảng, Tham chưởng Hàn lâm viện sự. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1653. - 1 mặt ; 115x165 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 48 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1500 chữ
Năm Nhâm Dần niên hiệu Hoằng Định thứ 3 (1602) Hoàng thượng cho mở khoa thi Hội và lấy 10 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân lấy đỗ 2 người, hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân lấy đỗ 8 người. Khoa thi này có 4 vị đỗ đạt người Hà Nội, các ông đều được triều đình trọng dụng và giữ các chức quan trọng yếu trong triều
692. . = Hoằng Định thập nhị niên Canh Tuất khoa Tiến sĩ đề danh kí / Người soạn: Nguyễn Đăng Minh, học vị: Tiến sĩ khoa Bính Tuất (1646), chức vị: Hàn lâm viện Hiệu thảo; Người nhuận sắc: Dương Trí Trạch, học vị: Tiến sĩ khoa Kỷ Mùi (1619), chức vị: Lễ bộ Thượng thư kiêm Hàn lâm viện Thị giảng, Tham chưởng Hàn lâm viện sự. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1653. - 1 mặt ; 97x154 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 35 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1200 chữ
Năm Canh Tuất niên hiệu Hoằng Định thứ 12 (1610), Hoàng thượng cho mở khoa thi Hội và lấy 7 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 1 người, hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân 6 người. Khoa thi này có duy nhất 1 vị người Hà Nội, ông ở xã Quất Động, huyện Thượng Phúc, làm quan Hiến sát xứ Thái Nguyên
693. . = Hoằng Định thập thất niên Bính Thìn khoa Tiến sĩ đề danh kí / Người soạn: Lê Đình Lại, học vị: Tiến sĩ khoa Bính Tuất (1646), chức vị: Hàn lâm viện Hiệu thảo; Người nhuận sắc: Dương Trí Trạch, học vị: Tiến sĩ khoa Kỷ Mùi (1619), chức vị: Lễ bộ Thượng thư kiêm Hàn lâm viện Thị giảng, Tham chưởng Hàn lâm viện sự. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1653. - 1 mặt ; 105x155 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 41 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1600 chữ
Hoàng thượng cho rằng: "Nước nhà có nhân tài cũng như con người có nguyên khí, nguyên khí thịnh vượng thì con người sống lâu, mà đông nhân tài thì nước nhà vững như núi Thái", vì thế năm Bính Thìn niên hiệu Hoằng Định thứ 17 (1616), triều đình mở khoa thi Hội và lấy 4 vị đỗ Tiến sĩ đều ở hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân. Khắc danh sách, quê quán những người đỗ đạt để lưu truyền hậu thế, khiến kẻ sĩ nỗ lực học tập
694. = Hà Nội trường quy. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 120 tr. ; 31 x 20 cm
1 bản viết
3 bản nội quy trường thi Hương Hà Nội trong 3 khoa 1861, 1864, 1867 đời Tự Đức
695. = Hàn các văn thể trình thức. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 226 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Những bài văn trúng cách trong khoa thi hội đời Lê (có nhiều bài của các Tiến sĩ xuất thân ở Hà Nội), làm theo các thể phán, ca, tụng, tán... đề tài lấy trong các sách kinh điển của nhà Nho, bàn về các vấn đề chính trị, đạo đức, văn học, kinh tế, tôn giáo: dùng người hiền, dưỡng sức dân,... Mỗi bài đều có tên người soạn
696. = Hành Tham quan gia huấn diễn âm. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 16 tr. ; 19 x 15 cm
1 bản in
Bài ca dạy con cháu trong nhà của quan Tham tụng Bùi Huy Bích: Khuyên giữ gìn đạo nghĩa, đối xử với gia đình, làng xóm sao cho đúng phép tắc
697. . = Hồng Thuận lục niên Giáp Tuất khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Quang Thiệu thứ 6 (1521). Người soạn: Vũ Duệ, học vị: Trạng nguyên khoa Canh Tuất (1490), chức vị: Lại bộ Thượng thư, Đông các Đại học sĩ. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1521. - 1 mặt ; 105x145 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 1? dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1200 chữ
Năm Giáp Tuất niên hiệu Hồng Thuận 6 (1514), triều đình mở khoa thi Hội, có 5.700 người tham dự, qua 4 trường chọn được 43 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ lấy đỗ 3 người (Trạng nguyên Nguyễn Đức Lượng, Bảng nhãn Nguyễn Chiêu Huấn, Thám hoa Hoàng Minh Tá), hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 20 người, hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân 20 người. Khoa thi này có tới 9 người đỗ đạt là người Hà Nội được vinh danh tại Văn Miếu Thăng Long
698. . = Hồng Thuận tam niên Tân Mùi khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Hồng Thuận thứ 1 (109). Người soạn: Lê Tung, học vị: Hoàng giáp khoa Giáp Thìn (1484), chức vị: Lễ bộ Thượng thư, Thiếu bảo, Đông các Đại học sĩ, kiêm Quốc tử giám Tế tửu, tước Đôn Thư bá. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1509. - 1 mặt ; 115x155 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 50 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1200 chữ
Mùa xuân năm Tân Mùi niên hiệu Hồng Thuận thứ 3 (1511), Hoàng thượng mở khoa thi Hội, lấy 47 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ lấy đỗ 3 người (Trạng nguyên Hoàng Nghĩa Phú, Bảng nhãn Trần Bảo Tín, Thám hoa Vũ Duy Chu), hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân lấy đỗ 9 người, hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân lấy đỗ 35 người. Khoa thi này có 3 vị đỗ đạt người Hà Nội được vinh danh tại Văn miếu Thăng Long, làm gương cho muôn đời con cháu noi theo
699. . = Hồng Đức lục niên Ất Mùi khoa Tiến sĩ đề danh kí / Người soạn: Lê Ngạn Tuấn, chức vị: Đông các Hiệu thư, Thiêm sự Tá lang. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1484. - 1 mặt ; 103x140 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 46 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 2000 chữ
Năm ất Mùi niên hiệu Hồng Đức thứ 6 (1475), triều đình mở khoa thi Hội có trên 3.000 người tham dự, chọn được 43 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ 3 người (Trạng nguyên Vũ Tuấn Chiêu, Bảng nhãn Ông Nghĩa Đạt, Thám hoa Cao Quỳnh), hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân lấy đỗ 13 người, hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân lấy đỗ 27 người. Khoa thi này có tới 10 người Hà Nội đỗ đạt cao
