301. Phát hiện một quả chuông thời Tây Sơn ở chùa Tương Mai (Hà Nội) / Dương Ninh Sáu, Đào Quế Hương // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995. - 1996. - Tr. 320-321
Trong quá trình khảo sát thực tế, các tác giả đã phát hiện được một quả chuông đồng thời Tây Sơn ở chùa Tương Mai, số nhà 23 đường Trương Định, phường Tương Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Quả chuông hiện được treo trên xà nách phía bên phải tòa tiền đường của chùa. Đây là một quả chuông có kích thước tương đối lớn, chiều cao toàn bộ là 128 cm, đường kính đế chuông 65 cm, chu vi giữa thân chuông là 154 cm
302. PHÍ THỊ HẰNG. Bài học về giải quyết việc làm trong quá trình đô thị hoá ở Từ Liêm / Phí Thị Hằng // Tạp chí Lao động và Xã hội. - 2006. - Số 296. - Tr. 42-44
Nêu giải pháp về việc giải quyết việc làm cho người lao động trong quá trình đô thị hoá ở huyện Từ Liêm, Hà Nội
303. PHÍ THỊ HẰNG. Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá Từ Liêm, Hà Nội / Phí Thị Hằng // Lý luận chính trị. - 2006. - Số 10. - Tr. 46-49
Phân tích thực trạng việc làm mà huyện Từ Liêm đang phải đối mặt trong quá trình đô thị hóa, bài viết trình bày cách tháo gỡ khó khăn để tạo việc làm cho những lao động nhàn rỗi ở địa bàn Từ Liêm, một vùng ven đô có tốc độ quy hoạch cao
304. PHILIPPE PAPIN. Des "Villages dans la ville" aux "Villages urbains" L' : Luận án TS Lịch sử / Philippe Papin. - Paris : Knxb., 1997. - 737tr : ảnh, bản đồ, hình ; 32cm + 1 bản tóm tắt
Chính văn bằng tiếng Pháp. Đóng thành 2 tập
Quá trình phát triển mở rộng đô thị hóa ở Hà Nội và các vùng, khu vực ngoại thành cũng như hệ thống quyền lực cai trị
305. PHONG CHÂU. Một số vấn đề về lịch sử thủ đô Hà Nội / Phong Châu // Tổ quốc. - 1959. - Số 128. - Tr. 19-20
Bàn về vấn đề Hà Nội có phải là Long Biên không? Bài viết gồm hai phần: 1. Theo 'Địa dư chí' của Nguyễn Trãi (1435), Long Biên bắt đầu có từ đời Đông Hán niên hiệu Hán An (142-143), được xây dựng năm 208. - Bài viết của ông Hương Nhu đăng trong báo 'Văn học' số 5 này 5-7-1958 căn cứ vào sách 'Thuỷ kinh chú', cũng cho rằng Long Biên là Hà Nội ngày nay. 2. Nếu Long Biên là thành Hà Nội thì thành Hà Nội ra đời từ năm Đông Hán (208). - Theo 'Sử lược bị khảo' và các cứ liệu khác bài viết cho rằng Long Biên không thể là Hà Nội ngày nay
306. PHÙNG THÀNH CHỦNG. Thăng Long tứ trấn / Phùng Thành Chủng // Văn hoá dân gian. - 2006. - Số 5 (107). - Tr. 74-76
Về cụm từ "Thăng Long tứ trấn" hiện nay vẫn tồn tại hai cách hiểu: Đó là bốn ngôi đền thiêng trấn giữ bốn mặt kinh thành Thăng Long. Đó là bốn kinh trấn hay còn gọi là nội trấn bao quanh kinh thành Thăng Long: Kinh Bắc, Sơn Nam, Hải Dương và Sơn Tây. Vậy, cách hiểu nào là đúng, cách hiểu nào là sai?. Để trả lời câu hỏi trên, bài viết dẫn bốn ngôi đền và bốn kinh trấn được nói ở trên: 1. Tứ trấn (bốn ngôi đền): đền Trấn Vũ, đền Kim Liên, đền Bạch Mã, đền Voi Phục; 2. Tứ trấn (bốn kinh trấn hay nội trấn). Để kết luận tác giả viết "Trong từng trường hợp cụ thể, nếu "trấn" (trong cụm từ "Thăng Long tứ trấn") được hiểu theo nghĩa gốc thì đó là bốn ngôi đền, còn nếu được hiểu theo nghĩa phát sinh thì đó là bốn kinh trấn
307. PHƯƠNG KIẾN QUỐC. Công tác tư tưởng trong quá trình đô thị hoá trên địa bàn quận Cầu Giấy / Phương Kiến Quốc // Tư tưởng Văn hoá. - 2006 -số 10. - Tr. 35-36, 39
Cầu Giấy là địa bàn mới của Tp., dân lao động tứ xứ nhiều, tốc độ xây dựng nhanh, vì thế việc quản lý tư tưởng trong quá trình đô thị hoá là quan trọng và cần thiết
308. PHƯƠNG KIẾN QUỐC. Đổi mới phương pháp dạy và học lý luận chính trị ở Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận Cầu Giấy / Phương Kiến Quốc // Tư tưởng Văn hoá. - 2007 - Số 4. - Tr. 53-55
Đánh giá về việc đổi mới phương pháp dạy và học lý luận chính trị ở Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận Cầu Giấy, với nhiều nét đột phá mang lại hiệu quả thiết thực
309. PHƯƠNG THẢO. Giám định tư pháp ở Hà Nội hoạt động bổ trợ quan trọng của công tác tư pháp / Phương Thảo // Xã hội học. - Số 3. - Tr. 5-6
Đánh giá cao hoạt động giám định pháp y ở Hà Nội, đây là hoạt động bổ trợ quan trọng cho việc xét xử của ngành tư pháp nói chung và Hà Nội nói riêng
310. PHƯƠNG THẢO VŨ. Nhớ về ngôi mộ ở "Chợ Âm Phủ" Hà Nội / Phương Thảo Vũ // Xưa nay. - 2005. - Số 240. - Tr. 22-23
Chợ Âm Phủ là nơi yên nghỉ của các chiến sĩ cách mạng đã hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc và Hà Nội trong đợt chống Pháp tháng 12 năm 1946, nay đã trở thành khu mua bán của dân các quận xung quanh khu Hoàn Kiếm. Tác giả tưởng nhớ tới các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh nơi đây, để thủ đô được sống trong hoà bình ngày hôm nay
311. PRADES, J. Inventaire des plantations de la ville de Hanoi en 1910-1911 / J. Prades. - H. : Impr. Tonkinoise, 1921. - 35p. ; 22cm
Bản kiểm kê các cây trồng ở Hà Nội năm 1911; gồm các cột: tên đường, phố, tên loài gỗ (tên khoa học, tên ta); kích cỡ (chiều cao, đường kính); các nhận xét
312. PV. Về Hoàng Thành Thăng Long / PV // Tạp chí Hán Nôm. - 2004. - Số 4 (65). - Tr. 82-83
Giới thiệu về di tích Hoàng Thành Thăng Long và những vấn đề đang được 7 tiểu ban của dự án khai quật Hoàng Thành Thăng Long nghiên cứu. Qua các dấu tích kiến trúc và các hiện vật khảo cổ, các thông tin trong thư tịch cổ hiện thu thập được, các nhà khoa học đều nhất trí khẳng định: khu vực khai quật hiện nay là nằm trong khu vực Hoàng Thành và Cấm Thành thời Lý - Trần - Lê
313. QUÁCH TÁM. Hà Nội - Thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam / Quách Tám. - Kđ. : Knxb., 1984. - 6-10
Tự hào về Thăng Long - Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến, gắn với nhiều chiến công oanh liệt trong lịch sử, nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh và người Hà Nội thanh lịch, xứng danh là thủ đô của đất nước Việt Nam anh hùng
314. QUANG HUY. Chuyện về lũ trẻ bán hàng đêm ở Hà Nội / Quang Huy // Tạp chí Thông tin tài chính. - 1999. - Số 1. - Tr. 29
Thông qua những câu chuyện và hình ảnh lũ trẻ bán hàng đêm ở Hà Nội, tác giả bài viết bàn về giải pháp xử dụng lao động trẻ em thế nào cho đúng luật và hợp lý
315. QUẢNG VĂN. Non nước Hà Nội / Quảng Văn. - H. : Nxb. Hà Nội, 2009. - 310tr. ; 21cm
Giới thiệu tổng quan về lịch sử hình thành Hà Nội, những đặc điểm kinh tế, văn hoá, giáo dục, hành chính. Những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử chính của Hà Nội. Danh mục đơn vị hành chính, chùa chiền và các trường đại học
316. Quyết định của Đảng bộ thành phố Hà Nội sau ngày giải phóng thủ đô // Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam. - 2005. - Số 5. - Tr. 155-156
Tìm hiểu quyết định của Đảng bộ thành phố Hà Nội sau ngày giải phóng thủ đô, trong các hoạt động tái thiết và xây dựng thành phố, cũng như các hoạt động liên quan đến sự phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội
317. REGINA ABKAMI. Kinh tế nông thôn, một số ghi nhận về những mối quan hệ xã hội và nghiên cứu xã hội học về những người lao động và buôn bán rong tại Hà Nội / REGINA ABKAMI // Xã hội học. - 1997. - Số 4. - Tr. 55-69
Nhìn nhận và đánh giá của một nhà xã hội học nước ngoài về kinh tế nông thôn ở Hà Nội qua việc nghiên cứu khảo sát những người lao động và buôn bán rong tại Hà Nội
318. Sách nói về thành phố Hà Nội. - H. : Nhật Nam, 1932. - 118tr : minh hoạ
Tổng quan về thành phố Hà Nội, bao quát cả về văn hoá vật chất và tâm linh
319. SƠN HÀ. Những triều đại định đô ở Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội / Sơn Hà // Toàn cảnh sự kiện dư luận. - 1999. - Số Tháng 10 (111). - Tr. 41
Cung cấp thông tin về các triều đại đã từng định đô tại Thăng Long đó là các triều đại Lý, Trần và Lê
320. TARDIEU, JEAN. Thư Hà Nội gửi Roger Martin Du Gard / Jean Tardieu ; Đặng Thị Hạnh dịch. - Tái bản. - H. : Phụ nữ, 2005. - 125tr. ; 19cm
Dịch theo bản tiếng Pháp
Bức thư kể về cuộc sống của người dân Hà Nội những năm 30 của thế kỉ 20 dưới chế độ thuộc Pháp
321. Tây Hồ chí / Dịch giả: Trần Thanh Đạm. - Sài Gòn : Bộ Quốc gia Giáo dục, 1962. - 83 + [5] tr. ; 22 cm
Giới thiệu lịch sử và địa dư vùng Tây Hồ (bản dịch tiếng Việt), Hà Nội, sự kiện lịch sử và những đổi thay trên mảnh đất đế đô
322. Tên phố mới thành phố Hà Nội. - H. : Impr. Đức Minh, 1951. - 38tr
Giới thiệu về lịch sử Hà Nội thông qua các con đường và tên gọi của chúng
323. THÁI QUỲNH. Đường, phố thủ đô Hà Nội mang tên các nữ danh nhân / B.s.: Thái Quỳnh, Lam Châu. - H. : Thanh niên, 2007. - 100tr. ; 20cm
Giới thiệu những con đường, ngõ phố Hà Nội gắn liền với lịch sử, gắn liền với những người phụ nữ đã làm nên lịch sử của dân tộc. Mỗi con đường mang tên một nữ danh nhân để vinh danh họ, mỗi danh nhân đều gắn với một sự kiện lịch sử của đất nước
324. Thành cổ Hà Nội. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Trẻ, 2006. - 16tr. ; 19x19cm. - (Học từ Di sản cha ông. Bộ sách Di tích lịch sử văn hoá - Danh thắng : Dành cho học sinh)
Giới thiệu về di tích lịch sử thành cổ Hà Nội, sự kiện lịch sử và thay đổi tên gọi qua các triều đại
325. Thăng Long - diện mạo và lịch sử / Ngọc Tú s.t., tuyển chọn. - H. : Lao động, 2006. - 327tr. ; 19cm
Giới thiệu diện mạo thủ đô Hà Nội qua tiến trình lịch sử từ khi dựng nước đến nay qua cảnh quan đô thị, văn hóa truyền thống, danh thắng, con người, xã hội của thủ đô Hà Nội
326. Thăng Long - Hà Nội / Hoàng Tùng, Lưu Minh Trị chủ biên. - H. : Chính trị quốc gia, 1995. - 427tr: ảnh tư liệu ; 22cm
Giới thiệu tổng quan về Hà Nội từ vị trí địa lý, lịch sử Thăng Long - Đông Đô - Đông Kinh - Hà Nội trong các thế kỷ từ XI đến XIX; Hà Nội sau giải phóng và định hướng phát triển đến năm 2000 và 2010
327. Thăng Long Hà Nội / Lưu Minh Trị, Hoàng Tùng đồng chủ biên. - H. : Chính trị Quốc gia, 1999. - 522 tr. ; 22 cm
Sách gồm 8 chương, bao quát đầy đủ các mặt của Hà Nội từ xưa cho đến nay, trên các bình diện: văn hoá, lịch sử, địa lý, chính trị và kinh tế. Định hướng phát triển Hà Nội trong tương lai
328. Thăng Long - Hà Nội = Landscape and Architectural heritage=Paysage et patrimoine Architectural : Thắng cảnh và di sản kiến trúc. - H. : Thanh niên, 2000. - 170tr : ảnh ; 25cm
ĐTTS ghi: Uỷ ban nhân dân Tp. Hà Nội. Chính văn bằng 3 thứ tiếng: Việt-Anh-Pháp
Giới thiệu về Thăng Long - Hà Nội một vùng đất thiên nhiên giàu đẹp với hàng nghìn năm lịch sử cùng một số di sản kiến trúc chủ yếu của Hà Nội và vùng phụ cận
329. Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến / Hồ Phương Lan tuyển chọn, giới thiệu. - H. : Lao động, 2009. - 622tr. ; 24cm. - (Sách kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội)
Giới thiệu tổng quan về giá trị lịch sử, văn hoá Thăng Long - Hà Nội qua các thời kì lịch sử, bao gồm: di tích lịch sử, những công trình kiến trúc tiêu biểu và danh nhân đất Thăng Long - Hà Nội
330. Thăng Long vọng ngàn sau / Song Đào Ngọc Cách s.t., b.s. - Tái bản, có sửa chữa, bổ sung. - H. : Văn học, 2009. - 217tr. ; 19cm
Bút danh tác giả là: Kim Cổ
Giới thiệu lịch sử địa danh, con người, truyền thuyết,... của đất Thăng Long xưa
331. Tiềm năng và giá trị lịch sử Thăng Long - Hà Nội ngàn năm : Những vấn đề nghiên cứu - tổng kết / Lưu Minh Trị b.s. - H. : Nxb. Hà Nội, 2001. - 207tr : 44 tờ ảnh màu ; 21cm
Trình bày tổng quát về địa lý tự nhiên và lịch sử Thăng Long - Hà Nội, cùng với những vấn đề cần đi sâu nghiên cứu tổng kết trên từng lĩnh vực chính trị kinh tế, quân sự, văn hoá, giáo dục, y tế và pháp luật v.v.
332. Tìm hiểu Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội // Văn hoá nghệ thuật. - 1994. - Số 10 (124). - Tr. 11
Khái quát về lịch sử Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, những biến động lịch sử và các sự kiện quan trọng
333. TOÀN VŨ. Hà Nội bước đầu thực hiện công tác kế toán tư nhân / Toàn Vũ // Dân chủ & pháp luật. - 1993. - Số chuyên đề về Luật thuế. - Tr. 7
Thông tin về việc Hà Nội bước đầu thực hiện công tác kế toán tư nhân, kinh nghiệm và giải pháp
334. TÔ THỊ HẠNH. Hà Nội với những giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển nhà ở theo mô hình dự án / Tô Thị Hạnh // Tạp chí Giáo dục Lý luận. - 2006. - Số 9. - Tr. 33-38
Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thủ đô, Hà Nội đã có nhiều dự án nhà ở do nhà nước và các tổ chức quốc tế, cũng như tư nhân thực hiện, nhiều giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển nhà ở theo mô hình dự án đã ra đời làm cho bộ mặt thủ đô ngày càng thay đổi
335. TÔ THỊ TOÀN. Một số vấn đề định hướng quy hoạch cải tạo phố cổ Hà Nội : Luận án PTS KH Kỹ thuật : 2.17.05 / Tô Thị Toàn. - H. : Knxb., 1996. - 156tr., Phụ lục ảnh ; 32cm + 1 bản tóm tắt
T.m. cuối chính văn
Tổng quan tình hình nghiên cứu quy hoạch cải tạo phố cổ trong và ngoài nước; Sự hình thành Hà Nội và phố phường Hà Nội cổ; Nghiên cứu đề xuất một số định hướng quy hoạch cải tạo phố cổ Hà Nội
336. TÔN THIỆN CHIẾU. Cuộc điều tra 'phân tầng xã hội ở thủ đô' đã được tiến hành như thế nào? // Xã hội học. - 1992. - Số 4. - Tr. 58-61
Khảo sát, điều tra xã hội học về vấn đề 'phân tầng xã hội ở thủ đô'đã được tiến hành dựa trên nguyên tắc khoa học, hiệu quả và chính xác
337. Tổng tập nghìn năm Văn hiến Thăng Long / B.s.: Vũ Văn Phái, Trần Nghi, Ngô Quang Toàn... - H. : Văn hoá Thông tin ; Trọn bộ 4 tập. - 32cm
T.2. - 2008. - 2848tr.
