Thư mục sách Thăng Long - Hà Nội - Phần 2: Văn hóa Vật thể (882-1296)

E-mail Print
VĂN HOÁ VẬT THỂ
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ
882. Arrêté du 14 septembre 1936 du Maire de la ville de Hanoi conncernant les pagodes, đền, đình, miếu et autres temples situes sur le territoire de la Ville = Nghị định ngày 14 tháng chín năm 1936 của Quan đốc lý Thành phố Hanoi về đình, đền, miếu và các phủ, điện thờ thần thánh khác ở trong địa phận thành phố. - H. : Impr. Tân dân, 1936. - 8tr ;
Nghị định ngày 14 tháng chín năm 1936 của Quan đốc lý Thành phố Hà Nội về việc quản lý đình, đền, miếu và các phủ, điện thờ thần thánh khác thuộc địa phận thành phố Hà Nội
883. Bạch Mã Temple. - H. : Thế giới, 2001. - 48tr : ảnh màu ; 21cm. - (Tủ sách danh thắng Việt Nam)
Giới thiệu về thời gian xây dựng đền Bạch Mã. Những chuyến tham quan đền Bạch Mã của vua quan phong kiến ngày xưa. Kiến trúc và cách bố trí, sắp xếp các hiện vật, các tượng, các biểu tượng của đền Bạch Mã. Đền Bạch Mã là một di tích văn hoá truyền thống được rất nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm
884. Bia chùa Hàm Long / Người dịch: Trần Lê Nhân; Người hiệu đính: Hoa Bằng. - H. : Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 19??. - 4 tr. ; 28 cm
Năm xb theo âm lịch: Năm thứ 10 niên hiệu Vĩnh Thịnh (1714)
Giới thiệu bản dịch bia chùa Hàm Long ở phố Đồng Khánh Hà Nội, nội dung nói ý nghĩa của việc dựng chùa, và ghi công đức của người đã bỏ tiền của tu sửa chùa
885. Bia chùa Trấn Quốc / Người dịch: Vũ Tuấn Sán; Người hiệu đính: Phạm Mạnh Sính. - H. : Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 19??. - 4 tr. ; 28 cm
Năm xb theo âm lịch: Năm Kỷ Mão (1639)
Giới thiệu bản dịch bia chùa Trấn Quốc dựng ở bên phải tiền đường chùa Trấn Bắc Yên Phụ, Hà Nội, nội dung nói ý nghĩa của việc dựng bia và lịch sử việc dựng làng lập ấp vào năm Vĩnh Tộ thứ 6 (1624) ở nơi này, ngoài ra cũng có ghi công đức của những người đóng góp tiền của tu sửa chùa
886. Bia đền thờ vọng chợ Hoa Lộc / Người dịch: Nguyễn Xuân Lâm; Người hiệu đính: P. M. Sính. - Kđ : Knxb, 19??. - Tr. 4-6 ; 26 cm
Giới thiệu bản dịch mặt bia bên tả đình Hoa Lộc, nội dung ca ngợi công lao của bốn cụ Lê, Phạm, Vũ và Đào đã có công cúng đất quyên tiền để dựng nên ngôi chùa, nay lập nơi thờ các cụ ở gác trên của chùa
887. Bia và chuông chùa Kim Liên (Hà Nội) / Nguyễn Du Chi, Lê Quốc Việt // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1996. - 1997. - Tr. 447-450
Chùa Kim Liên thuộc xã Quảng An, quận Tây Hồ (Hà Nội). Chùa Kim Liên là một trong những chùa hiện lưu giữ nhiều bia và chuông nhất (16 bia và 1 chuông lớn). Đó là các bia: Bia Thái Hòa 3 (1445), Bia Dương Hòa 5 (1639). Bia Vĩnh Hựu Bính Thìn (1763), Bia Cảnh Hưng thứ 30 (1769), Bia Cảnh Hưng thứ 4 (1780), Bia Quang Trung thứ 5 (1792), Bia Nhâm Thân (1812), Bia Tự Đức thứ 21 (1868), Bia Tự Đức thứ 29 (1876), Bia Bảo Đại thứ 4 (1928), Bia Quý Tự (1953), Bia Giáp Ngọ (1954). Một chuông đồng Cảnh Thịnh thứ 3 (1795)
888. Bộ tượng Đền Sóc (Hà Nội) / Nguyễn Minh Ngọc, Hoàng Thu Hương// Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005. - Tr. 474
Đền Sóc thuộc làng Phù Đổng - Sóc Sơn - Hà Nội. Tại đền hiện nay có bộ tượng 7 ông: Thần Tướng, Ngọc Nữ, Tỳ Sa Môn Thiên Vương, Thánh Dóng, Vũ Điền Quốc Vương, Tiên đồng, Thần tướng. Bảy pho tượng được bố trí theo hình vòng cung gần như hàng ngang không chia thành lớp. Bộ tượng đền Sóc là bộ tượng rất đặc biệt với sự kết hợp của các bộ tượng Đạo giáo và Phật giáo cần quan tâm nghiên cứu
889. BÙI MẠNH PHÁT. Bia đá và chuông đồng chùa Kim Liên (Hà Nội) / Bùi Mạnh Phát // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004. - Tr. 557-559
Chùa Kim Liên, phường Nghi Tàm nay là phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, ở đây có tấm bia dựng dưới tam quan chùa, niên đại Thái hòa đời Lê Nhân Tông và Kim Liên tự bi kí. Ngoài ra chùa Kim Liên còn có một quả chuông cổ niên đại năm thứ 3 niên hiệu Cảnh Thịnh. Chuông đồng và bia đá chùa Kim Liên không chỉ cho chúng ta hiểu rõ thêm về quá trình xây dựng, trùng tu chùa mà còn cho biết những biến cố xảy ra tại kinh thành Thăng Long xưa
890. BÙI MẠNH PHÁT. Một số hiện vật cổ ở đình và chùa thôn Quán Nhân (Hà Nội) / Bùi Mạnh Phát // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004. - Tr. 693
Đình Quan Nhân, phường Quan Nhân, Đống Đa - Hà Nội là một ngôi đình cổ được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa. Hiện nay đình Quan Nhân còn lưu giữ được hai con nghê bằng đá. Theo tác giả hai con nghê này được khắc vào khoảng triều Lê (thế kỷ 17 - 18). Cạnh đình là chùa Quan Nhân còn giữ được một con hổ bằng đất nung cao 50 cm, tượng hổ được gắn vào gạch đặt ở phía trước chùa. Đây là cổ vật, nhưng chưa xác định được niên đại chắc chắn, rất có thể nó được làm cách đây hàng trăm năm
891. BÙI MẠNH PHÚC. Miếu thờ làng Thanh Giám (Hà Nội) / Bùi Mạnh Phúc // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004. - Tr. 489
Ngôi miếu này nằm bên phải đường Tôn Đức Thắng, chỉ cách ngã tư Cát Linh khoảng 100m, có tấm bia 'Ký công bi ký' lập năm Khải Định thứ 4 (1919). Qua tấm bia này biết được sự hình thành ngôi miếu thờ của làng Thanh Giám, các tổ chức giáp và thôn ở ngay giữa Hà Nội
892. BÙI MẠNH PHÚC. Thọ chỉ thôn Giáp Nhị (Hà Nội) / Bùi Mạnh Phúc // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004. - Tr. 567-568
Tại thôn Giáp Nhị, xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì - Hà Nội hiện còn một thọ chỉ là nơi biểu dương, sinh hoạt của những người cao tuổi do Tồn Am, Bùi Huy Bích cùng toàn thôn đứng ra xây dựng. Thọ chỉ có niên đại 1787. Tấm bia này cho chúng ta rất nhiều thông tin quý giá về những hoạt động của Tồn Am, Tiến sĩ Bùi Huy Bích, một nhà nho nổi tiếng thời Lê thế kỷ 18
893. BÙI THIẾT. Cấu trúc mặt bằng thành Thăng Long thế kỷ XV - thế kỷ XVIII / Bùi Thiết // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1987. - 1988. - Tr. 160-161
Trình bày cấu trúc mặt bằng thành Thăng Long thế kỷ XV - thế kỷ XVIII, dựa vào 5 hệ thống tài liệu, đó là: chữ viết, địa danh, bản đồ, tài liệu lập làng và tài liệu khảo cổ học. Theo tác giả 5 nguồn tài liệu này vẫn chưa đủ, gần đây đã phát hiện thêm hệ thống tư liệu thứ 6 nữa, đó là hệ thống thoát nước lộ thiên. Dựng lại được hệ thống thoát nước lộ thiên chúng ta dễ dàng dựng lại được cấu trúc thành Thăng Long
894. BÙI THU PHƯƠNG. Vài nét về kiến trúc chùa Láng (Hà Nội) / Bùi Thu Phương, Nguyễn Tiến Đông // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004. - Tr. 413-414
Chùa Láng tên chữ là "Chiêu Thiền Tự" thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa - Tp Hà Nội. Chùa được xây dựng vào thế kỷ 12 đời vua Lý Anh Tông (1138 - 1175) trên khu đất rộng 12.000m2. Chùa thờ Từ Đạo Hạnh, một thiền sư nổi tiếng thời Lý. Chùa đã được trùng tu nhiều lần, kiến trúc chùa như ngày nay là kết quả trùng tu khoảng giữa thế kỷ 19. Điểm khởi đầu kiến trúc chùa là cửa tam triều, điểm kết thúc là nhà Tổ, trung điểm được coi là bát giác. Chu vi toàn chùa được xây bao quanh bằng hàng tường cao hơn 1m tạo thành một tổng thể khép kín. Chùa Láng là một ngôi chùa cổ ở Hà Nội có kiến trúc đồ sộ, quy mô được xây dựng theo kiểu chữ quốc, cách kiến trúc chùa, cấu trúc các gian thờ ở chùa Láng được xây dựng theo một thể thống nhất đối xứng
895. BÙI VĂN TIẾN. Đình Vẽ, một công trình nghệ thuật của Hà Nội / Bùi Văn Tiến // Văn hoá nghệ thuật. - 1997. - Số 1 (151). - Tr. 66-68
Giới thiệu di tích lịch sử Đền Vẽ, một công trình nghệ thuật cổ của Hà Nội cần được bảo tồn và phát huy
896. BÙI VĂN TIẾN. Hai pho tượng kim cương thời Tây Sơn tại chùa Phúc Khánh (Hà Nội) / Bùi Văn Tiến // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1987. - 1988. - Tr. 177-179
Đây là bộ tượng phật tam thể, bộ di đà tam tôn, bộ hoa niên tam thánh, tượng quan âm chuẩn đề và đặc biệt là 2 pho tượng kim cương. Về cơ bản những chi tiết của tượng này được thể hiện giống với phong cách thể hiện tượng kim cương ở chùa Tây Phương. Hai pho tượng kim cương ở chùa Phúc Khánh đã cung cấp thêm tư liệu về loại hình tượng này, đã cho ta thấy rõ hơn về nghệ thuật thời Tây Sơn
897. BÙI VĂN TIẾN. Văn hóa Hà Nội nhìn từ di tích cổ truyền Hà Tây / Bùi Văn Tiến // Văn hoá nghệ thuật. - 2000. - Số 11 (197). - Tr. 74-76
So sánh những nét tương đồng giữa Hà Nội và Hà Tây, đặc biệt là những di tích cổ, bài viết đề cập đến vấn đề cần phải giữ gìn và bảo tồn văn hoá truyền thống để Hà Nội không mất đi vẻ đẹp vốn có của riêng mình
898. BÙI XUÂN ĐÍNH. Chùa Long Quang (Hà Nội) / Bùi Xuân Đính // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005. - Tr. 405-406
Chùa Long Quang có kết cấu "nội công ngoại quốc" theo văn bia lưu tại chùa thì chùa có từ đời vua Lê Thánh Tông (1622), chùa đã qua nhiều lần tôn tạo. Trong chùa hiện còn lưu được một số di vật có giá trị: bia đá, chuông có niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 7 (1799), khánh đá đúc năm Bảo Đại thứ 2 (1927). Các di vật của chùa có giá trị nghiên cứu về thiết chế giáp, tổ chức làng xã và sự liên kết thờ phụng của 3 xã Cổ Điển, Cương Ngôi, Đồng Trì thời phong kiến
899. BÙI XUÂN ĐÍNH. Đền Mậu Hoà / Bùi Xuân Đính // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1990. - 1991. - Tr. 119-120
Giới thiệu về đền Mậu Hòa nằm ven bờ đê sông Đáy, thuộc xã Minh Khai, huyện Hoài Đức - Hà Nội. Đền thờ Đông Nga Đại tướng quân, thường gọi nôm là Đức thánh Độc - một tướng tài của Đinh Bộ Lĩnh, hiện còn lưu giữ được tấm bia soạn năm Hồng Thuận 4 (1512), 26 đạo sắc phong thành hoàng, bản khắc đá soạn năm Chính Hoà 5 (1684)...
900. BÙI XUÂN ĐÍNH. Hệ thống bia ở cụm di tích đình - đền - chùa làng Phú Thị (Gia Lâm, Hà Nội) / Bùi Xuân Đính // Thông báo Hán Nôm học năm 2004
Giới thiệu hệ thống bia ở cụm di tích đình, đền và chùa lăng Phú Thị huyện Gia Lâm, Hà Nội. Tất cả gồm 17 tấm bia, trong đó có 14 tấm bia chùa, đình và 3 bia từ đường, góp phần nghiên cứu nhiều mặt của đời sống kinh tế, xã hội, tôn giáo của làng Phú Thị. Đặc biệt tác giả bài viết lưu ý hơn đến các cứ liệu quan trọng và đáng tin cậy để lý giải và tìm hiểu về quê hương của Nguyên Phi Ỷ Lan, về sự tham gia của các vương phi, cung tần phủ chúa Trịnh và phu nhân các quan lại cao cấp trong việc tu bổ các di tích ở Phú Thị
901. BÙI XUÂN ĐÍNH. Lư sử điển yếu điều lệ, một văn bản có giá trị / Bùi Xuân Đính // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000. - 2001
Tại đình làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì Hà Nội còn lưu giữ một văn bản có giá trị. Đây là văn bản được chép lại từ các văn bản cũ. Văn bản được viết trên giấy văn bản tốt, khổ 26 x 16cm, gồm 88 tờ (176 trang). Văn bản 'Lư sử điểm yếu điều lệ' là văn bản phản ánh khá đầy đủ các mặt đời sống của làng Tả Thanh Oai - một làng khoa bảng nổi tiếng với 12 tiến sĩ, trong đó có 2 dòng họ Ngô Thì và Ngô Vi danh tiếng. Văn bản này có giá trị nghiên cứu các vấn đề về lịch sử và dân tộc học làng Tả Thanh Oai
902. BÙI XUÂN ĐÍNH. Tài liệu Hán Nôm ở làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội / Bùi Xuân Đính // Thông báo Hán Nôm học năm 1997
Tài liệu Hán Nôm ở làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội bao gồm: đình, chùa, văn chỉ, từ đường họ Lưu. Hiện tại ở địa phương này, tài liệu Hán Nôm còn khá phong phú. Đó là thần phả, sắc phong, hoành phi, câu đối, bia, sách; trong đó có những tư liệu không có trong kho tư liệu của Viện nghiên cứu Hán Nôm
903. BÙI XUÂN ĐÍNH. Tấm bia thể hiện tinh thần trọng học và 'Tôn sư trọng đạo' ở Hà Nội / Bùi Xuân Đính // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002. - 2003. - Tr. 662-663
Tấm bia được dựng ở làng Quan Hoa thuộc ngõ 68, tổ 5, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy (Hà Nội). Bia hình chữ nhật, kích thước 67cm x 47cm x 20cm. Nội dung của bia nói về tiểu sử ông Nguyễn Công Thịnh, hiệu là Lạc Thiên tiên sinh vốn là Quốc Tử Giám sinh thời Lê - Trịnh. Tấm bia thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo, kính thầy, chăm sóc chu đáo đời sống kinh tế của thầy, lo việc cúng giỗ thầy về sau của các học trò và các bậc phụ huynh làng Thượng Yên Quyết của đất Từ Liêm xưa
904. Bước đầu nghiên cứu trang trí trên ngói ở Hoàng Thành Thăng Long qua tư liệu hố D4-D5-D6 (khu D) ở 18. Hoàng Diệu-Hà Nội / Ngô Thị Lan, Tống Trung Tín // Khảo cổ học. - 2007. - Số 6. - Tr. 88-108
Báo cáo kết quả nghiên cứu, khảo sát các hoa văn trang trí trên ngói ở Hoàng thành Thăng Long qua các di vật thu được ở các hố khảo sát trong khu 18 Hoàng Diệu, Hà Nội
905. Câu đối đình Hoàng Mai / Người dịch: Đỗ Thị Hảo. - H. : Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 2006. - 3 tr. ; 29 cm
Tài liệu do cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm thực hiện. - Dịch Hán Nôm
Giới thiệu phần phiên âm và dịch nghĩa câu đối đình Hoàng Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội
906. Chiếc trống đồng loại II Heger ở Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Hà Nội / Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Văn Hùng, Phạm Quốc Quân // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1992. - 1993. - Tr. 118
Thông tin về chiếc trống đồng do Công an Hà Nội thu giữ. Trống có 3 phần rõ rệt: tang, thân và chân. Căn cứ vào kiểu dáng và hoa văn trang trí, khẳng định đây là chiếc trống loại II Heger, có niên đại nửa cuối thiên niên kỷ I sau CN (thế kỷ 7 - 10)
908. CHU HUY. Đàn xã tắc của Thăng Long xưa / Chu Huy // Chân trời UNESCO. - 2007. - Số 47. - Tr. 9
Nghiên cứu lịch sử Đàn Xã Tắc của Thăng Long xưa, nhằm nâng cao hiểu biết của mọi người về một di tích lịch sử đã từng hiện diện ở mảnh đất đế đô này
908. CHU QUANG TRỨ. Chuông chùa Kim Liên có phải là chuông Tây Sơn đã đúc lại ở thời Nguyễn không? / Chu Quang Trứ, Nguyễn Thị Minh Lý, Đoàn Bích Ngọc // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995. - 1996. - Tr. 315-316
Đặt vấn đề chuông chùa Kim Liên có phải là chuông Tây Sơn đã đúc lại ở thời Nguyễn không? Theo tác giả rõ ràng ở đây không có chuyện đúc lại chuông Tây Sơn. Quả chuông này được đúc năm Cảnh Thịnh thứ 3 (tức năm 1759) là di vật lịch sử - nghệ thuật của thời tây Sơn. Chính vì thế mà vào thời Nguyễn nhân dân địa phương phòng xa đã đục bỏ hai chữ "Cảnh Thịnh" để tránh những rắc rối có thể xảy ra
909. CHU QUANG TRỨ. Phú Mỹ, Hà Nội một cụm di tích văn hóa giá trị / Chu Quang Trứ // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1991. - 1992. - Tr. 228
Bài viết giới thiệu cụm di tích gồm miếu, đình, chùa và nhà thờ ở làng Phú Mỹ, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Tư liệu Hán Nôm hiện còn ở các di tích trên khá phong phú, gồm 12 đạo sắc phong, 3 bài vị, bia đá (dựng năm Vĩnh Hựu nguyên niên 1935), chuông đồng Cảnh Thịnh, cùng nhiều câu đối, hoành phi
910. CHU QUANG TRỨ. Quần thể di tích và tượng chân dung Nguyễn Công Triều ở Hà Tây / Chu Quang Trứ // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1996. - 1997. - Tr. 323-325
Giới thiệu quần thể di tích bao gồm lăng mộ, từ đường, đình làng, chùa Đại Bi ở làng Đông Lao, xã Đông La, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Đặc biệt ở đình Đông Lao, chùa Đại Bi hiện còn một số bia đá có niên đại Cảnh Trị 7 (1669), Chính Hoà 2 (1681) cùng nhiều đạo sắc có liên quan đến Nguyễn Công Triều - một võ quan cao cấp triều Lê
911. CHU QUANG TRỨ. Về quả chuông lạ chùa Phúc Khánh - Hà Nội / Chu Quang Chứ, Nguyễn Thị Minh Lý // Khảo cổ học. - 1998. - Số 2. - Tr. 93-96
Từ bài thông báo trong Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 1986 của Nguyễn Mạnh Cường và Lê Thị Liên về quả chuông chùa Tây Sơn - Hà Nội, tác giả bài viết bổ sung thêm một số chi tiết về quả chuông này: vấn đề niên đại, vị trí các chữ Phạn trên quả chuông,...