700. = Hồng Đức nhị thập thất niên Bính Thìn khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Hồng Đức 27 (1496). - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1496. - 1 mặt ; 100x155 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản bia gồm 40 dòng chữ Hán, toàn văn ước khoảng 1300 chữ
Hoàng đế Thánh Tông nối vận thái bình, chăm lo việc lớn, dựng trường học để bồi dưỡng nhân tài, đặt khoa cử để tác thành kẻ sĩ. Mùa xuân năm Bính Thìn niên hiệu Hồng Đức 27 (1496), mở khoa thi Hội lấy 30 vị đỗ Tiến sĩ, trong đó hạng Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ 3 vị, Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 8 vị và Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân 19 vị. Khoa thi này chỉ có duy nhất Đỗ Túc Khang, người xã Hà Vĩ, huyện Đông Ngàn, ông làm quan đến chức Thừa chính sứ
701. . = Hồng Đức thập bát niên Đinh Mùi khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Hồng Đức thứ 18 (1487). Người soạn: Thân Nhân Trung, học vị: Tiến sĩ khoa Kỷ Sửu (1469), chức vị: Hàn lâm viện Thừa chỉ, Đông các Đại học sĩ. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1487. - 1 mặt ; 110x150 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 48 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 2600 chữ
Năm Đinh Mùi niên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1487), triều đình mở khoa thi Hội và lấy 60 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ lấy 3 người (Trạng nguyên Trần Sùng Dĩnh, Bảng nhãn Nguyễn Đức Huấn, Thám hoa Thân Cảnh Vân), hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân lấy 30 người, hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân lấy đỗ 27 người. Khoa thi này có 5 vị đỗ đạt người Hà Nội được vinh danh trên bảng vàng ở Văn miếu Thăng Long
702. = Khoa bảng tiêu kỳ / Phan Huy Ôn tự Hoà Phủ, hiệu Nhã Hiên biên tập. - [s.l.] : [s.n.], [18??]. - 136 tr. ; 31.5 x 22.1 cm
Bản chụp phim. - Có mục lục
Tài liệu liệt kê tên tuổi, quê quán, hành trạng của 20 người đỗ Trạng nguyên từ năm Đại Bảo (1434 - 1442) đến năm Thống Nguyên (1522 - 1527). Bảng kê các Trạng Nguyên đời Trần và đời Mạc, có nhiều vị xuất thân ở Thăng Long. Có kèm bài khảo về các gia đình có ông cháu, cha con, anh em cùng thi đỗ
703. . = Khánh Đức nhị niên Canh Dần khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Thịnh Đức thứ 1 (1653). Người soạn: Nguyễn Đình Chính, học vị: Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn (1652), chức vị: Cẩn sự lang, Hàn lâm viện Hiệu thảo; Người nhuận sắc: Dương Trí Trạch, học vị: Tiến sĩ khoa Kỷ Mùi (1642), chức vị: Lễ bộ Thượng thư. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1653. - 1 mặt ; 110x152 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản bia gồm 40 dòng chữ Hán, toàn văn ước khoảng 1300 chữ
Năm Canh Dần (1650) niên hiệu Khánh Đức, Hoàng thượng mở khoa thi Hội lấy 8 vị đỗ Tiến sĩ gồm: Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ 1 vị, Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 1 vị, Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân 6 vị. Khoa thi này có 1 vị người Hà Nội, nay khắc danh sách, quê quán những người đỗ đạt để lưu truyền về sau
704. = Kinh truyện chế nghệ. - [s.l.] : [s.n.], 1861. - 142 tr. ; 26 x 18 cm
Chép năm Tự Đức thứ 14 (1861)
64 bài kinh nghĩa làm trong dịp thi Hương thời Tự Đức ở các trường Nam Định, Hà Nội. Đề tài lấy trong Luận ngữ
705. = Kỷ Mão niên Hương thí khoa. - [s.l.] : [s.n.], 1819. - 54 tr. ; 22 x 16 cm
Bản chép tay
Quy chế trường thi và danh sách 23 vị thi đỗ trong kỳ thi Hương năm Kỷ Mão (1819) tại trường Thăng Long. Sưu tập các bài văn thi, như: Kinh nghĩa, phú, chiếu, biểu, văn sách v.v. mà các học trò đã làm trong kỳ thi
706. . = Long Đức nhị niên Quý Sửu khoa Tiến sĩ đề danh kí / Người soạn: Nguyễn Quán Giai, học vị: Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn (1712), chức vị: Hàn lâm viện Thừa chỉ; Người nhuận sắc: Phạm Khiêm Ích, học vị: Thám hoa khoa Canh Dần (1710), chức vị: Tham tụng, Binh bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1734. - 1 mặt ; 125x195 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 24 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1200 chữ
Mùa xuân năm Quý Sửu niên hiệu Long Đức thứ 2 (1733), triều đình mở khoa thi Hội và lấy 18 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ lấy đỗ 1 người (Bảng nhãn Nhữ Trọng Đài), hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân lấy đỗ 2 người, hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân lấy đỗ 15 người. Khoa thi này có tới 5 vị người Hà Nội, được khắc danh sách, quê quán để lưu truyền về sau, khiến kẻ sĩ nỗ lực học tập
707. = Lê triều giám khoá. - [s.l.] : [s.n.], [17??]. - 472 tr. ; 30 x 17 cm
Bản chép tay
Gồm 103 bài văn sách của học trò trường Quốc tử giám thời Lê, dùng làm mẫu cho lối văn thi cử. Đầu bài lấy từ các sách kinh điển nhà Nho hoặc các sự kiện trong Bắc sử, như: cách dùng người, đạo trị nước, pháp luật Nhà nước, giáo hoá, thương dân
708. . = Lê triều lịch khoa Tiến sĩ đề danh bi kí / Cao Viên Trai (tức Ngô/Lê Cao Lãng) biên chép. - [s.l.] : [s.n.], [18??]. - 578 tr. ; 28 x 16 cm
Bản chép tay
Chép lại các bài văn bia khắc tên các Tiến sĩ triều Lê, từ khoa Nhâm Tuất thời vua Lê Thái Tông, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442), đến khoa Mậu Tuất thời vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng 39 (1778) ở Văn miếu Hà Nội
709. = Lê triều lịch khoa đăng long văn tuyển. - Hải Dương : Gia Liễu ; Ninh Giang, 1839. - 945 tr. ; 26,5 x 15,5 cm
Các khoa thi, bài thi, đề thi và tên những người đỗ trong các khoa thi Hội dưới triều Lê từ năm Chính Hoà thứ 4 (1683) đến năm Chiêu Thống thứ nhất (1787), cộng 34 khoa. Trong số đó có rất nhiều vị đỗ đại khoa, quê Thăng Long - Hà Nội
710. = Lạc quần Tiến sĩ quan trường văn sách. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 95 tr. ; 27 x 15 cm
Một số bài văn sách của những vị đỗ Tiến sĩ ở Lạc Quần, đề tài lấy trong Kinh, Truyện, Sử... về các vấn đề binh, tài, cách dùng người, giáo hoá, chính trị, văn học...