Tập hợp các bài nghiên cứu về lịch sử Thăng Long - Hà Nội từ sau khi thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc tới nay, nội dung sắp xếp theo các vấn đề: lịch sử pháp luật các triều đại phong kiến Việt Nam, lịch sử Đảng, Quốc hội, Chính phủ, giáo dục, khoa học kĩ thuật và văn hoá
338. TỐNG TRUNG DIỆU. Một số kết quả nghiên cứu mới về khu di tích hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu / Tống Trung Tín // Thông tin Khoa học Xã hội. - 2007. - Số 3. - Tr. 7-14
Báo cáo một số kết quả nghiên cứu mới về khu di tích hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu, chi tiết về số hiện vật thu được, các lớp văn hoá khai quật dưới lòng đất, .. cho phép đoán định vị trí của Hoàng thành Thăng Long
339. TỐNG TRUNG TÍN. Hệ thống vật liệu xây dựng ở Kinh đô Thăng Long qua các đợt khai quật Đoan Môn, Bắc Môn và Hậu Lâu / Tống Trung Tín // Khảo cổ học. - 2000. - Số 4. - Tr. 27-52
Các tác giả bước đầu hệ thống các loại hình vật liệu xây dựng của thành Thăng Long tại các địa điểm Đoan Môn, Bắc Môn, Hậu Lâu qua các thời. Hệ thống này bao gồm chủ yếu là đồ đất nung và một ít đồ đá. Thông qua đó, tác giả cũng đã đưa ra vài nét về các kiến trúc thành Thăng Long qua các thời kỳ
340. TỐNG TRUNG TÍN. Hoạt động khảo cổ học năm 2001 : Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2001 / Tống Trung Tín // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2001. - 2002. - Tr. 9-17
Từ tháng 9 năm 2000 đến 9 năm 2001 ban tổ chức Hội nghị khảo cổ học đã nhận được 381 bài thông báo khảo cổ học, nội dung các bài viết thông tin về những phát hiện tư liệu mới của ngành khảo cổ học. Tác giả bài viết điểm lại những kết quả hoạt động khảo cổ học trong năm 2001 qua các thời đại: thời đại đá, thời đại kim khí, khảo cổ học lịch sử, Óc Eo - Champa
341. TỐNG TRUNG TÍN. Kết quả thăm dò khảo cổ học Đoan Môn, Bắc Môn, Hậu Lâu, 62-64 Trần Phú và vấn đề vị trí, qui mô của Hoàng thành Thăng Long thời Lý Trần - Lê / Tống Trung Tín // Khảo cổ học. - 2004. - Số 4. - Tr. 10-20
Báo cáo kết quả thăm dò khảo cổ học Đoan Môn, Bắc Môn, Hậu Lâu, 62-64 Trần Phú và vấn đề vị trí, qui mô của Hoàng thành Thăng Long thời Lý Trần - Lê
342. TỐNG TRUNG TÍN. Vài nét về giá trị của các phát hiện khảo cổ học từ năm 1998 đến năm 2002 trong việc nghiên cứu kinh đô Thăng Long / Tống Trung Tín // Thông tin Khoa học Xã hội. - 2003. - Số 9 (249). - Tr. 17-22
Trình bày và phân tích giá trị của các phát hiện khảo cổ học từ năm 1998 đến năm 2002 trong việc nghiên cứu kinh đô Thăng Long, mảnh đất ngàn năm văn hiến đã chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử trong suốt quá trình hình thành và phát triển
343. TRẦN ANH TUẤN. Thư tịch chú giải lịch sử Việt Nam qua tạp chí Revue Indochinoise (1893-1925) / Trần Anh Tuấn // Sử địa. - 1973. - Số 25. - Tr. 196-249
Đây là cuốn tạp chí được xuất bản tại Hà Nội vào năm 1893, là cuốn tạp chí chuyên nghiên cứu và tìm hiểu về Đông Dương. Là một bán nguyệt san có tính chuyên nghiệp cao về các tư liệu lịch sử, ghi nhận những sinh hoạt của người Pháp tại Việt Nam. Tạp chí ghi chép lại các giai đoạn của công cuộc đánh chiếm và cai trị của người Pháp ở Việt Nam, trong đó có Hà Nội
344. TRẦN ÁNH NGUYỆT. Ba chuyển biến nổi bật trong công tác quản lý tài chính, ngân sách xã trên địa bàn Tp. Hà Nội / Trần Ánh Nguyệt // Tạp chí Thông tin kinh tế. - 2000. - Số 9 (199). - Tr. 14
Thông tin về ba chuyển biến nổi bật trong việc triển khai quản lý tài chính và ngân sách tới địa bàn xã ở Hà Nội
345. TRẦN BẠCH ĐẰNG. Phát hiện Hoàng thành Thăng Long dưới lòng đất thành tựu số một của khoa học lịch sử Việt Nam / Trần Bạch Đằng // Khảo cổ học. - 2006. - Số 1. - Tr. 68-69
Cuộc khai quật Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu đã phát hiện bằng chứng về một nền văn hoá dân tộc, phản ánh quá trình phát triển của một dân tộc có bề dày lịch sử, bao gồm từ quy hoạch, thiết kế đến kỹ năng xây dựng
346. TRẦN ĐỨC PHƯƠNG. Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm ở Hà Nội / Trần Đức Phương // Tạp chí Thị trường Giá cả. - 2001. - Số Tháng 4. - Tr. 31
Nêu giải pháp quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm ở Hà Nội
347. TRẦN HÙNG. Thăng Long - Hà Nội mười thế kỷ đô thị hoá / Trần Hùng, Nguyễn Quốc Thông. - H. : Xây dựng, 1995. - 280tr : minh hoạ ; 27cm
Đầu trang tên sách ghi: Trung tâm Nghiên cứu kiến trúc
Khái quát về tình hình đô thị hoá ở Việt Nam nói chung và kiến trúc đô thị ở Hà Nội nói riêng. Khung cảnh thiên nhiên, xã hội của quá trình đô thị hoá trên địa bàn Hà Nội. Các giai đoạn đô thị hoá. Triển vọng phát triển đô thị Hà Nội trong tương lai
348. TRẦN HUY BÁ. Đông Hà hay Ô Quan Chưởng / Trần Huy Bá // Tổ quốc. - 1963. - Số 12. - Tr. 27-28
Ô Quan Chưởng một cửa ô nằm ở phố Hàng Chiếu, Hà Nội. Căn cứ vào bản đồ vẽ năm 1891 và tấm bia hiện còn ở đình Đông Hà dựng năm Tự Đức thứ 8 (1855) thì Quan Chưởng xưa gọi là ô Đông Hà, vì có một người khách thường họ Quan tên Chưởng đã bỏ ra nhiều tiền đóng góp xây cửa ô này nên dân phố nhớ công ơn mà đặt tên là ô Quan Chưởng
349. TRẦN HUY BÁ. Huyện Thọ Xương với thành phố Hà Nội / Trần Huy Bá // Tri tân. - Số 108. - Tr. 14
Giới thiệu lịch sử, địa dư, các danh nhân của huyện Thọ Xương ngày xưa, và mối quan hệ của huyện này với thành phố Hà Nội (có kèm bản đồ để tiện việc tra cứu)
350. TRẦN HUY BÁ. Thử bàn về vị trí thành Thăng Long đời Lê / Trần Huy Bá // Nghiên cứu lịch sử. - 1959. - Số 6. - Tr. 77-81
So sánh tấm bản đồ do Lê Đức Lộc, Nguyễn Công Tiến vẽ ngày 15-5 năm Minh Mạng thứ 12 (24-6-1831) với các tấm bản đồ khác, khảo cứu các sử sách có liên quan đến vết tích thành Thăng Long như: 'Thông giám cương mục', 'Bắc thành địa dư', 'Đại Việt sử ký', 'Thiền uyển tập anh ngữ lục',... bài viết xác định lại 7 địa điểm trong thành Thăng Long cũ: 1. Núi Thái Hoà. 2. Chùa Chân Giáo. 3. Khu di chỉ các cung Long Thụy, Thúy Hoa. 4. Làng Ngọc Hà. 5. Cửa Bảo Khánh. 6. Các hồ, đê. 7. Các làng: Hữu Tiệp, Vĩnh Phúc, Liễu Giai... Qua đó tìm lại các khu vực chính của nội thành Thăng Long đời Lý, Trần, Lê
351. TRẦN HUY BÁ. Thử tìm vị trí phủ chúa Trịnh / Trần Huy Bá // Nghiên cứu lịch sử. - 1960. - Số 11. - Tr. 35-38
Dựa vào những ghi chép về vị trí phủ chúa Trịnh trong các sách: 'Tang thương ngẫu lục', 'Đại Nam nhất thống chí', 'Lê quý Thăng Long thành đồ',... bài viết xác định vị trí của phủ chúa Trịnh hồi xưa là khu hậu quân đồn: - Phía đông là gần phố Bà Triệu. - Phía tây là gần trụ sở đảng Dân Chủ và xóm Hạ Hồi. Phía nam là gần phố Ngô Văn Sở và ngõ xóm Hạ Hồi. - Phía bắc gần phố Lý Thường Kiệt. Ngoài ra còn nêu tên các địa điểm có ý nghĩa lịch sử ở quanh vùng như: Bãi tập, nền kho, Cầu Bạch, Hồ Voi, Nền Phủ, Hồ Vũng
352. TRẦN HUY DỤNG. Nghiên cứu xây dựng các phân đội chuyên môn của tự vệ y tế các quận huyện thuộc quân khu Thủ đô : Luận án TS Y học : 3.01.12 / Trần Huy Dụng. - H. : Knxb., 1998. - 156tr ; 32cm + 1 bản tóm tắt
T.m. cuối chính văn
Khảo sát về lực lượng, khả năng chuyên môn y tế các quận, huyện thuộc thủ đô Hà Nội. Xây dựng mô hình mới về tổ chức tự vệ y tế gồm các phân đội chiến đấu và phân đội chuyên môn cấp cứu, phẫu thuật và vệ sinh phòng dịch. Đề xuất một số phương hướng nhiệm vụ
353. TRẦN KIM XUYẾN. Bước đầu nhận xét về thái độ lao động của thanh niên công nhân Thủ Đô // Xã hội học. - 1985. - Số 2. - Tr. 77-81
Nghiên cứu xã hội học về thái độ đối với lao động của công nhân trong độ tuổi thanh niên ở Hà Nội, nêu giải pháp động viên khuyến khích họ tích cực hơn trong sản xuất
354. TRẦN KINH HOÀ. Khảo cứu về danh xưng Giao Chỉ / Trần Kinh Hoà // Đại học. - 1959. - Số 15. - Tr. 175-217
Khảo về hai chữ Nam Giao và Giao Chỉ; các thuyết giải thích về danh xưng Giao Chỉ: danh xưng liên quan đến tập tục kỳ dị, liên quan đến cấu tạo ngón chân của người địa phương, Kẻ chợ - tục danh Hà Nội với danh xưng Giao Chỉ; nguyên nghĩa tên Giao Chỉ có lẽ là xứ cá sấu
355. TRẦN LÊ SÁNG. Thêm một số tư liệu quý từ bản lưu gốc của bộ phả họ Nguyễn Đông Tác / Trần Lê Sáng, Nguyễn Đông Hà // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998. - 1998. - Tr. 370-372
Đại tá Nguyễn Hải Trừng quê ở làng Trung Tự, Đông Tác cũ (nay thuộc phường Kim Liên và Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội) khi nghỉ hưu thấy tộc phả bị thất lạc đã quyết tâm sưu tầm biên tập lại. Ông được các cụ trong họ trao cho 1 số tài liệu cất giữ từ lâu, trong đó có bộ 'Đông Tác Nguyễn Thị Toàn phả' viết bằng chữ Hán. Sách dày 418 trang, giấy bản khổ 16 x 27cm. Tác giả là Tiến sĩ Nguyễn Văn Lý (1795 - 1868) tổ đời thứ 11 của dòng họ đã dụng công trong 20 năm, làm xong năm 1843 tới năm 1865 sửa chữa bổ sung và lưu lại cho dòng họ. Bản lưu gốc của bộ phả họ Nguyễn Đông Tác có nhiều tư liệu khách quan giúp hiểu rõ hơn về quốc sư Nguyễn Hy Quang cũng như về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc cùng một số vấn đề lịch sử khác về thời kỳ đó
356. TRẦN NGHI. Nguồn gốc và lịch sử tiến hóa địa chất hồ Hoàn Kiếm / Trần Nghi, Đinh Xuân Thành // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000. - 2001. - Tr. 128-134
Các tác giả đã trình bày 2 vấn đề: Trầm tích Holocene khu vực Hà Nội và đặc điểm trầm tích và địa hóa Hồ Hoàn Kiếm. Kết luận: Hồ Hoàn Kiếm là một dạng ô trũng trên bãi bồi thấp phía hữu ngạn sông Hồng, chúng được tạo thành cách đây khoảng 3000 năm khi lòng sông Hồng bị dịch chuyển lên phía đông bắc Hà Nội. Trầm tích đáy hồ chủ yếu là sét pha bùn và cát. Hồ Hoàn Kiếm nguyên là một bộ phận liên thông với hệ thống sông Tô Lịch chảy ngoằn ngoèo
357. TRẦN QUỐC VƯỢNG. Bàn thêm về thành Thăng Long thời Lý Trần / Trần Quốc Vượng // Nghiên cứu lịch sử. - 1966. - Số 85. - Tr. 35-45
Khảo cứu các thư tịch cổ Việt Nam và Trung Quốc để tìm hiểu về: 1. La Thành và Đại La Thành thời thuộc Đường. 2. Thành Thăng Long thời Lý Trần. Qua đó nhận định: Địa điểm Hà Nội được ghi đầu tiên trong lịch sử là một thành lũy chiến đấu của Lý Bí được dựng năm 545 ở cửa sông Tô Lịch, tức là khu đông dân bậc nhất của Hà Nội ngày nay. Điều này chứng tỏ ngay vào thời kỳ đó Hà Nội đã có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Thành Thăng Long đời Lý vẫn giữ nguyên vẹn vị trí cũ cho đến đời Nguyễn. Kinh thành Thăng Long cũ bao gồm Hoàng thành cùng khu buôn bán về phía đông giáp với sông Hồng, khu nông nghiệp về phía tây đã được hình thành ngay từ thời Lý
358. TRẦN QUỐC VƯỢNG. Cổ Loa mùa điền dã khảo cổ học 1988 / Trần Quốc Vượng, Hoàng Văn Khoán, Nguyễn Chiều // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1988. - 1990. - Tr. 209-211
Thông báo kết quả đợt điền dã khảo cổ học năm 1988 của sinh viên trường Đại học Tổng hợp. Đoàn đã khảo sát toàn bộ vết tích của các dòng chảy ở khu vực Cổ Loa, phát hiện và khai quật chữa cháy ngôi mộ đất Đầm Cả, khai quật ngôi mộ gạch Mả Cơ, lò gốm cổ ở Đồng Thụt, đào thám sát Bãi Miếu, khảo sát thành Cổ Loa
359. TRẦN QUỐC VƯỢNG. Dặm dài đất nước - Những vùng đất, con người, tâm thức Việt Nam : 2 tập / Trần Quốc Vượng. - Huế : Nxb. Thuận Hoá ; 21 cm
T. 1. - 2006. - 243 tr.
Sách gồm 2 tập, giới thiệu các bài viết, luận văn khoa học về những vùng đất, con người và tâm thức người Việt, tập I này gồm những chuyên khảo liên quan đến vùng đất, con người ở các tỉnh phía Bắc, thủ đô Hà Nội và các vùng phụ cận như: Cao Bằng, Bắc Thái, Kinh Bắc, Xứ Đông, Xứ Đoài,...
360. TRẦN QUỐC VƯỢNG. Đào khảo cổ những ngôi mộ cổ ở Triều Khúc / Trần Quốc Vượng // Khảo cổ học. - 1973. - Tr. 120-132
Báo cáo sơ bộ việc khai quật khu mộ cổ Triều Khúc. Tại đây phát hiện được 9 ngôi mộ và 57 hiện vật chôn theo. Các ngôi mộ này có kích thước, hình dáng, kết cấu, gạch xây tương tự như nhau, do đó có thể xếp các ngôi mộ này vào cùng một thời là thời Đường
361. TRẦN QUỐC VƯỢNG. Đào khảo cổ ở di chỉ Gò Cây Táo / Trần Quốc Vượng // Khảo cổ học. - 1973. - Tr. 138-143
Tháng 2/1972 Trường ĐHTH khai quật di chỉ Gò Cây Táo (Triều Khúc - Thanh Trì - Hà Nội). Bài viết giới thiệu sơ lược cuộc khai quật này. Diện tích khai quật là 500m2, tầng văn hoá mỏng chỉ dày 15 - 30cm. Hiện vật thu được gồm công cụ sản xuất và đồ trang sức
362. TRẦN QUỐC VƯỢNG. Hà Nội đất ngàn năm văn vật / Trần Quốc Vượng // Văn hóa nghệ thuật. - 1972. - Số 22. - Tr. 13-16
Khảo cứu qua các sách: Thượng kinh phong vật chí, Hoàng Lê nhất thống chí, Tang thương ngẫu lục... bài viết giới thiệu từng di tích lịch sử của Hà Nội: sông Hồng, Hồ Tây, Ông thánh đồng đen... và diên cách của Hà Nội từ xưa đến nay. Qua đó cho thấy: những di tích lịch sử của Hà Nội còn lại không nhiều, không đủ tiêu biểu cho tinh hoa nghệ thuật Thăng Long và hầu hết nghĩa cổ chỉ còn ở sự tích, ở địa điểm, còn nói chung đã khoác mầu áo của thế kỷ XIX, hay thậm chí thế kỷ XX. Nhưng Hà Nội với quá khứ Thăng Long, những thắng cảnh, những chi tiết ấy, là những công trình biểu hiện tính cách Việt Nam, tính cách Hà Nội
363. TRẦN QUỐC VƯỢNG. Hà Nội thủ đô nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam / Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê, Đinh Xuân Lâm, .. - H. : Sự thật, 1984. - 246tr ; 27cm
Giới thiệu các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của Hà Nội. Vị trí địa lý và quá trình hình thành lịch sử thủ đô Hà Nội qua các thời kỳ
364. TRẦN QUỐC VƯỢNG. Lại bàn về vị thế Hoàng thành Thăng Long / Trần Quốc Vượng // Khảo cổ học. - 2004. - Số 4. - Tr. 5-6
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và bài viết về vị trí và qui mô của Hoàng thành Thăng Long, đây là những ý kiến của vị GS sử học đầu ngành, đánh giá về vị thế của Hoàng thành căn cứ trên điều tra thực địa và những hiện vật thu được
365. TRẦN QUỐC VƯỢNG. Trên mảnh đất ngàn năm văn vật / Trần Quốc Vượng. - H. : Nxb. Hà Nội, 2009. - 276tr. ; 21cm
Tập hợp các bài nghiên cứu của giáo sư Trần Quốc Vượng về lịch sử, vị thế địa văn hoá của Hà Nội xưa và nay, trong đó chú ý đến giao thoa văn hoá, và văn hoá ẩm thực,...