912. CHU QUANG TRỨ. Về tấm bia thời Trần ở chùa Bảo Tháp, ngoại thành Hà Nội / Chu Quang Trứ // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995. - 1996. - Tr. 427-429
Bài viết giới thiệu khá kỹ về đặc điểm, nội dung của tấm bia "Bảo Tháp tự bi" ở chùa Bảo Tháp, thôn Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Đây là tấm bia thờ đời Trần, ghi về ruộng của nhà chùa được lập vào năm 1391. Văn bia mờ, nhưng cuối bài lại có 2 dòng chữ khá rõ. Các tác giả đưa ra giả thuyết: Năm 1437 bia được khắc thêm vào chỗ còn trống. Bài văn cũ đã bị mòn nhẵn, người ta nhớ lại sự kiện năm 1437 do đó khắc thêm vào, ở chùa Bảo Tháp hiện cũng còn lưu giữ được chuông, khánh đồng và biển gỗ
913. Chùa Trấn Quốc - khảo cứu và tư liệu Hán Nôm / Giới thiệu, dịch: Trịnh Khắc Mạnh (ch.b.), Nguyễn Đức Toàn. - H. : Văn học, 2009. - 346tr. ; 21cm
Giới thiệu lịch sử chùa Trấn Quốc. Vị trí, tên gọi và những đợt trùng tu lớn của chùa. Tìm hiểu di sản Hán Nôm trong chùa: hoành phi, câu đối, văn bia, chuông, thơ đề vịnh chùa Trấn Quốc
914. Chuông Thịnh Đức ở chùa Kỳ Vũ (Hà Nội) / Đào Kim Thu, Đinh Bùi // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004. - Tr. 663
Làng Thượng Cát (xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm, Hà Nội) có chùa Kỳ Vũ. Đây là một chùa cổ, lớn, kiến trúc kiểu "nội công ngoại quốc". Trên gác chuông hiện còn quả chuông cổ "Thượng cát xã đồng công bộ sãi tân tạo chú hồng chung"  Bài minh khắc trên chuông chữ đẹp, rõ nét, thời điểm khắc bài minh năm Thịnh Đức thứ 3 (1655)
915. CỔ MINH TÂM. Hồ Tây di sản văn hóa đặc sắc ở Hà Nội / Cổ Minh Tâm // Văn hoá nghệ thuật. - 1996. - Số 2 (140). - Tr. 13, 29
Giới thiệu về Hồ Tây, danh lam thắng cảnh nên thơ của Hà Nội với nhiều nét đặc biệt mà không đâu có được
916. Cổng làng Hà Nội xưa và nay / Vũ Kiêm Ninh s.t., giới thiệu. - H. : Văn hoá dân tộc, 2007. - 311tr. ; 22cm
ĐTTS ghi: Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội
Giới thiệu về lịch sử hình thành của 109 cổng làng ở Hà Nội, ý nghĩa của các câu đối trên cổng làng cùng tín ngưỡng lễ hội của làng
917. CUNG KHẮC LƯỢC. Vài suy nghĩ từ một số hiện vật có văn tự Hán Nôm ở chùa thôn Mai Phúc, Hà Nội mới được phát hiện / Cung Khắc Lược // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1993. - 1994. - Tr. 384-386
Qua các hiện vật ở chùa thôn Mai Phúc, xã Gia Thụy, huyện Gia Lâm, Hà Nội như: 'Mai Phúc xã ký', 'Minh Tông tự bi' (1679), 'Ký kỵ từ bi' (1910). Chuông đồng 'Tiên Minh tự chung' (1841), cuốn thư, bài viết thấy còn một số điểm cần trao đổi thêm: về tên chùa; về địa danh "Phủ Gia Lâm" xuất hiện trong bia dựng năm 1910 là sai, Gia Lâm chưa hề là phủ; về tác giả văn chuông "Tiên Minh tự chung": Vũ Văn Tuấn năm 1843 mới đỗ Tiến sĩ, mà năm 1841 đã ghi học vị này trên chuông
918. CUNG KHẮC LƯỢC. Về quả chuông chùa Tiên Minh và tác giả bài văn minh chuông / Cung Khắc Lược // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1994. - 1995. - Tr. 312-314
Giới thiệu về quả chuông chùa ở thôn Mai Phúc, xã Gia Thụy, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Theo tấm bia "Minh Tông tự bi" dựng năm Vĩnh Trị 4 (1679) hiện giữ tại chùa thì chùa vốn có tên là Minh Tông. Nhưng quả chuông của chùa lại ghi "Tiên Minh tự chung" và bài văn ghi ngược lại là Minh Tiên. Bài văn và bài minh chuông do Tiến sĩ Vũ Văn Tuấn soạn, nội dung nói về quy mô chùa và nguyên nhân việc đúc chuông. Bài viết có giới thiệu tiểu sử của Vũ Văn Tuấn - một danh nhân văn hóa của xã Mai Phúc và Bát Tràng của huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
919. Danh tích Tây Hồ / Chỉ đạo nội dung: Đặng Huyền Thái (ch.b), Vũ Hoài Phương, Hoàng Giáp. - H. : Chính trị Quốc gia, 2000. - 190tr+10tr. ảnh ; 19cm
ĐTTS ghi: Uỷ ban nhân dân quận Tây Hồ. - Thư mục: tr. 187-188
Giới thiệu các chùa, đình đền, phủ thuộc quận Tây Hồ Hà Nội: Chùa Kim Liên, Đền Đồng Cổ, Đình Nhật Tân, Phủ Tây Hồ, di tích cách mạng nhà bà Hai Võ
920. Di tích danh thắng Hà Nội và vùng phụ cận = Historical remains & beautiful places of Hanoi and the surrounding areas / Lưu Minh Trị, Giang Quân, Nguyễn Doãn Tuân,... - H. : Nxb. Hà Nội, 2000. - 351tr : ảnh, b.đồ. ; 21cm
Chính văn bằng 2 thứ tiếng: Việt - Anh. - Thư mục: tr. 346-347
Giới thiệu lịch sử hình thành Hà Nội với chiếu dời đô của Lý Công Uẩn; Các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh của thủ đô Hà Nội; Các làng nghề truyền thống ở Hà Nội; Một số di tích lịch sử văn hoá ở các vùng phụ cận Hà Nội
921. Di tích động vật ở di chỉ Đình Tràng trong lần thám sát 1997 / Lại Văn Tới, Vũ Thế Long // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1997. - 1998
Di chỉ Đình Tràng được thám sát và khai quật nhiều lần. Lần khai quật 1971 đã thu thập một sưu tập gồm xương răng động vật và chứng tích liên quan đến hoạt động chăn nuôi khá phong phú. Thám sát 1997 cũng đã thu được một lượng khá phong phú xương răng động vật. trong cả hai lớp văn hóa Gò Mun và Đồng Đậu đều có di tích động vật sống hoang dã và động vật chăn nuôi như: trâu, bò, chó, lợn, hươu và nai v.v.
922. Di tích lịch sử - Văn hoá Hà Nội / Nguyễn Doãn Tuân (ch.b), Nguyễn Vinh Phúc, Trần Lâm Biền. - H. : Chính trị Quốc gia, 2000. - 682, 5tr. ảnh ; 22cm
ĐTTS ghi: Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội
Vài nét về di tích lịch sử văn hoá Hà Nội và công tác quản lý và bảo tồn các di tích đó. Giới thiệu một số di tích danh lam thắng cảnh Hà Nội như di tích Cổ Loa, Hà Nội 36 phố phường, Đình Chèm, Đền thờ Chu Văn An v.v.
923. Di tích nhà thờ Nguyễn Hữu Liên (Từ Liêm - Hà Nội) / Nguyễn Hữu Sơn, Đào Quý Cảnh // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1991. - 1992. - Tr. 222-223
Nhà thờ Nguyễn Hữu Liên ở thôn Tây Tựu, huyện Từ Liêm (Hà Nội) hiện còn một số di vật quý hiếm: tượng chân dung Nguyễn Hữu Liên tạc ở tư thế ngồi. Lư hương sản xuất tại làng Phù Lãng vào thế kỷ 17 - 18. Căn cứ vào kiến trúc và các di vật trong đền có thể xác định niên đại di tích này vào thế kỷ 18
924. Di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám / Trần Mạnh Thường b.s. - H. : Văn hóa Thông tin, 2004. - 74tr., 4 tờ ảnh ; 19cm
Giới thiệu vắn tắt về giá trị lịch sử, văn hoá, nghệ thuật kiến trúc của Văn miếu - Quốc Từ Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam
925. DOÃN ĐOAN TRINH. Hà Nội di tích cách mạng và kháng chiến / B.s.: Doãn Đoan Trinh (ch.b.), Nguyễn Doãn Tuân, Nguyễn Thị Thanh Mai. - H. : Chính trị Quốc gia, 2005. - 287tr. ; 21cm
Giới thiệu nguồn gốc, ý nghĩa lịch sử của 50 di tích cách mạng và kháng chiến tiêu biểu ở thủ đô Hà Nội
926. DOÃN ĐOAN TRINH. Hà Nội - Di tích lịch sử văn hoá và danh thắng / Doãn Đoan Trinh (ch.b.), Dương Trung Quốc, Nguyễn Quang Ân. - H. : Trung tâm UNESCO bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc Việt Nam, 2000. - 844tr : ảnh ; 21cm
ĐTTS ghi: Hội Khoa học lịch sử Việt Nam. Sở Văn hoá và Thông tin Hà Nội. - Thư mục: tr. 819-820
Giới thiệu gần 500 di tích lịch sử và văn hoá của thủ đô Hà Nội: khu phố cổ, đền, đình, chùa, miếu mạo, v.v
927. DOÃN ĐOAN TRINH. Hà Nội di tích lịch sử văn hoá và danh thắng / Chủ biên: Doãn Đoan Trinh. - H. : Trung tâm UNESCO bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc Việt Nam, 2000. - 844 tr. ; 21 cm
Giới thiệu sơ lược về lịch sử và giá trị lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc của các di tích lịch sử - văn hoá - danh thắng của Hà Nội. Phụ lục sách có danh mục các di tích đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn Hà Nội từ năm 1962 đến tháng 3 năm 2000
928. DOÃN KẾ THIỆN. Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội / Doãn Kế Thiện. - H. : Văn hoá, 1959. - 184tr, 1 tờ ảnh ; 19cm
Giới thiệu những thắng cảnh lịch sử và những câu chuyện có những nét tiêu biểu quan hệ mật thiết đến sinh hoạt đời sống của đông đảo nhân dân nội và ngoại thành Hà Nội
929. DOÃN KẾ THIỆN. Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội / Doãn Kế Thiện. - H. : Nxb. Hà Nội, 2004. - 207 tr. ; 19 cm
Để giúp bạn đọc có thêm hiểu biết về mảnh đất và con người Hà Nội, cuốn sách này đã tập trung giới thiệu về quá trình hình thành, phát triển, những di tích danh thắng tiêu biểu của đất Thăng Long - Hà Nội và cả những câu chuyện và giai thoại lý thú về mảnh đất ngàn năm văn hiến này
930. DUMOUTIER, G. Le Grand-Bouddha de Hanoi : Etude historique, archéologique et épigraphique sur la Pagode de Tran-Vu / G. Dumoutier. - H. : Impr. Typographique F.-H. schneider, 1888. - 82, 36p. : fig. ; 27cm
Nghiên cứu lịch sử, khảo cổ học và văn khắc về đền Trấn Vũ (tức đền Quan Thánh) nơi thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, vị thần được người Việt Nam tin là bảo vệ trấn bắc của kinh thành Thăng Long. Trấn Vũ được đúc bằng đồng thờ ở đền này là bức tượng lớn mà người châu Âu gọi là "Le Grand Bouddha de Hanoi"
931. DUMOUTIER, G. Les Pagodes de Hanoi : Etude d'archéologie et d'épigraphie annamites / G. Dumoutier. - H. : Impr. Typo F.-H. Schneider, 1887. - 92p. ; 24cm
Nghiên cứu khảo cổ học và văn bia của 21 đền, chùa ở Hà Nội: chùa Một Cột, Quán Sứ, Trích Sài, Huyền Thiên,... và các đền Quán Thánh, Sinh Từ, Bạch Mã, Văn Miếu
932. ĐÀO HÙNG. Hoàng thành Thăng Long những phát hiện mới của khảo cổ học / Đào Hùng // Nghiên cứu lịch sử. - 2004. - Số 1
Giới thiệu những phát hiện mới trong quá trình khai thác khảo cổ học ở khu Hoàng thành, thông qua những hiện vật thu được ở khu 18 Hoàng Diệu, tác giả khẳng định đây là những phát hiện mới của ngành Khảo cổ học nước nhà
933. ĐÀO NGỌC SƠN. Chuông chùa Thuận Lợi (Hà Nội) / Đào Ngọc Sơn, Võ Phương Lan, Hoàng Bích Ngọc // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005. - Tr. 685-687
Chùa Thuận Lợi (chùa Thuận) thuộc thôn Bắc Cầu 3 Gia Lâm, Hà Nội. Hiện nay chùa còn lưu giữ được một tượng hậu, 2 bia hậu, 1 quả chuông cổ. Chuông có niên đại Chính Hòa thứ 19 (1698). Chuông gồm 8 mặt, 4 mặt to ở trên có khắc chữ, 4 mặt dưới nhỏ không khắc chữ. Ngoài ra, tại chùa Thuận còn 1 vườn tháp, gồm có 1 tháp dựng năm Bảo Đại thứ 4 và 4 tháp không rõ niên đại
934. ĐÀO TỬ KHẢI. Cây cột đá Tứ Kỳ (Hà Nội) / Đào Tử Khải // Khảo cổ học. - 1980. - Số 3. - Tr. 46-54
Tác giả mô tả cây cột đá Tứ Kỳ (Hà Nội), Cây cột đá Tứ Kỳ khắc một bài minh và một bản trích sao văn khế ruộng đất với nhiều loại hoa văn trang trí đẹp góp một tư liệu quý để tìm hiểu xã hội, tôn giáo, chế độ ruộng đất và nghệ thuật thời Hậu Lê
935. ĐÀO VĨNH. Đôi nét về đình Kim Liên / Đào Vĩnh // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000. - 2001. - Tr. 482-484
Đình Kim Liên thuộc làng Kim Liên, phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội. Đình được lập nên để thờ Cao Sơn. Tương truyền Cao Sơn là con trai Lạc Long Quân và bà Âu Cơ. Đình nằm trên một gò đồi cao. Đình Kim Liên là một trong tứ trấn thành Thăng Long (Bắc: Trấn Vũ; Tây: Linh Lang; Đông: Bạch Mã; Nam: Cao Sơn). Từ khi được xếp hạng di tích văn hóa, đình được tu sửa và tôn tạo, kịp hoàn thành vào dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội
936. ĐẶNG THÁI HOÀNG. Hà Nội nghìn năm xây dựng / Đặng Thái Hoàng. - H. : Nxb. Hà Nội, 1980. - 95tr.: ảnh, bản đồ ; 19cm
Khái quát lịch sử xây dựng và kiến trúc Hà Nội từ thời kỳ dựng nước cho tới ngày nay
937. Đền Quán Thánh (Trấn Bắc Phương - Thăng Long tứ trấn) / Nguyễn Hạnh, Trần Thị Thanh Nguyên, Nguyễn Duy Linh. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Trẻ, 2006. - 16tr. ; 19cm. - (Bộ sách Di tích lịch sử văn hoá - danh thắng : Dành cho học sinh)
Giới thiệu sơ lược về đền Quán Thánh và cảnh quan, kiến trúc của đền kèm theo ảnh minh họa
938. ĐINH KHẮC THUÂN. Chuông chùa Bà Già (Hà Nội) / Đinh Khắc Thuân // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - Tr. 661 - 662
Tại chùa Bà Già, làng Phú Gia, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội, hiện có một quả chuông cổ niên đại năm Chính Hòa 16 (1695) triều Lê. Đây là một trong những chuông đồng thời Lê hiếm hoi còn bảo lưu được trên đất Thăng Long xưa, cũng như ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tên chuông gồm 7 chữ lớn đúc nổi là 'Tái chú Bà Già tự hồng chung' nghĩa là: đúc lại chuông lớn chùa Bà Già. Nội dung ca ngợi tiếng chuông và quy mô chùa Bà Già và lý do đúc lại chuông
939. ĐINH KHẮC THUÂN. Cụm văn bia chùa Sủi (Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội) / Đinh Khắc Thuân, Bùi Xuân Đính, Lê Thị Thu Hà // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002. - 2003. - Tr. 638-639
Tại chùa Sủi thôn Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội hiện có một cụm văn bia gồm 17 bia đá, 1 khánh đá và 1 chuông đồng. Trong đó có 11 bia chùa, 1 bia từ chỉ, 2 bia đền thờ Ỷ Lan phu nhân, 1 bia chung về làng, 1 bia dòng họ và 1 bia danh nhân. Tư liệu văn bia cho biết cụ thể về quy mô kiến trúc chùa trong từng thời kỳ lịch sử và nhiều mặt hoạt động tín ngưỡng văn hóa của làng
940. ĐINH KHẮC THUÂN. Văn bản chuông thời Trần chùa Thánh Quang (Hà Nội) / Đinh Khắc Thuân // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002. - 2003. - Tr. 704-705
Tại chùa Thánh Quang hiện có 1 quả chuông đồng đúc vào năm Ất Hợi niên hiệu Tự Đức nhưng văn bản khắc tên chuông này là bài minh văn vốn được khắc trên một quả chuông thời Trần của chùa này mà nay không còn. Minh văn hoàn toàn là văn bản thời Trần được sao chép lại. Nội dung văn bản ghi việc công chúa Túc Trinh đã đứng ra đúc cho chùa Thánh Quang 1 quả chuông đồng lớn, lại cúng ruộng đất và nô tì trông coi phần mộ để làm hương hỏa chùa. Đây là một trong số ít văn bản chuông thời Trần còn lại trên đất Thăng Long thời Trần
941. ĐINH KHẮC THUÂN. Văn bia chùa Nành và quy mô kiến trúc ngôi chùa Nành trong lịch sử / Đinh Khắc Thuân // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1996. - 1997. - Tr. 471-472
Chùa Nành, hay chùa Cả, Pháp Vân tự, ở làng Nành (Phù Ninh, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội) hiện còn 23 bia đá, 1 chuông, 1 khánh đồng. Văn bia sớm nhất có niên đại Sùng Khang 3 (1583), đời Mạc. Văn bia chùa Nành cho biết đây là ngôi chùa có từ khá sớm, gắn với sự tích Khâu Đà La và hệ thống Tứ pháp ở trung tâm Phật giáo Luy Lâu vào thế kỷ II. Văn bia chùa Nành còn cho chúng ta biết thật cụ thể về toàn bộ quá trình xây dựng, tu bổ chùa Nành trong quá khứ
942. ĐINH KHẮC THUÂN. Văn bia chùa Nành và quy mô kiến trúc ngôi chùa Nành trong lịch sử // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005. - Tr. 471-472
Chùa Nành có tên chữ là chùa Pháp Vân (Gia Lâm - Hà Nội). Chùa có 23 bia đá, 1 chuông và 1 khánh đồng. Văn bia sớm nhất có niên đại thời Mạc, năm Sùng Khang 3 (1583), sau đó là 2 bia ở thế kỷ 17, 15 bia thuộc thế kỷ 18, 2 bia thời Tây Sơn và một số bia không rõ niên đại. Chuông đồng có niên đại thế kỷ 17 và khánh đồng thế kỷ 18. Văn bia cho biết chùa Nành có từ rất sớm, gắn với sự tích Khâu Đà La và hệ thống tứ pháp ở trung tâm Phật giáo Luy Lâu vào thế kỷ thứ 2. Hiện nay chùa Nành được Bộ VHTT xếp hạng và được tu sửa lại khá khang trang
943. ĐINH KHẮC THUÂN. Về bia tiến sĩ Vũ Tông Phan vừa phát hiện được ở Hà Nội / Đinh Khắc Thuân // Khảo cổ học. - 1983. - Số 1. - Tr. 60-66
Bài viết giới thiệu tấm bia 'Lỗ Am tiên sinh từ đường ký', với các nội dung sau: bia được tìm thấy ở Bạch Mai (Hà Nội) còn nguyên vẹn, nội dung nói rõ tiểu sử, công lao của Vũ Tông Phan. Thông qua văn bia đính chính một số nét về tiểu sử của Vũ Tông Phan, ý nghĩa của việc dựng bia và những người xây dựng bia
944. ĐINH KHẮC THUÂN. Về tấm bia đá thời Trần ở chùa Thiệu Long (Hà Nội) / Đinh Khắc Thuân // Khảo cổ học. - 1991. - Số 2. - Tr. 64-77
Bài viết miêu tả chi tiết tấm bia đá thời Trần niên đại 1227 ở chùa Thiệu Long, thôn Miếu, xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Tác giả giả giới thiệu phần phiên âm, dịch nghĩa và đưa ra những nhận xét về nghệ thuật trang trí, đặc điểm văn bản, nội dung văn bia, giá trị nghệ thuật,...