711. = Lịch khoa Hương thí văn tuyển. - [s.l.] : [s.n.], [18??]. - 214 tr. ; 25.5 x 15cm
Bản in
Gồm 41 bài văn sách chọn lọc trong 3 khoa thi Hương thời Nguyễn Gia Long tổ chức vào các năm Đinh Mão (1807), Quý Dậu (1813) và Kỉ Mão (1819) tại các trường Thăng Long, Hải Dương, Sơn Tây, Thanh Hóa... đề tài lấy trong Kinh, Truyện, Bắc sử
712. = Lịch khoa Hội văn tuyển. - [s.l.] : [s.n.] ; 26.5 x 15.5 cm
Bản in
Những bài văn sách tuyển chọn (thường là bài của những người đỗ đầu) trong 14 khoa thi Hội đời Lê, từ Cảnh Hưng 13 (1752) đến Chiêu Thống thứ nhất (1787). Trong từng bài văn sách có ghi họ tên, quê quán của sĩ tử. Q3 - Q5. - [17??]. - 490 tr.
713. = Lịch khoa Hội Đình văn tuyển. - Úc Văn đường in năm Minh Mệnh 21 (1840). - [Hải Dương] : [Gia Liễu ; Ninh Giang], 1839. - 618 tr. ; 26.5 x 16 cm
Bản in
Các khoa thi, đề thi, bài thi và tên những người thi đỗ trong các khoa thi Hội và thi Đình từ năm Lê Long Đức 2 (1733) đến năm Nguyễn Minh Mệnh 19 (1838) gồm 19 khoa
714. = Lịch đại danh hiền phả. - [s.l.] : [s.n.], [17??]. - 220 tr. ; 30 x 20 cm
Bản chép tay
Tiểu sử, quê quán của 178 người đỗ đại khoa từ cuối đời Trần (thế kỉ XIV) đến Lê Chiêu Thống (cuối thế kỉ XVIII). Trong đó có nhiều vị Tiến sĩ xuất thân ở mảnh đất Thăng Long
715. . = Lịch đại sách lược / Ân Quang Hầu Trần Công Hiến biên tập và viết tựa năm Gia Long thứ 13 (1814), Bùi Danh Chấn khảo đính. - Trần Công Hiến biên tập và viết tựa năm Gia Long 13 (1814). - [s.l.] : [Hải Học Đường], 1814 (Năm Gia Long 1. - 1.744 tr. ; 26 x 15 cm
Bản in. - Có lời tựa
Gồm 106 bài văn sách sưu tập ở các trường và các khoa thi Hương, thi Hội, thi Đình từ năm Lê Hồng Đức 23 (1492) đến Nguyễn Gia Long 12 (1813), trong số này có nhiều vị quê Thăng Long - Hà Nội. Đề tài phần nhiều lấy ở Kinh, Truyện, Bắc sử... về các vấn đề binh chế, tài chính, dân chính, phong tục, giáo dục... Có ghi họ, tên, quê quán người thi đỗ
716. . = Lịch đại đăng khoa lục / Vũ Duy Đoan (hiệu Quế Am) biên tập và viết tựa năm Thịnh Đức thứ 2 (1654). - Vũ Duy Đoan biên tập và viết tựa năm Thịnh Đức 2 (1654), Lê Văn Ngân chép lại năm Tự Đức 34 (1881). - [s.l.] : [s.n.], 1654. - 158 tr. ; 26 x 15.5 cm
Bản chép tay. - Có 1 tựa
Danh sách 2.273 người thi đỗ Tiến sĩ, từ khoa thi Hội đầu tiên đời Lý Nhân Tông (1075), đến đời Lê Chiêu Thống (1787 - 1788), trong đó có nhiều vị xuất thân ở kinh đô Thăng Long
717. = Lịch đại đại khoa lục. - [s.l.] : [s.n.], [16??]. - 324 tr. ; 27 x 19 cm
Bản chép tay
Tên họ, quê quán những người thi đỗ Tiến sĩ từ khoa thi đầu tiên đời Lý Nhân Tông năm ất Mão (1075), đến đời Lê Chính Hoà 18 (1697). Có bảng niên biểu các đời vua Việt Nam từ Đinh Tiên Hoàng (970 - 979) đến Lê Cung Hoàng (1522 - 1527)
718. . = Minh Đức tam niên Kỷ Sửu khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Minh Đức thứ 3 (1529). Người soạn 1: Nguyễn Thì Ung, chức vị: Lễ bộ Thượng thư, Thái tử Thái bảo, Thông Quận công; Người soạn 2: Nguyễn Cư Nhân, học vị: Tiến sĩ khoa Quý Sửu Hồng Đức 24 (1493), chức vị: Đông các Hiệu thư. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1529. - 1 mặt ; 100x147 cm
Thác bản sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 43 dòng chữ Hán, toàn văn ước khoảng 900 chữ
Năm Kỷ Sửu niên hiệu Minh Đức thứ 3 (1529), nhà Mạc mở khoa thi Hội và lấy 27 người đỗ Tiến sĩ; trong đó Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ 3 vị, Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 8 vị, Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân 16 vị. Khoa thi này có 2 vịngười Hà Nội, được khắc danh sách, quê quán để lưu truyền về sau, khiến con cháu nỗ lực học tập
719. . = Nhâm Thìn khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Cảnh Hưng thứ 33 (1774). Người soạn: Phan Trọng Phiên, học vị: Tiến sĩ khoa Đinh Sửu (1757), chức vị: Đông các Đại học sĩ, Tri Thị nội Thư tả, Hộ phiên, thự Thiêm Đô ngự sử kiêm Quốc tử giám Tư nghiệp, tước Tứ Xuyên bá. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1772. - 1 mặt ; 120x194 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 20 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 500 chữ
Mùa đông năm Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 33 (1772), triều đình mở khoa thi Hội và lấy đỗ 13 vị Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân lấy đỗ 2 người, hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân lấy đỗ 11 người. Khoa thi này có 2 vị người Hà Nội, được khắc danh sách, quê quán để lưu truyền về sau, khiến con cháu nỗ lực học tập
720. . = Phúc Thái tứ niên Bính Tuất khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Thịnh Đức thứ 1 (1653). Người soạn: Khương Thế Hiền, học vị: Thám hoa khoa Canh Dần (1650), chức vị: Hàn lâm viện Đãi chế; Người nhuận sắc: Dương Trí Trạch, học vị: Tiến sĩ khoa Kỷ Mùi (1619), chức vị: Lễ bộ Thượng thư kiêm Hàn lâm viện Thị giảng. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1653. - 1 mặt ; 110x143 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 44 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1650 chữ
Năm Bính Tuất niên hiệu Phúc Thái thứ 4 (1646), Hoàng thượng cho mở khoa thi Hội và lấy 17 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ 1 người (Thám hoa Nguyễn Đăng Cảo), hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 1 người (Hoàng giáp Nguyễn Viết Cử), hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân lấy đỗ 15 người. Khoa thi này có 4 vị người Hà Nội, được khắc danh sách, quê quán để lưu truyền về sau, khích lệ con cháu nỗ lực học tập