366. TRẦN QUỐC VƯỢNG. Vị thế địa - văn hóa của Hà Nội nghìn xưa trong bối cảnh môi sinh lưu vực sông Hồng và cả nước Việt Nam / Trần Quốc Vượng // Văn hoá nghệ thuật. - 1994. - Số 10 (124). - Tr. 9-1-
Nghiên cứu vị thế địa văn hoá của Hà Nội xưa trong bối cảnh môi sinh lưu vực sông Hồng với các địa phương khác trong cả nước
367. TRẦN QUỐC VƯỢNG. Xác định địa điểm Đông Bộ Đầu / Trần Quốc Vượng // Nghiên cứu lịch sử. - 1965. - Số 77. - Tr. 56-59
Khảo cứu các sách: 'Toàn thư bản kỷ', 'Việt sử lược', 'Đại Nam nhất thống chí',... bài viết nhận định: Đông Bộ Đầu là một bến sông quan trọng của thành Thăng Long, ở trên bờ sông Hồng, phía đông kinh thành, không thể ở huyện Thường Tín, phía nam kinh thành được. Đông Bộ Đầu là một khởi điểm giao thông quan trọng từ Thăng Long đến các tỉnh khác ở miền Bắc, không thể ở phía Bộ Đầu huyện Thường Tín được. Đông Bộ Đầu là một vị trí quân sự xung yếu của kinh thành Thăng Long, nơi giành giật giữa ta và giặc ngoại xâm, nơi đã ghi lại những chiến công oanh liệt của quân dân ta chống giặc ngoại xâm. Và kết luận: Đông Bộ Đầu là bến sông Hồng ở vào khoảng từ dốc Hàng Than đến dốc phố Hoè Nhai hiện nay
368. TRẦN VĂN GIÁP. Một tập văn của Nguyễn Trãi mới được phát hiện 'Ức Trai quân trung từ mệnh tập bổ biên' / Trần Văn Giáp // Tổ quốc. - 1967. - Số 8. - Tr. 53
Giới thiệu tập 'Ức Trai quân trung từ mệnh tập bổ biên' mới sưu tầm được trong đống sách cũ của Thư viện Khoa học xã hội Hà Nội. Tập sách gồm 30 bài đã có mặt trong các sách: - 12 bài trong 'Hoàng Lê hoàng các di văn', trong đó có 7 bài gửi Vương Thông, Sơn Thọ, Mã Kỳ, 2 bài gửi Mộc Thạnh (một bài đứng tên Lê Lợi, bài nữa đứng tên Trần Cảo). - Hai bài gửi Liễu Thăng 'Hoàng triều dữ minh nhân vãng phục thư tập'. - Trong tập 'Ức Trai' có bài 'Hội minh văn' mang nội dung của bản hiệp ước quốc tế, có ý nghĩa lịch sử quan trọng
369. TRẦN VĂN GIÀU. Ý nghĩa của việc phát lộ khu di tích Hoàng thành Thăng Long / Trần Văn Giàu // Khảo cổ học. - 2006. - Số 1. - Tr. 65-67
Khu di tích Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu với diện tích 19.000m2 các nhà khoa học đã bước đầu định niên đại từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 20 giữa các triều đại Đinh, Tiền, Lê, Lý, Trần, Nguyễn, từ những giá trị to lớn đó tác giả đưa ra một số ý nghĩa của việc khai quật di tích khảo cổ Thành Thăng Long. Từ đó nêu ra phương hướng bảo tồn, gìn giữ và sử dụng di tích quan trọng này
370. TRẦN VIỆT TIẾN. Về thực trạng tâm tư - nguyện vọng của công nhân lao động Hà Nội / Trần Việt Tiến // Xã hội học. - 1996. - Số 2. - Tr. 79-83
Tìm hiểu về tâm tư, nguyện vọng của những người lao động ở Hà Nội, hầu hết họ đều xuất thân từ nghèo khổ, nên muốn có việc làm ổn định để giúp đỡ gia đình
371. TRỊNH CAO TƯỞNG. Hà Nội thời đại đồng và sắt sớm / Trịnh Cao Tưởng, Trịnh Sinh. - H. : Hà Nội, 1982. - 241 tr. ; 19 cm
Nghiên cứu về địa chất, địa lý vùng Hà Nội cổ; Những địa điểm khảo cổ học; Những di vật; Vị trí của nhóm di tích khảo cổ học Hà Nội trong thời đại đồng và sắt sớm; Đời sống người Hà Nội thời đại đồng và sắt sớm
372. TRỊNH DUY LUÂN. Đôi nét về người nghèo đô thị qua một cuộc khảo sát // Xã hội học. - 1993. - Số 1. - Tr. 29-43
Khảo sát, nghiên cứu xã hội học về đời sống của tầng lớp thị dân, những người nghèo ở Hà Nội, đánh giá và nêu hướng giải quyết
373. TRỊNH ÍCH. Đặc điểm thạch học và biến chất than neogen vùng trũng Hà Nội (dải Khoái Châu - Tiền Hải) : Luận án PTS Khoa học Địa chất : 1908 / Trịnh Ích. - Bắc Thái : Knxb., 1977. - 205tr : ảnh, bảng biểu ; 32cm + 1 tóm tắt
Thư mục: tr. 166 - 181
Nghiên cứu về các đặc điểm địa chất và trầm tích chứa than và thạch học, phân loại nguồn gốc cũng như điều kiện hình thành các vỉa than vùng trũng Hà Nội. Nêu các đặc điểm hóa học - công nghệ học và biến chất của than vùng trũng Hà Nội
374. TRỊNH SINH. Giải mã dòng chữ trên trống Cổ Loa / Trịnh Sinh // Khảo cổ học. - Số 6. - Tr. 16-26
Thông báo về việc giải mã một số ký tự được viết trên trống Cổ Loa được phát hiện vào ngày 20/6/1982 ở khu vực Mả Tre. Dòng chữ Hán được khắc thành một hàng dọc bên trong lòng trống ở vị trí song song và gần mép trống. Căn cứ vào tự dạng đã xác định dòng chữ này có vào thời Tần Hán
375. Trung tâm lưu trữ quốc gia I / Chủ biên: Dương Văn Khảm. - H. : Cục Lưu trữ nhà nước, 1989. - 154 tr. ; 19 cm
Giới thiệu khái quát thành phần và nội dung những thông tin, tài liệu hiện đang lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, Hà Nội
376. Truyền thống lịch sử, văn hoá và cách mạng huyện Thanh Trì / B.s.: Mai Hồng (ch.b.), Đinh Công Vỹ, Nguyễn Tài Học. - H. : Chính trị Quốc gia, 2007. - 508tr., 16tr. ảnh ; 21cm
ĐTTS ghi: Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì
Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển, truyền thống lịch sử, văn hoá và cách mạng, những thành tựu trong công cuộc đổi mới của huyện Thanh Trì - Hà Nội
377. TRƯƠNG XUÂN TRƯỜNG. Đôi điều trình bày về sử dụng phương pháp nghiên cứu sâu trong nghiên cứu phân tầng xã hội ở Hà Nội // Xã hội học. - 1992. - Số 66-68. - Tr. 66-68
Phương pháp nghiên cứu xã hội học rất đa dạng và phong phú, tác giả bài viết này sử dụng phương pháp nghiên cứu sâu trong nghiên cứu phân tầng xã hội ở Hà Nội
378. Từ Liêm với văn hoá Thăng Long - Hà Nội / B.s.: Bùi Việt Mỹ, Nguyễn Toạ (ch.b.), Vũ Kiêm Ninh. - H. : Lao động, 2005. - 439, 17tr. ảnh ; 21cm
Giới thiệu lịch sử, các đơn vị hành chính, doanh nhân, làng nghề truyền thống, phong tục, lễ hội, di tích lịch sử và những thành tựu trong công cuộc đổi mới của huyện Từ Liêm
379. VĂN TẠO. Hà Nội thăng hoa trên một "nền ngoại giao Việt Nam - Hồ Chí Minh" rộng mở / Văn Tạo // Khoa học và Tổ quốc. - Số 11 (276). - Tr. 27-28
Đánh giá về quan hệ ngoại giao Việt Nam với thế giới, đặc biệt quan hệ ngoại giao của Hà Nội với các đối tác, thành tựu to lớn, uy tín rộng mở, bạn bè khắp năm châu biết đến một Việt Nam không chỉ anh dũng trong chiến đấu mà còn thông minh sáng tạo trong xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội
380. VĂN TÂN. Đường giao thông từ Bắc vào Thanh Hóa và Nghệ Tĩnh từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII / Văn Tân // Nghiên cứu lịch sử. - 1982. - Số 3 (204). - Tr. 52-54
Căn cứ Sử học bị khảo của Đặng Xuân Bảng, bài viết cho thấy từ thế kỷ XI nhân dân Việt Nam ở kinh đô Thăng Long muốn vào Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh có thể theo hai con đường: con đường mà năm 982 Lê Hoàn đã đi khi đem quân đánh Chiêm Thành và con đường từ Thăng Long qua Thường Tín, Phú Xuyên vào Ninh Bình cũ rồi qua Đồng Giao, vượt đèo Tam Điệp vào Thanh Hóa. Trải qua các thế kỷ XII, XIII, XIV đường quốc lộ 1 càng ngày càng quan trọng và trở thành con đường giao thông chủ yếu để từ Thăng Long vào Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh và ngược lại. Điểm lại các chiến trận, thì cuộc kháng chiến đánh quân minh của Lê Lợi, Nguyễn Trãi đến Tây Sơn đánh quân xâm lược Thanh, bài viết nêu rõ: con đường từ miền Tây bắc Thanh Hóa qua rừng núi Hoà Bình cũ, ra Nho Quan rồi ra Thăng Long không phải chỉ được sử dụng hồi thế kỷ X, XI, XV và XVIII mà còn có thể được sử dụng ở nhiều thời kỳ lịch sử khác nữa. Nói chung đó là con đường giao thông quan trọng khi đất nước bị xâm lăng
381. VIRGITTI, H. Quelques oeuvres sociales dans la ville de Hanoi / H. Virgitti. - H. : Impr. d'Extrême-Orient, 1938. - 79p. : phot., plans ; 25cm
Bản tổng kết 5 năm hoạt động xã hội của Hội đồng thành phố Hà Nội, năm 1938, về xây dựng vườn trẻ, công viên mới, khu nhà ở rẻ tiền cho người nghèo (kèm theo tiêu chuẩn phân phối), cải tạo bãi cát sông Hồng thuộc 2 làng Nghĩa Dũng và Phúc Xá; mở trường tiểu thủ công, xây nhà tắm công cộng, phối hợp với hội đồng Thập tự tổ chức tiêm chủng
382. VÕ THỊ CẨM THUÝ. Đôi nét về thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại thành phố Hà Nội / Võ Thị Cẩm Thuý // Dân chủ & Pháp luật. - Số 9. - Tr. 16-19
Nhận xét, đánh giá về tình trạng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tại Tp. Hà Nội trong những năm qua, thực trạng và hướng khắc phục
383. VÕ VĂN SẠCH. Giới thiệu khối tài liệu về huyện Thọ Xương, Hà Nội / Võ Văn Sạch // Văn thư lưu trữ. - 1983. - Số 2. - Tr. 25-28
Khối tài liệu về huyện Thọ Xương khoảng gần 300 tập viết bằng chữ Hán Nôm có niên đại từ năm 1874-1896, phần lớn đều là những bản gốc, gồm các loại công văn, tư trình, tờ sức, tờ bẩm, bản thảo, dấu ấn, chữ ký duyệt... của các triều đại dưới thời phong kiến. Đây là một khối tài liệu có giá trị, mang nội dung phong phú về các mặt, phản ánh khá chính xác, trung thực và tương đối đầy đủ bộ mặt Hà Nôi thời bấy giờ
388. VÕ VĂN TOÀN. Nghiên cứu khả năng hoạt động trí tuệ của học sinh tiểu học - trung học cơ sở Hà Nội và Quy Nhơn bằng TEST Raven và điện não đồ : Luận án PTS KH Sinh vật : 1.05.16 / Võ Văn Toàn. - H. : Knxb., 1995. - 124tr ; 32cm+1 bản tóm tắt
T.m. cuối chính văn
Khả năng hoạt động trí tuệ học lực của học sinh và sự biến đổi hình ảnh điện não đồ vùng chẩm và vùng trán của trẻ em Việt Nam giai đoạn từ 8-13 tuổi
385. VŨ HỮU MINH. Nhân tố "nước" ở Cổ Loa / Vũ Hữu Minh // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1988. - 1990. - Tr. 110-111
Thành Cổ Loa được xây dựng trên một địa hình khá phức tạp. Cảnh quan ở đây pha trộn giữa trung du với miền ô trũng, giữa mạng sông ngòi dày đặc với gò đồi không đồng nhất về độ cao. Từ quy mô toà thành hiện đại dễ nhìn thấy bên cạnh các địa hình lồi (dương): tường thành, luỹ đất, bậc thềm cổ bao giờ cũng gắn với địa hình lõm (âm): lạch nước, sông ngòi, hào như một nguyên lý kết hợp. Bài viết trình bày hệ thống mạng cấp và thoát nước khu vực Cổ Loa thông qua kết quả khảo sát một địa bàn gồm nhiều xã phía đông huyện Đông Anh
386. VŨ KHIÊU. Hình ảnh người Hà Nội trong văn học - nghệ thuật cận và hiện đại / Ch.b.: Vũ Khiêu, Bằng Việt, Nguyễn Vinh Phúc. - H. : Văn học ; Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội ; Văn phòng Ban chỉ đạo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, 2005. - 470tr., ; 21cm
Khái quát về quá trình hình thành những đặc trưng cơ bản của người Hà Nội dưới thời phong kiến; Tóm lược hình ảnh người Hà Nội trong văn học nghệ thuật thời cận - hiện đại và dự báo về người Hà Nội trong văn học nghệ thuật hôm nay và ngày mai
387. VŨ KHIÊU. Tìm hiểu ngàn năm văn hiến Thăng Long / Vũ Khiêu. - H. : Nxb. Hà Nội, 2007. - 332tr. ; 26cm
Giới thiệu tổng quan quá trình hình thành và phát triển văn hiến Thăng Long dưới thời phong kiến. Những gương mặt văn hiến Thăng Long tiêu biểu dưới thời phong kiến
388. VŨ KHIÊU. Văn hiến Thăng Long / B.s: Vũ Khiêu, Nguyễn Vinh Phúc (ch.b), Trần Thị Băng Thanh... - H. : Văn hoá Thông tin, 2000. - 287tr ; 19cm
Sách chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng long
Tổng quan về văn hoá - văn minh - văn vật - văn hiến Thăng Long. Những giá trị văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần mà Thăng Long đã tạo ra. Thăng Long văn hiến thể hiện qua văn học, nghệ thuật cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Các bước thăng trầm của văn hiến Thăng Long. Giữ gìn bản sắc văn hoá Thăng Long
389. VŨ PHẠM NGUYÊN THANH. Hanoi Consumers' Point of View Regarding Food Safety Risks: An Approach in Terms of Social Representation / Vũ Phạm Nguyên Thanh, Nguyễn Đức Truyền // Vietnam Social Sciences. - 2004. - Số 100. - Tr. 13-22
Trình bày quan điểm của người tiêu dùng Hà Nội về nguy cơ an toàn thực phẩm: một cách tiếp cận nghiên cứu đại diện xã hội (bài viết đăng trên 2 số liên tiếp)
390. VŨ QUANG LÂN. Đặc điểm địa chất và lịch sử phát triển vùng Hà Nội trong Kainozoii / Vũ Quang Lân // Khảo cổ học. - 2000. - Số 4. - Tr. 112-126
Hà Nội nằm ở vị trí gần trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Sự hình thành và phát triển của vùng này gắn với lịch sử phát triển đồng bằng Bắc Bộ. Trên cơ sở khái quát đặc điểm địa chất vùng Hà Nội, tác giả trình bày lịch sử phát triển địa chất vùng trong KZ, đặc biệt là trong Đệ tứ kỷ, đồng thời liên hệ với các di chỉ khảo cổ phân bố trên diện tích nghiên cứu
391. VŨ THẾ LONG. Nghiên cứu hệ thực vật trong Quốc Tử Giám Văn Miếu / Vũ Thế Long, Trần Đạt, Nguyễn Nghĩa Thìn, Trần Ninh // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1990. - 1991. - Tr. 270-273
Tìm hiểu sơ bộ về hệ thực vật ở Quốc Tử Giám - Văn Miếu, có ít nhất 27 loài thực vật thuộc 18 họ cây khác nhau. Các cây này gồm 3 dạng chính: cây to có bóng mát bao trùm lên khu di tích (muỗm, gạo, nhãn, mít, đa, si, lan tây, đề, sấu, dổi, dừa). Cây nhỏ và cây vừa có ý nghĩa lịch sử và tôn giáo (đại, lựu, tử vi, mẫu đơn, ngâu và một số cây trồng trên hòn non bộ, trong chậu cảnh). Các cây tạp và cây có hại (đa, đề, sung, rêu, địa y, ký sinh). Đặc biệt là rêu và địa y là những thực vật bậc thấp đã cùng với các yếu tố khác như nắng, mưa, khí, độc đang gậm mòn dần các bia tiến sĩ
392. VŨ THU HIỀN. Gia phả của dòng họ Lý Văn Phức ở làng Hồ Khẩu, quận Ba Đình, Hà Nội / Vũ Thu Hiền // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1997. - 1998. - Tr. 345-346
"Lý thị gia phả" là gia phả của họ Lý Văn Phức hiện đang được cụ Lý Văn Điển, tổ 2, cụm 1, làng Hồ Khẩu, phường Bưởi, quận Ba Đình (Hà Nội) lưu giữ. Gia phả này được viết vào năm Tân Tỵ (1821) đời vua Minh Mệnh và được bổ xung vào năm Kỷ Sửu (1889). Đây là một tư liệu quý và đáng tin cậy để nghiên cứu về dòng họ Lý ở vùng ven Thăng Long với nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng: Lý Văn Phức, Lý Trần Quán, Lý Trần Dự (Vân Canh, Hoài Đức, Hà Tây); Lý Khắc Liêm - Tổ nghề the lụa Hà Đông
393. VŨ TIẾN QUANG. Vài nét về dấu vết các sông cổ ở đồng bằng (Hà Nội) / Vũ Tiến Quang, Ngô Quang Toàn // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1991. - 1992. - Tr. 15-16
Sông cổ - đó là các dấu vết còn lại của dòng chảy vốn đã phát triển ở các thời kỳ trước đây, hiện tại không còn đặc trưng của dòng chảy tự nhiên. Việc hình thành sông cổ do các nguyên nhân chủ yếu như: do sự phát triển theo quy luật tạo dòng tự nhiên của dòng chảy vùng đồng bằng, do tác động của các hoạt động tân kiến tạo. Vào thời cận đại, sự can thiệp của con người vào dòng sông cũng gây ra sự biến đổi đến hướng và hình dạng dòng chảy. Trên phạm vi đồng bằng Hà Nội, mật độ dòng sông cổ còn để lại dấu tích rõ trên bề mặt khá dày, có thể nói các dòng sông hiện đại đều có một số thời kỳ đổi dòng
394. VŨ TUÂN SÁN. Hà Nội xưa và nay / Vũ Tuân Sán. - H. : Nxb. Hội Nhà văn, 2007. - 978tr. ; 24cm
ĐTTS ghi: Trung tâm Nghiên cứu Quốc học
Giới thiệu về lịch sử, địa lí, văn hoá lễ hội, truyền thống cách mạng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, danh nhân văn hoá, văn học, văn nghệ dân gian, ngành nghề truyền thống của Hà Nội xưa và nay
395. VŨ TUÂN SÁN. Góp thêm tài liệu về việc định đô Thăng Long và về gốc tích Lý Thường Kiệt / Vũ Tuân Sán // Nghiên cứu lịch sử. - 1965. - Số 75. - Tr. 4-9
Bài viết gồm các phần: I. Về bài ký khắc trên quả chuông ở chùa Bắc Biên đất bãi của chùa An Xá mới thành lập. (Có nói đến: Việc miễn thuế từ triều Lý đến triều Lê; Việc miễn thuế dưới thời Hồng Đức). II. Việc xây dựng kinh thành Thăng Long. (Bài ký trên và các sách: Tây hồ chí, Đại Việt sử ký cho thấy: 1. Kinh thành Thăng Long xây dựng năm 1010 là ở địa phận làng An Xá cũ, tức khu vực vườn Bách Thảo hiện nay. 2. Việc xây dựng kinh thành phần chính dựa vào địa thế thuận lợi của khu vực thành Đại La cũ. Những truyền thuyết đã thêu dệt thêm bằng một số câu chuyện có tính chất hoang đường để gây thêm lòng tin tưởng của quần chúng đối với triều đại mới và đối với việc thiên đô). III. Gốc tích và chỗ ở của Lý Thường Kiệt: Lý Thường Kiệt nguyên quán thuộc làng An Xá, khu vực phía nam Hồ Tây trong thành Thăng Long đời Lý, Lý Thường Kiệt có hai chỗ ở
396. VŨ VĂN LUÂN. Hồ Khẩu - một làng cổ của Thăng Long / Vũ Văn Luân // Nghiên cứu lịch sử. - 1989. - Số 5. - Tr. 69-72
Bài viết giới thiệu về làng Hồ Khẩu, một làng ven đô xưa của kinh thành Thăng Long, nay là hai cụm dân cư thuộc phường Bưởi quận Tây Hồ - Hà Nội. Làng này nổi tiếng với các nghề thủ công truyền thống, đặc biệt là nghề làm giấy cổ truyền. Ngoài ra làng Hồ Khẩu còn nổi danh là một làng văn vật với nhiều đình chùa, đền, miếu là những di tích lịch sử lâu đời. Nơi đây còn có một nét đẹp văn hoá độc đáo với bản hương ước khởi thảo từ thời nhà Lê, hoàn chỉnh vào thời Gia Long được khắc vào bia đá lưu giữ tại làng
397. VŨ VĂN QUÂN. Mấy phác họa về làng xã huyện Thanh Trì (phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng) đầu thế kỷ XIX qua tư liệu địa bạ / Vũ Văn Quân // Nghiên cứu lịch sử. - 2005. - Số 5. - Tr. 32-41
Những nhận định và đánh giá về tình hình ruộng đất ở làng xã huyện Thanh Trì (phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng) đầu thế kỷ XIX qua việc nghiên cứu tư liệu địa bạ ở địa phương này
398. VŨ VĂN QUÂN. Thăng Long - Hà Nội một nghìn sự kiện lịch sử / Vũ Văn Quân (ch.b.), Đoàn Minh Huấn, Nguyễn Ngọc Phúc... - H. : Nxb. Hà Nội, 2007. - 579tr. ; 21cm
Phác hoạ tiến trình lịch sử thủ đô dưới hình thức sử biên niên. Một nghìn sự kiện trong gần một nghìn năm kể từ ngày Lý Công Uẩn định đô đến nay. Trình bày các sự kiện theo tên gọi, niên đại và nội dung v.v.