945. ĐINH THỊ THU THUỶ. Về một quả chuông quý chùa Láng (Hà Nội) / Đinh Thị Thu Thuỷ // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004. - Tr. 660-661
Chùa Láng tên chữ là "Chiêu Thiền Tự" ở làng Láng tức làng Yên Lãng, huyện Từ Liêm nay là phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Chùa Láng còn lưu giữ một quả chuông mang tên 'Diên thánh cơ chung', chuông cao 73 cm, đường kính chuông 51 cm, có quai đeo là hình hai con rồng có hoa văn tinh xảo, chuông có 4 múi và 4 núm. Chuông không có niên đại nhưng theo nhận xét hình thức quả chuông thì có lẽ đây là quả chuông thời Tây Sơn (khoảng cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19). Có bài minh khắc trên chuông do Quốc Tử Giám bác sĩ, Tuấn Đức Tử Nguyễn Viết Tuấn soạn
946. Đình, đền, chùa Phú Thịnh / Nguyễn Huy Thuân ch.b. - H. : Ban quản lý di tích Phú Thị Gia Lâm, 1996. - 39tr : ảnh ; 19cm
Thư mục: tr.37-39
Giới thiệu các di tích lịch sử của xã Phú Thị Gia Lâm, Hà Nội như: chùa Sủi, Đình Sủi, Đền đức Lý Thái Hậu, Lễ hội truyền thống & danh nhân lịch sử xã
947. ĐÌNH TÚ. Tấm bia nhà thờ họ Bùi ở ngõ Phất Lộc (Hà Nội) / Đình Tú // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1987. - 1987. - Tr. 262-263
Trên tường căn nhà 46 ngõ Phất Lộc (Hà Nội) có một tấm bia ghi việc sửa mới nhà thờ Tam Nguyên. Tấm bia đá cao 1,8m, rộng 0,8m, được gắn vào tường. Theo văn bia thì gần như người họ Bùi chiếm phần đông và giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong giáp thượng của phường Hà khẩu. Nhà thờ họ Bùi xây dựng năm Cảnh Hưng thứ 25 (1764)
948. ĐỖ THỊ HẢO. Những tư liệu Hán Nôm mới phát hiện tại đền Quán Đôi tại khúc sông Tô Lịch, Hà Nội / Đỗ Thị Hảo // Thông báo Hán Nôm học năm 2002
Đền Quán Đôi xưa thuộc xã Dịch Vọng Tiền, tổng Dịch Vọng, Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Di tích này có liên quan đến một cổng thành phía Tây của La Thành, nơi phát lộ một di tích cổ xưa và bí ẩn mà các nhà khoa học cũng chưa giải thích được. Bài viết giới thiệu những tư liệu Hán Nôm ở đây để cung cấp thêm cho các nhà khoa học những cứ liệu góp phần vào việc giải mã về bí ẩn của cửa thành phía Tây của La Thành thời Bắc thuộc
949. ĐỖ THỊ HOÀNG ANH. Ngôi mộ Hùng Hậu Bạch Sam (Ninh Hiệp) với vấn đề cần phải lưu ý khi dựng lại văn bia / Đỗ Thị Hoàng Anh // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - Số 2004. - Tr. 508-509
Ninh Hiệp còn có tên là làng Lành (Gia Lâm - Hà Nội) là một làng cổ có quá trình định cư lâu đời. Nhiều người đến Ninh Hiệp còn biết thêm một ngôi mộ tương truyền là của Bạch Sam (người Ninh Hiệp, một vị tướng của Thánh Gióng) thời Hùng Vương thứ sáu có công đánh giặc. Nay ngôi mộ này thuộc khuôn viên nghĩa trang liệt sĩ xã Ninh Hiệp. Truyện Hùng Hậu Bạch Sam mãi đến cuối thế kỷ 16, mới được viết lại bằng chữ Hán vào năm Quang Hưng 20 (1579). Vấn đề cần phải lưu ý khi dịch bia, dựng bia hay trùng tu di tích phải thận trọng: năm Quang Hưng thứ 20 không phải là 1898 như bia đã viết, mà đúng ra năm Quang Hưng thứ 20 phải là năm 1579
950. ĐỖ THỈNH. Chùa Đình Quán và văn bia của Trạng Bùng / Đỗ Thỉnh // Tạp chí Hán Nôm. - 1993. - Số 2 (15). - Tr. 66-67
Bài viết giới thiệu ngôi chùa Đình Quán ở thôn Đình Quán, xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội và bản dịch bài văn bia của Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan dựng tại chùa. Bia có niên đại 1892, nội dung nêu lên vị trí của ngôi chùa, về triết lý đạo Phật, về tam giáo đồng nguyên và biểu dương những người góp tiền của làm việc công đức
951. ĐỖ THỈNH. Chùa Thánh Quang, nơi tu hành của Công chúa Túc Trinh / Đỗ Thỉnh // Tạp chí Hán Nôm. - 1995. - Số 4 (25). - Tr. 81-82
Chùa Thánh Quang, làng Yên Nội, xã Liên Mạc, Từ Liêm, Hà Nội là nơi tu hành của công chúa Túc Trinh (nhà Trần). Quả chuông của chùa này có khắc nguyên văn di chúc của Công chúa Túc Trinh trước khi qua đời, bài viết khẳng định bài văn chuông kể trên có giá trị trong việc nghiên cứu lịch sử xã hội thời Trần
952. ĐỖ THỈNH. Di tích và văn vật vùng ven Thăng Long / Đỗ Thỉnh. - H. : Nxb. Hội nhà văn, 1995. - 222tr : ảnh ; 19cm. - (Tủ sách văn học phổ thông)
Giới thiệu về các đình chùa, miếu mạo, di tích, danh thắng, truyền thuyết, sự tích các vị thần ở ven thành Thăng Long
953. GIANG QUÂN. Dấu tích kinh thành / Giang Quân, Phan Tất Liêm. - H. : Nxb. Hà Nội, 2004. - 187tr. ; 19cm
Giới thiệu những cảnh đẹp ngàn xưa, những di tích lịch sử văn hoá, những lễ hội dân gian tiêu biểu của Thăng Long, Hà Nội
954. Giới thiệu di tích lịch sử Hà Nội. - H. : Phòng bảo tồn bảo tàng. Sở văn hoá-thông tin Hà Nội, 1971. - 16tr ; 27cm
In rônêô
Giới thiệu những nét chính về sự tích, lịch sử xây dựng, trùng tu, kiến trúc của một số di tích lịch sử tiêu biểu của Hà Nội: thành Cổ Loa, Đền Hai Bà Trưng, Đền Quan Thánh, Chùa Một Cột, Đền Voi Phục, Chùa Láng, Chùa Trấn Quốc, Chùa Liên Phái, Chùa Bộc, Khu Đống Đa, Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn, Đền Phù Đổng
955. Gương đồng thời Hán lớn nhất hiện biết ở nước ta / Hoàng Xuân Chinh, Đào Anh Tuấn // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002. - 2003
Trong sưu tập cổ vật Hà Nội có 1 chiếc gương đồng thời Hán có kích thước lớn nhất hiện biết ở nước ta. Gương có đường kính 23,1 cm, núm cao 1,3 cm, dày 0,4 cm, rìa gương dày 0,7 cm. Có thể đây là chiếc gương đồng đầu thời Đông Hán vào loại to nhất ở cả Việt Nam và Trung Quốc
956. HÀ QUỐC TRẠCH. Đình Vĩnh Thịnh và vị tướng có công trong trận Chi Lăng năm Đinh Mùi (1427) / Hà Quốc Trạch // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1999. - 2000. - Tr. 410-411
Giới thiệu về Đình Vĩnh Thịnh, xã Đại áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Đình nhìn theo hướng Tây, có kiến trúc kiểu "chuôi vồ". Theo nội dung hàng chữ Hán ghi trên nóc thì Đình Vĩnh Thịnh được tu sửa lại vào tháng 10 năm 1932, do vậy kiến trúc và điêu khắc của đình không có gì đặc sắc, mang đậm phong cách Nguyễn muộn. Tuy nhiên, trong đình hiện bảo lưu nhiều di vật quý liên quan đến 1 vị tướng Phạm Xạ, đã tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và có công trong trận Chi Lăng - Xương Giang năm Đinh Mùi (1427)
957. HÁN VĂN KHẨN. Thám sát và khai quật di tích Đình Chiền (Lỗ Khê - Đông Anh - Hà Nội) / Hán Văn Khẩn // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004. - Tr. 205-209
Di tích Đình Chiền thuộc thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội. Di tích được thám sát và khai quật vào các tháng 8, 9, 10 năm 2002. Ở Đình Chiền có hai loại di vật duy nhất là đá và đồ gốm. Đình Chiền là một di tích thuộc giai đoạn muộn nhất của văn hóa Phùng Nguyên
958. Hoàn Kiếm lake : Its legends and temples. - H. : Thế giới, 2008. - 47tr. ; 21cm
Tìm hiểu truyền thuyết về Hồ Hoàn Kiếm, Tháp Rùa, chùa Báo Ân, đền Ngọc Sơn, đền Bà Kiệu, tượng đình Nam Hương, tượng Lê Lợi và chùa Bà Đá,...
959. HOÀNG ĐẠO THUÝ. Hồ Gươm - Hà Nội - Việt Nam / Hoàng Đạo Thuý, Tạ Mỹ Duật, Hữu Thọ,..; Ch.b: Hoàng Kim Đáng; Dịch thuật: Diane Fox,... - H. : Văn hoá Thông tin, 2000. - 285tr : ảnh, bản đồ ; 25cm
Kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội 1010-2000. - Chính văn bằng 3 thứ tiếng: Việt-Anh-Pháp
Giới thiệu những biến đổi của Hồ Gươm trong tiến trình lịch sử của Hà Nội - Việt Nam qua các giai đoạn từ thời cổ đến nay
960. HOÀNG ĐÌNH ĐỐNG. Tờ trình về việc đình chùa thành phố Hà Nội của ông Hoàng Đình Đống và Bùi Đình Tá. - H. : Impr. Chân Phương, 1938. - 13tr. ; 21cm
Báo cáo về tình hình đền chùa ở Hà Nội, tìm hiểu khái niệm về lễ, nghĩa, thờ hay phụng sự, tôn miếu xã tắc, vọng cung, văn miếu, võ miếu và ích lợi của đình chùa, di tích
961. HOÀNG GIÁP. Di tích lịch sử văn hoá đình - chùa Hà / S.t., b.s.: Hoàng Giáp (ch.b.), Đỗ Thị Bích Tuyển, Nguyễn Thị Thuỷ. - H. : Chính trị Quốc gia, 2007. - 51tr., 5tr. ảnh ; 19cm
ĐTTS ghi: Uỷ Ban nhân dân phường Dịch Vọng. Ban Quản lý di tích đình - chùa Hà
Giới thiệu di tích lịch sử văn hoá Đình - Chùa Hà với những dấu ấn lịch sử cũng như nét kiến trúc độc đáo. Đây là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
962. Hoàng thành Thăng Long phát hiện khảo cổ học / Hội Khoa học lịch sử Việt Nam. - H. : Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, 2004. - 134 tr. ; 21 cm
Tập hợp những bài viết của các chuyên gia, các vị lão thành cách mạng, các nhà khoa học, các nhà quản lý và bạn đọc gần xa viết về di sản văn hoá đặc sắc trên mảnh đất Thăng Long - Hà Nội: Hoàng thành Thăng Long. Nội dung thông tin về một di sản văn hoá vô giá của dân tộc Việt Nam
963. HOÀNG VĂN KHOÁN. Cổ Loa - trung tâm hội tụ văn minh sông Hồng / Hoàng Văn Khoán ch.b. - H. : Văn hoá thông tin, 2002. - 501 tr.
Giới thiệu khá đầy đủ vị trí địa lý, quá trình hình thành phát triển của mảnh đất Cổ Loa, nơi được xem là trung tâm hội tụ văn minh sông Hồng. Nội dung được trình bầy làm 3 phần: 1. Cổ Loa lịch sử; 2. Đời sống của cư dân Cổ Loa; 3 Cổ Loa trung tâm hội tụ văn hoá văn minh sông Hồng
964. HOÀNG XUÂN CHINH. Một chiếc trống đồng Đông Sơn còn nguyên vẹn mới có mặt ở Hà Nội / Hoàng Xuân Chinh, Đoàn Anh Tuấn // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2001. - Số 2001. - Tr. 356-357
Thông tin về chiếc trống đồng Đông Sơn hiện đang được bảo quản tại một nhà sưu tập cổ vật Hà Nội. Đây là chiếc trống còn nguyên vẹn, kích thước trung bình. Qua các mô tả về hoa văn trang trí, kiểu dáng tác giả xếp chiếc trống này vào loại Đông Sơn nhóm B. Chiếc trống này có xuất sứ từ Thanh Hoá
965. HỒ SĨ TÁ. Đền Đông Ba ở Thượng Cát / Hồ Sĩ Tá // Dân tộc & Thời đại. - 2005. - Số 80. - Tr. 12-13
Giới thiệu di tích lịch sử đền Đông Ba ở Thượng Cát, Từ Liêm, Hà Nội
966. HỮU NGỌC. Phố cổ Hà Nội / Ch.b: Hữu Ngọc, Lady Borton. - H. : Thế giới, 2004. - 105tr. ; 18cm
Tham khảo biên dịch văn hóa Việt Nam
Giới thiệu phố cổ Hà Nội: lịch sử hình thành và phát triển phố Hàng Đào, Chợ Đồng Xuân, Hồ Hoàn Kiếm, v.v
967. Kiến trúc các công trình xây dựng tại Hà Nội (1875 - 1945) = Traits d' architecture, Hanoi à l'heure franỗaise / B.s.: Lê Huy Tuấn, Đỗ Hoàng Anh, Hoàng Thị Hằng... ; Dịch, h.đ.: Trần Văn Công, Lê Huy Tuấn, Đỗ Hoàng Anh. - H. : Thế giới, 2009. - 116tr. ; 18x25cm
Giới thiệu 32 công trình kiến trúc của Hà Nội được xây dựng từ năm 1875 đến 1945 nhằm giới thiệu chi tiết về các di sản kiến trúc Việt Nam
968. LẠI VĂN TỚI. Cổ Loa - Âu Lạc / Lại Văn Tới // Khảo cổ học. - 1997. - Tr. 29-44
Bài viết là kết quả nghiên cứu về di tích Cổ Loa - Âu Lạc: vấn đề môi trường, vị trí địa lý, con người và văn hoá, kinh tế - xã hội của nước Âu Lạc thời An Dương Vương.
969. LẠI VĂN TỚI. Đồ đồng văn hoá Đông Sơn ở Cổ Loa (Hà Nội) / Lại Văn Tới // Khảo cổ học. - 2006. - Số 5. - Tr. 30-37
Trong di tích Cổ Loa phát hiện được nhiều di vật văn hoá Đông Sơn thuộc các giai đoạn: tiền Thành Cổ Loa - thành Cổ Loa - sau thành Cổ Loa. Bài viết đề cập đến các di tích và di vật đồng thau giai đoạn Cổ Loa. Cổ Loa là trung tâm hội tụ và giao lưu văn hoá, là trung tâm chính trị, kinh tế của nước Âu Lạc, mà người đứng đầu là An Dương Vương
970. LẠI VĂN TỚI. Những cư dân đầu tiên ở Cổ Loa / Lại Văn Tới // Khảo cổ học. - 1999. - Số 3. - Tr. 39-54
Giới thiệu thành quả nghiên cứu các di tích có niên đại sớm nhất tức thời điểm có những cư dân đầu tiên đến cư trú ở khu vực Cổ Loa khoảng 4000BP. Tác giả giới thiệu khái quát quá trình phát hiện và nghiên cứu một số khu vực phía Nam: di chỉ Đồng Vông, khu vực phía Bắc: Đình Tràng, khu vực trung tâm: Xuân Kiều
971. LÊ CƯỜNG. Về những cuốn sách đồng có niên đại sớm / Lê Cường // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1996. - 1997. - Tr. 370-371
Bài viết giới thiệu các đình, đền có tàng trữ những cuốn sách đồng như: đình Mai Phúc, xã Gia Thụy, huyện Gia Lâm, Hà Nội; nhà thờ Nguyễn Công Triều ở xã Đông Lao, huyện Hoài Đức, Hà Tây. Tác giả cho biết, về thể loại sách đồng, chúng ta chưa thấy cuốn nào có niên đại sớm hơn thời Lê
972. LÊ DƯ. Dấu tích Thăng Long / Lê Dư ; Hồ Viên dịch, chú thích. - H. : Lao động, 2007. - 182tr. ; 21cm
Những nghiên cứu về thành phố Hà Nội xưa & nay: di tích, thắng cảnh, sự thay đổi thành quách, cung thất, phố phường Thăng Long - Hà Nội qua các đời và cuộc du ngoạn của tác giả với những người bạn của mình
973. LÊ KHÁNH. Chùa Một Cột - xưa và nay / Lê Khánh // Nghiên cứu Phật học. - 2004. - Số 5. - Tr. 41-44
Nghiên cứu khảo sát chùa Một Cột khi mới xây dựng và sau bao lần trùng tu, đến nay vẫn giữ được vẻ cổ kính nên thơ, với kiến trúc phương Đông độc đáo
974. LÊ MINH THIỆU. Tìm hiểu tên gọi miếu Gàn qua một số nguồn tư liệu / Lê Minh Thiệu, Lê Thị Thắm // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005. - Tr. 656-657
Miếu Gàn nằm trên địa bàn xã Hoàng Liệt, huyện Thanh Trì. Đây là nơi thờ thuỷ thần, học trò của Chu Văn An. Như vậy tên miếu "Gàn" theo cách hiểu của địa phương là do việc làm của ngài Thuỷ thần bị Thiên đình "gàn" không cho làm. Còn theo truyền thuyết hai anh em họ Gàn thì tên miếu có nguồn gốc từ họ của anh em Thuỷ thần họ "Gàn". Hiện nay trong miếu còn 1 tấm bia, trong đó có nhắc đến tên đền "Cổ miếu Xá Càn Từ" có nghĩa là đền thờ việc xoá bỏ hạn hán. Từ tài liệu văn bia này, có thể nhận định: tên gọi miếu Gàn được đọc chệch từ chữ "Càn" mà ra
975. LÊ THANH BÌNH. Tấm bia đá lạ chùa Đại Bi (Hà Nội) / Lê Thanh Bình // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004. - Tr. 563
Cạnh khu chung cư Định Công có một ngôi chùa cổ mang tên chùa Đại Bi. Chùa thuộc thôn Đại Từ, xã Đại Kim, huyện Thanh Trì - Hà Nội còn lưu giữ được hai tấm bia. Căn cứ vào hoa văn trang trí, đặc biệt là đôi rồng mang phong cách rồng triều Mạc, nên tác giả khẳng định bia có niên đại thế kỷ 16. Điều lạ là bia chùa nhưng lại được đặt trên lưng một con rùa đá khá lớn, điều mà chúng ta ít thấy xưa nay ở các ngôi chùa. Bia thứ hai không xác định được niên đại vì chữ mờ hết
976. LÊ THANH HƯƠNG. Famous buddhist pagodas Thăng Long - Hà Nội / Lê Thanh Hương b.s. ; Nguyễn Thu Hà dịch ; Perri Black h.đ.. - H. : Thế giới, 2009. - 91tr. ; 20cm. - (A journey through the traditional culture of Thăng Long - Hà Nội)
Giới thiệu lịch sử những ngôi chùa nổi tiếng ở Thăng Long - Hà Nội; quá trình phát triển của tín ngưỡng Đạo Phật: sự khác biệt giữa tín ngưỡng Đạo Phật Mahayana và Hinayana. Đặc điểm kiến trúc các ngôi chùa Việt Nam
977. LÊ THANH HƯƠNG. Famous communal houses and temples in Thăng Long - Hà Nội / Lê Thanh Hương b.s. ; Nguyễn Thu Hà dịch ; Perri Black h.đ.. - H. : Thế giới, 2009. - 81tr. ; 20cm. - (A journey through the traditional culture of Thăng Long - Hà Nội)
Giới thiệu lịch sử, đặc điểm nghệ thuật kiến trúc các ngôi đình, đền ở Việt Nam. Nét riêng biệt của các ngôi đình, đền ở Hà Nội xưa
978. LÊ THỊ LIÊN. Một số pho tượng Lào trong những ngôi chùa ở nội thành Hà Nội / Lê Thị Liên, Bùi Minh Trí // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1992. - 1993. - Tr. 224
Tại chùa Kim Mã và chùa Am Cây Đề (Hà Nội) cũng có một số pho tượng mang phong cách Lào. Tượng ở chùa Kim Mã: thể hiện trong tư thế đứng thẳng trên một bệ có dạng hình hộp gần vuông (15,6 x 15,8cm), tượng cao 76,8 cm, nặng 30 - 35 kg. Tượng chùa Am Cây Đề: tạc trong tư thế đứng thẳng, hai bàn tay chắp trước ngực. Tượng đứng trên bệ sen hình nón cụt, tượng cao 76 cm, nặng 40 kg. Những pho tượng này có niên đại vào khoảng thế kỷ 17 nửa đầu thế kỷ 18
979. LÊ TƯ LÀNH. Chùa Liên Phái / Lê Tư Lành // Tổ quốc. - 1975. - Số 12. - Tr. 40
Bài viết giới thiệu chùa Liên Phái hiện ở ngõ Liên Phái, phố Bạch Mai, khu Hai Bà Trưng, Hà Nội. Chùa Liên Phái là dinh của Trịnh Thập con rể thứ 4 của vua Lê Hy Tông (1676-1705). Chùa còn bia ghi từ thời Tự Đức
980. LÊ TƯƠNG ỨNG. Đền Ngọc Sơn / Lê Tương Ứng // Xưa nay. - 2005. - Số 240. - Tr. 37-38
Tổng quan về di tích lịch sử đền Ngọc Sơn nơi thờ đức thánh Trần, một nét đẹp rất riêng của Hà Nội, thu hút khách du lịch bốn phương
981. LÊ VĂN LAN. Di tích lịch sử - văn hoá trong khu phố cổ và xung quanh hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội / Lê Văn Lan, Nguyễn Bá Đang, Trần Lê Văn. - H. : Nxb. Hà Nội, 2002. - 328tr : ảnh ; 22cm
ĐTTS ghi: Ban chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. uỷ ban nhân dân quận Hoàn Kiếm. - Phụ lục: tr. 321-328
Giới thiệu nguồn gốc, lịch sử các di tích lịch sử - văn hoá khu phố cổ Hà Nội, như: Hồ Gươm Đảo Ngọc, Ô Quan Chưởng, đền Ngọc Sơn, đền Bà Kiệu, chùa Phúc Long, v.v.