721. . = Quang Hưng thập bát niên ất Mùi khoa Tiến sĩ đề danh kí / Người soạn: Nguyễn Văn Lễ, học vị: Hoàng giáp khoa Canh Dần (1650), chức vị: Hàn lâm viện Hiệu lý, tước Vinh Giang nam; Người nhuận sắc: Dương Trí Trạch, học vị: Tiến sĩ khoa Kỷ Mùi (1619), chức vị: Lễ bộ Thượng thư kiêm Hàn lâm viện Thị giảng. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1653. - 1 mặt ; 110x156 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 55 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1900 chữ
Năm Ất Mùi niên hiệu Quang Hưng thứ 18 (1595), triều đình mở khoa thi Hội, có trên 3.000 thí sinh dự thi, chọn được 6 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân lấy đỗ 2 người, hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân lấy đỗ 4 người. Khoa thi này có 2 vị người Hà Nội, được khắc danh sách, quê quán để lưu truyền về sau, khích lệ con cháu nỗ lực học tập
722. . = Quang Thiệu tam niên Mậu Dần khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Đại Chính thứ 7 (1308). Người soạn: Nguyễn Văn Thái, học vị: Thám hoa khoa Nhâm Tuất niên hiệu Cảnh Thống 5, chức vị: Lễ bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Đạo Xuyên bá. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1308. - 1 mặt ; 95x140 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 33 dòng chữ Hán, toàn văn ước khoảng 500 chữ
Năm Mậu Dần niên hiệu Quang Thiệu 3 (1518), triều đình mở khoa thi Hội lấy đỗ 17 Tiến sĩ, trong đó hạng Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ 3 vị, Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 6 vị, Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân 8 vị. Khoa thi này có 3 vị đỗ đạt người Hà Nội, được khắc tên tuổi, quê quán để lưu truyền về sau, khích lệ cháu con nỗ lực học tập
723. . = Quang Thuận thất niên Bính Tuất khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Hồng Đức thứ 15 (1484). Người soạn: Đàm Văn Lễ, chức vị: Mậu lâm lang, Đông các Hiệu thư. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1484. - 1 mặt ; 110x154 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản bia gồm 44 dòng chữ Hán, toàn văn ước khoảng 2600 chữ
Để trọng dụng Nho sĩ, năm Bính Tuất niên hiệu Quang Thuận thứ 7 (1466), Hoàng thượng mở khoa thi Hội lấy đỗ 27 vị Tiến sĩ; trong đó Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 8 vị và Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân 19 vị. Khoa này có 2 vị đỗ đạt người Hà Nội, được khắc tên tuổi, quê quán để lưu truyền về sau, khích lệ con cháu noi theo
724. . = Quang Thuận tứ niên Quý Mùi khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Hồng Đức thứ 1 (1470). Người soạn: Đào Cử, học vị: Tiến sĩ khoa Bính Tuất (1466), chức vị: Hàn lâm viện Thị giảng, Đông các Hiệu thư. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1470. - 1 mặt ; 105x147 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 49 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1600 chữ
Mùa xuân năm Quý Mùi niên hiệu Quang Thuận thứ 4 (1463), triều đình mở khoa thi Hội, có 140 người đến dự thi, lấy đỗ 44 vị Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ 3 người (Trạng nguyên Lương Thế Vinh, Bảng nhãn Nguyễn Đức Trinh, Thám hoa Quách Đình Bảo), hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân lấy đỗ 15 người, hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân 26 người. Khoa thi này có 4 vị đỗ đạt người Hà Nội, được khắc tên tuổi, quê quán để lưu truyền về sau, khích lệ con cháu nỗ lực học tập
725. . = Quốc triều hương khoa lục / Hoàng Cao Khải, viết tựa năm Thành Thái 4 (1892); Cao Xuân Dục, viết tiểu dẫn năm Thành Thái 5 (1893). - [s.l.] : Nhà in Long Cương, 1893. - 850 tr. ; 23 x 15 cm
Danh sách và tiểu sử những người thi đỗ Cử nhân trong 42 khoa thi (từ Gia Long Đinh Mão (1807) đến Khải Định Mậu Ngọ (1918) ở 6 trường: Hà Nội, Thừa Thiên, Nghệ An, Thanh Hoá, Nam Định và Ninh Bình
726. . 西 = Sơn Tây đăng khoa khảo / TS. Phan Ôn biên soạn; Phan Huy Sảng hiệu đính. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 142 tr. ; cm
Danh sách những người đỗ đại khoa của tỉnh Sơn Tây từ đời Lý đến đời Hậu Lê, xếp theo đơn vị huyện
727. . = Thanh Trì Bùi thị gia phả / Bùi Huy Bích soạn. - [s.l.] : [s.n.] ; 28 x 15 cm
1 bản viết, có chữ Nôm. - 2 tựa, 1 mục lục, 1 chí
Gia phả họ Bùi ở làng Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì (Hà Nội): hệ thống thế thứ, ngày sinh, ngày giỗ, khoa bảng, quan tước v.v. Thủy tổ họ này là Chí Đức Công ở làng Định Công, đến đời con là Trung Bộc Công dời đến Thịnh Liệt
728. . = Thanh Trì Nguyễn thị thế phả / Nguyễn Trọng Hợp soạn. - [s.l.] : [s.n.] ; 30 x 17 cm
3 bản viết. - 1 tựa, 1 phàm lệ, 1 kí
Gia phả 10 đời của họ Nguyễn ở xã Kim Lũ, huyện Thanh Trì (Hà Nội). Nhiều người đỗ đạt và làm quan to như Nguyễn Phấn đỗ Tiến sĩ triều Lê, làm Thượng thư, tặng Thái phó, tước Kiều Quận công; Nguyễn Phả, quan Hồng Lô tự thừa, Chiêu an sứ, tước Hầu; Cử nhân Nguyễn Cư làm Đô sát ngự sử; Nguyễn Trọng Hợp là cháu 10 đời, đỗ Tiến sĩ, làm Phụ chính đại thần, Văn minh điện Đại học sĩ, kiêm Thượng thư bộ Binh... Thế thứ các con cháu của Ôn Tĩnh Công; tiểu sử ông ngoại là Trung Bình Công; Bài biểu của Nguyễn Trọng Hợp xin vua Thành Thái cho lập miếu thờ tổ tiên mình. Danh sách những người đỗ khoa Tân Mão ở trường Nam Định