399. VŨ XUÂN BÌNH. Hà Nội với việc cải thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế / Vũ Xuân Bình // Tạp chí Giáo dục Lý luận. - 2007. - Số 4. - Tr. 53-56
Để thu hút đầu tư, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, Hà Nội đã có những thay đổi và chuyển biến tích cực trong việc giải quyết các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cũng như môi trường thân thiện để họ yên tâm làm việc
400. VƯƠNG TRỌNG TIỆP. Đổi mới quản lý Nhà nước phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở quận Hoàn Kiếm / Vương Trọng Tiệp // Quản lý Nhà nước. - 2003. - Số 2 (85). - Tr. 28-32
Tác giả phân tích một số mục tiêu quan trọng mà Đảng bộ, chính quyền quận Hoàn Kiếm đã đặt ra trên các mặt quan trọng như: Nâng cao vai trò của UBND quận trong chỉ đạo thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội; tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng chính quyền và thực hiện pháp luật. Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn hiện tại trong phát triển kinh tế - xã hội
401. WIESMAN. BRAHM. Hà Nội qua con mắt một người phương Tây // Xã hội học. - 1991. - Số 3. - Tr. 18-21
Nghiên cứu xã hội học và những cảm nhận về Hà Nội cổ kính qua con mắt GS. Canada tên Brahm Wiesman thể hiện ở 5 khía cạnh sau: 1. Dấu ấn thành phố thuộc địa Pháp; 2. Cuộc sống của người dân Hà Nội quyết định nhịp sống của thành phố; 3. Nhà nước xây dựng và cung cấp nhà ở cho người dân; 4. Phương tiện giao thông hỗn độn; 5. Diện tích bình quân nhà ở cho một người dân rất thấp. Từ đó nêu giải pháp quy hoạch và phát triển Hà Nội trong tương lai
402. XUÂN TRƯỜNG. Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến năm tháng hào hùng / Xuân Trường, Đặng Việt Thuỷ, Chu Thượng. - Bạc Liêu : Thư viện tỉnh Bạc Liêu, 2000. - 90tr : bảng, bản đồ ; 31cm. - (Thông tin chuyên đề)
Tổng quan tư liệu giới thiệu về các sự kiện, nhân vật lịch sử, danh tích của Thăng Long - Hà Nội trải qua 10 thế kỷ tồn tại. Nhấn mạnh quá trình hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội với các di tích, lễ hội dân gian và danh nhân tiêu biểu
403. 安 南 形 勝 圖 = An Nam hình thắng đồ. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 280 tr ; 32 x 23 cm
1 bản viết. - Có chữ Nôm
Tập bản đồ đời Lê: bản đồ toàn quốc, bản đồ Trung đô (Kinh đô Thăng Long) và bản đồ 13 thừa tuyên (gồm 153 phủ, 181 huyện, 49 châu), bản đồ đường thuỷ, đường bộ từ kinh đô Thăng Long đến Chiêm Thành, bản đồ các sứ từ Thăng Long đến Yên Kinh (Bắc Kinh, Trung Quốc). Có nhiều thơ vịnh thắng cảnh và nhiều địa danh ghi bằng chữ Nôm
404. 安 南 國 中 都 並 十 承 宣 形 勢 圖 書 = An Nam Quốc trung đô tịnh thập thừa tuyên hình thế đồ thư. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 26 tr ; 15 x 13 cm
1 bản viết
Bản đồ kinh đô Thăng Long (Hà Nội); bản đồ 13 thừa tuyên thời Lê. Có bản đồ vẽ sông núi cả nước lúc bấy giờ
405. 安 南 地 志 = An Nam địa chí. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 40 tr ; 28 x 17 cm
1 bản viết
Bản địa lý đời Lê, gồm tên các phủ, huyện, châu của Kinh đô (Hà Nội) và 13 xứ trong toàn quốc. Dưới mỗi châu, huyện đều có số xã, thôn, phường, giáp và nhật trình tiến quân từ Kinh đô đến Chiêm Thành trong 61 ngày. Kinh nghiệm đi biển; núi, sông, địa danh, cổ tích, doanh trại,... dọc theo đường biển. Bài thơ Tư gia của Lê Thánh Tông và các bài thơ của Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Lương Thế Vinh
406. 安 園 村 地 簿 = An Viên thôn địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1827. - 10 tr ; 26 x 18 cm
1 bản viết
Bản khai vị trí, giới hạn, tổng số đất đai nhà cửa, ruộng vườn, đền chùa,... của thôn An Viên, huyện Vĩnh Thuận, Hà Nội
407. 阮 伯 諧. 巴 陵 武 族 譜 = Ba Lăng Vũ tộc phả / Nguyễn Văn Hài soạn và viết tựa, Vũ Văn Phát chép lại. - [s.l.] : [s.n.], 1757. - 78 tr ; 29 x 20 cm
1 bản viết. - 1 tự, 1 dẫn
Gia phả họ Vũ ở làng Ba Lăng, phường Thường Tín, tỉnh Hà Đông, gồm hành trạng ông thuỷ tổ, phần mộ, ruộng giỗ, cúng lễ... Thế thứ của chi thứ 4, từ đời thứ nhất là Vũ Văn Ngạn đến đời thứ 4 là Vũ Văn Trác
408. 阮 德 秀 拜 恩 阮 族 家 譜 = Bái Ân Nguyễn tộc gia phả / Nguyễn Đức Tú soạn. - [s.l.] : [s.n.], 170. - 30 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết, 1 tựa
Gia phả họ Nguyễn ở phường Bái Ân, huyện Quảng Đức, phường Phụng Thiên (Hà Nội), gồm dòng chính và các chi Giáp, Ất, Bính, Đinh; thân thế, đức tính, ngày sinh, ngày kị, thơ văn của người trong họ như Nguyễn Công Nghi (thuỷ tổ), Nguyễn Hiền Lương, Nguyễn Phúc Đạt
409. 鵬 程 坦 步 = Bằng trình thản độ. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 267 tr. ; 29 x 13 cm
1 bản viết
Tên các trạm, các cung đường, thời gian đi, những khó khăn, hiểm trở, v.v... Các tuyến đường bộ: từ Thăng Long (Hà Nội) vào Kinh đô Huế. Từ Thăng Long đi các trấn miền Bắc, tới Nam Quan, từ Thăng Long đi Cao Miên, rồi lại trở về Thăng Long. 29 bài thơ vịnh cảnh đẹp trên đường đi. Trong đó một bài của Lý Thường Kiệt lúc đi đánh nhà Tống và một câu ca dao viết bằng chữ Nôm
410. 北 行 圖 版 = Bắc hành đồ bản. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 168 tr. ; 32 x 20 cm
1 bản viết
186 tấm bản đồ màu (đen, đỏ, xanh) ghi lại hành trình từ Kinh đô Thăng Long (Hà Nội) đến Yên Kinh (Bắc Kinh). Trên bản đồ có ghi chú các địa danh. Nhiều tấm còn ghi lai lịch tên gọi các phủ, huyện; những nơi danh thắng; độ dài quãng đường; nguồn gốc các con sông của Trung Quốc
411. 北 圻 各 省 全 圖 = Bắc kì các tỉnh toàn đồ / Sử quán triều Nguyễn biên soạn. - [s.l.] : [s.n.], 1861. - 88 tr. ; 29 x 16 cm
1 bản viết. - 1 mục lục
Bản đồ (vẽ bằng hai màu mực đỏ và đen) 14 tỉnh miền Bắc dưới triều Nguyễn, gồm: Hà Nội, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Sơn Tây, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Quảng Yên, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá; và bản đồ các phủ thuộc 14 tỉnh trên. Mỗi tỉnh có ghi chú về sự thay đổi các tên gọi địa giới, số đinh, điền, số phủ, huyện, tổng, xã, thôn và phường
412. 北 圻 各 省 道 府 縣 總 社 村 邑 寨 所 = Bắc Kì các tỉnh đạo phủ huyện tổng xã thôn phường ấp trại sở. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 58 tr. ; 27 x 16 cm
1 bản viết
Số phủ, huyện, tổng, xã, thôn, phường, trại, sở thuộc 4 tỉnh Hà Nội, Hà Đông, Hà Nam, Ninh Bình dưới triều Nguyễn. Riêng phủ Hoài Đức có ghi rõ số đinh, điền, sưu thuế
413. 北 圻 何 堤 事 蹟 = Bắc Kì Hà đê sự tích. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 122 tr. ; 30 x 16 cm
1 bản viết
Đây là tập tài liệu rất quý về đê điều ở miền Bắc, nội dung khảo về đê điều ở Bắc Kì. Nguồn gốc sông Nhĩ Hà (sông Hồng) bao quanh Hà Nội: phát nguyên, lưu vực, hình thế. Lịch sử đắp đê từ thời Bắc thuộc đến đời Hậu Lê. Các văn kiện về đê điều
414. 北 圻 地 輿 略 抄 = Bắc Kì địa dư lược sao. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 64 tr. ; 28 x 15 cm
1 bản viết
Địa lí đại cương của Bắc Kì: Địa lí, lị sở, cửa biển, đường sá, sông ngòi... Địa lí của 14 tỉnh (trong đó có Hà Nội), chia thành 2 hạt của Bắc Kì, bao gồm hình thế, vị trí, giới hạn, núi sông, danh thắng và thổ sản
415. 黎 質 北 城 地 輿 誌 錄 = Bắc thành địa dư chí lục. - [s.l.] : [s.n.], 1845. - 719 tr. ; 28 x 17 cm
4 bản viết (2T, 12Q)
Khảo về địa lí thành Thăng Long và 11 trấn thuộc Bắc Thành đời Gia Long, gồm các mặt: diên cách, thành trì, bờ cõi, số thôn xã, sông núi, miếu mạo, đền chùa, quan chức,... Tên các thành và trấn: thành Thăng Long (Q1), trấn Hải Dương (Q2), trấn Sơn Nam Thượng (Q3), trấn Sơn Nam hạ (Q4),...trấn Cao Bằng (Q12)
416. 范 廷 虎. 乾 坤 一 覽 = Càn (Kiền) khôn nhất lãm / Phạm Đình Hổ. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 244 tr. ; 30 x 22 cm
3 bản viết
Địa lý Việt Nam và địa lý một số nước trong khu vực: Địa lý các tỉnh Việt Nam; Bản đồ đường sá từ Thăng Long đến Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và Chiêm Thành,... Bản đồ sông ngòi đê điều ở miền Bắc Việt Nam. Một số chữ Hán của Thân Nhân Trung, Lương Thế Vinh, Đỗ Nhuận
417. 各 省 誌 = Các tỉnh chí. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 142 tr. ; 29 x 16 cm
Địa chí 7 tỉnh: Hà Nội, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định và Hưng Yên. Mỗi tỉnh được giới thiệu theo trình tự: cương vực, núi sông, nhân vật, khí hậu và phong tục, ..
418. 家 穀 社 版 圖 = Gia Cốc xã bản đồ. - [s.l.] : [s.n.], 1841. - 2 tr. ; 64 x 56 cm
1 bản viết
Bản đồ 2 màu xã Gia Cốc, tổng Đa Tốn, huyện Gia Lâm (Hà Nội), các vùng dân cư, đồng ruộng, đền chùa, cầu ao, đường sá
419. 交 州 輿 地 志 = Giao Châu dư địa chí / Trương Phụ, Mộc Thanh soạn, Đàm Viết Am viết tự. - [s.l.] : [s.n.], 1810. - 128 tr. ; 28 x 20 cm
2 bản viết. - 1 tựa, 1 mục lục
Địa lý Việt Nam thời kỳ thuộc Minh, gồm: Vị trí, giới hạn, chiều rộng, hình thế, đường thuỷ, đường bộ, cửa biển... Bản đồ Việt Nam, bản đồ các nước tiếp giáp với Việt Nam, bản đồ hành chính Thăng Long và các xứ Kinh Bắc,... các triều đại Trung Quốc, thế thứ các vua Việt Nam
420. 吳 甲 豆 現 今 北 祈 之 地 輿 史 = Hiện kim Bắc Kì chi địa dư sử / Ngô Giáp Thụ soạn. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 166 tr. ; 31 x 22 cm
1 bản viết
Lịch sử xứ Bắc Kì và địa chí 2 thành phố (Hà Nội, Hải Phòng), 2 đạo (Hà Dương, Lai Châu) và 25 tỉnh thuộc Bắc Kì. Mỗi đơn vị hành chính được giới thiệu về vị trí, giới hạn, diện tích, dân số, ruộng đất, núi sông, giao thông, sản vật, công nghệ, khí hậu, phong tục, hiền tài, trong sách có bản tóm tắt các đời vua Việt Nam
421. 華 萼 社 古 紙 = Hoa Ngạc xã cổ chỉ. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 54 tr. ; 22 x 14 cm
1 bản viết
20 bản văn khế mua bán ruộng đất của người làng Hoa Ngạc, huyện Từ Liêm (Hà Nội) có chữ kí của đương sự và người làm chứng
422. 華 萼 社 古 稅 紙 = Hoa Ngạc xã cổ thuế chỉ. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 56 tr. ; 23 x 15 cm
1 bản viết
Sổ nộp thuế bằng thóc trong vụ đông và vụ hè của xã Hoa Ngạc, huyện Từ Liêm (Hà Nội) từ năm Cảnh Hưng 32 (1771) đến năm Cảnh Hưng 38 (1777). Có chữ kí và con dấu của chức dịch xã
423. 黃 氏 家 譜 = Hoàng thị gia phả / Hoàng Xuân Hãn sao chép. - [s.l.] : [s.n.], 1851. - 31 tr. ; 19 x 13 cm
1 bản viết. - 1 tựa
Gia phả họ Hoàng phường Trường Lạc, huyện Thọ Xương (Hà Nội), từ thuỷ tổ là Hoàng Luật, Hoàng Diệu, gốc ở làng Bột Thượng, huyện Hoằng Hoá, đến đời Hoàng Quý thì di cư đến Trường Lạc. Tên hiệu, tiểu sử, ngày mất, nơi an táng của những người trong họ. Có gia phả họ ngoại
424. 皇 越 歷 代 正 要 = Hoàng Việt lịch đại chính yếu. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 30 tr. ; 31 x 22 cm
1 bản viết
Lược khảo về thể chế triều Đinh, (Tiền) Lê, Lý, Trần và (Hậu) Lê trên các mặt quan chế, binh chế, tài chính, pháp độ, biên phòng, khoa cử, hộ khẩu, phong tục, thưởng phạt, ruộng đất, giáo dục, hình ngục trong cả nước, trong đó có Thăng Long - Hà Nội
425. 皇 越 歷 代 合 編 = Hoàng Việt lịch đại hợp biên. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 146 tr. ; 30 x 21 cm
1 bản viết
Lược khảo thể chế các triều đại: cung cấp những tri thức về các triều đại phong kiến Việt Nam qua việc quản lý và xây dựng đất nước, Thăng Long - Hà Nội, trải qua các thời kỳ lịch sử, đặc biệt là triều Nguyễn
426. 河 內 赴 京 日 程 = Hà Nội phó kinh nhật trình. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 124 tr. ; 31 x 20 cm
1 bản viết
Các trạm đường từ Hà Nội đến kinh thành Huế và từ kinh thành Huế vào Nam. Đường bộ từ Thừa Thiên đi các nơi. Đường thuỷ đường bộ từ Hà Nội đi các tỉnh
427. 河 內 省 壽 昌 縣 金 花 總 各 社 村 地 薄 = Hà Nội tỉnh Thọ Xương huyện Kim Hoa tổng các xã thôn địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1837. - 208 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ 3 phường, 9 thôn thuộc tổng Kim Hoa, huyện Thọ Xương, tỉnh Hà Nội, khai năm Minh Mệnh 18 (1837): phường Kim Hoa, thôn Đông Tân, thôn Vũ Thạch, thôn An Nhất, thôn Phục Cổ, thôn Hồi Mỹ, thôn Hoà Mã, thôn Phúc Lâm Tiểu, thôn Vân Hồ, thôn Giáo Phường, phường Đông Tác, phường Phúc Lâm
428. 河 內 省 壽 昌 縣 福 林 總 各 社 村 地 薄 = Hà Nội tỉnh Thọ Xương huyện Phúc Lâm tổng các xã thôn địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1837. - 228 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ 18 thôn thuộc tổng Phúc Lâm, huyện Thọ Xương, tỉnh Hà Nội, khai năm Minh Mệnh 18 (1837): thôn Phúc Lâm, thôn Cổ Tân, thôn Vọng Hà, thôn Mỹ Lộc, thôn Trùng Thanh Trung Ngũ Hầu, thôn Tây Long Đồn Thạch Thị, thôn Nguyên Khiết Thượng, thôn Nguyên Khiết Hạ, thôn Trừng Thanh, thôn Bảo Linh, thôn Nghĩa Dũng, thôn Trùng Thanh Sung Sài Đông, thôn Thanh Yên, thôn Sài Đông, thôn Trừng Thanh Thượng, thôn Hương Nghĩa, thôn Kiếm Hồ, thôn Trang Lâu
429. 河 內 省 壽 昌 縣 清 閒 總 各 村 地 薄 = Hà Nội tỉnh Thọ Xương huyện Thanh Nhàn tổng các xã thôn địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1837. - 206 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ 8 thôn thuộc tổng Thanh Nhàn, huyện Thọ Xương, tỉnh Hà Nội, khai năm Minh Mệnh 18 (1837): thôn Lương Yên, thôn Thanh Nhàn, thôn Lạc Trung, thôn Hương Viên, thôn Cảm Hội, thôn Hàm Khánh, thôn Lãng An, thôn Vọng Đức
430. 河 內 省 壽 昌 縣 永 昌 總 各 村 地 薄 = Hà Nội tỉnh Thọ Xương huyện Vĩnh Xương tổng các thôn địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1837. - 110 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ 7 thôn thuộc tổng Vĩnh Xương, huyện Thọ Xương, tỉnh Hà Nội, khai năm Minh Mệnh 18 (1837): thôn Vĩnh Xương, thôn An Trung Thượng, thôn An Trung Hạ, thôn Đông Mỹ, thôn Bắc Thượng Bắc Hạ, thôn Nam Hoa, thôn Tiên Mỹ
431. 河 內 省 壽 昌 縣 安 和 總 各 社 村 地 薄 = Hà Nội tỉnh Thọ Xương huyện Yên Hoà tổng các xã thôn địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1837. - 182 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ 10 thôn thuộc tổng Yên Hoà, huyện Thọ Xương, tỉnh Hà Nội, khai năm Minh Mệnh 18 (1837): thôn Văn Tân, thôn Yên Hoà, thôn Trung Phụng, thôn Cổ Giám, thôn Hữu Biên Giám, thôn Lương Sử, thôn Thanh Miến, thôn Thổ Quan, thôn Văn Hương, thôn Xã Đàn
432. 河 內 省 壽 昌 縣 同 春 總 各 社 村 地 薄 = Hà Nội tỉnh Thọ Xương huyện Đồng Xuân tổng các xã thôn địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1837. - 166 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ 2 phường 12 thôn thuộc tổng Đông Thọ, huyện Thọ Xương, tỉnh Hà Nội, khai năm 1837: thôn Nghĩa Lập, thôn Tiền Trung, thôn Huyền Thiên, thôn Hoa Trung, thôn Đồng Thuận, thôn Đồng Xuân, thôn Vĩnh Trù, thôn Cổ Lương, thôn Hương Bài, thôn Thanh Hà, thôn Phú Từ, thôn Yên Phú, thôn Đức Môn, thôn Vĩnh Hanh
433. 河 內 省 永 順 縣 內 總 萬 寶 寨 地 薄 = Hà Nội tỉnh Vĩnh Thuận huyện Nội tổn Vạn Bảo trại địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1837. - 22 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ trại Vạn Bảo thuộc tổng Nội, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Hà Nội, khai năm Minh Mệnh 18 (1837); gồm 175 mẫu 4 sào 3 thước 4 tấc, ruộng, đất công và tư; trong đó có 98 mẫu 2 sào 3 thước 4 tấc công điền. Ngoài ra là ruộng công pha, thổ trạch, dân cư
434. 河 東 槐 市 各蹟 公 文 = Hà Đông Hoè Thị các tích công văn. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 148 tr. ; 30 x 20 cm
1 bản viết
Công văn, giấy tờ xử các vụ kiện về việc chiếm đoạt ruộng đất, tranh chấp đình chùa ở làng Hoè Thị, phủ Thường Tín (Hà Tây) trong những năm Vĩnh Thọ 4 (1661), Đức nguyên 2 (1675), Chính Hoà 15 (1694)... Sắc cho các vị thần ở xã và bài minh khắc trên chuông chùa thôn Hồng Phúc
435. 河 東 省 各 府 縣 總 社 村 坊 庄 寨 名 號 = Hà Đông tỉnh các phủ, huyện, tổng, xã, thôn, phường, trang trại danh hiệu. - [s.l.] : [s.n.], 1893. - 51 tr. ; 30 x 17 cm
1 bản viết
Bản kê tên các phủ, huyện, tổng và 779 xã, thôn, phường, trang trại của tỉnh Hà Đông