982. LÊ VĂN SIÊU. Một tác phẩm vĩ đại về kiến trúc đô thị đời Lý / Lê Văn Siêu // Văn nghệ tập san. - 1955. - Số 1. - Tr. 81-97
Thời Lý, là một thời đại mà văn hoá đã chi phối và hướng chính quyền vào những hành động hợp nhân đạo và thiên đạo. Những công trình kiến trúc, điêu khắc còn sót lại ở làng Đình Bảng tuy đã đủ biểu dương phần nào tính cách của nền văn minh ấy. Nhưng công trình kiến trúc đô thị thành cổ Thăng Long mới thực là một bằng chứng về nền văn minh của nước nhà, không hổ thẹn khi sánh với những kỳ quan thế giới
983. LƯU ĐÌNH TĂNG. Bia chùa Hồng Phúc / Lưu Đình Tăng // Thông báo Hán Nôm học năm 1996. - 1997. - Tr. 362-366
Giới thiệu bản phiên âm, dịch nghĩa tấm bia ghi việc xây dựng chùa Hồng Phúc để giúp bạn đọc có được cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về chốn danh lam thắng cảnh đệ nhất của kinh kỳ thời xưa. Chùa này được xây trên đất Hoè Nhai, nay thuộc phố Hàng Than, quận Ba Đình Hà Nội. Chùa được xây từ rất sớm nhưng đến tháng 6 năm Bính Ngọ (1786) đã bị thiêu cháy bởi các thế lực Lê, Trịnh và được trùng tu lại vào năm Gia long thứ 10 (1811)
984. MAI XUÂN HẢI. Chuông thời Tây Sơn ở chùa Bà Móc (Hà Nội) / Mai Xuân Hải // Tạp chí Hán Nôm. - 2005. - Số 4 (71). - Tr. 79-82
Giới thiệu phần phiên âm, dịch nghĩa bài ký trên quả chuông thời Tây Sơn (4 mặt) ở chùa Phúc Lâm, hay còn gọi là chùa Bà Móc ở số nhà 142 phố Yên Phụ, Hà Nội. Nội dung cho biết về lịch sử ngôi chùa, quá trình đúc chuông và danh tính những vị Hưng công, Hội chủ và khách thập phương đóng góp kinh phí đúc chuông
985. Một số tư liệu về đình làng Bắc Cầu (Hà Nội) / Đào Ngọc Sơn, Tạ Hoàng Vân // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005. - Tr. 354-355
Đình làng Bắc Cầu 3 thuộc Gia Lâm - Hà Nội. Đình thờ 3 vị thành hoàng là Bảo Khang đại vương, Bảo Trung đại vương, Giang Khẩu đại vương. Hiện vật đáng chú ý còn lưu trong đình là bộ khám thờ được làm từ năm Thành Thái Ất Tỵ (1905). Bộ khám thờ bằng gỗ sơn son thiếp vàng, có hoạ tiết trang trí hình rồng, rùa, nghê, mây, hoa, lá, chính giữa khám thờ là bức hoành phi có 4 chữ "Thánh cung vạn tuế"
986. NGÔ THẾ PHONG. Kết quả khai quật di tích Kim Lan (Gia Lâm - Hà Nội) năm 2003 / Ngô Thế Phong, Nguyễn Văn Đoàn, Nguyễn Văn Hà, Trần Minh Nhật, Đoàn Thị Hồng // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004. - Tr. 9
Tiến hành đào 4 hố khai quật ở di tích nằm bên tả ngạn sông Hồng thuộc địa phận xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đã thu được một số vật liệu kiến trúc (chủ yếu là ngói), đồ đất nung có niên đại thế kỷ 9-10 và 13-14, đồ sành có niên đại thế kỷ 9-10 và 13-14, đồ gốm men thời Trần và một số đồ gốm niên đại thế kỷ 9-10 và đồ gốm men vẽ lam thế kỷ 16, 17, 18. Thông qua hiện vật thu được, thấy rõ dấu ấn cư trú của các cư dân thế kỷ 9-10 và chiếm nhiều hơn là thế kỷ 13-14
987. NGÔ THỊ LAN. Về mặt bằng kiến trúc hình lục giác ở hố D16 - 18 Hoàng Diệu (Hà Nội) / Ngô Thị Lan // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005. - Tr. 323-324
Khai quật địa điểm 18 Hoàng Diệu (Hà Nội) đã phát hiện được khá nhiều trụ móng với các vật liệu khác nhau. Bài viết giới thiệu loại hình trụ móng hình lục giác ở hố D6 (khu D). Tại hố khai quật này phát hiện được 3 trụ lục giác nằm theo trục Bắc - Nam. Cấu trúc trụ "lục giác" có 6 trụ tròn xung quanh một trụ móng vuông ở giữa giống như một bông hoa. Về chức năng hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau có người cho đó là "Trà đỉnh", chuyên gia Nhật Bản cho đó là trụ móng của cột cờ. Theo tác giả, đó là một kiểu "lầu lục giác" dựng lên phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn
988. NGÔ VĂN DOANH. Chùa Một Cột ban đầu / Ngô Văn Doanh, Nguyễn Duy Hinh // Khảo cổ học. - 1978. - Số 3. - Tr. 81-89
Chùa Một Cột hiện nay chỉ là hình dạng thu nhỏ, không đầy đủ của kiến trúc Một Cột xưa. Tác giả đã nghiên cứu để dựng lại hình ảnh ban đầu của chùa Một Cột, góp phần soi sáng đặc trưng tư tưởng và thẩm mỹ của dân tộc ta thời Lý
989. NGÔ VĂN DOANH. Chùa một cột thời Lý / Ngô Văn Doanh // Nghiên cứu nghệ thuật. - 1983. - Số 4. - Tr. 9-14
Tìm hiểu về Chùa Một Cột, ngôi chùa cổ kiến trúc đời Lý, mang đậm màu sắc đạo Phật và phong cách kiến trúc cổ phương Đông
990. NGUYÊN DOÃN TUÂN. Khu di tích Cổ Loa, lịch sử - văn vật / Nguyên Doãn Tuân. - H. : Nxb. Hà Nội, 2003. - 158tr : bản đồ, ảnh ; 21cm
Thư mục: tr. 148-157. - Phụ lục: tr. 22
Giới thiệu về khu di tích lịch sử Cổ Loa trên các bình diện lịch sử, văn hoá trải qua các thời kỳ trước An Dương Vương, thời kỳ An Dương Vuơng và thời kỳ sau An Dương Vương
991. NGUYỄN ANH CƯỜNG. Bia chùa và văn chỉ làng Văn Quán (Từ Liêm - Hà Nội) / Nguyễn Anh Cường // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004. - Tr. 571
Văn chỉ làng Văn Quán, xã Trung Văn, Từ Liêm - Hà Nội trước kia thuộc trang Văn Quán, tổng Thanh Oai, huyện Thanh trì, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Nội (đầu thế kỷ 19). Hiện nay văn chỉ còn 6 chiếc bia có niên đại triều Nguyễn. Nội dung bia cho biết văn chỉ này được xây dựng vào khoảng đầu triều Nguyễn và đến cuối thế kỷ 19 nó được trùng tu tôn tạo
992. NGUYỄN ANH CƯỜNG. Di tích lịch sử ở làng Nguyệt Áng (Hà Nội) / Nguyễn Anh Cường // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004. - Tr. 565-567
Làng Nguyệt Áng (Thanh Trì - Hà Nội) có quá trình định cư hàng ngàn năm nay. Làng Nguyệt Áng là nơi còn giữ được nhiều di tích lịch sử có giá trị như đình, chùa, văn chỉ. Đình làng Nguyệt Áng: hiện nay tại ngôi chùa này còn giữ được 1 bản lục kinh dương vương, văn bản sao chép ngày 1 - 3 năm Thành Thái 13 (1901) và 15 đạo sắc phong của các đời vua phong cho Công Ba đại vương, có niên đại từ Chính Hòa đến Khải Định. Chùa Nguyệt Áng không rõ có từ bao giờ, nhưng đến thời Bảo Đại 8 (1933) thì được trùng tu. Hiện nay chùa còn 2 bia 'Thanh bảo phụng hậu kỷ niệm bi lục' và 'cung điều bi lý'. Văn chỉ làng Nguyệt Áng hiện nay còn hai tấm bia, mỗi tấm bia có 4 mặt
993. NGUYỄN ANH THƯ. Một số hiện vật của chùa Thanh Ninh (Hà Nội) / Nguyễn Anh Thư // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002. - 2003. - Tr. 539-541
Bài thông báo đề cập đến một số hiện vật của chùa Thanh Ninh (Hà Nội). Các hiện vật của chùa tuy không nhiều nhưng có giá trị quý về lịch sử. Các hiện vật bằng đồng gồm 3 quả chuông. Đáng chú ý là quả chuông "Thanh Ninh cổ tự" đúc năm Cảnh Thịnh thứ 6 (1798), được treo ở gian hồi phải nhà Tiền đường. Các hiện vật bằng đá gồm 2 tấm bia đá có minh văn và 1 bia không có minh văn. Như vậy, sự tồn tại của chùa Thanh Ninh có ý nghĩa như một mốc giới lịch sử định vị vị trí phía tây của hoàng thành Thăng Long thời Lê - Nguyễn
994. NGUYỄN BÍCH. Pho tượng độc đáo trong chùa Hồng Phúc (Hà Nội) / Nguyễn Bích, Nguyễn Minh // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002. - 2003. - Tr. 692-694
Giới thiệu về chùa Hồng Phúc ở số 19 dốc Hàng Than (còn có tên là chùa Hoè Nhai). Trong chùa có pho tượng đôi một quỳ, một toạ trên lưng người quỳ. Bộ tượng cao tổng thể 1,78m chia làm hai phần. Cụm tượng đôi được tạo tác bề thế, cân đối giữa chiều cao với bề rộng giữa pho tượng ngồi trên với pho tượng quỳ dưới. Tượng có phong cách nghệ thuật điêu khắc thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18
995. NGUYỄN DOÃN MINH. Chiếc khánh Thiệu Trị của đền Ngọc Sơn (Hà Nội) / Nguyễn Doãn Minh // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005. - Tr. 730-731
Chiếc khánh ở đền Ngọc Sơn (Hà Nội) bằng đá, được tạo tác đẹp. Khánh có hình dáng giống như chiếc rìu xoè cân, trên mỗi mặt khánh đều có khắc hình hoa thị nổi và khắc tên khánh bằng chữ Hán "Ngọc Sơn từ khánh". Khánh có niên hiệu Thiệu Trị Ất Tỵ, năm 1845. Hiện khánh đang được treo trưng bày tại khuôn viên Bảo tàng lịch sử Việt Nam
996. NGUYỄN DOÃN TRƯỜNG. Miền đất cổ Bình Đà (Đỗ động Bảo Đà) / Nguyễn Doãn Trường. - H. : Văn hoá dân tộc, 2009. - 99tr. ; 19cm
Giới thiệu về địa danh Bình Đà (thuộc xã Tả Thanh Oai - Hà Nội), nơi có sông Đỗ Động. Tên làng qua các thời kì lịch sử, tìm hiểu các di tích lịch sử như: đình Ngoại Làng, miếu Ông, nền Đình, đài tế Ngọc Hoàng, chùa Cả, miếu thờ bà chúa Miễu,...
997. NGUYỄN DOÃN TUÂN. Lịch sử khu di tích Cổ Loa : Luận án PTS KH Lịch sử : 5.03.15 / Nguyễn Doãn Tuân. - H. : Knxb., 1997. - 128tr : phụ lục ảnh ; 32cm + 1 tóm tắt
T.m. cuối chính văn
Nghiên cứu về thành Cổ Loa: thời kỳ trước An Dương Vương, thời kỳ An Dương Vương và thời kỳ sau An Dương Vương
998. NGUYỄN DU CHI. Có một di tích văn hóa của Hà Nội đang bị huỷ hoại nghiêm trọng / Nguyễn Du Chi, Tạ Xuân Bắc // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998. - 1999
Di tích muốn nói dưới đây chính là khu lăng mộ Hoàng Cao Khải ở Thái Hà ấp nay là khu vực phường Trung Liệt, quận Đống Đa - Hà Nội. Cách đây 30 năm, tác giả đã đến khảo sát di tích này, nay trở lại thì hoàn toàn thất vọng vì nó đang bị huỷ hoại nghiêm trọng, cần phải được trùng tu và tôn tạo để tôn kính người xưa
999. NGUYỄN DU CHI. Hoa văn đẹp trên bia chùa Láng / Nguyễn Du Chi, Nguyễn Đức Bình // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998. - 1999. - Tr. 340-341
Thông tin về cuộc khảo sát chùa Láng, hiện vật đáng chú ý nhất và cổ nhất còn lại ở chùa là tấm bia lớn có niên đại 1656. Bia có tên 'Chiêu Thiền tự tạo lệ bi', (tạm dịch là bia nói về việc tạo lệ của chùa Chiêu Thiền)
1000. NGUYỄN DU CHI. Một số kiến trúc xưa của Thăng Long - Hà Nội / Nguyễn Du Chi // Văn hoá dân gian. - 1983. - Số 3-4. - Tr. 106-116
Bài viết giới thiệu một số công trình kiến trúc cổ của Thăng Long - Hà Nội như: chùa Bà Tấm, tên chữ là Sùng Phúc thuộc thôn Sóc xã Dương Xá, huyện Gia Lâm; Bệ đá chùa Bãi (chùa Đại Bi) thuộc xóm Bãi, xã Quế Dương, huyện Hoài Đức (Hà Tây); Văn miếu - Quốc tử giám (Hà Nội); đình Chu Quyến thuộc thôn Chu Quyến, xã Chu Minh, huyện Ba Vì (Hà Tây); chùa Tây Phương (Sùng Phúc tự) thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất (Hà Tây). Đó là những công trình kiến trúc quý giá của Thăng Long xưa
1001. NGUYỄN DUY HINH. Bia trong hậu cung đình Thanh Hà (Ngõ Gạch - Hà Nội) / Nguyễn Duy Hinh, Nguyễn Thị Hoà // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2001. - 2002. - Tr. 684-688
Đình Thanh Hà hiện ở số 10 Ngõ gạch phường Đồng Xuân. Hiện trong đình lưu giữ một tấm bia Thanh Hà ngọc phả bi ký. Bia trang trí hoa văn thời Nguyễn. Bia cao 1m30, rộng 78cm. Bia ghi niên đại năm Thuận Thiên thứ 3 (1433), năm 1818 bia được trùng tu. Nội dung bài bia ghi chép về ngọc phả để ở đình Thanh Hà
1002. NGUYỄN DUY HINH. Giá trị ngôi đình làng ở Hà Nội / Nguyễn Duy Hinh, Nguyễn Văn Hùng // Văn hoá nghệ thuật. - 1996. - Số 2 (140). - Tr. 25-26
Nghiên cứu giá trị của đình làng ở Hà Nội, đây là nơi quy tụ mọi thành viên trong cộng đồng đến với các sinh hoạt văn hoá của địa phương
1003. NGUYỄN ĐẠI ĐỒNG. Chùa Quán Sứ / Nguyễn Đại Đồng. - H. : Tôn giáo, 2007. - 172tr. ; 21cm
Khái quát lịch sử của chùa Quán Sứ, vai trò, vị trí của chùa qua các thời kì phát triển của Phật giáo tới khi trở thành trụ sở Trung ương của các tổ chức Phật giáo từ 1934 đến nay. Lịch sử các tượng pháp, ảnh, tượng của các chư tổ thờ tại chùa
1004. NGUYỄN ĐỨC BẠCH. Một vài suy nghĩ trước những số liệu... / Nguyễn Đức Bạch // Tạp chí Hán Nôm. - 1989. - Số 1 (6). - Tr. 16-18
Bài viết liệt kê số di tích và số lượng hiện vật bao gồm: bia, chuông, khánh, câu đối, hoành phi, sắc, thơ, thần phả ở tất cả các quận huyện nội ngoại thành Hà Nội. Trên cơ sở đó phân tích một số nét đặc thù của mỗi loại hiện vật
1005. NGUYỄN HẠNH. Đền Bạch Mã (Trấn Đông Phương - Thăng Long tứ trấn) / Nguyễn Hạnh, Trần Thị Thanh Nguyên, Nguyễn Duy Linh. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Trẻ, 2006. - 16tr. ; 19cm. - (Bộ sách Di tích lịch sử văn hoá - danh thắng : Dành cho học sinh)
Giới thiệu sơ lược về đền Bạch Mã và cảnh quan, kiến trúc, vật dụng của đền, có kèm ảnh minh họa
1006. NGUYỄN HẠNH. Đền Kim Liên (Trấn Nam Phương - Thăng Long tứ trấn) / Nguyễn Hạnh, Trần Thị Thanh Nguyên, Nguyễn Duy Linh. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Trẻ, 2006. - 16tr. ; 19cm. - (Bộ sách Di tích lịch sử văn hoá - danh thắng : Dành cho học sinh)
Giới thiệu lịch sử đền Kim Liên và cảnh quan, kiến trúc của đền kèm theo ảnh minh họa
1007. NGUYỄN HẠNH. Đền Voi Phục (Trấn Tây Phương - Thăng Long tứ trấn) / Nguyễn Hạnh, Trần Thị Thanh Nguyên, Nguyễn Duy Linh. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Trẻ, 2006. - 16tr. ; 19cm. - (Bộ sách Di tích lịch sử văn hoá - danh thắng : Dành cho học sinh)
Giới thiệu sơ lược về đền Voi Phục và cảnh quan kiến trúc của đền kèm theo ảnh minh họa
1008. NGUYỄN HẠNH. Khu di tích Cổ Loa (Làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) / Nguyễn Hạnh, Trần Thị Thanh Nguyên, Nguyễn Duy Linh. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Trẻ, 2006. - 16tr. ; 19cm. - (Học từ di sản cha ông. Bộ sách Di tích lịch sử văn hoá - Danh thắng : Dành cho học sinh)
Báo cáo kết quả nghiên cứu, khảo sát về khu di tích Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội, di tích lịch sử quan trọng để tìm hiểu về lịch sử dựng nước của cha ông ta
1009. NGUYỄN HOÀ BÌNH. Chùa Thánh Chúa / Nguyễn Hoà Bình // Toàn cảnh Sự kiện - Dư luận. - 2007. - Số 205. - Tr. 29
Giới thiệu di tích lịch sử văn hoá mang đậm nét văn hoá phương Đông của đất Hà thành - chùa Thánh Chúa
1010. NGUYỄN HOÀNG QUÝ. Chùa Quang Ân làng Tân / Nguyễn Hoàng Quý dịch; Hoàng Hồng Cẩm hiệu đính. - H. : Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 2005. - 27 tr. ; 30 cm
Dịch Hán Nôm do cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm thực hiện. - Tài liệu do Phòng Hành chính của Viện nộp
Phiên âm, dịch nghĩa chùm bia ở chùa Quang Ân làng Nghĩa Tân, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội. Đây là những bia thờ hậu phật, bia gửi giỗ, các hoành phi câu đối và chuông chùa Quang Ân
1011. NGUYỄN HỒNG DƯƠNG. Về tấm bia cúng hậu ở xứ đạo Phùng Khoang / Nguyễn Hồng Dương // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995. - 1996. - Tr. 326-327
Nhà thờ xứ đạo Phùng Khoang xây dựng năm 1910, dài 28 m, rộng 12m, tháp chuông cao 20m. Thánh quan thày của xứ đạo là đức mẹ Mân Côi. Trong khuôn viên nhà xứ, cạnh khu nhà dãy cũ có dựng một tấm bia đá, lòng bia chia làm 2 phần, khắc chìm chữ Hán Nôm ở phần trên và chữ Quốc ngữ ở phần dưới ghi hai nội dung khác nhau. Bia cúng hậu ở nhà thờ công giáo là tấm bia đầu tiên tác giả phát hiện được
1012. NGUYỄN HỒNG DƯƠNG. Về tấm bia cúng hậu ở xứ đạo Phùng Khoang / Nguyễn Hồng Dương // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995. - 1995. - Tr. 326-327
Bài viết giới thiệu về tấm bia đá "Lập hậu bi ký" ở nhà thờ xứ đạo Phùng Khoang, thuộc xã Trung Văn, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội. Làng văn bia chia làm hai phần, phần trên là chữ Hán Nôm, phần dưới là chữ Quốc ngữ với hai nội dung khác nhau. Phần chữ Hán Nôm, lập hậu cho một người vào năm Thành Thái 5 (1893), phần chữ Quốc ngữ lập hậu cho 5 người vào năm Bảo Đại 2 (1927). Theo tác giả bài viết thì đây là tấm bia đầu tiên phát hiện được về một bia cúng hậu ở nhà thờ công giáo
1013. NGUYỄN HỒNG KIÊN. Tượng quan âm chùa Sùng Phúc / Nguyễn Hồng Kiên // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1990. - 1991. - Tr. 132-134
Bài viết đề cập đến một pho tượng quý của chùa Sùng Phúc - Tượng quan âm chuẩn đề. Đây là pho tượng lớn: cao 147cm, ngang hai tay 125cm, ngang hai đầu gối 85cm. Tượng mang nhiều nét thừa kế của tượng Quan Âm chùa Bút Tháp và tượng Quan Âm nhiều tay khác. Tượng ngồi kiết già, bệ tượng là một đài sen lớn, tượng có 8 đôi tay, phần đầu tượng có 7 bộ mặt to nhỏ không đều nhau (2 mặt lớn là mặt Bồ Tát và 5 mặt còn lại là mặt Phật). Qua kỹ thuật tạo tác và trang trí của tượng xác định tượng có niên đại khoảng nửa đầu thế kỷ 18
1014. NGUYỄN HỮU MÙI. Địa đạo Nam Hồng một di tích tiêu biểu ở huyện Đông Anh Hà Nội / Nguyễn Hữu Mùi // Văn hoá nghệ thuật. - 1996. - Số 2 (140). - Tr. 40
Nghiên cứu về nguồn gốc lịch sử, diện mạo của một di tích tiêu biểu ở Đông Anh, Hà Nội, đó là địa đạo Nam Hồng
1015. NGUYỄN KHÁNH HỒNG. Làng cổ Hoả Lò / Nguyễn Khánh Hồng // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998. - 1999. - Tr. 60-462
Nhà tù Hỏa Lò - Hà Nội do Thực dân Pháp xây dựng từ cuối thế kỷ XIX tại trung tâm Hà Nội để đàn áp trong trào Cách mạng Việt Nam. Nhà tù này được xây dựng trên đất làng Phụ Khánh, tổng Vĩnh Xương, huyện Thọ Xương. Chùa Chân Tiên (151 Bà Triệu, Hà Nội) trước kia cũng nằm trên đất làng Phụ Khánh, nay còn giữ được 2 bia của đình làng Phụ Khánh và chùa Chân Tiên cũ. Hai tấm bia này đều nhắc đến nguồn gốc đình, đền, chùa làng Phụ Khánh trước khi bị người Pháp dỡ bỏ để xây nhà tù