729. . = Thuận Bình lục niên Giáp Dần Chế khoa đề danh kí / Niên đại Thịnh Đức thứ 1 (1653). Người soạn: Nguyễn Đăng Cảo, học vị: Thám hoa khoa Bính Tuất (1646), chức vị: Hàn lâm viện Đãi chế; Người nhuận sắc: Dương Trí Trạch, học vị: Tiến sĩ khoa Kỷ Mùi (1619), chức vị: Lễ bộ Thượng thư kiêm Hàn lâm viện Thị giảng. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1653. - 1 mặt ; 115x155 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 38 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1300 chữ
Năm Giáp Dần niên hiệu Thiệu Bình thứ 6 (1554), triều đình mở khoa thi lấy 13 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó 5 vị đỗ ở hạng Đệ nhất giáp Chế khoa xuất thân (Đinh Bạt Tụy, Nguyễn Văn Nghi, Nguyễn Sư Lộ, Phan Tất Thông, Đỗ Tất Đại), 8 người còn lại đều đỗ ở hạng Đệ nhị giáp Đồng Chế khoa xuất thân. Khoa thi này có 2 vị người Hà Nội, được khắc tên tuổi, quê quán để lưu truyền hậu thế, khích lệ con cháu nỗ lực học tập
730. . = Thịnh Đức tứ niên Bính Thân khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Vĩnh Thịnh thứ 13 (1717). Người soạn: Bùi Sĩ Tiêm, học vị: Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1715), chức vị: Hàn lâm viện Hiệu lý; Người nhuận sắc: Nguyễn Quý Đức, học vị: Thám hoa khoa Bính Thìn (1676), chức vị: Tham tụng, Lại bộ Thượng thư, Thiếu phó. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1717. - 1 mặt ; 118x174 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 34 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 500 chữ
Mùa xuân năm Bính Thân niên hiệu Thịnh Đức thứ 4 (1656), Hoàng thượng mở khoa thi Hội và lấy 6 vị Tiến sĩ, tất cả đều đỗ ở hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân. Khoa thi này chỉ có duy nhất 1 vị ở Nguyệt Áng, Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội. Ông làm quan Hàn lâm Hiệu thảo, được khắc tên tuổi, quê quán để lưu truyền về sau, khích lệ con cháu nỗ lực học tập
731. . = Tân Hợi khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Long Đức 1 (1732). Người soạn: Phạm Khiêm Ích, học vị: Tiến sĩ cập đệ khoa Canh Dần (1710), chức vị: Tham tụng, Lại bộ Thượng thư, kiêm Đông các Đại học sĩ, Thiếu bảo, Thuật Quận công. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1732. - 1 mặt ; 105x185 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản bia gồm 19 dòng chữ Hán, toàn văn ước khoảng 270 chữ
Mùa đông tháng 10 năm Tân Hợi niên hiệu Vĩnh Khánh thứ 3 (1731), triều đình mở khoa thi Hội lấy 12 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ 1 vị, Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 3 vị, Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân 8 vị. Khoa thi này có 4 vị đỗ đạt người Hà Nội, được khắc tên tuổi, quê quán để lưu truyền cho hậu thế noi theo
732. . = Từ Liêm huyện đăng khoa chí / Bùi Xuân Nghị biên tập. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 284 tr. ; 34 x 22 cm
2 bản viết. - 1 tựa, 1 dẫn
Họ tên, quê quán, khoa thứ, tiểu sử... những người thi đỗ, từ Tiến sĩ đến Cử nhân, Tú tài,... thuộc huyện Từ Liêm (Hà Nội) kể từ đời Trần đến đời Nguyễn Duy Tân. Điều lệ thi Hội ở các đời Minh Mệnh (1820-1840), Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức (1848-1883)
733. = Từ Liêm đăng khoa lục. - [H. ; ] : [Knxb], [????]. - 35 tờ. ; 28 x 16cm
Bản chép tay
Đăng khoa lục huyện Từ Liêm, Hà Nội. Đầu sách có bài về tình hình đỗ đạt trong huyện Từ Liêm, việc tu tạo Văn miếu huyện và các việc tế lễ, việc thành lập Văn hội của huyện. Phần sau là danh sách 101 người đỗ đại khoa (qua các thời), 148 người đỗ Cử nhân đời Nguyễn, 212 người đỗ Tú tài đời Nguyễn. Sách còn có các bài bi ký Văn miếu, đình Văn Hồ và 20 bài thơ vịnh Văn miếu Từ Liêm
734. . = Văn Hội Hoàng giáp Đinh tướng công thế phả / Đinh Doãn Đôn biên tập. - [s.l.] : [s.n.], 1803. - 358 tr. ; 30 x 21 cm
1 bản viết. - 1 bải khảo, 1 bài tựa, 1 phàm lệ
Gia phả họ Đinh ở xã Văn Hội, huyện Thượng Phúc, Hà Đông: tổ thứ nhất là Đinh Ôn, đến tổ thứ 13 là Đinh Chuyết. Danh sách, chức tước những người đỗ Tiến sĩ khoa ất Sửu
735. . = Vĩnh Hựu nhị niên Bính Thìn khoa Tiến sĩ đề danh kí / Người soạn: Nguyễn Đình Thái, học vị: Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1715), chức vị: Lại bộ Tả thị lang kiêm Đông các Hiệu thư, Kiều Quận công. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1738. - 1 mặt ; 114x189 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 20 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 400 chữ
Mùa xuân năm Bính Thìn niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736), theo lời tâu của Bộ Lễ, triều đình mở khoa thi Hội, lấy 15 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ 2 vị, Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 1 vị, Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân 12 vị. Khoa thi này có 2 vị vốn người quận Ba Đình và Hoàng Mai, Hà Nội ngày nay, được khắc tên tuổi, quê quán để lưu truyền hậu thế, khích lệ con cháu nỗ lực học tập
736. . = Vĩnh Thịnh bát niên Nhâm Thìn khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Vĩnh Thịnh thứ 12 (1717). Người soạn: Nguyễn Kiều, học vị: Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1715), chức vị: Cẩn sự tá lang, Hàn lâm viện Hiệu thảo. Người nhuận sắc: Nguyễn Quý Đức, học vị: Thám hoa khoa Bính Thìn (1676), chức vị: Lại bộ Thượng thư. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1717. - 1 mặt ; 112x172 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản bia gồm 34 dòng chữ Hán, toàn văn ước khoảng 1500 chữ
Năm Nhâm Thìn niên hiệu Vĩnh Thịnh (1712), triều đình mở khoa thi Hội lấy 17 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 1 vị và Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân 16 vị. Khoa thi này có 3 vị người huyện Gia Lâm và Đông Anh, Hà Nội; tên tuổi, quê quán những người đỗ đạt được khắc vào bia đá để lưu truyền hậu thế