436. 河 東 省 懷 德 府 慈 廉 縣 驛 望 總 和 睦 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Hoài Đức phủ Từ Liêm huyện Dịch Vọng tổng Hoà Mục xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 62 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Hoà Mục thuộc tổng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 182 mẫu 7 sào 3 thước 3 tấc 8 phân; trong đó tư điền 170 mẫu 1 sào 7 thước 7 tấc 8 phân. Ngoài ra, còn có thần từ Phật tự, thổ trạch viên trì
437. 河 東 省 懷 德 府 慈 廉 縣 驛 望 總 義 都 社 地 薄丁 田 薄 附 神 蹟 = Hà Đông tỉnh Hoài Đức phủ Từ Liêm huyện Dịch Vọng tổng Nghĩa Đô xã đinh điền bạ phụ thần tích. - [s.l.] : [s.n.], 1859. - 42 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Đinh, điền bạ xã Nghĩa Đô thuộc tổng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, khai năm Tự Đức 12 (1859), gồm: Đinh bạ: ghi danh sách dân đinh các năm. Địa bạ: gồm 155 mẫu 9 sào 3 thước 2 tấc, trong đó công điền 7 mẫu 5 sào; tư điền 218 mẫu 9 sào 5 thước 4 tấc. Bản ghi về thần tích trong xã
438. 河 東 省 懷 德 府 慈 廉 縣 驛 望 總 義 都 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Hoài Đức phủ Từ Liêm huyện Dịch Vọng tổng Nghĩa Đô xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 70 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Nghĩa Đô thuộc tổng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 225 mẫu 9 sào 3 thước 2 tấc; trong đó công điền 7 mẫu 5 sào; tư điền 218 mẫu 9 sào 5 thước 4 tấc và thổ trạch viên trì 29 mẫu 4 sào 12 thước 8 tấc. Ngoài ra bản xã còn có ruộng công, đồn điền của các sở Quán La, Dịch Vọng
439. 河 東 省 懷 德 府 慈 廉 縣 羅 內 總 羅 星 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Hoài Đức phủ Từ Liêm huyện La Nội tổng La Tinh xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 126 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã La Tinh thuộc tổng La Nội, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 541 mẫu 3 sào 8 thước 3 tấc; trong đó tư điền là 293 mẫu 3 sào 2 thước 6 tấc. Ngoài ra, còn có hậu thần, công châu thổ, bạch sa, thổ trạch viên trì
440. 河 東 省 懷 德 府 慈 廉 縣 羅 內 總 羅 溪 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Hoài Đức phủ Từ Liêm huyện La Nội tổng Vạn Phúc xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 118 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã La Khê thuộc tổng La Nội, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), trong đó công điền 45 mẫu 10 thước; tư điền 626 mẫu 7 sào 11 thước 6 tấc và các loại khác như thần từ phật tự, công thổ, 1 đoạn khe nhỏ, thổ trạch viên trì. Ngoài ra còn một số ruộng công của xã khác
441. 河 東 省 懷 德 府 慈 廉 縣 羅 內 總 安 路 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Hoài Đức phủ Từ Liêm huyện La Nội tổng Yên Nội xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 150 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Yên Lộ thuộc tổng La Nội, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 561 mẫu 5 sào 9 thước 2 tấc 3 phân; trong đó công điền 1 mẫu 7 sào 7 thước 5 tấc, tư điền 275 mẫu 6 sào 14 thước 7 tấc và các loại khác như công châu thổ, bạch sa, gò đống, thổ trạch viên trì
442. 河 東 省 懷 德 府 慈 廉 縣 芳 粳 總 苗 芽 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Hoài Đức phủ Từ Liêm huyện Phương Canh tổng Miêu Nha xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 89 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Miêu Nha thuộc tổng Phương Canh, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 618 mẫu 3 sào 12 thước 2 tấc 2 phân; trong đó công điền 1 mẫu 2 sào 8 thước; tư điền 582 mẫu 4 sào 2 thước 2 tấc và các loại khác như đất dân cư, ruộng thần từ Phật tự, thổ trạch viên trì
443. 河 東 省 懷 德 府 慈 廉 縣 上 沃 總 各 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Hoài Đức phủ Từ Liêm huyện Thượng Ốc tổng các xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 177 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ 4 xã thuộc tổng Thượng Ốc, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông: xã Lai Dụ gồm 127 mẫu 3 sào 1 tấc; xã Linh Thượng gồm 165 mẫu 3 sào 2 thước 5 tấc, xã Phương Quan gồm hạ điền 85 mẫu 7 sào 10 thước 9 tấc 4 phân, xã Vân Cồn gồm 400 mẫu 3 sào 13 thước 9 tấc 2 phân. Tất cả khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805)
444. 河 東 省 懷 德 府 慈 廉 縣 上 沃 總 各 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Hoài Đức phủ Từ Liêm huyện Thượng Ốc tổng các xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 210 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ 2 xã thuộc tổng Thượng Ốc, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, xã Đông Lao gồm 511 mẫu 6 sào 9 tấc 4 phân; trong đó công điền 45 mẫu 7 sào 1 thước; tư điền 330 mẫu 6 sào 4 thước 1 tấc 4 phân. Xã Thượng Ốc gồm 1123 mẫu 115 tấc. Tất cả khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805)
445. 河 東 省 懷 德 府 慈 廉 縣 西 就 總 玉 轎 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Hoài Đức phủ Từ Liêm huyện Tây Tựu tổng Ngọc Kiệu xã. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 64 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Ngọc Kiệu thuộc tổng Tây Tựu, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 175 mẫu 3 sào 13 thước; trong đó công điền 1 mẫu 17 sào 10 thước, tư điền 153 mẫu 3 sào 9 thước 8 tấc và thổ trạch viên trì 20 mẫu 2 sào 8 thước 2 tấc
446. 河 東 省 懷 德 府 慈 廉 縣 安 隴 總 羅 浮 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Hoài Đức phủ Từ Liêm huyện Yên Lũng tổng La Phù xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 159 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã La Phù thuộc tổng Yên Lũng, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 736 mẫu 6 sào 3 thước 2 tấc, trong đó công điền 96 mẫu 9 sào 9 tấc, tư điền 495 mẫu 9 sào 11 thước và các loại khác như ruộng tam bảo hậu thần, công thổ, thổ trạch viên trì
447. 河 東 省 懷 德 府 慈 廉 縣 大 姥 總 馮 光 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Hoài Đức phủ Từ Liêm huyện Đại Mỗ tổng Phùng Khoang xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 88 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Phùng Khoang thuộc tổng Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 311 mẫu 7 sào 14 thước 6 tấc; trong đó công điền 73 mẫu 5 sào; tư điền 183 mẫu 9 sào 6 thước. Ngoài ra, còn có ruộng hậu thần tế điền, công pha, thổ trạch viên trì
448. 河 東 省 懷 德 府 慈 廉 縣 大 姥 總 富 都 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Hoài Đức phủ Từ Liêm huyện Đại Mỗ tổng Phú Đô xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 189 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Phú Đô thuộc tổng Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 897 mẫu 11 thước 1 tấc; trong đó tư điền 862 mẫu 4 sào 5 thước 1 tấc, và loại khác như thần từ, thổ trạch viên trì, gò đống
449. 河 東 省 懷 德 府 慈 廉 縣 大 姥 總 萬 福 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Hoài Đức phủ Từ Liêm huyện Đại Mỗ tổng Vạn Phúc xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 72 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Vạn Phúc thuộc tổng Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 311 mẫu 6 sào 12 thước 7 tấc; trong đó công điền 23 mẫu 8 sào; tư điền 264 mẫu 10 thước 5 tấc và các loại khác như ruộng tam bảo, thổ trạch viên trì. Ngoài ra bản xã còn có ruộng tam bảo của xã Ngọc Trục và xã La Khê
450. 河 東 省 懷 德 府 慈 廉 縣 大 姥 總 大 姥 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Hoài Đức phủ Từ Liêm huyện Đại Mỗ tổng Đại Mỗ xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 254 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Đại Mỗ thuộc tổng Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 816 mẫu 6 sào 4 thước 7 tấc; trong đó công điền 21 mẫu 7 sào 6 tấc, tư điền 788 mẫu 2 sào 2 thước và các loại khác như ruộng tam bảo, ruộng thổ công, thổ trạch viên trì
451. 河 東 省 山 朗 縣 白 杉 總 各 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Sơn Lãng huyện Bạch Sam tổng các xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 142 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ 5 xã thuộc tổng Bạch Sam, huyện Sơn Lãng, tỉnh Đông: Xã Thanh Sam gồm 387 mẫu 2 thước 3 tấc; xã Trung Thịnh gồm 124 mẫu 1 thước 5 tấc, xã Cao Lãm gồm 675 mẫu 6 sào 11 thước 5 tấc, xã Yên Trường gồm 340 mẫu 1 sào 13 thước 2 tấc, xã Thành Vật gồm 389 mẫu 7 sào 7 thước 9 tấc. Tất các khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805)
452. 河 東 省 常 信 府 青 池 縣 姜 亭 總 定 功 社 上 村 地 薄 = Hà Đông tỉnh Thường Tín phủ Thanh Trì huyện Khương Đình tổng Định Công xã Thượng thôn địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 26 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ thôn Thượng xã Định Công,thuộc tổng Khương Đình, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 255 mẫu 6 sào 3 thước 3 tấc; trong đó công điền 63 mẫu 1 sào 11 thước 7 tấc; tư điền 111 mẫu 2 sào 3 thước 3 tấc. Ngoài ra còn có ruộng thần từ, thổ trạch viên trì
453. 河 東 省 常 信 府 上 福 縣 平 陵 總 各 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Thường Tín phủ Thượng Phúc huyện Bình Lăng tổng các xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 135 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ 3 xã thuộc tổng Bình Lăng, huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Đông: Xã Bình Lăng gồm 487 mẫu 2 sào 1 thước 4 tấc, xã Quất Động gồm 436 mẫu 9 sào 2 thước 4 tấc, xã Đô Quan gồm 86 mẫu 4 sào 1 thước. Tất cả khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805)
454. 河 東 省 常 信 府 上 福 縣 平 陵 總 慈 雲 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Thường Tín phủ Thượng Phúc huyện Bình Lăng tổng Từ Vân xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 22 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Từ Vân thuộc tổng Bình Lăng, huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 259 mẫu 2 sào 4 thước 4 tấc, trong đó công điền 30 mẫu; tư điền 198 mẫu 5 sào 7 thước 1 tấc. Ngoài ra còn có ruộng thần từ, thổ trạch viên trì
455. 河 東 省 常 信 府 上 福 縣 彰 陽 總 各 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Thường Tín phủ Thượng Phúc huyện Chương Dương tổng các xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 103 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ 5 xã, thuộc tổng Chương Dương, huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Đông. Xã Cát Bi gồm tư điền 45 mẫu 9 thước 5 tấc. Xã Bộ Đầu gồm 48 mẫu. Xã Kỳ Dương gồm 102 mẫu 3 sào 4 thước. Xã Thư Dương gồm 153 mẫu 5 sào 1 thước 9 tấc. Xã Vĩnh Lộc gồm 542 mẫu 9 sào 2 thước 8 tấc. Tất cả khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805)
456. 河 東 省 常 信 府 上 福 縣 古 賢 總 各 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Thường Tín phủ Thượng Phúc huyện Cổ Hiền tổng các xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 191 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ 5 xã, thuộc tổng Cổ Hiền, huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Đông. Xã Nhân Hiền gồm 419 mẫu 2 sào 5 thước, xã Quần Hiền gồm 143 mẫu 9 sào 4 thước, xã Dưỡng Hiền gồm 99 mẫu 2 thước 6 tấc, thôn Tam 9 (xã Thượng Đình) gồm 168 mẫu 4 sào 4 thước 1 tấc. Xã Nhuệ Giang gồm 62 mẫu 7 sào 13 thước 6 tấc. Tất cả khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805)
457. 河 東 省 常 信 府 上 福 縣 河 洄 總 各 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Thường Tín phủ Thượng Phúc huyện Hà Hồi tổng các xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 295 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ 8 xã, thuộc tổng Hà Hồi, huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Đông. Xã Hà Hồi, gồm 403 mẫu 7 sào 4 thước 9 tấc, xã Đức Trạch gồm 69 mẫu 8 sào 8 thước8 tấc, xã Khê Hồi gồm 150 mẫu 9 sào 7 thước 7 tấc, xã Phú Cốc gồm 173 mẫu 8 sào 14 thước 4 tấc, xã Bạch Liên gồm 217 mẫu, 2 sào 5 thước 7 tấc, xã Phương Quế gồm 158 mẫu 2 sào, xã Quất Tỉnh gồm 99 mẫu 8 sào 6 thước 6 tấc, xã Quất Lâm gồm 45 mẫu 7 sào 11 thước 6 tấc. Tất cả khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805)
458. 河 東 省 常 信 府 上 福 縣 羅 浮 總 樸 洞 地 薄 = Hà Đông tỉnh Thường Tín phủ Thượng Phúc huyện La Phù tổng Phác Động xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 16 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Phác Động thuộc tổng La Phù, huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 171 mẫu 3 sào 2 thước 3 tấc; trong đó công điền 3 mẫu 9 sào 4 thước 2 tấc; tư điền 20 mẫu 3 sào 2 thước 5 tấc. Ngoài ra còn có ruộng thần từ, công pha, thổ trạch viên trì
459. 河 東 省 常 信 府 上 福 縣 瑞 福 總 各 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Thường Tín phủ Thượng Phúc huyện Thuỵ Phú tổng các xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 45 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Phác Động thuộc tổng Thuỵ Phú, huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Đông xã Đại Gia gồm 239 mẫu 11 thước 8 tấc; trong đó công điền 1 mẫu, tư điền 200 mẫu 1 sào 2 thước 5 tấc. Xã Duyên Trang gồm 309 mẫu 2 sào 3 thước 3 tấc; trong đó công điền 90 mẫu 2 sào 12 thước 6 tấc; tư điền 45 mẫu 5 sào 7 thước 7 tấc
460. 河 東 省 常 信 府 上 福 縣 上 供 總 各 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Thường Tín phủ Thượng Phúc huyện Thượng Cung tổng các xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 139 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ 3 xã thuộc tổng Thượng Cung, huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Đông. Xã Thượng Cung gồm 251 mẫu 9 sào 6 thước, xã Vân Trai gồm 508 mẫu 7 sào 3 thước 3 tấc, xã Trát Cầu gồm 384 mẫu 5 sào 9 tấc. Có một số tờ bẩm xin sửa đổi một số điểm trong nguyên bạ. Tất cả khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805)
461. 河 東 省 常 信 府 上 福 縣 上 供 總 文 甲 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Thường Tín phủ Thượng Phúc huyện Thượng Cung tổng Văn Giáp xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 49 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Văn Giáp thuộc tổng Thượng Cung, huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 887 mẫu 4 sào 10 thước 5 tấc; trong đó công điền 6 mẫu 9 sào 11 thước 7 tấc; tư điền 773 mẫu 8 thước 8 tấc. Ngoài ra còn ruộng thần từ, Phật tự, công thổ viên trì
462. 河 東 省 常 信 府 上 福 縣 潮 東 總 各 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Thường Tín phủ Thượng Phúc huyện Triều Đông tổng các xã địa bạ. - [s.l.] : [s.l.], 1805. - 110 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ 2 xã thuộc tổng Triều Đông, huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Đông. Xã Triều Đông gồm 680 mẫu 7 sào 8 thước 3 tấc. Ngoài ra còn có ruộng thần từ công pha, thổ trạch viên trì. Xã Yên Cốc gồm 413 mẫu 4 sào 2 thước, trong đó công điền 34 mẫu 8 sào 7 thước 2 tấc; tư điền 347 mẫu 5 sào 4 thước 4 tấc và các loại khác như thần từ, thổ trạch viên trì
463. 河 東 省 常 信 府 上 福 縣 信 安 總 各 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Thường Tín phủ Thượng Phúc huyện Tín Yên tổng các xã địa bạ. - [s.l.] : [s.l.], 1805. - 123 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ 3 xã thuộc tổng Tín Yên, huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Đông. Xã Đông Duyên gồm 225 mẫu 2 sào 6 thước 3 tấc; xã Yên Duyên gồm 445 mẫu 6 sào 2 thước 7 tấc, xã Hà Vĩ gồm 246 mẫu 9 sào 11 thước 1 tấc, có tờ bẩm xin sửa đổi hạng điền hoặc cải chính một số điểm. Khai tháng 4 năm Gia Long 4 (1805)
464. 河 東 省 常 信 府 上 福 縣 萬 點 總 各 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Thường Tín phủ Thượng Phúc huyện Vạn Điểm tổng các xã địa bạ. - [s.l.] : [s.l.], 1805. - 122 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ 4 xã thuộc tổng Vạn Điểm, huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Đông. Xã Vạn Điểm gồm 805 mẫu 8 sào 9 thước 8 phân, xã Hoàng Xá gồm 754 mẫu 9 sào 6 thước 2 tấc, xã Do Lễ gồm 789 mẫu 8 sào 8 thước 1 tấc, xã Nhân Vực gồm 276 mẫu 5 sào 7 tấc. Tất cả khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805)