1016. NGUYỄN KHẮC BẢO. Bàn thêm về hai câu đối ở miếu Trung Liệt (Gò Đống Đa - Hà Nội) và đền Kiếp Bạc (Hải Dương) / Nguyễn Khắc Bảo // Thông báo Hán Nôm học năm 1998. - 1999. - Tr. 31-44
Sau khi điểm qua các ý kiến của Sơn Hồ, An Chi, Hoàng Văn Hoa, Lê Thận, Nguyễn Quảng Tuân đòi sửa chữa, thay thế chữ ở hai đôi câu đối tại cổng chính mặt tiền hai di tích thờ anh hùng dân tộc: miếu Trung Liệt và đền Kiếp Bạc, tác giả bài viết trình bày ý kiến của mình: 1. Câu đối ở miếu Trung Liệt: Không thể có chuyện vua Tự Đức sai Thám hoa Vũ Phạm Hàm soạn đôi câu đối này, vì khi có danh vị "Thám hoa Vũ Phạm Hàm" thì vua Tự Đức mất đã 9 năm rồi; Đôi câu đối là hoàn toàn chính xác, hàm súc cả về phép đối và nội dung; 2. Câu đối ở đền Kiếp Bạc: đây mới đích thực là câu đối do Vũ Phạm Hàm soạn. Cần hiểu từ "thu thanh" trong câu đối với thu = mùa thu, với nghĩa hàm ẩn là để chỉ chiến tranh và đau thương tang tóc như Trần Thái Tông, Trương Hán Siêu, Nguyễn Du đã dùng trong thơ của mình. "Thu thanh" là tiếng mùa thu trừu tượng nếu đối với kiếm khí cũng trừu tượng, cũng là những dạng phi vật chất mà ta chỉ có thể cảm nhận được bằng linh cảm, là rất hợp lý, rất chỉnh
1017. NGUYỄN KHẮC ĐẠM. Cái được và cái mất của Hà Nội trong việc cải tạo mặt bằng của thực dân Pháp trước kia / Nguyễn Khắc Đạm // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1993. - 1994. - Tr. 153-155
Với ý đồ biến Hà Nội thành một thành phố hiện đại theo kiểu Châu Âu, ngay sau khi chiếm được Hà Nội thực dân Pháp đã quy hoạch lại thành phố Hà Nội theo mô hình mới. Tác giả bài viết đánh giá cái được và mất của việc cải tạo mặt bằng Hà Nội như sau: 1. Hà Nội thời đó còn có thành nhà Nguyễn được xây dựng từ 1804, thành Đại Đô được Trịnh Doanh xây dựng năm 1749; 2. Không gian mặt nước ở Hà Nội thời đó có ở khắp nơi. Như vậy, cái được của Hà Nội trong việc cải tạo mặt bằng cuối thế kỷ XIX đầu XX của thực dân Pháp tuy lớn, nhưng vẫn còn kém xa cái mất mà nó phải chịu đựng
1018. NGUYỄN KHẮC ĐẠM. Hồ Trúc Bạch ra đời từ bao giờ? / Nguyễn Khắc Đạm // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002. - 2003. - Tr. 753-754
Hồ Trúc Bạch chỉ cách Hồ Tây bằng con đường Cổ Ngư (đường Thanh Niên). Phải chăng hồ Trúc Bạch xưa cùng một hồ với Hồ Tây và khi xây dựng con đường Thanh Niên xuyên qua Hồ Tây thì hồ Trúc Bạch mới ra đời? Đúng là như vậy nhưng là khi nào con đường này được xây dựng để hồ Trúc Bạch ra đời. Trong bộ 'Đại Việt sử ký toàn thư', tập III (tr 81) bản dịch của Viện sử học có ghi rõ: để thoả mãn thú ăn chơi, năm 1514 vua Lê Tương Dực đã cho mở rộng thành Đại La tại mặt Bắc bằng cách đắp một con đường thành bao lấy quán Trấn Võ (đền Quán Thánh). Như vậy theo cứ liệu này và theo thực địa thì hồ Trúc Bạch đã ra đời vào thời gian nói trên
1019. NGUYỄN LÂM. Chùa Quán Sứ / Nguyễn Lâm // Nghiên cứu Phật học. - 2004. - Số 4. - Tr. 45-48
Giới thiệu về cảnh quan cũng như lịch sử của ngôi chùa to đẹp ở ngay giữa thủ đô Hà Nội
1020. NGUYỄN MẠNH CƯỜNG. Đền Tập Linh (Gia Lâm - Hà Nội) / Nguyễn Mạnh Cường // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004
Đền Hiển Linh còn gọi là đền Tập Linh thuộc xóm Trong, thôn Ái Mỗ, xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Ngôi đền được xây lại mới hoàn toàn, mặt bằng kiến trúc của đền hình chữ Nhị. Gian ngoài là gian tiền tế, nay chỉ là gian nhà tam tiếp khách, trước và sau hành lễ, gian trong là hậu cung, bên trong gồm có 5 ban thờ, ba gian ở chính điện khá lớn và 2 ban ở 2 bên đầu hồi. Đền Tập Linh thờ tướng Cao Lỗ, một vị tướng của vua An Dương Vương
1021. NGUYỄN MẠNH CƯỜNG. Quả chuông chùa Tràng Tín (Hà Nội) / Nguyễn Mạnh Cường // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1988. - 1990. - Tr. 151-152
Chùa Tràng Tín ở phố Hàng Chuối (Hà Nội) còn bảo lưu được nhiều di vật quý trong đó có quả chuông đồng lớn. Chuông cao 0,96m, đường kính miệng 0,32m. Thân chuông chia làm 4 ô ngăn cách bằng các đường đúc nổi, dưới 4 ô có trang trí long, ly, quy, phượng đúc nổi. Nội dung bài minh văn trên chuông đề cập tới nhiều vấn đề lịch sử. Chuông được làm vào ngày 7 tháng 7 năm Minh Mạng thứ 5 (1825)
1022. NGUYỄN MẠNH CƯỜNG. Tấm bia Chùa Hồng Liên (Làng Mỗ - Hà Nội) / Nguyễn Mạnh Cường // Tạp chí Nghiên cứu Phật Học. - 2005. - Số 1. - Tr. 54-56
Giới thiệu hiện vật mới phát hiện - tấm bia Chùa Hồng Liên (Làng Mỗ - Hà Nội), một hiện vật cần thiết cho việc nghiên cứu lịch sử, kinh tế và xã hội của làng xã Việt Nam
1023. NGUYỄN MẠNH CƯỜNG. Tứ Pháp - Hệ thống chùa Tứ Pháp: Thực trạng và suy nghĩ / Nguyễn Mạnh Cường // Khảo cổ học. - 1992. - Số 4. - Tr. 56-65
Chi tiết hệ thống chùa Tứ Pháp ở Việt Nam và một số nhận xét về hệ thống này: Hệ thống chùa Tứ Pháp có số lượng lớn nhưng hiện tại bị phân huỷ nhiều; Hệ thống chùa này phân làm 2 nhóm chính: Hệ thống Tứ Pháp Hà Bắc ra đời từ rất sớm có niên đại 189 sau Công nguyên - 225 sau Công nguyên, hệ thống Tứ Pháp khác (lan toả ra các vùng: Hà Tây, Hà Nội, Hải Hưng....) được xây dựng vào thời Lý (thế kỷ XI - XII); Hệ thống chùa Tứ Pháp là kết quả của cuộc hội nhập giữa tín ngưỡng Ấn Độ với tín ngưỡng dân gian Việt Nam
1024. NGUYỄN MẠNH CƯỜNG. Về pho tượng quan âm nghìn mắt nghìn tay chùa Thiên Phúc, Hà Nội / Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Thị Phượng // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1990. - 1991. - Tr. 176-177
Chùa Thiên Phúc thuộc làng Đại Áng, xã Đại Áng huyện Thanh Trì, Hà Nội. Trong chùa hiện còn pho tượng quan âm nghìn mắt nghìn tay đặt ở nhà tổ. Tượng cao 4cm chia thành 3 phần. Bệ tượng hình chữ nhật cao 48,5cm, chia thành 4 cấp không đều nhau. Toà sen có dạng bán nguyệt, cao 39cm, gồm 4 lớp. Tượng được đặt trong tư thế ngồi thiền định trên toà sen. Quanh thân tượng có 24 đôi tay. Lớp tay phụ có hình giống chiếc lá đề, gồm 976 bàn tay nhỏ. Trong lòng mỗi bàn tay có một con mắt. Pho tượng quan âm này mới được làm những năm 70 của thế kỷ này. Nguồn gốc, kích thước của tượng được sao chép từ mẫu tượng quan âm chùa Bút Tháp (Hà Bắc)
1025. NGUYỄN MINH LÝ. Về quả chuông chùa Bà Già, Hà Nội đã thoát nhiều án tử hình của thời Lê Trịnh / Nguyễn Minh Lý, Chu Quang Trứ, Đào Quế Hương, Đoàn Bích Ngọc // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1996. - 1997. - Tr. 460-461
Bài viết giới thiệu quả chuông "Trùng tạo chú hồng chung Bà già tự bi ký" có niên đại Chính Hoà 16 (1695) ở chùa Bà Già, thôn Phú Thụy, xã Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội. Đây là một trong số rất ít quả chuông thời Lê còn lại, sau hai lần thu vét đồ đồng diễn ra vào năm 1740 và 1787 thời Lê, ở chùa này hiện cũng còn tấm bia "Bà Già tự bi ký" dựng năm Dương Hoà 2 (1636)
1026. NGUYỄN NGỌC QUỲNH. Chùa Hộ Quốc (Hà Nội) / Nguyễn Ngọc Quỳnh, Nguyễn Quế Hương, Chử Kim Phương, Thích Đàm Chung // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005. - Tr. 403-404
Chùa Hộ Quốc thuộc phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội). Theo bài ký trên quả chuông đồng đúc vào năm Cảnh Thịnh thứ 6 (1798) thì chùa được xây dựng thời Lý Thánh Tông (1054 - 1058)
1027. NGUYỄN QUANG TRUNG. Bước đầu tìm hiểu hệ thống bia Đình làng Thể Giao (Hà Nội) : Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003 / Nguyễn Quang Trung, Phan Đình Ứng // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004. - Tr. 556-557
Theo đề nghị của Ban quản lý di tích và dân làng Thể Giao (phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vừa qua nhóm các nhà nghiên cứu lịch sử địa phương thuộc Viện sử học và Trung tâm Phả học (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) đã khảo sát đình làng Thể Giao nơi thờ vong Đức thánh Tản Viên và toàn bộ hệ thống văn bia hiện có tại đình. Việc nghiên cứu hệ thống văn bia này đã làm rõ lịch sử hình thành và phát triển của ngôi đình Thể Giao trong gần 100 năm từ 1845 đến 1941
1028. NGUYỄN QUẾ HƯƠNG. Đền Sái (Hà Nội) và tấm bia cổ / Nguyễn Quế Hương, Trần Anh Đào, Chử Kim Phương, Đỗ Thị Kim Định // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005. - Tr. 401-402
Đền Sái thờ Đức Huyền Thiên Trấn Vũ - một trong 4 vị thần giữ đất Thăng Long. Giữa nhà kính thiên có một tấm bia đá 4 mặt, niên đại năm Tân Tỵ 1701. Diềm bia có hoa văn, bốn mặt có khắc chữ. Mặt trước ghi lịch sử chùa và đền Sái, mặt sau ghi tên những người công đức. Loại bia 4 mặt kết hợp chức năng làm lư hương như bia này là loại hình bia khá đặc biệt
1029. NGUYỄN QUỐC BÌNH. Một tấm bia cổ chùa Quỳnh Lôi, Hà Nội / Nguyễn Quốc Bình // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1996. - 1997. - Tr. 439-440
Bài viết giới thiệu tấm bia "Trùng tu Long Khánh tự bi" một trong 5 tấm bia hiện còn của chùa Quỳnh Lôi (Long Khánh tự), phường Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Bia có niên đại Hoằng Định 7 (1606), bài văn bia do Phùng Khắc Khoan soạn, nội dung ghi việc Trịnh Trạc cùng phu nhân, các vương tôn quý tộc bỏ tiền trùng tu chùa Quỳnh Lôi
1030. NGUYỄN QUỐC HÙNG. Ba pho tượng tam thế thời Lê chùa Võng Thị (Hà Nội) / Nguyễn Quốc Hùng // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1992. - 1993. - Tr. 212
Chùa Võng Thị (tên chữ là Vĩnh Khánh tự) ở sát Hồ Tây bên cạnh đền Sùng Khánh. Trong chùa hiện còn giữ được 15 pho tượng, đáng chú ý là 3 pho tượng tam thế. Qua phong cách thể hiện tượng và bệ sen, đây là những pho tượng cổ còn rất ít ở các ngôi chùa ở nước ta
1031. NGUYỄN QUỐC HÙNG. Di tích thành Cổ Loa Hà Nội / Nguyễn Quốc Hùng // Khảo cổ học. - 2000. - Số 4. - Tr. 64-71
Nghiên cứu thành cổ Hà Nội qua một ngôi thành gỗ từ thời Lý Bí thế kỷ VI và các di vật từ thời Bắc thuộc, thời Lý, Trần, Nguyễn được tìm thấy trong các hố khai quật, điều đó cho thấy thành cổ Hà Nội đã đổi thay qua các thời kỳ. Rất nhiều di tích của thành Hà Nội đã bị hư hại nghiêm trọng, hiện nay có thể khảo sát và nhận diện được qua cửa Bắc Vọng, Lầu Tĩnh Bắc, cửa Đoan Môn, những trang trí hoa văn trên các bậc đá của điện Kính Thiên
1032. NGUYỄN QUỐC HÙNG. Pho tượng Quan âm nhiều tay đứng trên tòa sen chùa Kim Tương (Hà Nội) / Nguyễn Quốc Hùng // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995. - 1996. - Tr. 371
Trong các pho tượng dân làng bảo tồn được đến nay có pho tượng quan âm nhiều tay đứng trên tòa sen. Tượng có 46 tay, đầu tượng đội mũ tì lư màu sơn đỏ, bên trong trang trí hàng hoa cúc vàng, trên đầu không có tấm che, lộ rõ búi tóc ở giữa đỉnh đầu, mắt nhìn thẳng về phía trước, mũi cân đối, cánh mũi cân hình tam giác đều, hai tai dài, cằm tròn. Trên mình khoác áo cà sa vạt hở ngực, cổ tròn, mỗi bên 23 tay, lòng bàn tay về phía ngoài hơi nắm, phía trước ngực có một đôi tay kết án chuẩn đề, có thể xếp tượng vào niên đại cuối thế kỷ 18
1033. NGUYỄN QUỐC HÙNG. Thăm di tích thành cổ Hà Nội / Nguyễn Quốc Hùng // Văn hoá nghệ thuật. - 1999. - Số 3 (177). - Tr. 50-53
Giới thiệu về thành cổ Hà Nội kết hợp cả kiến thức thực địa và sách vở của tác giả
1034. NGUYỄN THANH BÌNH. Tấm bia tám mặt tại khu di tích Đền Sóc Sơn (Hà Nội) // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2001. - 2002. - Tr. 676-677
Thông tin về tấm bia 8 mặt tại di tích núi bia thuộc khu di tích đền Sóc Sơn, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn. Tấm bia đá được tạo từ đá xanh nguyên khối, gắn liền với toà kiến trúc hình lăng trụ có 8 cạnh. Toà kiến trúc này do ông Lê Khắc Hý người Phù Xá dựng, nội dung bia dựa trên bản văn "Đổng Thiên vương thần tích" của ông Ngô Văn Binh để lại khoảng 600 năm trước
1035. NGUYỄN THANH BÌNH. Trở lại đền Thượng - Sóc Sơn (Hà Nội) / Nguyễn Thanh Bình // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2001. - 2002. - Tr. 490-491
Đền Thượng nằm trong khu di tích đền Sóc Sơn thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Đền được xây dựng vào năm 980 và đã qua 14 lần trùng tu sửa chữa. Đền Thượng hiện nay là công trình kiến trúc thời Nguyễn. Kiến trúc trọng yếu nhất của công trình là toà đại đình (tiền đường). Trong chùa hiện vật lưu lại không nhiều. Đáng kể nhất là một quả chuông đúc thời vua Minh Mệnh, mang phong cách nghệ thuật tạo hình thời Nguyễn
1036. NGUYỄN THẮNG VU. Văn miếu Quốc tử giám / B.s.: Nguyễn Thắng Vu (ch.b.), Trần Hùng, Nguyễn Luận. - H. : Kim Đồng, 2004. - 25tr. ; 19x21cm. - (Tủ sách Nghệ thuật. Nghệ thuật kiến trúc)
Giới thiệu di tích lịch sử Văn miếu Quốc tử giám, quá trình xây dựng, thiết kế, kiến trúc và các văn bia có trong Văn miếu
1037. NGUYỄN THẾ HÙNG. Về chiếc khám Long Đình ở đền Bà Tấm / Nguyễn Thế Hùng // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1990. - 1991. - Tr. 134-135
Chùa Bà Tấm ở xã Dương Xá, quận Long Biên (Hà Nội). Hiện chùa có một chiếc khám Long Đình hai tầng mới. Khám chia làm 7 tầng rời nhau, gồm: bộ mái trên phần cổ diềm, con sơn trên, mái dưới, con sơn dưới, thân và đế. Chiếc khám Long Đình này không chỉ là một khám thờ đơn thuần mà nó còn là một mô hình kiến trúc. Chiếc khám thờ chùa Bà Tấm sẽ giúp ta thấy bộ mặt kiến trúc Phật giáo thời Mạc - kiến trúc thế kỷ 16
1038. NGUYỄN THẾ LONG. Đình và đền Hà Nội / Nguyễn Thế Long b.s., giới thiệu. - Tái bản lần thứ 1, có sửa chữa. - H. : Văn hoá Thông tin, 2005. - 435tr. ; 19cm
Giới thiệu 173 ngôi đình, đền ở Hà Nội đã được xếp hạng di tích lịch sử; thời gian xây dựng, quá trình trùng tu, thần tích của các vị thần và thành hoàng được thờ, giá trị kiến trúc và các di vật cổ còn lưu giữ và các ngày lễ hội của các đình và đền ở Hà Nội
1039. NGUYỄN THẾ LONG. 130 pagodes de Hanoi / Nguyễn Thế Long, Phạm Mai Hùng. - H. : Ed. Thế giới, 2002. - 110tr ; 20cm
Giới thiệu đạo Phật ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng, bao gồm kiến trúc chùa chiền, các tượng Phật trong 130 chùa được xây dựng trên đất Hà Nội
1040. NGUYỄN THỊ BẢY. Phát hiện mới về ba pho tượng Tam thế ở chùa Quỳnh Lâm / Nguyễn Thị Bảy // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1993. - 1994. - Tr. 209-210
Giới thiệu về chùa Quỳnh Lâm, thôn Ngọc Mạch - Xuân Phương - Từ Liêm. Phật điện được bố trí như sau: trên cùng là bộ tam thế, sau đến di đà tam tôn, hàng thứ ba không có tượng Thích Ca nhưng vẫn có đầy đủ Văn Thù và Phổ Hiền. Có thể nghĩ rằng bộ tượng này đã kế thừa tượng của chùa Đại Bi tức Đại Phúc ở An Khánh, Vân Lũng, Hà Tây được làm vào thế kỷ 17, còn tượng ở đây có niên đại thế kỷ 19
1041. NGUYỄN THỊ DANH. Về việc xác định niên đại pho tượng đồng lớn ở đền Trấn Võ (Gia Lâm - Hà Nội) / Nguyễn Thị Danh. - H. : Viện Khảo cổ học, 1990. - 99-102
Bài viết xác định lại niên đại pho tượng đồng lớn ở đền Trấn Võ (Gia Lâm - Hà Nội) đã được đăng trên tạp chí Khảo cổ học số 2 năm 1989 của tác giả Nguyễn Mạnh Cường và Bùi Minh Trí
1042. NGUYỄN THỊ DƠN. Một số vũ khí thời Nguyễn trong kho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Hà Nội / Nguyễn Thị Dơn // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998. - 1999
Một số vũ khí thời Nguyễn đang lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam. Cụ thể là: Vũ khí lạnh (Bạch khí) có thể chia làm 3 loại: vũ khí đánh gần, đánh xa và phòng ngự. Nơi đây lưu giữ rất nhiều loại súng, điển hình là loại súng lệch trên thân có dòng chữ "Lôi Uy tả sở nhị bách lục thập hiệu", ngoài ra còn có khẩu súng khác có 3 chữ Hán "Bảo Vĩnh Hưng" trong khung chữ nhật
1043. NGUYỄN THỊ DƠN. Tìm hiểu khu Giảng Võ của thành Thăng Long qua sưu tập hiện vật và di tích kiến trúc phát hiện năm 1983 ở hồ Ngọc Khánh (Ba Đình - Hà Nội) / Nguyễn Thị Dơn // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1987. - 1988. - Tr. 153-155
Kết hợp so sánh giữa tài liệu điền dã và thư tịch đã thống nhất về khu Giảng Võ - Ngọc Khánh ngày nay chính là trường đấu võ thời Lê. Việc rèn luyện và khảo hạch võ nghệ thời Lê đã diễn ra chủ yếu ở khu vực này. Về sưu tập vũ khí có 239 hiện vật chia làm 2 loại chính: hoả khí và bạch khí. Đây là bộ vũ khí thời phong kiến quý nhất ở nước ta từ trước đến nay. Hầu hết các vũ khí này đều có tên trong binh chế thời Lê
1044. NGUYỄN THỊ HOÀ. Bệ đá sen thời Trần ở chùa Chu Xá / Nguyễn Thị Hoà // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1999. - 2000. - Tr. 444-445
Bài viết giới thiệu về Bệ đá sen thời Trần ở chùa Chu Xá, Gia Lâm, Hà Nội. Chùa có tên chữ là "Minh Ngô tự", theo nội dung bia 'Minh Ngô tự kiều bi ký' dựng năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) ta biết chùa được xây dựng vào thời Trần. Hiện chùa còn bảo lưu được nhiều hiện vật quý, tiêu biểu là bệ đá hoa sen (còn gọi là bệ Tam thế). Dựa vào hoa văn trang trí, có thể xác định niên đại của bệ đá này là vào cuối thời Trần
1045. NGUYỄN THỊ HOÀ. Các loại hình di tích kiến trúc trong khu phố cổ Hà Nội (Thế kỷ XIX) : Luận án tiến sĩ / Nguyễn Thị Hòa. - H. : Knxb., 2003. - 186 tr. ; 27cm