737. . = Vĩnh Thịnh lục niên Canh Dần khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Vĩnh Thịnh thứ 13 (1717). Người soạn: Nguyễn Nham, học vị: Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1715), chức vị: Hàn lâm viện Hiệu thảo; Người nhuận sắc: Nguyễn Quý Đức, học vị: Thám hoa khoa Bính Thìn (1676), chức vị: Tham tụng, Lại bộ Thượng thư, Thiếu phó. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1715. - 1 mặt ; 120x187 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 38 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1650 chữ
Mùa xuân năm Canh Dần niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 6 (1710), Hoàng thượng mở khoa thi Hội, lấy đỗ 21 Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ 1 người, hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 1 người, hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân 19 người. Khoa thi này có 3 vị người Hà Nội, được khắc tên tuổi, quê quán để lưu truyền hậu thế, khích lệ con cháu nỗ lực học tập
738. . = Vĩnh Thịnh nhị niên Bính Tuất khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Vĩnh Thịnh thứ 13 (1717). Người soạn: Dương Bật Trạc, chức vị: Cẩn sự lang Hàn lâm viện Hiệu thảo; Người nhuận sắc: Nguyễn Quý Đức, học vị: Thám hoa khoa Bính Thìn (1676), chức vị: Lại bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ, Thiếu phó. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử Giám, 1717. - 1 mặt ; 127x180 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 34 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1700 chữ
Mùa xuân năm Bính Tuất niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 2 (1706), Hoàng thượng mở khoa thi Hội và lấy 5 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó 5 vị đều là Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân. Điều đặc biệt là khoa thi này cả 5 vị Tiến sĩ đều là người Hà Nội, tên tuổi, quê quán những người đỗ đạt này đều được khắc vào bia đá để lưu truyền hậu thế, nhằm khích lệ con cháu nỗ lực học tập
739. . = Vĩnh Thịnh thập nhất niên Ất Mùi khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Vĩnh Thịnh thứ 13 (1717). Người soạn: Bùi Sĩ Tiêm, học vị: Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1715), chức vị: Hàn lâm viện Hiệu lý; Người nhuận sắc: Nguyễn Quý Đức, học vị: Thám hoa khoa Bính Thìn (1676), chức vị: Tham tụng, Lại bộ Thượng thư, Thiếu phó. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1717. - 1 mặt ; 108x175 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 34 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1200 chữ
Mùa xuân năm Ất Mùi niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 11 (1715), Hoàng thượng dốc lòng chuộng văn, tôn Nho trọng đạo, nối chí người trước, mở khoa thi Hội và lấy 20 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân có 2 người, hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân có 18 người. Tên tuổi, quê quán những người đỗ đạt được khắc vào bia đá để lưu truyền hậu thế, khích lệ thế hệ trẻ nỗ lực học tập
740. . = Vĩnh Thịnh thập nhất niên Ất Mùi khoa Tiến sĩ đề danh kí / Người soạn: Bùi Sĩ Tiêm, chức vị: Cẩn sự lang Hàn lâm viện Hiệu lý; Người nhuận sắc: Nguyễn Quý Đức. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1717 (Niên đại Vĩnh Thịnh thứ 13). - 1 mặt ; 130x180 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội
Mùa xuân năm Ất Mùi niên hiệu Vĩnh Thịnh năm thứ 11 (1715), mở khoa thi Hội, đã lấy 20 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân gồm 2 người, hạng Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân có tới 18 người. Khoa thi này có 5 vị người Hà Nội, được khắc tên tuổi, quê quán vào bia đá để lưu truyền hậu thế, khích lệ con cháu nỗ lực học tập
741. . = Vĩnh Thịnh thập tứ niên Mậu Tuất khoa Tiến sĩ đề danh kí / Người soạn: Vũ Công Tể, chức vị: Mậu lâm lang, Bồi tụng, Hàn lâm viện Thị thư; Người nhuận sắc: Đinh Phụ Ích, chức vị: Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu, Bồi tụng, Đông các Đại học sĩ, Trù Phúc hầu. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1721. - 1 mặt ; 123x175 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 33 dòng chữ Hán, toàn văn ước khoảng 500 chữ
Để khích lệ Nho phong, năm Mậu Tuất niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 14, Hoàng thượng mở khoa thi Hội lấy 17 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ 1 vị, Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 2 vị và Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân 14 vị. Khắc danh sách, quê quán những người đỗ đạt để lưu truyền về sau, khích lệ con cháu nỗ lực học tập
742. . = Vĩnh Thọ nhị niên Kỷ Hợi khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Vĩnh Thịnh thứ 13 (1717). Người soạn: Nguyễn Quý Ân, học vị: Hoàng giáp khoa Ất Mùi (1715), chức vị: Hàn lâm viện Hiệu lý, Tri Thị nội Thư tả, Thủy binh phiên; Người nhuận sắc: Nguyễn Quý Đức, học vị: Thám hoa khoa Bính Thìn (1676). - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1717. - 1 mặt ; 121x177 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 36 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1700 chữ
Mùa xuân năm Kỷ Hợi niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 2 (1659), triều đình mở khoa thi Hội và lấy 20 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ lấy 3 người, hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân lấy đỗ 2 người, hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân lấy đỗ 15 người. Khoa thi này có tới 6 vị người ở các huyện nội ngoại thành Hà Nội, được khắc tên tuổi, quê quán để lưu truyền hậu thế, khiến kẻ sĩ nỗ lực học tập