465. 河 東 省 常 信 府 上 福 縣 萬 點 總 各 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Thường Tín phủ Thượng Phúc huyện Vạn Điểm tổng các xã địa bạ. - [s.l.] : [s.l.], [????]. - 79 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ 2 xã thuộc tổng Vạn Điểm huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Đông. Xã Địa Mãn lập năm Tự Đức 7 (1854), gồm 143 mẫu 2 sào 11 thước. Xã Văn Tự khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 430 mẫu 1 sào 7 thước 8 tấc; trong đó hạ điền 326 mẫu 8 sào 6 thước, thu điền 533 mầu 4 sào 14 thước 3 tấc và các loại khác
466. 河 東 省 上 福 縣 古 賢 總 興 賢 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Thượng Phúc huyện Cổ Hiền tổng Hưng Hiền xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 62 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Hưng Hiền thuộc tổng Cổ Hiền, huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 246 mẫu 3 sào 6 thước 2 tấc; trong đó công điền 7 mẫu 1 sào 10 thước; tư điền 209 mẫu 6 sào 11 thước 9 tấc. Có 2 tờ bẩm xin sửa đổi một số điểm trong địa bạ
467. 河 東 省 上 福 縣 羅 浮 總 各 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Thượng Phúc huyện La Phù tổng các xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 190 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ 5 xã thuộc tổng La Phù, huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Đông. Xã La Uyên gồm 107 mẫu 4 sào 5 thước 9 tấc, xã Thượng Phúc gồm 423 mẫu 4 sào 9 thước 1 tấc, thôn Lộc Dư (xã Hoằng Phúc) gồm 235 mẫu 5 sào 3 tấc, xã Gia Phúc gồm 503 mẫu 8 sào 8 thước 7 tấc, xã La Phù gồm 829 mẫu 7 sào 14 thước 8 tấc. Tất cả khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805)
468. 河 東 省 上 福 縣 羅 浮 總 上 福 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Thượng Phúc huyện La Phù tổng Thượng Phúc xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 128 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Thượng Phúc thuộc tổng La Phù, huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Đông, địa bạ xã Thượng Phúc gồm 423 mẫu 4 sào 9 thước 1 tấc; trong đó công điền 235 mẫu 9 sào 13 thước 7 tấc; tư điền 111 mẫu 2 sào 12 thước 6 tấc. Dân đinh xã Thượng Phúc gồm các hạng dân đinh của xã
469. 河 東 省 慈 兼 縣 下 池 總 各 社 上 葛 大 吉 地 薄 = Hà Đông tỉnh Từ Liêm huyện Hạ Trì tổng các xã Thượng Cát Đại Cát địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 132 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ 2 xã thuộc tổng Hạ Trì, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông. Xã Thượng Cát gồm 566 mẫu 5 sào 6 thước 1 tấc 4 phân; trong đó công điền 30 mẫu 2 sào 2 thước 4 phân, tư điền 479 mẫu 4 sào 11 thước 9 tấc. Xã Đại Cát gồm 209 mẫu 1 sào 2 thước 7 tấc; trong đó tư điền 155 mẫu 9 sào 3 thước 7 tấc. Ngoài ra còn có ruộng tam bảo, thổ trạch viên trì, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805)
470. 河 東 省 慈 兼 縣 下 池 總 下 池 地 薄 = Hà Đông tỉnh Từ Liêm huyện Hạ Trì tổng Hoàng Xá xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 84 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Hoàng Xá thuộc tổng Hạ Trì, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 354 mẫu 9 sào 4 thước; trong đó công điền 11 mẫu 4 sào 4 thước 5 tấc; tư điền 317 mẫu 5 sào 7 thước 4 tấc và các loại khác như ruộng tam bảo hậu thần, công trì ở ngoài đê
471. 河 東 省 慈 兼 縣 下 池 總 下 池 地 薄 = Hà Đông tỉnh Từ Liêm huyện Hạ Trì tổng Hạ Trì xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 256 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Hạ Trì thuộc tổng Hạ Trì, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 1462 mẫu 3 sào 14 thước 1 tấc; trong đó công điền 22 mẫu 4 sào 12 thước 3 tấc. Ngoài ra còn có ruộng tế điền, đất mộ, châu thổ trồng dâu trồng đậu
472. 河 東 省 慈 廉 縣 下 池 總 莫 舍 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Từ Liêm huyện Hạ Trì tổng Mạc Xá xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1789. - 274 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Mạc Xá thuộc tổng Hạ Trì, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, khai năm Quang Trung 2 (1789), gồm 313 mẫu 2 sào 3 thước 5 tấc; trong đó quan điền 4 mẫu 8 sào; tư điền 260 mẫu 3 sào 14 thước. Ngoài ra còn có quan quyền thổ, quan trì, thổ trạch viên trì
473. 河 東 省 慈 廉 縣 下 池 總 莫 舍 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Từ Liêm huyện Hạ Trì tổng Mạc Xá xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 102 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Mạc Xá thuộc tổng Hạ Trì, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 323 mẫu 9 sào 1 tấc; trong đó công điền 4 mẫu 8 sào; tư điền 260 mẫu 3 sào 14 thước và các loại khác như ruộng tam bảo, hậu thần hậu phật, thổ trạch viên trì
474. 河 東 省 慈 廉 縣 羅 內 總 綺 羅 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Từ Liêm huyện La Nội tổng ỷ La xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 169 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã ỷ La thuộc tổng La Nội, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 846 mẫu 9 sào 10 thước 5 tấc; trong đó công điền 3 mẫu 3 sào 14 thước; tư điền 746 mẫu 6 sào 14 thước 2 tấc và các loại khác như ruộng tam bảo, thổ trạch viên trì
475. 河 東 省 慈 廉 縣 芳 粳 總 富 美 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Từ Liêm huyện Phương Canh tổng Phú Mỹ xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 247 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Phú Mỹ thuộc tổng Phương Canh, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 984 mẫu 3 sào 11 thước 4 tấc; trong đó công điền 77 mẫu 4 sào; tư điền 844 mẫu 4 sào 11 thước 2 tấc và các loại khác như ruộng hậu thần, thổ trạch viên trì
476. 河 東 省 慈 廉 縣 富 家 總 各 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Từ Liêm huyện Phú Gia tổng các xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 107 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ 3 xã và 1 sở thuộc tổng Phú Gia, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, xã Thượng Thuỵ khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 328 mẫu 11 thước 7 tấc; trong đó công điền là 63 mẫu 4 thước 2 tấc, xã Nhật Tảo khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805) gồm 173 mẫu 9 sào 2 thước 3 tấc, xã Liên Ngạc gồm 44 mẫu 7 sào 7 thước 5 tấc, Sở Quán La khai năm Cảnh Thịnh 3 (1795), gồm 774 mẫu 9 sào 2 thước 5 tấc
477. 河 東 省 慈 廉 縣 富 家 總 富 家 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Từ Liêm huyện Phú Gia tổng Phú Gia xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 96 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Phú Gia thuộc tổng Phú Gia, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 515 mẫu 1 sào 6 thước 8 tấc; trong đó công điền 285 mẫu 2 sào 6 thước; tư điền 63 mẫu 9 sào 3 thước 2 tấc và các loại khác như ruộng tam bảo và ruộng tế kỵ hậu thần, thổ trạch viên trì
478. 河 東 省 慈 廉 縣 上 會 總 各 社 永 畿 下 姥 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Từ Liêm huyện Thượng Hội tổng các xã Vĩnh Kỳ Hạ Mỗ địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 185 tr. ; 32 x 23 cm
1 bản viết
Địa bạ 2 xã thuộc tổng Thượng Hội, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông. Xã Vĩnh Kỳ gồm 433 mẫu 9 sào 8 thước 1 tấc; trong đó công điền 1 mẫu 6 sào 2 thước 5 tấc, tư điền 391 mẫu 7 sào 11 thước 8 tấc. Xã Hạ Mỗ gồm 1370 mẫu 6 sào 13 thước 4 tấc 5 phân. Tất cả khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805)
479. 河 東 省 慈 廉 縣 上 會 總 上 會 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Từ Liêm huyện Thượng Hội tổng Thượng Hội xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 183 tr. ; 32 x 23 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Thượng Hội thuộc tổng Thượng Hội, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 569 mẫu 9 sào 2 thước 6 tấc; trong đó công điền 8 mẫu 5 sào 13 thước; tư điền 593 mẫu 5 sào 1 thước 8 tấc và các loại khác như ruộng hậu thần, quan thổ, thổ trạch viên trì
480. 河 東 省 慈 廉 縣 上 池 總 伯 陽 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Từ Liêm huyện Thượng Trì tổng Bá Dương xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 88 tr. ; 32 x 23 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Bá Dương thuộc tổng Thượng Trì, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 994 mẫu 10 thước 5 tấc; trong đó công điền 14 mẫu 2 sào 5 thước; tư điền 158 mẫu 5 sào 2 thước 4 tấc và các loại khác như châu thổ, công châu thổ, bạch sa, thổ trạch viên trì
481. 河 東 省 慈 廉 縣 上 池 總 蓬 萊 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Từ Liêm huyện Thượng Trì tổng Bồng Lai xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 101 tr. ; 32 x 23 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Bồng Lai thuộc tổng Thượng Trì, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 1134 mẫu 5 sào 4 thước 6 tấc; trong đó công điền 13 mẫu 8 sào; tư điền 311 mẫu 3 sào 6 thước 8 tấc và các loại khác như công châu thổ, thổ trạch viên trì, ruộng tam bảo. Có một số bản phúc tấu
482. 河 東 省 慈 廉 縣 上 池 總 有 腳 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Từ Liêm huyện Thượng Trì tổng Hữu Cước xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 118 tr. ; 32 x 23 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Hữu Cước thuộc tổng Thượng Trì, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 268 mẫu 8 sào 11 thước 7 tấc; trong đó tư điền 51 mẫu 2 sào 14 thước 2 tấc, công châu thổ 159 mẫu 9 sào 11 thước và các loại khác như bạch sa, thổ trạch viên trì
483. 河 東 省 慈 廉 縣 上 池 總 上 池 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Từ Liêm huyện Thượng Trì tổng Thượng Trì xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 122 tr. ; 32 x 23 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Thượng Trì thuộc tổng Thượng Trì, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 1135 mẫu 8 sào 12 thước 1 tấc 4 phân; trong đó công điền 3 mẫu 3 sào 1 thước 5 tấc, tư điền 448 mẫu 7 sào 7 thước 7 tấc 4 phân, công châu thổ 471 mẫu 3 sào 3 thước 5 tấc và các loại khác như bạch sa, công sa, khu đất thực cư, thổ trạch viên trì. Có bản đồ của xã Thượng Trì
484. 河 東 省 慈 廉 縣 上 池 總 東 萊 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Từ Liêm huyện Thượng Trì tổng Đông Lai xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 89 tr. ; 32 x 23 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Đông Lai thuộc tổng Thượng Trì, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 287 mẫu 2 sào 9 thước 4 tấc 7 phân; tư điền 191 mẫu 5 sào 2 thước 4 tấc và các loại khác như công châu thổ, thổ trạch viên trì. Có một số tờ trình xin được trưng thu số đất châu thổ bị xã Bồng Lai chiếm
485. 河 東 省 慈 廉 縣 西 就 總 下 會 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Từ Liêm huyện Tây Tựu tổng Hà Hồi xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 221 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Hà Hồi thuộc tổng Tây Tựu, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 895 mẫu 6 sào 13 thước 8 tấc; trong đó công điền 10 mẫu; tư điền 814 mẫu 1 sào 2 thước và các loại khác như đất công trì, thổ trạch viên trì
486. 河 東 省 慈 廉 縣 西 就 總 杏 壇 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Từ Liêm huyện Tây Tựu tổng Hạnh Đàn xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 110 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Hạnh Đàn thuộc tổng Tây Tựu, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 254 mẫu 8 sào 5 thước 6 tấc; trong đó công điền 4 mẫu 1 sào 5 thước; tư điền 226 mẫu 6 thước 6 tấc và các loại khác như ruộng tam bảo, thổ trạch viên trì
487. 河 東 省 慈 廉 縣 西 就 總 富 履 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Từ Liêm huyện Tây Tựu tổng Phúc Lý xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 62 tr. ; 32 x 23 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Phúc Lý thuộc tổng Tây Tựu, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 371 mẫu 8 sào 14 thước 2 tấc, trong đó công điền 6 mẫu 8 sào; tư điền 332 mẫu 2 sào 10 thước 6 tấc và các loại khác như ruộng hậu thần, công pha, thổ trạch viên trì
488. 河 東 省 慈 廉 縣 西 就 總 丹 會 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Từ Liêm huyện Tây Tựu tổng Đan Hội xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 97 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Đan Hội thuộc tổng Tây Tựu, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 319 mẫu 4 sào 11 thước 4 tấc; trong đó công điền 5 mẫu 4 sào 14 thước; tư điền 269 mẫu 2 sào 2 thước 4 tấc và các loại khác như tam bảo tế điền, thổ trạch viên trì
489. 河 東 省 慈 廉 縣 春 早 總 春 早 社 拜 恩 地 薄 = Hà Đông tỉnh Từ Liêm huyện Xuân Tảo tổng Xuân Tảo xã Bái Ân xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 216 tr. ; 32 x 23 cm
1 bản viết
Địa bạ 2 xã thuộc tổng Xuân Tảo, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805). Xã Xuân Tảo gồm 1045 mẫu 9 sào 4 thước 4 tấc; trong đó công điền 529 mẫu 2 sào 7 thước; tư điền 451 mẫu 6 sào 12 thước 4 tấc. Xã Bái Ân gồm 74 mẫu 2 sào 7 thước 8 tấc; trong đó tư điền 34 mẫu 5 sào 10 thước 6 tấc, hạ điền 10 mẫu 10 thước 6 tấc, thu điền 24 mẫu 5 sào và các loại khác
490. 河 東 省 慈 廉 縣 春 早 總 東 鄂 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Từ Liêm huyện Xuân Tảo tổng Đông Ngạc xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 160 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Đông Ngạc thuộc tổng Xuân Tảo, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 506 mẫu 6 sào 13 thước 4 tấc; trong đó công điền 32 mẫu 7 sào; tư điền 368 mẫu 6 sào và các loại khác như ruộng tam bảo, hậu phật quan quyền thổ, thổ trạch viên trì
491. 河 東 省 丹 鳳 縣 楊 柳 總 楊 柳 社 俗 例 = Hà Đông tỉnh Đan Phượng huyện Dương Liễu tổng Dương Liễu xã tục lệ. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 62 tr. ; 29 x 16 cm
1 bản viết
Bản này nội dung trùng hợp với bản mang ký hiệu AF.a2/11 (1022), nhưng không đề ngày lập ước
492. 河 東 省 丹 鳳 縣 柳 陽 總 陽 柳 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Đan Phượng huyện Dương Liễu tổng Dương Liễu xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 156 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Dương Liễu, tổng Dương Liễu, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông, khai năm Gia Long 4 (1805), gồm 1038 mẫu 10 thước 2 tấc 5 ly trong đó công điền 7 mẫu 5 sào; tư điền 451 mẫu 7 sào 13 thước 3 tấc. Ngoài ra còn kỵ điền, châu thổ
493. 河 東 省 丹 鳳 縣 柳 陽 總 茂 和 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Đan Phượng huyện Dương Liễu tổng Mậu Hoà xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 66 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Mậu Hoà, tổng Dương Liễu, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông, khai năm Gia Long 4 (1805), gồm 376 mẫu 1 sào 10 thước 4 phân 5 ly; trong đó công điền 1 sào; tư điền 183 mẫu 5 sào 12 thước 8 tấc. Ngoài ra, còn ruộng đình quán, ruộng cúng kỵ, đất công thổ, bãi bồi, thổ trạch viên trì
494. 河 東 省 丹 鳳 縣 柳 陽 總 桂 陽 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Đan Phượng huyện Dương Liễu tổng Quế Dương xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 82 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Quế Dương tổng Dương Liễu, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông, khai năm Gia Long 4 (1805), gồm 910 mẫu 19 sào 3 tấc 2 phân; trong đó công điền 2 mẫu 6 sào 1 thước 8 tấc; tư điền 359 mẫu 8 sào 6 thước, 7 tấc. Ngoài ra, còn có đất châu thổ trồng dâu, trồng đậu, khoai, thổ trạch viên trì