Gồm 3 chương: Tổng quan về tư liệu; Các loại hình di tích kiến trúc trong khu phố cổ Hà Nội; Đặc trưng, niên đại và giá trị của các di tích kiến trúc trong khu phố cổ Hà Nội
1056. NGUYỄN THỊ HOÀ. Đền Bạch Mã, một di tích kiến trúc tiêu biểu trong khu phố cổ Hà Nội / Nguyễn Thị Hoà // Khảo cổ học. - 2000. - Số 4. - Tr. 90-103
Nghiên cứu đền Bạch Mã ở 76 Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm - Hà Nội, xưa thuộc phường Hà Khẩu, tổng Đông Thọ, huỵện Thọ Xương. Đền Bạch Mã được coi là một trong "Thăng Long tứ trấn" của kinh thành thời xưa. Đền Bạch Mã được xây dựng từ thời Lý - Trần và được trùng tu dưới thời Nguyễn (1819)
1047. NGUYỄN THỊ LIỄU. Bia đá chùa Quang Ân (Thanh Liệt - Hà Nội) / Nguyễn Thị Liễu // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004. - Tr. 568
Hiện nay tại chùa Quang Ân, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội còn lưu giữ được một tấm bia đề niên đại: ngày tốt, mùa xuân năm Đinh Mùi, niên hiệu Bảo Thái triều Lê (1717) do Nguyễn Bá Liệu, tên tự là Pháp Nhuận viết và thợ đất là Hiệp Ban Khắc. Bia gồm 16 dòng, gần 700 chữ, chữ viết thể chân rõ nét, chữ mảnh mang đặc trưng chữ thời Lê, là tư liệu lịch sử để nghiên cứu về tình hình văn hoá xã hội đương thời
1048. NGUYỄN THỊ MINH LÝ. Chuông đền Bà Kiệu / Nguyễn Thị Minh Lý // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1994. - 1995. - Tr. 371-372
Giới thiệu quả chuông có niên hiệu Cảnh Thịnh ở đền Bà Kiệu (Hà Nội). Theo tác giả bài viết, đây là một quả chuông được đúc với tất cả cách tạo dáng đề tài trang trí có thể đại diện cho những quả chuông đúc cùng thời. Song, chuông đền Bà Kiệu cũng có một số đặc điểm khác với các chuông đã phát hiện: tứ linh được đúc nổi, lợi chuông được trang trí những cánh sơn cách điệu, núm chuông có 12 tia tỏa ra bốn phía, tượng trưng cho mặt trời. Chuông đền Bà Kiệu vẫn còn nguyên vẹn không hề bị đục xóa, sứt sẹo hoặc han gỉ. Ngoài chuông Cảnh Thịnh, ở đây hiện còn có 1 số đạo sắc có niên đại Quang Trung
1049. NGUYỄN THỊ MINH LÝ. Góp thêm một quả chuông của chùa Long Quang, Thanh Trì, Hà Nội / Nguyễn Thị Minh Lý // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1996. - 1997. - Tr. 473-474
Giới thiệu quả chuông "Long Quang tự chung" ở chùa Long Quang, thôn Cổ Điển, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Bài minh chuông do Trương Đăng Quế, soạn và viết chữ. Nhưng bài viết chưa đưa ra được cứ liệu chứng tỏ đây là quả chuông thời Tây Sơn
1050. NGUYỄN THỊ MINH LÝ. Nghĩ về quả chuông độc đáo ở chùa Liên Phái, Hà Nội với niên đại dự đoán thời Tây Sơn / Nguyễn Thị Minh Lý // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1994. - 1995. - Tr. 367-369
Giới thiệu về quả chuông không khắc niên đại ở chùa Liên Phái. Quả chuông được đúc khi chùa còn mang tên là Liên Tông. Sau khi nghiên cứu các hàng chữ khắc trên chuông, về con rồng quai chuông và so sánh tỷ lệ số đo các phần của chuông với các chuông thời Tây Sơn, tác giả bài viết nhận định chuông có niên đại Cảnh Thịnh (1793-1801)
1051. NGUYỄN THỊ MINH LÝ. Vài nét về chuông thời Nguyễn ở Hà Nội / Nguyễn Thị Minh Lý // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1994. - 1995. - Tr. 376-377
Chuông thời Nguyễn sơ bộ trong nội thành Hà Nội đã có trên 50 cái: trong đó quận Ba Đình có 12 cái, quận Hoàn Kiếm có 14 cái, quận Hai Bà Trưng có 7 cái và quận Đống Đa có 19 cái. Đặc trưng của chuông thời Nguyễn là nhỏ, quai và thân không cân xứng tạo dáng chuông không đẹp. Các con vật được trang trí trên chuông đều hung dữ. Đề tài trang trí thường theo những công thức nhất định không linh động, đường nét cứng cáp
1052. NGUYỄN THỊ MINH LÝ. Vài suy nghĩ nhân quả chuông thời Tây Sơn mới phát hiện ở chùa Đại An / Nguyễn Thị Minh Lý // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1993. - 1994. - Tr. 369-371
Bài viết giới thiệu về quả chuông "Đại An tự chung" của chùa Đại An, làng Phú Mỹ, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Chuông có niên đại Cảnh Thịnh 3 (1795), nội dung minh văn (có bản dịch một phần) nói rõ giá trị của chùa Đại An, nguyên nhân bị mất chuông cũ và lý do đúc quả chuông mới này. Tác giả bài viết đưa ra nhận định: chính quyền nhà Nguyễn, không phải như lâu nay nhiều người vẫn nghĩ, đã bắt phá hủy tất cả những gì gợi lại nhà Tây Sơn. Chính vì thế cho đến thời Bảo Đại, khi quyền lực nhà Nguyễn mờ nhạt, thì một số nơi đã đem văn bản thời Tây Sơn ra khắc lên bia và đúc chuông nói rõ công việc ở thời Tây Sơn. Ở chùa Đại An hiện cũng còn bia, tấm bia sớm nhất dựng năm 1735
1053. NGUYỄN THỊ TRANG. Vài nét về cụm văn bia ở văn chỉ làng Nguyệt Áng / Nguyễn Thị Trang // Tạp chí Hán Nôm. - 1991. - Số 1 (10). - Tr. 23-25
Bài viết giới thiệu cụm văn bia ở văn chỉ làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam thượng (nay là làng Nguyệt Áng, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Nội dung của các văn bia này cung cấp nhiều tư liệu mới về các vị khoa bảng ở địa phương, đặc biệt là dòng họ Nguyễn và họ Lưu mà tiêu biểu là Trạng nguyên Nguyễn Quốc Trinh
1054. NGUYỄN THỊ TRANG. Văn bia làng Kim Cổ / Nguyễn Thị Trang // Tạp chí Hán Nôm. - 2001. - Số 1 (46). - Tr. 77-79
Kim Cổ là một làng cổ ở Hà Nội, nay thuộc phố Đường Thành và một phần phố Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Làng có một ngôi chùa, ở 73 Đường Thành là nơi thờ Linh Nhân Hoàng thái hậu đời Lý. Chùa có một bia đá, trên có bài văn do TS Lê Duy Trung soạn năm Tự Đức 13 (1860) ghi sự tích quan Thị lang bộ Lại họ Bùi ở phủ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Bài viết giới thiệu toàn văn bản dịch văn bia nêu trên
1055. NGUYỄN THUÝ NGA. Việc khắc lại 12 bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Hà Nội / Nguyễn Thuý Nga // Tạp chí Hán Nôm. - 2002. - Số 2 (51). - Tr. 28-35
Bằng việc đưa ra các chứng cứ sai lệch về địa danh, về nét chữ khắc trên bia, tác giả bài viết đã xác định có 12 tấm bia Tiến sĩ ở Văn Miếu đã được Lê Hữu Thanh cho khắc lại năm Tự Đức 16 (1863). Đó là 9 tấm bia đời Lê sơ; 1 tấm bia đời Mạc; và 2 tấm bia đời Lê Trung hưng
1056. NGUYỄN TIẾN ĐÔNG. Hai bức tượng Chăm tại chùa Bạch Sam (Hà Nội) / Nguyễn Tiến Đông, Nguyễn Hữu Thiết // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005
Chùa Bạch Sam (chùa Chài) ở bãi sông Hồng thuộc thôn Võng La, huyện Đông Anh. Những tư liệu bia đá cho thấy chùa này có lịch sử khá lâu đời. Chùa hiện có 2 bức tượng Chăm, đây là tác phẩm mang dấu ấn tiêu biểu của điêu khắc Champa
1057. NGUYỄN TÔN KIỂM. Cụm di tích Thanh Trì (Hà Nội) cần được quan tâm / Nguyễn Tôn Kiểm // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005. - Tr. 402-403
Tại tổ 32 phường Thịnh Liệt - Thanh Trì (Hà Nội) đã phát hiện nền móng của một ngôi miếu cổ. Hiện vật thu được gồm những viên gạch màu xám, những chiếc vại sành màu xám có hoa văn chải răng lược. Căn cứ vào kiểu dáng hoa văn, chất liệu, những di vật này có niên đại thế kỷ 16 - 17. Nơi đây vốn là ngôi miếu cổ thờ lục vị đại vương triều Lý. Việc phát hiện các di vật khảo cổ và tư liệu Hán Nôm ở đây góp phần tìm hiểu lịch sử vùng đất cửa ngõ phía Nam Thăng Long - Hà Nội
1058. NGUYỄN TRI ÂN. Niên đại các pho tượng hậu phật bằng đá và gỗ ở chùa Lý Quốc Sư, Hà Nội // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004. - Tr. 415-418
Chùa Lý Quốc Sư tọa lạc tại số 50 phố Lý Quốc Sư, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Từ xưa cho đến thế kỷ 20 chùa vốn là đền thờ Nguyễn Minh Không, người có công trị bệnh cho vua Lý Thần Tông vào năm 1136. Chùa có thờ 4 pho tượng phật bằng đá và 7 pho tượng phật bằng gỗ, ba pho thờ ở toà thượng điện, ta biết pho tượng thờ ở giữa là thánh thượng ngài Nguyễn Minh Không bằng gỗ (vị quốc sư nổi tiếng thời Lý), tượng có phong cách đầu nhà Nguyễn. Hai pho tượng thờ hai bên tượng Nguyễn Minh Không là hai thiền sư Giác Hải và Từ Đạo Hạnh. Đây là hai pho tượng đá tạc theo phong cách thế kỷ 17. Hai pho tượng hậu phật khác đều bằng đá thờ hai bên tòa thiêu hương, hai pho tượng này có cùng phong cách, vậy chúng có cùng niên đại với tượng của Thiền sư Giác Hải
1059. NGUYỄN VĂN CHIẾN. Chùa Sét - ngôi chùa cổ tứ pháp phật và bà Đặng Thị Ngọc Giao / Nguyễn Văn Chiến // Tạp chí Nghiên cứu phật học. - 2005. - Số 5. - Tr. 52-55
Giới thiệu về lịch sử và cảnh quan chùa Sét ở phía nam Tp. Hà Nội
1060. NGUYỄN VĂN CHIẾN. Những hiện vật mới phát hiện ở am thờ Pháp Vũ, chùa Dâu / Nguyễn Văn Chiến // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1994. - 1995. - Tr. 203-205
Giới thiệu những hiện vật mới phát hiện khi tiến hành tu bổ am chùa dâu, làng Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội, trong đó có ba dĩnh sành đựng tro than của pho tượng gỗ Pháp Vũ và 2 tấm bia đá, chữ khắc theo lối triện. Dựa vào điển tích, truyền thuyết, văn bia và đối chiếu tư liệu lịch sử liên quan, bài viết xác định niên đại dương lịch về lập am, xây chùa và hiển thánh của tượng Pháp Vũ, với triều đại liên quan đến quần thể di tích chùa Dâu (Phúc Khê). Có phiên âm, dịch nghĩa những chữ khắc trên hai tấm bia
1061. NGUYỄN VĂN CHIẾN. Tượng thờ thế kỷ 18 ở chùa Dâu (Phúc Khê) / Nguyễn Văn Chiến // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998. - 1999. - Tr. 556-560
Chùa Dâu (Phúc Khê) nay thuộc thôn Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì - Hà Nội có niên đại 1375 do Hoàng Thái Phi của vua Trần Minh Tông là Minh Từ Hồ Thuận Nương dựng liền với Am Pháp Vũ (am vốn đã có từ thời Lý Cao Tông 1195) tạo thành hệ chùa Tứ pháp. Nổi bật nhất của chùa là nghệ thuật điêu khắc dân gian với hệ thống tượng thờ phật, thập điện. Năm Bảo Thái thứ 2 (1721) những tượng thờ ở đây được làm lại trong đợt trùng tu chùa. Hiện trạng tượng thờ trong Tam bảo chùa Dâu (Phúc Khê) sắp xếp như sau: Thượng điện gồm 5 lớp, mỗi lớp 3 pho. Những tượng cổ còn lại (không tính tượng mới làm). Pháp quan thập điện mỗi bên hồi bày 5 pho tượng. Hai bên gồm tất cả 10 pho tượng
1062. NGUYỄN VĂN CHIẾN. Về 3 tấm bia đá ở chùa Dâu (Thanh Trì - Hà Nội) / Nguyễn Văn Chiến // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1997. - 1998. - Tr. 481-483
Chùa Dâu (Phúc Khê tự) thuộc thôn Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì. Chùa có 3 tấm bia đá, là những hiện vật quan trọng để xác định niên đại phát triển của làng xã và ngôi chùa này. Bia Hậu Phật có niên đại 1473. Trong bia ghi rõ địa danh, tên gọi 'Ngũ gian thôn - Khê Tang tự' đã góp một tư liệu quan trọng để xác định thôn Ngũ Phúc của Thượng Phúc có từ khi nào. Hai tấm bia 'Khê Lương Kiều' thời Mạc là hiện vật quý về giá trị văn bia nghệ thuật cổ. Khẳng định về lịch sử đường sông, với sông Nhuệ đã có chiếc cầu qua sông ở cuối của Thượng Phúc, bia có niên đại năm 1572
1063. NGUYỄN VĂN CHIẾN. Về 3 tấm bia đá ở chùa Dâu, Thanh Trì, Hà Nội / Nguyễn Văn Chiến // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1996. - 1997
Bài viết giới thiệu ba tấm bia hiện còn giữ được tại chùa Dâu (Phúc Khê tự) thuộc thôn Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội: bia Hậu Phật có niên đại Hồng Đức 4 (1473); 2 bia 'Khê Lương kiều bi' có niên đại Sùng Khang 7 (1572) do Tiến sĩ Nguyễn Hoàng soạn. Hai tấm bia này khẳng định đã có cầu bắc qua sông Nhuệ nơi cuối của Thượng Phúc và xã Cự Khê vào thời gian trên
1064. NGUYỄN VĂN ĐOÀN. Đồng Hà (Sóc Sơn) một di tích gốm sứ cần quan tâm / Nguyễn Văn Đoàn, Hoàng Văn Khoán, Lại Văn Tới, Trần Anh Dũng, Nguyễn Thị Hội, Nguyễn Thị Phương // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005. - Tr. 526-528
Tại khu ruộng trồng rau màu Đồng Hà (Sóc Sơn) đã thu thập được một số mảnh gốm, sành sứ. Đồ gốm men thế kỷ 14, thế kỷ 16 - 17, thế kỷ 18, thế kỷ 18 - 19, đồ sành thế kỷ 15 - 16. Từ đó kết luận di tích Đồng Hà thuộc thôn Xuân Bảng là di tích gốm sứ, có niên đại kéo dài từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 19
1065. NGUYỄN VĂN GIÀU. Chùa Phúc Lâm (Hà Nội) / Nguyễn Văn Giàu // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005. - Tr. 406-407
Chùa Phúc Lâm thuộc xã Phúc Lâm, huyện Đông Anh trước đây ở ven sông Đuống trên địa bàn xã Phúc Lâm. Trong chùa còn 3 tấm bia cổ: 'Hậu phật văn minh, tương truyền bi ký', lập năm Kỷ Sửu (1709); 'Ký Kỵ bản thôn' lập năm Minh Mạng 7 (1826); 'Bia võ để' lập năm Tự Đức 24 (1871). Những tấm bia trên cho thấy chùa Phúc Lâm được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18 và được trùng tu nhiều lần vào các thế kỷ 17, 19
1066. NGUYỄN VĂN HÙNG. Thêm một quả chuông thời Tây Sơn được phát hiện ở Hoài Đức - Hà Nội / Nguyễn Văn Hùng // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1991. - 1992. - Tr. 160-161
Giới thiệu quả chuông đồng thời Tây Sơn tại chùa Hữu Lễ ở thôn Ngự Câu, xã An Thượng, huyện Hoài Đức - Hà Tây. Chuông được đúc vào năm Cảnh Thịnh 6 (1798)
1067. NGUYỄN VĂN HUYÊN. Cổ vật Hà Nội kho báu vô giá : Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1997 / Nguyễn Văn Huyên // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1997. - 1998
Giới thiệu bộ sưu tập "Cổ vật Thăng Long" tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. 276 hiện vật được giới thiệu trong tổng số hơn 7000 cổ vật đã phần nào thể hiện quá trình lịch sử phát triển của thủ đô. Cuộc trưng bày này gồm các bộ sưu tập: trống đồng, đồ đồng thời phong kiến có niên đại từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 20, sưu tập đồ gỗ, sưu tập đồ sắt, sưu tập gốm sứ và đất nung
1068. NGUYỄN VĂN THẮNG. Khai quật lò gốm Đồng Thụt (Cổ Loa - Hà Nội) / Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Mạnh Tú // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1988. - 1990. - Tr. 107-108
Di chỉ Đồng Thụt nằm ở Cổ Loa, cách đền thờ An Dương Vương 200m, đây là lò nung gốm cổ. Dấu tích còn lại trong hố thám sát là vách và vòm lò chứa đầy than và mảnh gốm vỡ. Di vật thu được chủ yếu là gạch ngói vỡ và chì lưới đánh cá. Các tài liệu thu được qua khai quật đã khẳng định lò gốm này có niên đại muộn hơn niên đại của thành Cổ Loa
1069. NGUYỄN VĂN TIẾN. Về tấm bia đá thời Lê ở chùa Cự Đà (Hà Nội) / Nguyễn Văn Tiến // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004. - Tr. 571-572
Hiện nay tại chùa Cự Đà (xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội) còn lưu giữ một tấm bia cổ. Bia có niên đại Đức Long năm thứ 6 (1634). Bia có 2 mặt, mặt trước là 'Cự Đà bi kí', mặt sau là 'Hoàng đế vạn tuế thọ'. Hiện nay bia được đặt ở phía tay trái sau tam quan. Bia có chiều cao 140 cm, chiều rộng 87 cm, chiều dày 14 cm. Mặt bia có khắc bài minh chữ Hán ghi việc bà Vương phủ Trần Thị Ngọc Am phát tâm công đức xây dựng chùa. Văn bia chùa Cự Đà đã cho chúng ta biết năm trùng tu sửa chữa là vào thời Lê (1632)
1070. NGUYỄN VĂN TỐ. Vết tích thành Đại La / Nguyễn Văn Tố // Tri tân. - Số 85. - Tr. 2
Số 85: Trên cơ sở nghiên cứu các viên gạch thành Đại La, bài viết khẳng định thành Đại La, tức thành Thăng Long, mà thành Thăng Long chính là thành Hà Nội. Số 86: Phân tích hai chữ "Đại La". Số 87: Dựa vào 'Khâm định Việt sử' và 'Bắc thành địa dư chí', để nói về sự chuyển đổi từ Đại La thành Thăng Long. Số 88: Tìm hiểu vết tích của thành Đại La qua 'Nhất thống chí', 'Khâm định Việt sử', 'Bắc thành địa dư chí', 'Đại Việt sử ký toàn thư' qua đó cho thấy thành này được sửa sang, thay đổi nhiều lần, và đến đời Trần thì được làm rộng thêm ra
1071. NGUYỄN VINH PHÚC. Cái tên Đền Ngọc Sơn có từ bao giờ và Hưng Đạo Vương được thờ ở đó lúc nào / Nguyễn Vinh Phúc // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995. - 1996. - Tr. 281-282
Đền Ngọc Sơn ban đầu là chùa do Tín Trại lập nên trên nền cũ cung Thụy Khánh. Tín Trại sống cùng thời Lê Chiêu Thống hoặc sau đó. Nếu có việc Lê Chiêu Thống phá cung Thụy Khánh thì phải là vào năm 1787. Như vậy chùa Ngọc Sơn chỉ có thể có sau năm này. Theo tác giả việc thờ Trần Hưng Đạo ở đền Ngọc Sơn chỉ mới có từ cuối thế kỷ XIX, khi người Pháp đã có mặt ở Hà Nội
1072. NGUYỄN VINH PHÚC. Hà Nội / Nguyễn Vinh Phúc. - H. : Văn hoá, 1981. - 128tr: bản đồ ; 19cm. - (Sổ tay người du lịch)
Các di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh, viện bảo tàng, công viên,... trên đất Hà Nội: Chùa Một cột, Văn miếu, đền Ngọc Sơn, công viên Lênin, bảo tàng Cách mạng, bảo tàng Lịch sử
1073. NGUYỄN VINH PHÚC. Hà Nội - cõi đất, con người / Nguyễn Vinh Phúc. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Trẻ, 2009. - 490tr. ; 24cm
Giới thiệu các di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh phố phường, lễ hội trên đất Hà Nội và một số danh nhân lịch sử tiêu biểu của Hà Nội như: Trần Quang Khải, Phù Thúc Hoành, Nguyễn Hạ Huệ, Chu Mạch Trinh,...
