Triển khai thực hiện Đề án “Phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, ngày 28/8/2018, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo “Văn hoá đọc trong kỷ nguyên số - Thực trạng và giải pháp” tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Tham dự Hội thảo có bà Hoàng Thị Hoa - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; bà Trịnh Thị Thuỷ - Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; đại diện các Cục, Vụ; đại diện Thư viện Quốc gia Việt Nam, lãnh đạo các thư viện công cộng, thư viện chuyên ngành, các nhà xuất bản, các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý...
Văn hoá đọc có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia và góp phần hình thành nên những công dân có trí tuệ, có khả năng sáng tạo, có đạo đức, lối sống lành mạnh. Trong những năm qua, với sự phát triển của công nghệ thông tin, người sử dụng thư viện đã có nhiều cơ hội cập nhật thông tin hơn qua các kênh khác nhau, dần thay đổi thói quen đọc và tiếp cận tri thức: có thể đọc mọi nơi, mọi lúc thông qua máy tính và các thiết bị thông minh mà không cần trực tiếp đến thư viện.
Với chủ đề xuyên suốt của Hội thảo gắn với thực tế trên, các ý kiến phát biểu tham luận tập trung vào một số nội dung: Nhận dạng các tác động tích cực, thuận lợi và những hoạt động mang tính thách thức của khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông đến văn hoá đọc nói chung, hoạt động thư viện nói riêng; Thực trạng vốn tài liệu điện tử/ tài liệu số và các dịch vụ phục vụ người sử dụng của thư viện và những giải pháp phát triển văn hoá đọc tại các thư viện; Xác định các giải pháp đột phá nhằm phát triển văn hoá đọc, các giải pháp nhằm phát triển, tăng cường liên thông vốn tài liệu điện tử/ tài liệu số, tăng cường các dịch vụ trực tuyến trong các thư viện; Giải pháp trong quản lý và tổ chức hoạt động nhằm triển khai kế hoạch của các bộ, ngành, địa phương nhằm thực hiện các chỉ tiêu phát triển văn hoá đọc đã được đặt ra trong Đề án; Sự phối hợp, tương tác giữa thư viện, các nhà xuất bản, nhà cung cấp giải pháp công nghệ cho các thư viện nhằm hình thành nên môi trường đọc và các tiện ích thân thiện, thuận lợi cho người sử dụng; Kinh nghiệm và mô hình hoạt động hiệu quả phục vụ phát triển văn hoá đọc…
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Trịnh Thị Thuỷ đã nhấn mạnh mục đích quan trọng là đánh giá thực trạng nhu cầu đọc, xu hướng đọc của bạn đọc hiện nay cùng với việc đưa ra các giải pháp cho phát triển văn hoá đọc, đặc biệt trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin và cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay. Bà cũng nhấn mạnh những ý kiến trao đổi và tham luận của các nhà khoa học, các nhà quản lý, nhà nghiên cứu… tại Hội thảo sẽ là căn cứ để Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa ra các giải pháp và những định hướng cụ thể cho phát triển văn hoá đọc nói chung và những đổi mới trong hoạt động thư viện nói riêng.
Ảnh sự kiện:
Toàn cảnh Hội thảo
Bà Trịnh Thị Thuỷ - Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phát biểu khai mạc Hội thảo
Đại biểu trình bày tham luận tại Hội thảo
__________
Tin và ảnh: Hồng Vân
< Prev | Next > |
---|
- Liên hoan thiếu nhi tuyên truyền giới thiệu sách tỉnh Hà Nam năm 2018 với chủ đề: “Chúng em với môi trường xanh”
- Hội nghị Ban Chấp hành Hội Thư viện Việt Nam lần thứ V, nhiệm kỳ 2016-2021 & Hội thảo “Thư viện Việt Nam hướng tới cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0”
- Đại hội Liên Chi hội Thư viện Nam Trung bộ và Tây Nguyên lần thứ V, nhiệm kỳ 2018 - 2020
- Hội thi Đố em “Kiến thức muôn màu”
- Hội thi Thiếu niên tuyên truyền, giới thiệu sách tỉnh Quảng Nam - Hè 2018 với chủ đề “Sách - Kết nối yêu thương”
- Tổng kết chương trình “Hè vui đọc sách” năm 2018 tại Thư viện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Chung kết Hội thi Thiếu nhi Đất Tổ kể chuyện, tuyên truyền, giới thiệu sách - Hè năm 2018 với chủ đề “Mái ấm gia đình”
- Liên hoan Thiếu nhi kể chuyện sách hè tỉnh Hải Dương năm 2018
- Thư viện KHTH Đà Nẵng tổ chức Hội thi Kể chuyện theo sách năm 2018
- Hội nghị tổng kết hoạt động Liên hiệp thư viện Đồng bằng sông Cửu long nhiệm kỳ 2015–2018 và triển khai nhiệm vụ nhiệm kỳ 2018-2020