495. 河 東 省 丹 鳳 縣 柳 陽 總 安 所 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Đan Phượng huyện Dương Liễu tổng Yên Sở xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 158 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Yên Sở tổng Dương Liễu, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông, khai năm Gia Long 4 (1805), gồm 1189 mẫu 9 sào 5 thước 7 phân; trong đó công điền 22 mẫu 9 thước 3 tấc; tư điền 484 mẫu 5 sào 7 thước 5 tấc 5 phân. Ngoài ra còn có ruộng châu thổ, cát trắng, thổ trạch viên trì
496. 河 東 省 丹 鳳 縣 柳 陽 總 安 所 社 地 薄 並 人 數 = Hà Đông tỉnh Đan Phượng huyện Dương Liễu tổng Yên Sở xã địa bạ tịnh nhân số. - [s.l.] : [s.n.], 1879. - 121 tr. ; 32 x 19 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Yên Sở, tổng Dương Liễu, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông, khai năm Tự Đức 32 (1879), gồm 451 mẫu 6 sào 1 thước 5 phân; trong đó công điền 22 mẫu 9 thước 3 tấc; tư điền 429 mẫu 5 sào 7 thước 5 tấc 5 phân. Nhân số xã Yên Sở và phường Yên Sở gồm 463 người
497. 河 東 省 丹 鳳 縣 山 桐 總 中 瑞 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Đan Phượng huyện Sơn Đồng tổng Trung Thuỵ xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 180 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Trung Thuỵ thuộc tổng Sơn Đồng, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 690 mẫu 6 sào 9 tấc; trong đó công điền 52 mẫu 3 sào 8 thước; tư điền 547 mẫu 3 sào 12 thước 9 tấc và các loại khác như tế điền, cộng lộ, thổ trạch viên trì. Ngoài ra, tạo bản xã còn có công đồn và công điền của xã Quán La và ruộng Tam Bảo của xã Thượng Hội
498. 河 東 省 丹 丹 鳳 縣 丹 鳳 總 丹 鳳 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Đan Phượng huyện Đan Phượng tổng Đan Phượng xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 110 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Đan Phượng tổng Đan Phượng, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông, khai năm Gia Long 4 (1805), gồm 936 mẫu 5 sào 8 thước 6 phân 6 ly; trong đó công điền 40 mẫu; tư điền 477 mẫu 5 sào, 5 thước. Ngoài ra, còn có kỵ điền, công châu thổ, thổ trạch viên trì
499. 河 東 省 丹 丹 鳳 縣 丹 鳳 總 大 馮 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Đan Phượng huyện Đan Phượng tổng Đại Phùng xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 50 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Đại Phùng tổng Đan Phượng, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông, khai năm Gia Long 4 (1805), gồm 246 mẫu 1 sào 12 thước 7 tấc; trong đó công điền 8 mẫu 9 sào 6 thước; tư điền 107 mẫu 1 thước. Ngoài ra còn có phần kỵ điền, công châu thổ, thổ trạch viên trì
500. 河 東 省 丹 丹 鳳 縣 得 所 總 賴 安 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Đan Phượng huyện Đắc Sở tổng Lại Yên xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 136 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Lại Yên thuộc tổng Đắc Sở, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 749 mẫu 3 sào 8 thước 4 tấc; trong đó công điền 127 mẫu 5 sào 1 thước 6 tấc; tư điền 492 mẫu 7 sào 2 thước. Ngoài ra, còn có kỵ điền, công châu thổ, thổ trạch viên trì
501. 河 東 省 丹 鳳 縣 得 所 總 芳 榜 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Đan Phượng huyện Đắc Sở tổng Phương Bảng xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 98 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Phương Bảng thuộc tổng Đắc Sở, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông, khai năm Gia Long 4 (1805), gồm 658 mẫu 2 sào 9 thước 5 tấc 5 phân; trong đó công điền 191 mẫu 1 sào; tư điền 127 mẫu 2 sào 1 tấc. Ngoài ra, còn có công châu thổ trồng dâu, trồng đậu, công pha (dốc), công bạch sa (cát trắng), thổ trạch viên trì, khe ngòi bồi bãi
502. 河 東 省 丹 鳳 縣 得 所 總 芳 園 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Đan Phượng huyện Đắc Sở tổng Phương Yên xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 84 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Phương Yên thuộc tổng Đắc Sở, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông, khai năm Gia Long 4 (1805), gồm 912 mẫu 5 sào 13 thước 4 tấc; trong đó công điền 117 mẫu; tư điền 80 mẫu 7 sào 6 thước 2 tấc. Ngoài ra, còn có từ thần từ điền, công châu thổ, quan đê, gò đống, thổ trạch viên trì
503. 河 東 省 丹 鳳 縣 得 所 總 前 例 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Đan Phượng huyện Đắc Sở tổng Tiền Lệ xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 120 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Tiền Lệ thuộc tổng Đắc Sở, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 679 mẫu 2 sào 2 thước 8 tấc 7 phân; trong đó tư điền 232 mẫu 6 sào 10 thước 2 tấc. Ngoài ra, còn có Phật tự điền, công châu thổ, công bạch sa, thổ trạch viên trì
504. 河 東 省 丹 丹 鳳 縣 得 所 總 得 所 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Đan Phượng huyện Đắc Sở tổng Đắc Sở xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 172 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Đắc Sở thuộc tổng Đắc Sở, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông, khai năm Gia Long 4 (1805), gồm 822 mẫu 6 sào 1 thước 1 tấc. Ngoài ra, còn có kỵ điền, công châu thổ, thổ trạch viên trì. Bản đồ xã Đắc Sở
505. 河 東 省 應 和 府 山 朗 縣 芳 亭 總 各 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Ứng Hoà phủ Sơn Lãng huyện Phương ĐìnT tổng các xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 305 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ 8 xã thuộc Phương Đình, huyện Sơn Lãng, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805): Xã Hoàng Xá gồm 365 mẫu 3 sào 4 thước 5 tấc 4 phân, xã Lương Xá gồm 569 mẫu 5 thước, xã Thanh ấm gồm 255 mẫu 2 sào 13 thước 9 tấc, xã Đông Dương gồm 838 mẫu 1 sào 7 thước 8 tấc, xã Tảo Khê gồm 752 mẫu 6 thước 1 tấc, xã Đoàn Xá gồm 432 mẫu 5 sào 3 thước 7 tấc, xã Ngọ Xá gồm 260 mẫu 9 sào 13 thước 4 tấc, xã Văn Ông gồm 694 mẫu 8 sào 11 thước 4 tấc
506. 河 東 省 應 和 府 山 朗 縣 芙 留 上 總 各 社 田 薄 = Hà Đông tỉnh Ứng Hoà phủ Sơn Lãng huyện Phù Lưu Thượng tổng các xã điền bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 80 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ 4 xã thuộc tổng Phù Lưu Thượng, huyện Sơn Lãng, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805): Xã Thành Bồ gồm 147 mẫu 9 sào 3 tấc; trong đó công điền là 25 mẫu 7 sào 2 thước 5 tấc, tư điền 105 mẫu 6 sào 2 thước 3 tấc. Xã Ngoại Hoàng gồm 193 mẫu 5 sào 4 thước 4 tấc trong đó công điền 33 mẫu 9 sào 11 thước 6 tấc, tư điền 110 mẫu 9 thước 3 tấc và các loại ruộng đất khác. Xã Vĩnh Hựu gồm 573 mẫu 7 sào 6 thước 9 tấc, trong đó tư điền 553 mẫu 3 sào 5 thước. Xã Phú Dư gồm 121 mẫu 4 sào 1 thước 3 tấc trong đó tư điền 117 mẫu 5 sào 9 thước 4 tấc
507. 河 東 省 應 和 府 山 朗 縣 芙 留 上 總 芙 留 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Ứng Hoà phủ Sơn Lãng huyện Phù Lưu Thượng tổng Phù Lưu xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 57 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Phù Lưu thuộc tổng Phù Lưu Thượng, huyện Sơn Lãng, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 1072 mẫu 9 sào 2 thước 7 tấc; trong đó công điền 27 mẫu 8 sào 3 thước 1 tấc; tư điền 935 mẫu 8 sào 14 thước. Ngoài ra còn có ruộng thần từ Phật tự, công châu thổ, công bạch sa, thổ trạch viên trì
508. 河 東 省 應 和 府 山 朗 縣 太 平 總 各 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Ứng Hoà phủ Sơn Lãng huyện Thái Bình tổng các xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 78 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Điền bạ 2 xã thuộc tổng Thái Bình, huyện Sơn Lãng, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805): Xã Đặng Giang gồm 877 mẫu 9 sào 1 thước 5 tấc; trong đó công điền 53 mẫu 6 sào 4 thước 5 tấc; tư điền 697 mẫu 6 sào 13 thước 5 tấc, xã Đoàn Xá gồm 393 sào 10 thước 2 tấc; trong đó công điền 7 sào 1 thước, tư điền 344 mẫu 8 sào 4 thước 5 tấc và các loại khác
509. 河 東 省 應 和 府 山 朗 縣 太 平 總 各 社 田 薄 = Hà Đông tỉnh Ứng Hoà phủ Sơn Lãng huyện Thái Bình tổng các xã điền bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 95 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Điền bạ 2 xã tổng Thái Bình, huyện Sơn Lãng, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805): Xã Đinh Xuyên gồm 326 mẫu 6 sào 7 thước 5 tấc; trong đó công điền là 46 mẫu 4 sào 11 thước 8 tấc; tư điền là 217 mẫu 5 sào 8 thước 4 tấc. Xã Dư Xá gồm 689 mẫu 9 sào 14 thước 8 tấc; trong đó công điền 36 mẫu 5 sào 10 thước; tư điền 578 mẫu 7 sào 2 thước 4 tấc
510. 河 東 省 應 和 府 山 朗 縣 太 平 總 內 舍 社 田 薄 = Hà Đông tỉnh Ứng Hoà phủ Sơn Lãng huyện Thái Bình tổng Nội Xá xã điền bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 45 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Điền bạ xã Nội Xá thuộc tổng Thái Bình, huyện Sơn Lãng, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805), gồm 514 mẫu 2 thước 2 tấc; trong đó công điền 2 mẫu 12 thước 2 tấc; tư điền 402 mẫu 1 sào 11 thước 4 tấc và các loại khác như thần từ, công pha, thổ trạch viên trì
511. 河 東 省 應 和 府 山 朗 縣 沉 弄 總 各 社 村 地 薄 = Hà Đông tỉnh Ứng Hoà phủ Sơn Lãng huyện Trầm Lộng tổng các xã thôn địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 195 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ 8 xã thuộc tổng Trầm Lộng, huyện Sơn Lãng, tỉnh Hà Đông: gồm 299 mẫu sào 6 thước 3 tấc, xã Quất Lâm gồm 328 mẫu 9 sào 5 thước 4 tấc 8 phân, xã Yên Hoà gồm 266 mẫu 3 thước 1 tấc, xã Kiện Vũ gồm 414 mẫu 8 sào 3 thước 2 tấc, xã An Cư gồm 303 mẫu 8 sào 9 thước 3 tấc, xã Cống Khê gồm 158 mẫu 7 sào 12 thước, xã Đống Long gồm 369 mẫu 5 sào 2 thước 3 tấc, xã Phúc Quan gồm 167 mẫu 7 sào 4 thước 6 tấc. Tất cả khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805)
512. 河 東 省 應 和 府 山 朗 縣 蛇 球 總 各 社 田 薄 = Hà Đông tỉnh Ứng Hoà phủ Sơn Lãng huyện Xà Cầu tổng các xã điền bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 138 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ 4 xã thuộc tổng Xà Cầu, huyện Sơn Lãng, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805): Xã Phú Lương gồm 618 mẫu 4 sào 10 thước. Thôn Vũ Nội gồm 167 mẫu 2 sào 10 thước 8 tấc. Thôn Vũ Ngoại gồm 356 mẫu 7 sào 6 thước 3 tấc
513. 河 東 省 應 和 府 山 朗 縣 大 貝 總 各 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Ứng Hoà phủ Sơn Lãng huyện Đại Bối tổng các xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 192 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ 5 xã thuộc tổng Đại Bối, huyện Sơn Lãng, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805): Xã Giang Triều 336 mẫu 4 sào 2 thước 5 tấc, xã Xuân Tự gồm 148 mẫu 8 sào 9 thước 7 tấc, xã Du Đồng gồm 210 mẫu 3 sào 2 thước 4 tấc, xã Ngũ Luân gồm 359 mẫu 4 sào 8 thước 8 tấc, xã Thọ Vực gồm 848 mẫu 1 sào 14 thước 6 tấc
514. 河 東 省 應 和 府 山 朗 縣 道 秀 總 各 社 地 薄 = Hà Đông tỉnh Ứng Hoà phủ Sơn Lãng huyện Đạo Tú tổng các xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 400 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ 6 xã thuộc tổng Đạo Tú, huyện Sơn Lãng, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 4 (1805): Xã Đạo Tú gồm 735 mẫu 1 sào 7 thước 6 tấc, xã Chẩn Kỳ gồm 360 mẫu 1 sào 8 thước 4 tấc, xã Dũng Cảm gồm 396 mẫu 3 sào 8 thước 6 tấc 7 phân, xã Động Phí gồm 1009 mẫu 2 sào 12 thước 9 tấc 4 phân, xã Phí Trạch gồm 538 mẫu 3 sào 1 thước 4 tấc 2 phân, xã Dương Khê gồm 560 mẫu 9 sào 1 thước 2 tấc
515. 洪 德 版 圖 = Hồng Đức bản đồ. - [s.l.] : [s.n.], 1490. - 52 tr. ; 34 x 22 cm
Có 4 bản viết, 3 bản chụp
Tập bản đồ thời Hồng Đức, gồm 1 bản đồ toàn quốc, 1 bản đồ Trung Đô (Thăng Long) và 13 bản đồ thuộc 13 thừa tuyên (Thanh Hoá, Nghệ An, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hưng Hoá, Lạng Sơn, An Bang, Thuận Hoá, Quảng Nam), trong đó có ghi rõ 49 châu, 181 huyện, 53 phủ, các núi sông, thành trì, đường sông, đường bộ và đường biển. Ngoài ra có bài Giao Châu chí, do Trương Phụ và Mộc Thạnh soạn năm Vĩnh Lạc nhà Minh, sau khi đánh Hồ Quý Ly nói về vị trí và bờ cõi đất Giao Châu. Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (A 2499, từ trang 59-158 và trong A 1603 từ trang 63-186), do Đỗ Bá và hiệu Đạo Phủ soạn và viết lời dẫn: giới thiệu bản đồ đường bộ, đường sông, đường biển từ Thăng Long đi Chiêm Thành; từ Kinh Kì đi Châu Khâm, Châu Niệm; Từ Phụng Thiên đi Quảng Tây, Vân Nam, từ Kinh Thành đi cửa Bắc Quan từ Đồng Hới đi Cao Miên, và bản đồ phủ Cao Bằng, bản đồ trấn doanh Mục Mã mới vẽ năm Cảnh Thịnh, có thể tham khảo thêm Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư A 11
516. 李 文 馥. 李 氏 家 譜 = Lý thị gia phả / Lý Văn Phức biên tập. - [s.l.] : [s.n.], 1821. - 40 tr. ; 26 x 18cm
Bản chép tay. - Có 1 tựa
Gia phả họ Lý ở phường Hồ Khẩu, Hà Nội. Họ Lý nguyên gốc ở Tây Hương, Long Khê, Phúc Kiến, Trung Quốc, đến đời Lý Khắc Liêm làm quan Tổng đốc tỉnh Vân Nam, không chịu thần phục triều Mãn Thanh bèn trốn sang định cư ở phường Hồ Khẩu, truyền 6 đời đến đời Lý Văn Phức. Gia phả có ghi rõ các đời, các chi phái, danh hiệu, khoa hoạn, phần mộ, ngày giỗ của những người trong dòng họ
517. 南 北 各 轄 諸 府 縣 社 村 = Nam bắc các hạt chư phủ huyện xã thôn. - [s.l.] : [s.n.], [18??]. - 116 tr. ; 27.5 x 15cm
Bản chép tay
Địa lý và chính sách thuế dưới triều Nguyễn, số phủ huyện, tổng xã, thôn, phường, trại; số quan chức, các trạm đường, lệ thuế mỏ, lệ đúc tiền và địa lý của các tỉnh. Văn bản đo ruộng đất của một số xã thuộc huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Đông năm Tự Đức thứ 9 (1856) do Tri phủ Ứng Hoà là Vũ Thấu và một số thư lại thực hiện
518. 梁 竹 潭. 南 國 地 輿 誌 = Nam quốc địa dư chí / Lương Trúc Đàm soạn. - [s.l.] : [s.n.], 1908. - 170 tr. ; 26 x 15.5cm
Bản in. - Có 1 tựa, 1 mục lục
Khảo về địa lý Việt Nam, trong đó có Hà Nội, gồm vị trí, giới hạn, địa thế, sự phân chia giữa các miền, các tỉnh, số tỉnh, phủ, huyện, núi sông, đường sá, khí hậu, tài chính, quân sự, công nông nghiệp, thuế khoá, trang phục và phong tục sinh hoạt của 37 dân tộc ít người ở Việt Nam, có bài ca Nôm ‘Tứ sát tứ hại’
519. 南 越 版 圖 = Nam Việt bản đồ. - [s.l.] : [s.n.], [14??]. - 186 tr. ; 29,5 x 17,5 cm
Tập bản đồ thời Hồng Đức, gồm 1 bản đồ toàn quốc, 1 bản đồ Trung Đô (Thăng Long) và 13 bản đồ thuộc 13 thừa tuyên (Thanh Hoá, Nghệ An, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hưng Hoá, Lạng Sơn, An Bang, Thuận Hoá, Quảng Nam), trong đó có ghi rõ 49 châu, 181 huyện, 53 phủ, các núi sông, thành trì, đường sông, đường bộ và đường biển. Ngoài ra có bài ‘Giao Châu chí’, do Trương Phụ và Mộc Thạnh soạn năm Vĩnh Lạc nhà Minh, sau khi đánh Hồ Quý Ly nói về vị trí và bờ cõi đất Giao Châu. Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (A 2499, từ trang 59-158 và trong A 1603 từ trang 63-186), do Đỗ Bá và hiệu Đạo Phủ soạn và viết lời dẫn: giới thiệu bản đồ đường bộ, đường sông, đường biển từ Thăng Long đi Chiêm Thành; từ Kinh kì đi Châu Khâm, Châu Niệm; Từ Phụng Thiên đi Quảng Tây, Vân Nam, từ Kinh Thành đi cửa Bắc Quan từ Đồng Hới đi Cao Miên, và bản đồ phủ Cao Bằng, bản đồ trấn doanh Mục Mã mới vẽ năm Cảnh Thịnh, có thể tham khảo thêm Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư A 1174
520. 南 越 輿 地 誌 = Nam Việt dư địa chí. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 238 tr. ; 27.5 x 15.5cm
Bản chép tay. - 1 tựa
Địa lý Việt Nam vào thời Thành Thái - Duy Tân (1889 - 1916) gồm những thay đổi về đơn vị hành chính, tên các tỉnh, phủ, huyện (có ghi tên gọi cũ) của Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ (trong đó có Hà Nội), đặc biệt có lời bình của nhà sử học họ Ngô
521. 劉 錠. 月 盎 劉 氏 家 譜 = Nguyệt Áng Lưu thị gia phả / Lưu Đĩnh hiệu Khả Trai biên tập và viết tựa. - [s.l.] : [s.n.], 1781. - 278 tr. ; 28 x 20cm
Bản chép tay. - Có 1 tựa, có sơ đồ