1074. NGUYỄN VINH PHÚC. Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn / Nguyễn Vinh Phúc. - Tái bản có chỉnh sửa, bổ sung. - H. : Nxb. Hà Nội, 2009. - 243tr. ; 21cm
Những hiểu biết cơ bản về quần thể kiến trúc di tích lịch sử Hồ Hoàn Kiếm - Đền Ngọc Sơn. Tìm hiểu về thắng cảnh Hồ Gươm và các di tích quanh hồ
1075. NGUYỄN VINH PHÚC. Lai lịch tháp rùa ở Hồ Gươm và người xây nên tháp / Nguyễn Vinh Phúc // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004. - Tr. 722-725
Tháp Rùa ở trên gò Rùa giữa Hồ Hoàn Kiếm. Gò Rùa là nơi chúa Trịnh đã cho dựng tả vọng đình làm nơi hóng gió về mùa hè. Năm 1884, Bá Kim một tên đại phu, tay sai của thực dân Pháp được phép xây dựng ngôi tháp đó nhưng phải để nguyên tả vọng đình, chỉ được đào móng xây thêm cho vững chắc và xây các tầng tháp mới lên trên. Để thưởng công cho Bá Kim nhưng vì tháp làm trên gò Rùa nên nhân dân thủ đô vẫn gọi là tháp Rùa. Như vậy, tháp Rùa đã được xây dựng trên một thế kỷ và là một phần của tâm hồn Hà Nội
1076. NGUYỄN VINH PHÚC. Phát hiện một tấm bia ở bờ Hồ Tây (Hà Nội) / Nguyễn Vinh Phúc // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005
Thông tin về tấm bia đá phát hiện được ở khu vực phía sau trường cấp 3 Chu Văn An. Bia bằng đá xanh, cao 0,95 m, rộng 0,55 m, dày 0,10 m. Trán bia chạm nổi hình một quả cầu thái cực âm dương, diềm bia chạm hình mây. Bia khắc "Trùng tu Văn Vũ miếu bi ký". Bài văn tuy ngắn ngủi, nhưng gợi bao điều cần tìm hiểu: về niên đại tấm bia, người tạc khắc, tên văn miếu Vũ?. Như vậy chắc chắn quanh khu vực trường Chu Văn An ngày nay có một ngôi miếu của Đạo giáo thờ Văn Xương đế quân và Quan Thánh đế quân
1077. NGUYỄN VĨNH PHÚC. Một tấm bia hộp thế kỷ XVII ở làng Trung Tự, phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội / Nguyễn Vĩnh Phúc, Nguyễn Hải Trường // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000. - 2001
Tại sân đình Trung Tự có tấm bia nhan đề 'Đông Tác phường, Trung Tự thôn địa giới kiệt'. Bia có từ thế kỷ 17 và được khắc ở thế kỷ 18. Bia hình vuông, mỗi chiều 80cm, gồm 2 tấm đặt úp lên nhau, mỗi mặt khắc một văn bản. Bia nằm là một văn bản pháp quy, gồm 2 phần: phần 1 khắc tờ trình của dân làng, phần 2 là ý kiến của quan phụng sai. Ở tấm bia nắp khắc 1 văn bản khác, ra muộn hơn văn bản nêu trên 3 năm. Văn bản này là "quyết định của quan Khâm sai". Như vậy tấm bia hộp có niên đại 1673 và 1677 cho ta thấy rõ địa giới, đất đai của làng Trung Tự xưa
1078. NGUYỄN VĨNH PHÚC. Sites, histoire et légendes autour d'Hanoi / Nguyễn Vĩnh Phúc. - H. : Thế giới, 2001. - 118tr ; 20cm
Giới thiệu các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh xung quanh Hà Nội như: làng Phù Đổng, chùa Phật Tích, đình Cổ Loa, đền Nguyên Phi Ỷ Lan, làng tranh Đông Hồ...
1079. PHẠM HÂN. Từ di tích hồ Ngọc Khánh suy nghĩ về vị trí thành Thăng Long / Phạm Hân // Khảo cổ học. - 1983. - Số 1. - Tr. 68-69
Việc phát hiện di tích Giảng Võ ở hồ Ngọc Khánh, quận Ba Đình - Hà Nội đã gợi lại vị trí thành Thăng Long. Theo tác giả, thành Thăng Long thời Lý - Trần và thời Lê là một và nằm trong phạm vi thành Hà Nội thời Nguyễn
1080. PHẠM HỒNG DƯƠNG. Trở lại vấn đề: đình Vĩnh Ngọc / Phạm Hồng Dương // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1992. - 1993. - Tr. 255-256
Đình Vĩnh Ngọc ở Đông Anh (Hà Nội) - nơi thờ Nội Hầu, một tướng giỏi của triều đình Âu Lạc. Ngôi đình này là một công trình nghệ thuật mang nhiều dấu ấn của thế kỷ 17. Đình Vĩnh Ngọc đang làm hồ sơ đề nghị công nhận là di tích cấp nhà nước
1081. PHẠM MINH HUYỀN. Khai quật Cổ Loa / Phạm Minh Huyền, Phạm Thị Ninh, Lại Văn Tới, Hoàng Văn Khoán, Hà Mạnh Thắng, Nishimura Masanari // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004. - Tr. 175-178
Ban quản lý dự án, Sở Du lịch Hà Nội có dự án làm bãi đỗ xe ở khu vực Đồng Vông và ngã ba Đồng Vông - Bãi Mèn. Viện khảo cổ đã lập kế hoạch khảo sát và khai quật 500m2 ở đây từ cuối tháng 11 - 2002 đến tháng 1 - 2003. Các di tích và di vật thu được trong đợt khai quật này gồm 3 giai đoạn chính. Giai đoạn thứ nhất thuộc thời đại đồng thau Việt Nam có tầng văn hóa tương đương với giai đoạn cuối của văn hóa Phùng Nguyên. Giai đoạn thứ hai tạm gọi là giai đoạn Cổ Loa, giai đoạn này vào khoảng thế kỷ 1, 2 trước công nguyên. Giai đoạn thứ ba tiếp sau giai đoạn Cổ Loa bao gồm cụm hiện vật có niên đại thế kỷ 2
1082. PHẠM QUANG ĐẠI. Hệ thống bia đình làng Đông Ngạc (Hà Nội) / Phạm Quang Đại, Thạch Hà // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004. - Tr. 572-573
Tại đình làng Đông Ngạc (xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội) còn lưu 7 tấm bia, gồm 5 tấm chữ Hán, 1 tấm có cả chữ Hán chữ Việt và 1 tấm hoàn toàn chữ Việt. Hệ thống bia đình Vẽ phản ánh lịch sử ngôi đình này, các bia đình còn là tư liệu quý để tìm hiểu về nhiều tiến sĩ danh nhân của làng Vẽ như Phan Phù Tiên, Phạm Công Dung. Các bia đình còn phản ánh những phong tục tập quán làng xã như thờ thần, công đức, quan hệ thông gia giữa các dòng họ quan lại khoa bảng. Đó là các bia: Đông Ngạc xã Thuỷ tạo thần từ bi (tháng 3, Tân Tỵ, Dương Hòa 7 - 1641), 2 bia trùng tu thần từ bi
1083. PHẠM THỊ LÊ PHƯƠNG. Linh Sơn Tự (Hà Nội) / Phạm Thị Lê Phương // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002. - 2003. - Tr. 559-561
Tại khu vực nhà máy nước Yên Phụ (44 đường Yên Phụ - Hà Nội) ngày nay còn 1 cây đa, 1 cây đề và 1 gốc đại rất lớn, được coi là cổ thụ. Dưới gốc cây đa có 1 am nhỏ thờ thần linh. Hiện nay tại nơi đó có 1 miếu thờ và có treo 1 quả chuông đồng vốn của am thờ xưa. Dưới gốc đề có 5 hòn tảng kê chân cột. Quả chuông chia làm 4 ô đúc nổi 4 chữ "Linh Sơn tự chung". Chuông được đúc ngày 15/10/1852. Như vậy chùa có thể được xây sớm hơn nữa, có thể từ cuối thời Lê
1084. PHẠM THỊ THUỲ VINH. Văn bia thời Trần chùa Hưng Phúc và địa danh hành chính huyện Long Biên / Phạm Thị Thuỳ Vinh // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004. - Tr. 553-554
Thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên trước đây có một ngôi chùa cổ tên là Hưng Phúc Tự, ngôi chùa được xây dựng từ triều Trần. Hiện nay ngôi chùa cổ không còn, bia đá bị thất tán, thác bản văn bia của Viện nghiên cứu Hán Nôm hiện còn lưu giữ lại 8 thác bản văn bia của chùa Hưng Phúc. Điều đáng nói là 7/8 văn bia này đều có niên đại từ thế kỷ 16, 17, một văn bia thế kỷ 14. Nội dung của cả 7 văn bia này đều nhắc đến sự kiện xây dựng chùa vào năm Thiệu Phong 11 (1351). Chỉ có một văn bia không ghi niên đại cụ thể nhưng đó lại là văn bia ghi lại việc xây dựng chùa vào chính thời Trần. Từ văn bia này chúng ta có thêm thông tin chính xác để khẳng định vào triều Trần đã hoặc vẫn tồn tại huyện Long Biên và huyện Văn Giang thời Lê - Mạc. Nguyễn Chính là một phần của huyện Long Biên thời Trần
1065. PHẠM THỊ VINH. Bia hậu thời kỳ Hồng Đức ở chùa Dâu (Hà Nội) / Phạm Thị Vinh // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1987. - 1988. - Tr. 148-149
Chùa Dâu (chùa Khê Tang) ở thôn Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì. Theo truyền thuyết chùa được xây dựng từ rất lâu để thờ một bà hoàng hậu nhà Lê người vùng này. Trong chùa hiện còn một tấm bia hậu năm Hồng Đức thứ 4. Nội dung văn bia cho biết, thế kỷ 15 đã có truyền thống đúc tượng phật bằng đá để dâng lên chùa
1086. PHẠM THUÝ HỢP. Quả chuông chùa Phổ Quang 1854 / Phạm Thuý Hợp // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1997. - Tr. 465-466
Chuông chùa Phổ Quang là một trong 30 quả chuông thời Nguyễn hiện tàng trữ tại Bảo tàng LSVN. Chuông màu xám, hình trụ, đỉnh bằng, vành miệng loe, quai gãy, chiều cao 78 cm, đường kính miệng 57,5 cm, chu vi 150 cm. Bài minh văn khắc chìm trong 4 ô hình thang theo kiểu chữ chân. Đáng chú ý hơn chuông này còn có bài minh khắc vào thời gian sau ở ô chữ "Tự". Đây là một trong 4 quả chuông có niên hiệu thời Tự Đức lưu trữ tại Bảo tàng LSVN - Hà Nội. Chuông khắc hai bài minh văn như chuông này là hiện tượng ít gặp trong số các chuông đồng thời phong kiến
1087. PHẠM THUÝ HỢP. Viên gạch thời Mạc mới phát hiện ở Hà Nội / Phạm Thuý Hợp // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2001. - 2002. - Tr. 611-612
Thông tin về việc phát hiện một viên gạch thuộc thời Mạc trong sưu tập cổ vật của nữ hoạ sĩ Bùi Mai Hiên tại Hà Nội. Viên gạch có hình chữ nhật, một mặt trang trí đắp nổi hình một phụ nữ cưỡi rồng, đầu đội vương miện, hai cánh xoè giống cánh chim như đang múa, ngực tròn, thân thon, ngồi trên lưng rồng, các ngón chân choãi rộng trong tư thế ngồi thoải mái. Nhìn vào cách trang trí và bố cục trên gạch cho thấy viên gạch này có niên đại nhà Mạc thế kỷ XVI
1088. PHẠM THUÝ HƯNG. Về chiếc nhang án chùa Cầu Đông / Phạm Thuý Hưng // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1993. - 1994. - Tr. 271
Chiếc nhang án ở chùa Cầu Đông, số 38 Hàng Đường, Hà Nội. Nhang án được đặt tại toà tiền đường của ngôi chùa, đây là một nhang án dài được làm vào cuối thế kỷ 19. Nhang án dài 2,2m, rộng 0,55m, cao 0,7m. Đây là nhang án tuy chạm nổi nhưng được làm rất kỹ và khá đẹp, nó chuyển tải tâm linh và ít nhiều mang tính triết học
1089. PHẠM VĂN THẮM. Về tấm bia đồng tại đình làng Quan Nhân, huyện Từ Liêm, Hà Nội / Phạm Văn Thắm // Tạp chí Hán Nôm. - 1987. - Số 1 (2). - Tr. 79-81
Giới thiệu về tấm bia đồng mới phát hiện thấy trong đống gạch ngói sụt lở ở hậu cung của đình làng Quan Nhân, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Đây là một tư liệu quí góp phần làm phong phú thêm cho mảng tư liệu nghiên cứu về bi ký học của Việt Nam. Ngoài việc miêu tả hình dạng, kích thước, bài viết đi sâu vào nội dung tấm bia, đó là bản thần tích ghi về sự tích của Trung Nghĩa đại vương, vị thành hoàng của làng Quan Nhân, trong đó: Khẳng định công lao gây dựng đất Việt của các vua Hùng, sự ra đời của Hùng Lãng công, dòng dõi vua Hùng, làm Huyện trưởng tại huyện Vũ Tiên, sự tích đánh dẹp giặc Nam Chiếu của Hùng Lãng công
1090. PHẠM VĂN TRIỆU. Am Bà và một số di vật ở đình Đại Yên (Hà Nội) / Phạm Văn Triệu // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005. - Tr. 353-354
Đình Đại Yên theo truyền thuyết và thư tịch, thì có từ thời Lý và thờ Ngọc Hoa công chúa. Trong quá trình sửa chữa và xây dựng lại đình đã tìm thấy một số di vật như gạch vồ và chân tảng đá, đồng thời phát hiện ra di tích Am Bà điều này góp phần khẳng định địa danh này được hình thành sớm trong lịch sử
1091. PV. Tu sửa tôn tạo đền Ngọc Sơn Hà Nội / PV // Tạp chí Hán Nôm. - 1987. - Số 1 (2). - Tr. 97-98
Thông tin về việc tu sửa, tôn tạo đền Ngọc Sơn, Hà Nội, một di tích quan trọng thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, với một lịch sử dài lâu qua nhiều lần tu sửa tôn tạo, trở thành một thắng tích của Hà Nội ngàn năm văn hiến
1092. Quả chuông chùa Hưng Long (Hà Nội) / Nguyễn Minh Ngọc, Nguyễn Đức Dũng // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002. - 2003. - Tr. 706-707
Giới thiệu chùa Hưng Long (chùa Yên Ngựa) thuộc thôn Yên Ngưu, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội). Chùa hiện tại còn lưu giữ một quả chuông thời Tây Sơn, niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 7 (1799). Chuông có kích thước cao: 1,2m, đường kính miệng 0,6m, đường kính trong 0,47m. Phía trên thân chuông có 4 núm tương ứng với 4 mặt chuông, mỗi mặt có 1 chữ Hưng Long tự chung. Phía dưới có 2 núm đối xứng nhau. Quai chuông là hai con rồng chung thân, mình có vảy có 4 chân, mồm rồng ngậm 1 viên ngọc. Đây là một di vật quý hiếm còn lại từ thời Tây Sơn
1093. Quán La - Khai nguyên quán : Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998 / Nguyễn Minh Ngọc, Nguyễn Duy Hinh // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998. - 1999. - Tr. 473-474
Quán Khai Nguyên hiện nằm tại thôn Quán La, phường Xuân La, quận Tây Hồ - Hà Nội. Theo 'Việt điện u linh' thì tướng Lữ Ngư (713 - 773 khai nguyên) đóng quân tại thôn An Vẫn, huyện Long Độ. Ông lập dinh, dựng đền thờ Huyền Nguyên đế quân, đặt tên quán là quán Khai Nguyên. Hiện nay, tại đây là chùa Khai Nguyên, nơi thờ Đạo giáo xưa biến thành khu thờ mẫu của chùa. Dấu ấn xưa kia còn lại là pho tượng tương truyền là tượng Đường Minh Hoàng
1094. SỞ CUỒNG. Hà thành kim tích khảo / Sở Cuồng // Nam phong. - 1924. - Số 80. - Tr. 21-35 (Phần chữ Hán)
Số 80: Khảo về các di tích của thành Hà Nội xưa và nay như: phủ chúa Trịnh, đình Quảng Minh, chùa Phổ Giác, chùa Một cột, đền Hồng Thánh, Khán sơn, hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây... Có bản đồ Thăng Long vào đời cuối Lê. Số 81: Khảo về sự biến đổi tên gọi của Hà Nội từ xưa đến nay. Khảo thêm về một số di tích: cung Ngũ nhạc, cung Trường Lạc, Văn miếu,... Có 2 bản đồ thành Hà Nội vào thời Lý và thời Tự Đức
1095. Sự việc cổ truyền / Người dịch: Phạm Huy Giu; Người hiệu đính: P. M. Sính. - Kđ : Knxb, 19??. - 6 tr. ; 26 cm
Giới thiệu bản dịch bia bên tả tiền đường chùa Hồng Phúc, phố Hàng Than, Hà Nội, nội dung mô tả vị trí của chùa và việc sửa sang cho chùa ngày một khang trang
1096. Sửa lại đền Chợ Tiền / Người soạn bia: Lê Cúc Linh; Người dịch: N. P. Tạo; Người hiệu đính: Phạm Mạnh Sính. - Kđ : Knxb, 19??. - 3 tr. ; 26 cm
Giới thiệu bản dịch tấm bia sửa lại đền Chợ Tiền, ở điện Thánh Mẫu, chùa Lý Quốc Sư, Hà Nội