743. . = Vĩnh Thọ tứ niên Tân Sửu khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Vĩnh Thịnh thứ 13 (1717). Người soạn: Dương Bật Trạc, học vị: Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1715), chức vị: Hàn lâm viện Hiệu thảo; Người nhuận sắc: Nguyễn Quý Đức, học vị: Thám hoa khoa Bính Thìn (1676), chức vị: Tham tụng, Lại bộ Thượng thư, Thiếu phó. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1717. - 1 mặt ; 112x171 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 37 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1300 chữ
Mùa xuân Tân Sửu niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 4 (1661), Hoàng thượng nghĩ rằng "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, khoa mục là con đường tiến thân bằng phẳng của kẻ sĩ", nên đã mở khoa thi Hội và lấy đỗ 13 vị Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ lấy đủ 3 người (Trạng nguyên Đặng Công Chất, Bảng nhãn Đào Công Chính, Thám hoa Ngô Khuê), hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân lấy đỗ 2 người, hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân lấy đỗ 8 người. Khoa thi này ngoài vị Trạng nguyên người xã Phù Đổng, huyện Tiên Du; còn có Hoàng Hiệp Tâm người Phúc Diễn, Từ Liêm, Hà Nội. Tên tuổi, quê quán của những người đỗ đạt này đã được khắc vào bia đá để lưu truyền hậu thế, khiến kẻ sĩ nỗ lực học tập
744. . = Vĩnh Trị nguyên niên Bính Thìn khoa Tiến sĩ đề danh kí / Người soạn: Dương Bật Trạc, học vị: Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1715), chức vị: Hàn lâm viện Hiệu thảo; Người nhuận sắc: Nguyễn Quý Đức, học vị: Thám hoa khoa Bính Thìn (1676), chức vị: Lại bộ Thượng thư, Thiếu phó, Liêm Quận công. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1717. - 1 mặt ; 130x180 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 38 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1800 chữ
Mùa xuân năm Bính Thìn niên hiệu Vĩnh Trị thứ 1 (1676), mở khoa thi Hội có đến gần 3.000 người dự thi, đã lấy 20 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ gồm 1 người (Thám hoa Nguyễn Quý Đức), hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân có 3 người (Hoàng giáp Bùi Công Phụ, Phạm Quang Chiếu, Nguyễn Tiến Triều), hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân có 16 người. Khoa thi này có 4 vị người Hà Nội, được khắc tên tuổi, quê quán vào bia đá để lưu truyền hậu thế, khích lệ con cháu nỗ lực học tập
745. . = Vĩnh Trị ngũ niên Canh Thân khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Vĩnh Thịnh thứ 13 (1717). Người soạn: Nguyễn Nham, học vị: Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1715), chức vị: Hàn lâm viện Hiệu thảo; Người nhuận sắc: Nguyễn Quý Đức, học vị: Thám hoa khoa Bính Thìn (1676), chức vị: Tham tụng, Lại bộ Thượng thư, Thiếu phó. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1717. - 1 mặt ; 121x160 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 38 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 900 chữ
Năm Canh Thân niên hiệu Vĩnh Trị thứ 5 (1780), triều đình mở khoa thi Hội và lấy 19 vị đỗ Tiến sĩ, trong đó Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 2 người, Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân 17 người. Khoa thi này có 2 vị người nội thành Hà Nội. Tên tuổi, quê quán những người đỗ đạt này được khắc vào bia đá để lưu truyền hậu thế, khích lệ kẻ sĩ nỗ lực học tập
746. . = Vĩnh Tộ ngũ niên Quý Hợi khoa Hội thí đề danh kí / Niên đại Thịnh Đức thứ 1 (1653). Người soạn: Lê Đình Lại, học vị: Tiến sĩ khoa Bính Tuất (1646), chức vị: Hàn lâm viện Đãi chế; Người nhuận sắc: Dương Trí Trạch, học vị: Tiến sĩ khoa Kỷ Mùi (1619), chức vị: Lễ bộ Thượng thư kiêm Hàn lâm viện Thị giảng. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1653. - 1 mặt ; 98x156 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 39 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1700 chữ
Năm Quý Hợi niên hiệu Phúc Thái thứ 5 (1623), triều đình mở khoa thi Hội có 3.000 người tham dự, chọn được 7 vị đỗ Tiến sĩ. Khoa thi này có 3 vị người Hà Nội đỗ đạt. Tên tuổi, quê quán những người đỗ đạt này được khắc vào bia đá để lưu truyền hậu thế, khiến kẻ sĩ nỗ lực học tập
747. . = Vĩnh Tộ thập niên Mậu Thìn khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Thịnh Đức thứ 1 (1653). Người soạn: Trịnh Cao Đệ, học vị: Tiến sĩ khoa Canh Dần (1650), chức vị: Hàn lâm viện Hiệu thảo; Người nhuận sắc: Dương Trí Trạch, học vị: Tiến sĩ khoa Kỷ Mùi, chức vị: Lễ bộ Thượng thư Bạt quận công. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1653. - 1 mặt ; 108x170 cm
Thác bản sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 38 dòng chữ Hán, toàn văn ước khoảng 900 chữ
Để bồi dưỡng khích lệ hiền tài, năm Mậu Thìn niên hiệu Vĩnh Tộ 10 (1628), triều đình mở khoa thi Hội lấy 18 vị đỗ Tiến sĩ. Khoa thi này có 3 vị người Hà Nội đỗ đạt, tên tuổi, quê quán những người đỗ đạt này được khắc vào bia đá để lưu truyền hậu thế, khích lệ thế hệ sau nỗ lực học tập
748. . = Đa Sỹ Lê tộc gia phả / Huyền Khê Hải Chân, Lê Ngọc Châu biên soạn. - [s.l.] : [s.n.], 1914. - 158 tr ; 20 x 13 cm
1 bản viết. - 2 tựa
Gia phả 10 đời họ Lê ở thôn Đa Sỹ, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Họ này vốn ở Thanh Hoá, chuyển ra Hà Đông vào đời Vĩnh Tộ (1619 - 1628) có nhiều người hiển đạt như Lê Vĩ đậu TS, Lê Trác, Lê Vinh đậu Hương cống. Trong sách có sơ đồ 5 chi họ Lê