Gia phả họ Lưu ở làng Nguyệt Áng, tổng Đại Áng, Thanh Trì, tiểu sử, thế thứ các đời. Di văn, sách văn, gia huấn của những người trong dòng họ, hệ thống thế thứ của chi thứ 3, chi của Tiến sĩ Lưu Quỹ
522. 鄧 輝 著. 珥 潢 遺 愛 錄 = Nhĩ hoàng di ái lục / Đặng Huy Trứ biên tập. - Nhà họ Đặng in năm Tự Đức Kỉ Tỵ (1869). - [s.l.] : [s.n.], 1869. - 216 tr. ; 25 x 14cm
Bản in. - Có 3 tựa, 1 mục lục
Tiểu sử và sự nghiệp của Đặng Văn Hoà, những việc làm của ông; tấu biểu, thơ ca. Có ghi chép những thay đổi về địa lí của Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên
523. 三 寶 洲 村 地 簿 附 天 府 壽 昌 縣 各 坊 地 簿 = Tam Bảo châu ngoại thôn địa bạ phụ Phụng Thiên phủ Thọ Xương huyện các phường địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1085. - 212 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ thôn Tam Bảo Châu Ngoại, huyện Từ Liêm, xứ Sơn Tây. Địa bạ phường Kim Hoa, địa bạ phường An Xá, địa bạ Trại Quỳnh Lôi, địa bạ xã Hữu Lễ, thuộc huyện Thiên Thi, phủ Khoái Châu, xứ Sơn Nam Thượng; địa bạ xã Ngọc Hà thuộc tổng Hà Nội; địa bạ phường Hồng Mai, huyện Thọ Xương, phủ Phụng Thiên
524. 三 寶 洲 內 村 地 簿 = Tam Bảo Châu Nội thôn địa bạ. - [s.l.] : [s.l.], 1805. - 34 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ Tam Bảo Nội Châu thuộc huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, khai tháng 3 năm Gia Long 3 (1805), gồm 196 mẫu 9 sào 3 thước 3 phân 5 ly đều là công châu thổ. Ngoài ra, còn có công châu thổ trồng dâu, trồng đậu, đất thực canh, đất hoang phế
525. 清 池 縣 公 文 集 = Thanh Trì huyện công văn tập / Tri huyện Nguyễn Văn Xiển sưu tập. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 158 tr. ; 29 x 17 cm
1 bản viết, có chữ Nôm
Hồ sơ, công văn của huyện Thanh Trì (Hà Nội): chiếu, dụ, tư, bẩm, trát, sức... có niên hiệu Tự Đức, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đông Khánh
526. 天 下 版 圖 = Thiên hạ bản đồ. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 178 tr. ; 26 x 15 cm
1 bản viết
1. Thiên hạ bản đồ (110 tr.): danh mục các phường, động, trang, thôn, làng, xã, châu, huyện, phủ của Trung Đô (Thăng Long, nay là Hà Nội) và 13 thừa tuyên (tương với tỉnh đời sau) của Việt Nam đời Lê sơ. Bản đồ địa giới, núi sông của Trung Đô và 13 thừa tuyên...Danh sách 17 người đỗ đại khoa của huyện Kim Hoa (Hà Nội). 2. Cao Biền di cảo (68 tr.): xem sách cùng tên A 2898
527. 天 南 路 圖 = Thiên Nam lộ đồ / Nhữ Ngọc Hoàn soạn. - [s.l.] : [s.n.], 1770. - 202 tr. ; 22 x 11 cm
1 bản viết, có Nôm. - 1 tựa, 1 mục lục
1. Bản đồ Trung Đô (Thăng Long) và 13 thừa tuyên, vẽ chi tiết đến các phủ, huyện, xã. 2. Bản đồ 4 trục đường lớn từ Trung Đô đi Chiêm Thành, từ Trung Đô đi Châu Khâm, từ Trung Đô đi Quảng Tây, và từ Trung Đô đi ải Nam Quan, 45 bản đồ phủ, huyện của trấn Sơn Nam. Sự tích cửa Thần Phù, Cửa Kiền (Cờn), cửa Biện Sơn và 17 bài thơ vịnh phong cảnh của Lê Thánh Tông
528. 天 南 四 至 路 圖 = Thiên Nam tứ chí lộ đồ. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 122 tr. ; 31 x 19 cm
3 bản viết. - 1 mục lục, 1 dẫn, 1 thuyết
Bản đồ hệ thống đường sá Việt Nam: Sơ lược hình thế, vị trí, giới hạn... của nước Việt Nam. Đường bộ từ Thăng Long (Hà Nội) đến Bố Chính, La Hà. Đường thủy từ Thăng Long đến Nghệ An. Đường biển từ Cửa Lạc đến cửa Phố Trì (Chiêm Thành). Cảnh đẹp các cửa biển. A 73: Những đổi thay về mặt địa lý qua các thời đại, kinh vĩ độ của đất nước, độ sao, hiện tượng ngày và đêm, 5 bản đồ toàn quốc, bản đồ các tỉnh, các trục đường từ Thăng Long đến Chiêm Thành, đến Khâm Châu, đến Liêm Châu và đến Vân Nam
529. 阮 文 理. 壽 昌 東 作 阮 氏 世 譜 = Thọ Xương Đông Tác Nguyễn Thị thế phả / Nguyễn Văn Lí soạn. - [s.l.] : [s.n.], 1838. - 34 tr. ; 28 x 16 cm
1 bản viết
Gia phả họ Nguyễn ở làng Đông Tác cũ (Hà Nội): thế thứ, hành trạng, ngày giỗ, phần mộ... Họ này gốc ở Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông tổ đầu tiên đến Đông Tác là Nguyễn Thanh Nhàn, truyền đến Nguyễn Trung Lương là đời thứ 7. 11 đạo sắc phong cho Nguyễn Văn Lí
530. 西 湖 志 = Tây Hồ chí. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 130 tr. ; 26 x 16 cm
2 bản viết
Vị trí, hình thế, sông núi, di tích đền miếu, nhân vật, danh thần,... của Hồ Tây
531. 陳 允 東. 越 門 地 史 = Việt môn địa sử / Trần Doãn Đông soạn. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 250 tr. ; 30 x 22 cm
1 bản viết
Khảo về địa lý và lịch sử Việt Nam từ Hùng Vương đến triều Nguyễn: 1. Những vấn đề bao quát (tổng tự): tên nước, đô thành các đời, đất đai, hộ khẩu, các cửa ải, hình thế, đường thủy, đường bộ, v.v; 2. Các đơn vị hành chính cụ thể (phân chú): kinh đô, tỉnh, phủ, huyện về các mặt cương giới, núi sông, nghề nghiệp, thổ sản và thắng cảnh v.v
532. 潘 廷 逢. 越 史 地 輿 = Việt sử địa dư / Phan Đình Phùng biên khảo, Thái Khắc Tuy soạn thảo. - [s.l.] : [s.n.], 1883. - 204 tr. ; 29 x 20 cm
1 bản viết. - 1 mục lục
Khảo cứu về địa lý và lịch sử Việt Nam, trong đó có Hà Nội từ thời Hùng Vương cho đến thời nhà Nguyễn
533. 白 奮 鷹. 永 祐 五 年 己 未 科 進 士 題 名 記 = Vĩnh Hựu ngũ niên Kỷ Mùi khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Cảnh Hưng thứ 5 (1744). Người soạn: Bạch Phấn Ưng, học vị: Tiến sĩ khoa Giáp Thìn (1724), chức vị: Hàn lâm viện Thừa chỉ; Người nhuận sắc: Nguyễn Công Thái, học vị: Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1715), chức vị: Tham tụng, Hộ bộ Thượng thư kiêm Đông. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1744. - 1 mặt ; 111x185 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 29 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1500 chữ
Năm Kỷ Mùi niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 5 (1739), triều đình mở khoa thi Hội có 3.000 người dự thi, lấy 8 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó có 1 vị (Vũ Diệm) đỗ ở hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, 7 người còn lại đỗ ở hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân. Khoa thi này có 3 vị, vốn người quận Hoàn Kiếm và Ba Đình ngày nay, được khắc tên tuổi, quê quán để lưu truyền hậu thế, nhằm khích lệ con cháu nỗ lực học tập
534. 丹 鳳 縣 遺 愛 社 嘉 隆 地 薄 = Đan Phượng huyện Di Ái xã Gia Long địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1805. - 96 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Di Ái thuộc huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông, khai năm Gia Long 4 (1805), gồm công tư điền thổ 661 mẫu 9 sào 10 thước 6 tấc; trong đó công điền 3 mẫu 1 sào 5 thước; tư điền 590 mẫu 5 sào 11 thước 9 tấc
533. 陳 允 東. 東 洋 地 輿 志 集 = Đông Dương địa dư chí tập / Trần Doãn Đông soạn. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 110 tr. ; 30 x 17 cm
1 bản viết
Đông Dương địa dư chí (64 tr.): địa thế, đường sông, đường núi, địa lí miền Bắc, miền Nam của Việt Nam; địa lí Camphuchia và Lào. Tạp lục: bài viết về Kinh thành, bài khảo về tên nước qua các đời, bài nói về sự tích triều Nguyễn, bài kí về thành Hà Nội, bài tán về tổng quan thi cử Việt Nam
536. 東 鄂 社 甲 例 = Đông Ngạc xã các giáp lệ. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 150 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Đông Ngạc thuộc huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, không ghi năm lập, gồm 36 mẫu chia đều cho 8 giáp luân phiên canh tác
537. 大 南 一 統 志 = Đại Nam nhất thống chí / Tổng tài: Cao Xuân Dục. Toản tu: Lưu Đức Xứng. - Huế : Quốc tử giám, 1909. - 1572 tr. ; 28 x 16 cm
10 bản in. - 1 biểu dâng sách, 1 phàm lệ, 1 bảng chức danh, 1 tổng mục lục
Đại Nam nhất thống chí được biên soạn dưới thời Tự Đức, đây là một bộ sách địa lý học lịch sử đầy đủ và lớn nhất của nước ta thời phong kiến. Nội dung sách cung cấp thông tin vô cùng quý giá về các mặt địa lí, lịch sử, kinh tế, chính trị và văn hoá,... của từng tỉnh, bao quát từ thời thượng cổ đến tận thời điểm biên soạn sách thời Tự Đức. Tỉnh Hà Nội được đề cập đến trong bộ sách ở quyển XIII. Đặc biệt trong sách còn có bản đồ các tỉnh thành trong cả nước
538. 大 南 一 統 志 略 編 = Đại Nam nhất thống chí lược biên. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 34 tr. ; 27 x 17 cm
1 bản viết
Địa lí giản lược về Kinh sư (Huế): quá trình hình thành: cấu trúc, thành trì; cung điện; lăng tẩm; đền miếu... có ghi ngày giờ của các vua chúa triều Nguyễn
539. 黃 謝 玉. 大 南 郡 國 志 略 = Đại Nam quận quốc chí lược / Hoàng Tạ Ngọc. - Biên tập lại vào năm Thành Thái thứ 7 (1905). - [s.l.] : [s.n.], 1905. - 76 tr. ; 24 x 14 cm
2 bản viết
Địa lí (giản lược) về kinh đô Huế và các tỉnh của Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội. Mỗi tỉnh đều chép về lịch sử, địa lí, vị trí, giới hạn, số phủ, huyện, tổng, xã và cấu trúc tổ chức hành chính
540. 大 越 史 記 = Đại Việt sử kí. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 1518 tr. ; 31 x 21 cm
10 bản viết
Lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng đến thời Tây Sơn. Sách này lược biên 2 bộ Đại Việt sử kí cũ, có thêm 1 số tài liệu trong sách dã sử. Phần ngoại kỉ chép từ Hồng Bàng đến đến Ngô Sứ quân, phần Bản kỉ chép từ nhà Đinh đến thời kì Minh thuộc... Chỉ có A 1272/1-4 là đầy đủ các nội dung trên. Các bản khác đều thiếu. Trong sách liệt kê nhiều sự kiện lịch sử liên quan đến Thăng Long - Hà Nội
541. 吳 時 士 大 越 史 記 前 編 = Đại Việt sử kí tiền biên / Ngô Thì Sĩ. - [s.l.] : [s.n.], 1800. - 1372 tr. ; 29 x 18 cm
Các ký hiệu VHc 200, 201, 202, 203, 204, 205 là bản chụp một phần của bản A 2/1-7. - Có sơ đồ về sự chia tách, hợp nhất đất nước. - Sơ đồ truyền kế của các vua chúa. - Bảng kê tên họ các nhà làm sử
Lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng đến thời thuộc Minh. Phần Ngoại kỉ gồm 7 quyển, chép từ Hồng Bàng đến Ngô Sứ quân. Phần Bản kỉ gồm 10 quyển, chép từ Đinh Tiên Hoàng đến thời thuộc Minh. Sách có sơ đồ về sự chia tách, hợp nhất đất nước qua các đời (trong đó có Thăng Long - Hà Nội), sơ đồ về sự truyền kế của các vua chúa, bảng kê tên họ các nhà làm sử ở các đời và bài tổng luận về sử Việt Nam của Lê Tung
542. 大 越 史 記 續 編 = Đại Việt sử kí tục biên. - [s.l.] : [s.n.], [17??]. - 850 tr. ; 29 x 18 cm
Ghi chép các sự kiện lịch sử triều Lê, nhiều sự kiện xảy ra ở Thăng Long - Hà Nội. Bản A 1189/1-3 ghi chép lịch sử từ Lê Thái Tổ (1428) cho đến Lê Hiển Tông (1773). Bộ sách cung cấp những tư liệu về các sự kiện lịch sử thời Lê Trung hưng theo lối chép sử biên niên
543. 代 越 史 記 全 書 = Đại Việt sử ký toàn thư / Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh, Phạm Công Trứ, Lê Hy; Ngô Sĩ Liên viết tựa và soạn tờ biểu dâng sách năm Hồng Đức 10 (1479); Phạm Công Trứ viết tựa năm Cảnh Trị 3 (1665); Lê Hy, Nguyễn Quý Đức viết tựa năm Chính Hoà 18 (1697); Lê Tô. - [s.l] : [s.n], [14??]. - tờ. ; 28 x 19 cm
Bản in ván gỗ
Đây là bộ sử lớn của dân tộc, do nhiều sử gia nổi tiếng các đời kế tiếp nhau biên soạn, trình bày lịch sử Việt Nam từ khởi thuỷ đến cuối đời Lê Gia Tông Mỹ Hoàng Đế (1675). Qua bộ sách có thể tìm hiểu chính sách các triều đại phong kiến Việt Nam đối với việc định đô, xây dựng và mở rộng Thăng Long - Hà Nội. Lời bình luận một số sự kiện lịch sử Việt Nam của các sử gia Ngô Sĩ Liên và Lê Văn Hưu
544. 黎 貴 惇. 大 越 通 史 = Đại Việt thông sử / Lê Quý Đôn biên soạn. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 608 tr. ; 31 x 21 cm
7 bản viết. - 1 tựa, 1 phàm lệ
Bộ thông sử triều Lê viết theo lối kỉ truyện, trong đó có nhiều sự kiện lịch sử liên quan đến Thăng Long - Hà Nội. Tất cả bản chữ Hán của bộ sách này đều không đầy đủ. Phần bản kỉ chỉ còn kỉ Lê Thái Tổ. Phần chí còn Nghệ văn chí, phần Liệt truyện có truyện các hậu phi, chư thần, nghịch thần, v.v
545. 大 越 地 志 = Đại Việt địa chí. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 680 tr. ; 30 x 21 cm
2 bản viết
Khảo về địa lí Thăng Long (Hà Nội) và các trấn, tỉnh như Sơn Nam, Nam Định, Sơn Tây, Hải Dương, Bắc Ninh, Nghệ An, Thái Nguyên... Mỗi trấn, tỉnh đều có phần: Danh giới, tên phủ, huyện, tổng, xã, phường... số đinh, số ruộng đất, các loại thuế, núi sông, sản vật, riêng phần di tích danh thắng có chép một số chuyện lịch sử
546. 方 亭 阮 文 超. 大 越 與 地 全 扁 = Đại Việt địa dư toàn biên / Thọ Xương Cư Sỹ Phương Đình Nguyễn Văn Siêu biên tập. Kim Giang Nguyễn Trọng Hợp viết tựa cho bản in năm Thành Thái 12 (1900). - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 570 tr. ; 26 x 15 cm
1 bản viết, 1 bản in. - 1 tựa
Công trình khảo cứu địa lý học lịch sử Việt Nam từ khởi thuỷ đến Tự Đức 8 (1855), đây là bộ sách được biên soạn công phu với các cứ liệu khảo chứng đáng tin cậy, trong đó có đề cập đến địa chí Hà Nội
547. 地 志 = Địa chí. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 54 tr. ; 33 x 23 cm
1 bản viết, có bản đồ
Tập bản đồ đường bộ và đường thuỷ từ huyện Quảng Đức (Hà Nội) đến cửa Nha Trang. Có ghi chép sự tích các cửa bể và một số thơ đề vịnh. Nguyễn triều quán địa chí: giới thiệu tóm tắt địa lí Việt Nam vào đời Nguyễn
548. 地 與 志 = Địa dư chí. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 210 tr. ; 27 x 14 cm
3 bản viết
Khảo về địa lý 17 trấn, gồm Hà Nội, Sơn Nam, Nam Định, Bắc Ninh, Sơn Tây. Mỗi địa danh được giới thiệu theo trình tự vị trí, số phủ, huyện, châu, tổng, xã, núi sông, danh thắng, nhân vật và sự tích. Sách này được biên soạn khá sớm, nhiều nội dung được bổ sung thêm sau này
549. 地 與 撮 要 = Địa dư toát yếu. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 102 tr. ; 30 x 14 cm
1 bản viết
Giới thiệu tóm lược địa lí Việt Nam, gồm đê điều, núi sông, các tỉnh của Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ. Địa hình 3 nước Việt Nam, Lào, Cao Miên, các chức quan ở Việt Nam. Thế thứ triều Nguyễn, diện tích thành Hà Nội và các sản vật quý
550. 定 功 社 地 薄 = Định Công xã địa bạ. - [s.l.] : [s.n.], 1790. - 12 tr. ; 31 x 18 cm
1 bản viết
Địa bạ xã Định Công, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, khai năm Quang Trung 3 (1790), gồm 229 mẫu 1 sào 3 thước 3 tấc; trong đó công điền 63 mẫu 1 sào 3 thước 3 tấc; tư điền 104 mẫu 7 sào 3 thước 3 tấc. Ngoài ra còn có tế điền, thổ trạch, viên trì
551. 同 慶 地 輿 志 略 = Đồng Khánh địa dư chí lược. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 3000 tr. ; 29 x 19 cm
3 bản viết. - 1 mục lục, nhiều bản đồ màu khổ lớn
Khảo về địa lí các tỉnh trong cả nước, trong đó có Hà Nội thời Đồng Khánh (1886 - 1888). Mỗi tỉnh gồm các mục: Vị trí, giới hạn, số huyện, tổng, xã, thôn, phường, số đinh, binh lính, ruộng đất, thuế khoá, phong tục, thổ sản, khí hậu, núi sông, đường sá, đồn luỹ, đền miếu, cổ tích, kĩ nghệ
552. 同 春 總 各 村 坊 地 簿 = Đồng Xuân tổng các thôn phường đinh bạ. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 36 tr.
1 bản viết. - Có con dấu
Sổ khai ruộng đất của các thôn Cổ Lương, Huyền Thiên, Tiền Trung, Nguyễn Khiết Thượng, Nguyễn Khiết Hạ, và phường Đồng Xuân thuộc tổng Đồng Xuân, huyện Thọ Xương Hà Nội vào đời Minh Mệnh (1820 - 1840)
553. 同 春 總 各 村 丁 簿 = Đồng Xuân tổng các thôn đinh bạ. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 112 tr. ; 33 x 22 cm
1 bản viết. - Có con dấu
Số đinh của các thôn thuộc tổng Đồng Xuân, huyện Thọ Xương, Hà Nội về các đời Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức
554. 杜 文 睦. 杜 族 譜 記 = Đỗ tộc phả kí / Đỗ Văn Mục soạn. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 26 tr. ; 28 x 16 cm
1 bản viết. - 1 tựa
Gia phả 4 đời họ Đỗ ở phường Bạch Mai, huyện Hoàn Long (Hà Nội) có bằng cấp, văn thư của người tổ họ là Đỗ Văn Thìn và một số tờ cầu Thần, Phật
555. 杜 文 虔. 杜 文 家 譜 = Đỗ Văn gia phả / Đỗ Văn Kiền soạn. - [s.l.] : [s.n.], 1823. - 18 tr. ; 29 x 16 cm
1 bản viết. - 1 tựa
Gia phả 5 đời (Từ Đỗ Văn Thự đến Đỗ Văn Kiền) của họ Đỗ Văn xã Bối Khê, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông. Có viết về mồ mả và ngày giờ sinh, mất của những người họ ngoại
< Prev | Next > |
---|