749. = Đăng khoa bi ký. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 115 tr. ; 31 x 17 cm
24 bài văn bia đề danh tiến sĩ của triều Lê (có nhiều Tiến sĩ xuất thân ở Hà Nội), từ khoa Nhâm Dần năm Hoằng Định 3 (1602) đến khoa Quý Mùi năm Cảnh Hưng 24 (1763). Bia khoa Nhâm Dần do Khương Thế Hiền soạn, Dương Trí Trạch nhuận sắc. Bia khoa Quý Mùi do Lê Quý Đôn và Nguyễn Hoãn soạn
750. = Đông Ngạc Nguyễn tộc thế phả. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 354 tr. ; 30 x 20 cm
2 bản viết. - 1 tựa
Gia phả họ Nguyễn ở xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm (Hà Nội); thủy tổ là Đào Quý Công, hiệu Thủ Phận, Tiến sĩ triều Lê, quán xã Phù Đổng, huyện Tiên Du, trấn Kinh Bắc, con thứ của Phò mã Đào Tướng công vì gia biến, nên chuyển tới làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì; đến đời Phú Khiên, chuyển về Đông Ngạc đổi thành họ Nguyễn
751. . = Đại Bảo tam niên Nhâm Tuất khoa Tiến sĩ đề danh kí / Người soạn: Thân Nhân Trung, học vị: Tiến sĩ khoa Kỷ Sửu (1469), chức vị: Hàn lâm viện Thừa chỉ, Đông các Đại học sĩ. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1484. - 1 mặt ; 102x147 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 53 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 2000 chữ
Hoàng thượng Lê Thái Tông năm Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) mở khoa thi Hội và lấy 33 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ lấy đỗ 3 người (Trạng nguyên Nguyễn Trực, Bảng nhãn Nguyễn Như Đổ, Thám hoa Lương Như Hộc), hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân lấy đỗ 7 người, hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân lấy đỗ 23 người. Khoa thi này có tới 4 vị đỗ đạt là người Hà Nội, vinh hạnh thay Trạng Nguyên Nguyễn Trực là người đầu tiên được khắc tên trên bảng vàng ở Văn miếu Quốc Tử giám
752. . = Đại Mỗ Nguyễn tộc phả / Nguyễn Quý Hiệp soạn. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 58 tr. ; 30 x 20 cm
1 bản viết
Gia phả họ Nguyễn Quý ở xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm (Hà Nội), từ Lễ Tâm Công đến Nguyễn Quý Năng, gồm 7 đời. Họ này có 3 đời phong là Đại vương là Tiến sĩ Quốc Lão Nguyễn Quý Đức, Hoàng giáp Quốc Sư Đại Vương Nguyễn Quý Ân và Quốc sư công vị Đại vương Nguyễn Quý Năng là Nguyễn Quý Mậu, làm Hồng Lô tự khanh
753. . = Đại Việt tiến sĩ lược biên. - [s.l.] : [s.n.], [????]. -
Bản liệt kê họ tên những người thi đỗ Tiến sĩ ở các địa phương trong cả nước Việt Nam (trong đó có Hà Nội), xếp theo từng dòng họ. Dòng họ nào thi đỗ nhiều xếp trước, thi đỗ ít xếp sau. Những trường hợp đặc biệt như cha con đồng khoa, chú cháu đồng khoa, anh em đồng khoa v.v, đều được ghi ra đầy đủ. Phần sau là Từ Liêm huyện danh hiền lục, liệt kê họ tên người thi đỗ ở các xã trong huyện. Đây là tài liệu quý để tìm hiểu về sự tôn vinh và khuyến học, khuyến tài của cha ông ta
754. . = Đại Việt đỉnh nguyên phật lục / Cổ Nam Thượng Vọng Hiếu Liêm Nguyễn Sư Hoàng biên soạn và viết tựa. - [s.l.] : [s.n.], 1911. - 104 tr. ; 29 x 21 cm
2 bản viết. - 1 tựa
Tiểu sử và truyền thuyết 46 người đỗ Trạng nguyên ở Việt Nam bắt đầu từ Nguyễn Quan Quang (đỗ khoa Bính Tuất, năm Thiên Ứng Chính Bình 15, 1246) đến Trịnh Huệ hiệu Cúc Lâm (đỗ khoa Bính Thìn, năm Vĩnh Hựu thứ 2, 1736). Thơ, câu đối của một số vị Trạng nguyên, trong đó có một số vị xuất thân ở Thăng Long - Hà Nội
755. . = Đề danh bi đình kí / Niên đại Tự Đức thứ 16 (1863). Người soạn: Lê Hữu Thanh, học vị: Hoàng giáp khoa Tân Hợi (1851), chức vị: Bố chính sứ Hà Nội; Người nhuận sắc: Đặng Tá, chức vị: Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ, Hà Nội Án sát sứ. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1863. - 1 mặt ; 81x130 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 36 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 700 chữ
Bia đề danh Tiến sĩ dựng thành 2 hàng tả hữu ở Văn miếu cố đô Thăng Long, bia khắc về các khoa thi Hội, kể từ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo đến khoa Kỷ Hợi niên hiệu Cảnh Hưng hiện còn 82 mặt bia, thất thoát nhiều so với lúc đầu. Trải qua thời gian, số bia bị mờ khá nhiều. Những tấm bia khác thì đặt rải rác phân tán. Phần lớn đã bị hoen mờ, chữ không thể đọc hết được. Vì thế ông Lê Hữu Thanh bàn với quan Chế đài và Niết đài cho làm đình lợp ngói, mỗi bên hai tòa, mỗi toà 11 gian rồi dồn các tấm bia vào đó để gìn giữ. Những tấm bia nào bị hoen mờ thì đối chiếu sách Đăng khoa lục mà khắc lại
756. . = Đức Long tam niên Tân Mùi khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Thịnh Đức thứ 1 (1653). Người soạn: Trịnh Cao Đệ, học vị: Tiến sĩ khoa Canh Dần (1650), chức vị: Hàn lâm viện Hiệu thảo; Người nhuận sắc: Dương Trí Trạch, học vị: Tiến sĩ khoa Kỷ Mùi (1619), chức vị: Lễ bộ Thượng thư kiêm Hàn lâm viện Thị giảng. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1653. - 1 mặt ; 100x152 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 34 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1500 chữ
Năm Tân Mùi niên hiệu Đức Long thứ 3 (1631), triều đình mở khoa thi Hội lấy 5 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ 1 người, hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 2 người, hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân 2 người. Khoa thi này có 2 vị người Thanh Trì và Cầu Giấy, Hà Nội, tên tuổi và quê quán được khắc vào bia đá để lưu truyền hậu thế, khích lệ con cháu nỗ lực học tập