1097. Sưu tập sành - sứ ở Gò Quất - Thái Lai (Sóc Sơn) / Nguyễn Thị Phương, Lại Văn Tới, Trần Anh Dũng // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - Tr. 532-534
Gò Truất và Thái Lai thuộc xã Minh Trí (Sóc Sơn). Cả hai di tích này đều có những mảnh gốm sứ xuất lộ trên bề mặt. Tổng số di vật thu được ở cả 2 di tích này là 192, trong đó có 23 hiện vật còn nguyên dạng. Dựa vào chất liệu, màu men và kỹ thuật chế tạo, các tác giả đã phân loại và giới thiệu trong bài viết này
1098. TẠ QUỐC KHÁNH. Đình Cầu Cả (Hà Nội) / Tạ Quốc Khánh, Lê Đức Hạnh // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2001. - 2002. - Tr. 436-438
Đình Cầu cả thuộc thôn Cầu Cả xã Cổ Loa huyện Đông Anh. Đình được xây dựng theo kiểu kiến trúc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, theo kiểu tường hồi bít ốc tay ngai - kiểu kiến trúc điển hình thời đó, mái lợp ngói mũi hài nhỏ. Giá trị điêu khắc nổi bật nhất là các bức cốn và bộ cửa vòng phía ngoài nhà Tiền tế. Đình hiện còn lưu giữ 15 đạo sắc của các triều vua từ Cảnh Hưng đến Khải Định phong thượng đẳng thần cho An Dương Vương - thành hoàng làng. Đạo sắc sớm nhất có niên đại Cảnh Hưng 28 (1769)
1099. TẠ THỊ HẰNG. Đền Ghềnh / Tạ Thị Hằng, Hoàng Hữu Bình. - H. : Văn hoá dân tộc, 2005. - 150 tr. ; 18 cm
Giới thiệu Đền Ghềnh - một công trình kiến trúc của Đạo Mẫu, một ngôi đền có giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật của Hà Nội, là dấu ấn duy nhất về triều đại Tây Sơn Nguyễn Huệ - Ngọc Hân công chúa. Sách gồm 4 chương. Chương 1: Giới thiệu chung về Đền Ghềnh. Chương 2: Kiến trúc, nghệ thuật của Đền Ghềnh. Chương 3: Lễ hội Đền Ghềnh. Chương 4: Bảo vệ, tôn tạo và phát huy tác dụng của di tích Đền Ghềnh
1100. TÂM HIẾU. Bác sĩ Nguyễn Văn Luyện và ngôi nhà lịch sử 65 Lý Thường Kiệt, Hà Nội / Tâm Hiếu, Hải Anh // Khoa học và Tổ quốc. - 2007. - Số Tháng 3. - Tr. 14-16
Giới thiệu về ngôi nhà của Bác sĩ, liệt sĩ Nguyễn Văn Luyện người đã có nhiều công sức với ngành y Hà Nội, ngôi nhà lịch sử này ở số 65 Lý Thường Kiệt, Hà Nội
1101. THẠCH HÀ. Chuông Tây Sơn ở huyện Thanh Tú / Thạch Hà // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005
Trên nóc tam quan chùa Văn Điển (xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì) hiện treo quả chuông "Quang Minh tự chung". Quai chuông là hai con rồng đối đầu nhau. Chuông có 4 núm mặt, cả 4 núm đều khắc bài minh chữ Hán. Chuông bị đục chữ khắc số năm và niên hiệu triều Vua. Người cung tiến là khâm sai Tuyên Quang xứ Trấn Thủ, Đại đô đốc Tường Quang Hầu Lê Tiến Tài và người khắc chữ là thợ giỏi xã Đề Câu, đây chính là chuông Tây Sơn. Chuông có giá trị nghiên cứu về tổ chức giáp của làng Văn Điển thời Tây Sơn
1102. Tháp Sùng Thiện Diên Linh qua khai quật khảo cổ học năm 2001 / Ngô Thế Phong, Nguyễn Văn Đoàn, Chu Văn Vệ... // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002. - 2003. - Tr. 583-586
Tháp Sùng Thiện Diên Linh tồn tại từ thời Lý đến thời Trần. Bài thông báo trình bày kết quả cuộc khai quật tháp Sùng Thiện Diên Linh năm 2001. Từ những vết tích kiến trúc như nền, móng và hiện vật tìm thấy trong hố khai quật có thể khẳng định đó là vết tích còn lại của cây Bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh đã được sử sách, bia ký nhắc tới
1103. Thăng Long - tụ khí ngàn năm / Ngọc Tú s.t., tuyển chọn. - H. : Lao động, 2006. - 303tr. ; 19cm
Lịch sử Thăng Long - Hà Nội, các di tích lịch sử, văn hoá cùng với truyền thuyết, phong tục về các di tích này
1104. THẾ HINH. Chùa Chân Tiên - một di tích lịch sử văn hoá / Thế Hinh // Nghiên cứu Phật học. - 2004. - Số 2. - Tr. 13-20
Tìm hiểu về di tích lịch sử chùa Chân Tiên, một di tích đẹp và có lịch sử lâu đời ở ngay giữa Tp. Hà Nội
1105. TIÊN ĐÀM. Quang cảnh 'Thọ Xương tiên hiền từ' hay là phản ánh của Hán học suy tàn / Tiên Đàm // Tri tân. - Số 162. - Tr. 6
Miêu tả cảnh tiêu điều của miếu Thọ Xương trên đường Bạch Mai (Hà Nội) để kêu gọi những văn thân, những người có lương tâm nên có trách nhiệm sửa chữa lại miếu này. Có giới thiệu lời dịch một số đoạn văn bia trong miếu để giải thích vấn đề miếu thờ ai và tại sao lại có miếu thờ các bậc tiên hiền
1106. TỐNG TRUNG TÍN. Những điều chú ý ở chùa Am cửa Bắc / Tống Trung Tín, Trần Quốc Vượng // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002. - 2003. - Tr. 538-539
Giới thiệu về Chùa Am ở ngõ 29 phố Cửa Bắc (Hà Nội). Trong chùa còn 5 tấm bia thời Nguyễn, có các thông tin đáng chú ý. "Chùa Am ở phố An Viên, lầu chuông nhìn ra phía trước, phía sau có núi Nùng, phía trước có hồ Cổ Ngựa, phía bên trái có hồ Làng Bạc, phía bên phải có sông Nhị Hà". Việc ghi vị trí của chùa rất rõ ràng đúng như dân gian còn truyền tụng. Các bia còn cho biết vùng đất của chùa thời Lê là ở gần một kho lớn của nhà Lê. Như vậy, các tài liệu ở đây đâ cho biết một số chi tiết liên quan tới nhân vật lịch sử Thuỵ Ngọc Hầu và lịch sử khu đất phía Bắc thành Thăng Long
1107. TỐNG TRUNG TÍN. Thám sát và khai quật địa điểm Bắc Môn (Hà Nội) / Tống Trung Tín, Trần Anh Dũng, Hà Văn Cẩn // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000. - 2001. - Tr. 310-312
Bắc Môn là cửa Bắc Thành Hà Nội thời Nguyễn. Các hố khai quật được mở ở phía Tây Bắc Môn (35m2) và phía Nam Bắc Môn (25,4m2). Địa tàng di chỉ gồm 3 lớp. Di vật thu được gồm vật liệu đất nung, gốm sứ và di cốt người. Di vật đất nung chủ yếu là gạch vồ, 1 số viên gạch ốp hoa thời Lê, 1 vài mảnh gạch lát trang trí hoa sen, nhiều mảnh ngói tráng men xanh, trong đó có nhiều yếm ngói trang trí rồng cuộn rất đẹp. Các di tích di vật ở Bắc Môn chủ yếu là thuộc thời Lê, có một số mảnh thuộc thời Trần lẫn vào
1108. TỐNG TRUNG TÍN. Thám sát và khai quật địa điểm Đoan Môn (Hà Nội) / Tống Trung Tín, Trần Anh Dũng, Hà Văn Cẩn... // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000. - 2001. - Tr. 312-314
Đoan Môn là một công trình kiến trúc rất quan trọng của kinh đô Thăng Long xưa. Các hố thám sát và khai quật được mở ở phía Bắc với diện tích 85,2m2, phía Đông Đoan Môn với diện tích 48m2. Địa tầng cả ở hai hố đều có 3 lớp. Vết tích kiến trúc xuất lộ trong các hố đều thuộc thời Lê và thời Trần. Di vật thu được rất phong phú, bao gồm vật liệu xây dựng và đồ gốm sứ. Về niên đại có 2 lớp văn hóa được định rất rõ là thời Lê và thời Trần
1109. TRẦN ĐẮC THỌ. Bàn thêm về pho tượng lạ ở chùa Bộc / Trần Đắc Thọ // Nghiên cứu lịch sử. - 1991. - Số 1. - Tr. 69-74
Dựa vào một số di văn Hán Nôm ở Chùa Bộc (Đống Đa, Hà Nội), tác giả bài viết bàn thêm về những chi tiết xung quanh pho tượng lạ ở chùa này
1110. TRẦN HÀM TẤN. Đền Hai Bà : Trích ở Tạp chí 'Dân Việt Nam' số 2-1948 / Trần Hàm Tấn, Nguyễn Bá Chí. - H. : Thời sự, 1948. - 5tr : sơ đồ ; 28cm
Giới thiệu về lịch sử, truyền thuyết, kiến trúc đền thờ Hai Bà Trưng ở Hà Nội
1111. TRẦN HUY BÁ. Chùa Kim Liên / Trần Huy Bá // Tổ quốc. - 1974. - Số 10. - Tr. 43
Bài viết giới thiệu chùa Kim Liên ở xã Nghi Tàm, huyện Từ Liêm, Hà Nội: chùa có tấm bia khắc năm Dương Hoà 5 (1639). Năm 1720-1729 chùa được sửa sang lại, trong chùa hiện còn nhiều bia ghi lại lai lịch của chùa trong từng thời kỳ xây dựng khác nhau. Chùa còn giữ được nhiều bức hoành phi và nhiều ván khắc
1112. TRẦN LÊ SÁNG. Di tích và tư liệu Hán Nôm ở một số quán đạo tại Hà Nội / Trần Lê Sáng // Thông báo Hán Nôm học năm 1998
Sau khi nói qua về tình hình Đạo gia trong lịch sử nước ta, bài viết giới thiệu hai quán Đạo lớn ở Hà Nội: Bích Câu quán và Chân Vũ quán. Tại các quán này hiện còn nhiều hoành phi, cuốn thư, câu đối và bia đá. Qua phiên âm, dịch nghĩa câu đối, thơ ở quán Bích Câu tác giả bài viết khẳng định Bích Câu quán đúng là một Quán Đạo có gốc Đạo phái toàn chân. Còn các văn bản của Chân Vũ quán lại cho thấy rõ quán này theo dòng Tịnh Minh đạo. Đây là tình hình thực tế về sự chuyển hóa của Đạo gia ở nước ta
1113. TRẦN PHƯƠNG HOA. Miếu Thần Cẩu Nhi ở hồ Trúc Bạch - Hà Nội / Trần Phương Hoa // Dân tộc & Thời đại. - 2005. - Số 83. - Tr. 8-9
Nghiên cứu lịch sử về miếu Thần Cẩu Nhi ở hồ Trúc Bạch - Hà Nội, thực trạng và giải pháp
1114. TRẦN QUỐC VƯỢNG. Đôi lời về Hồ Tây / Trần Quốc Vượng // Khảo cổ học. - 2000. - Số 4. - Tr. 135-141
Hồ Tây với diện tích khoảng 500 ha có hình càng cua: một càng chĩa ra phía Nhật Tân; một càng chĩa ra phía Nghi Tàm, Yên Phụ. Hồ Tây được tạo thành vào khoảng thế kỷ X, với nhiều tên gọi khác nhau: Lãng Bạc, Dâm Đàm và Kim Ngưu,...
1115. TRẦN VĂN ĐẠT. Hoành phi câu đối chữ Hán Đền Ngọc Sơn / Trần Văn Đạt. - H. : Nxb. Từ điển bách khoa, 2007. - 207 tr. ; 24 x 20 cm
Sách do tác giả tặng; Nhiều ảnh minh hoạ
Giới thiệu phần phiên âm, dịch chú và ảnh minh hoạ các câu đối, hoành phi ở đền Ngọc Sơn Hà Nội, nội dung của các tư liệu Hán Nôm này thể hiện tư tưởng của người xưa qua từng hàng chữ
1116. TRẦN VĂN KHÁNH. Phát hiện quả chuông thời Tây Sơn ở Tế Xuyên (Hà Nội) / Trần Văn Khánh, Đào Quý Cảnh // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1987. - 1988. - Tr. 169-170
Tại đình làng Tế Xuyên, xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm còn lưu giữ một quả chuông đúc thời Tây Sơn. Bài minh văn trên chuông cùng với bi kí hiện còn ở Tế Xuyên cung cấp những tài liệu thành văn quan trọng, qua đó ta có thể tìm hiểu sự thay đổi địa danh cũng như truy tìm lại Hành cung Gia Lâm của Hiệu Trung Vương Chế Chi - một ông vua Chăm được nhà Trần phong vương, cấp thực ấp và xây hành cung trị Gia Lâm hồi đầu thế kỷ 14
1117. TRỊNH CAO TƯỞNG. Phát hiện hai quả chuông thời Tây Sơn / Trịnh Cao Tưởng, Lê Thị Liên // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1993. - 1994. - Tr. 252
Chuông chùa Thanh Nhàn, phường Đồng Nhân, Hà Nội cao 1,03m, chuông có dáng thon nhỏ, quai chuông tạo bởi 2 con rồng giao nhau, phần minh văn nêu ý nghĩa việc đúc chuông và tên những người đóng góp. Chuông được đúc vào ngày 10 tháng 12 triều vua Cảnh Thịnh (1798). Chuông chùa Sở Thượng, ngoại thành Hà Nội, chuông cao 0,98m, miệng rộng 0,5m, hoa văn đơn giản chuông cũng được đúc năm Cảnh Thịnh thứ 6 (1798)
1118. TRƯƠNG QUANG HẢI. Địa chí Cổ Loa / Trương Quang Hải, Vũ Văn Quân, Đặng Văn Bài... ; Ch.b.: Nguyễn Quang Ngọc, Vũ Văn Quân. - H. : Nxb. Hà Nội, 2007. - 670tr., 20tr. ảnh ; 27cm
ĐTTS ghi: Văn phòng Ban Chỉ đạo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển
Giới thiệu địa lí tự nhiên, hành chính, lịch sử từ thời tiền sử đến nay, cụ thể trên các mặt: giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội, vệ sinh môi trường. Các nhân vật lịch sử của Cổ Loa - Kinh đô của nước Âu Lạc thời An Dương Vương và ngày nay là xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
1119. TRƯƠNG QUỐC BÌNH. Bảo vệ và phát huy khu di tích thành cổ Hà Nội / Trương Quốc Bình // Khảo cổ học. - 2002. - Tr. 81-86
Giới thiệu về khu di tích thành cổ Hà Nội: Bắc Môn, Hậu Lâu, Đoan Môn. Để bảo vệ và phát huy khu di tích thành cổ Hà Nội tác giả đưa ra một số kiến nghị: Xây dựng quy hoạch nghiên cứu tổng thể về khu đô thị thành cổ Hà Nội là di sản văn hoá quốc gia; Xây dựng hồ sơ khoa học xếp hạng khu di tích thành cổ Hà Nội là di sản văn hoá quốc gia; Xây dựng quy chế của UBNDTPHN để bảo vệ di sản quốc gia; Bảo vệ các phế tích kiến trúc đang tồn tại trên mặt đất và những di tích khảo cổ học đang khai quật
1120. TUẤN NGHI. Câu đối, hoành phi và đề tự bằng chữ Hán ở đền Ngọc Sơn / Tuấn Nghi, Tảo Trang // Tạp chí Hán Nôm. - 1991. - Số 1 (10). - Tr. 69-79
Sau khi khảo cứu, giới thiệu lai lịch đền Ngọc Sơn, tác giả bài viết đã giới thiệu phần phiên âm và dịch nghĩa, cùng lời chú thích rõ ràng toàn bộ các câu đối, hoành phi, đề tự bằng chữ Hán trong đền Ngọc Sơn ở Hà Nội
1121. TUYẾT TUYẾT. Đền, Chùa ở Hà Nội / Tuyết Tuyết // Toàn Cảnh Sự Kiện - Dư Luận. - 2006. - Số 186. - Tr. 30-31
Giới thiệu tổng quan về đền, chùa ở Hà Nội, danh mục, tên gọi và lịch sử di tích
1122. Văn bia cổ chùa Hồng Phúc / Người dịch: Trần Lê Nhân; Người hiệu đính: Phạm Mạnh Sính. - H. : Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 19??. - 13 tr. ; 28 cm
Giới thiệu bản dịch bia thứ nhất bên tả tiền đường chùa Hồng Phúc, Hoè Nhai, Hàng Than, Hà Nội. Nội dung ghi lại việc tu sửa chùa Hồng Phúc này
1123. Văn bia Quốc Tử Giám Hà Nội / Đỗ Văn Ninh b.s. - Tái bản có sửa chữa. - H. : Văn hoá Thông tin, 2001. - 560tr ; 19cm
Phụ lục: tr. 482-550
Giới thiệu Quốc Tử Giám Hà Nội và các văn bia ở Quốc Tử Giám. Một số tài liệu tham khảo về Quốc Tử Giám
1124. VĂN HÂN. Hội chùa Bút Tháp / Văn Hân // Nghiên cứu Phật học. - 2004. - Số 4. - Tr. 51-52, 55
Giới thiệu chi tiết về lịch sử hình thành, ý nghĩa và thời gian tổ chức lễ hội chùa Bút Tháp
1125. VĂN SÁU. Dấu vết của ngàn năm Thăng Long / Văn Sáu // Dân tộc và Thời đại. - 2004. - Số 68. - Tr. 13, 28
Giới thiệu một số di tích lịch sử còn sót lại ở thủ đô, trong đó có đền Trích Sài và chùa Thiên Niên, .. dấu vết của Thăng Long xưa
1126. Về quả chuông bị chữa niên hiệu ở chùa thôn Thị Cấm (Hà Nội) / Chu Quang Trứ, Nguyễn Thị Minh Lý, Đoàn Bích Ngọc // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995. - 1996. - Tr. 316-317
Khi tiếp xúc với chuông, tìm dòng lạc khoản tác giả thấy rõ dòng niên đại "Hoàng Triều Cảnh Hưng tam niên tuế thứ ất Mão minh xuân nguyệt...". Theo tác giả niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 3 tức 1742 thì không thể là Ất Mão, vì năm này bao giờ cũng tận cùng là số 5. Vậy niên hiệu đúng của chuông phải là "Cảnh Thịnh tam niên tuế thứ Ất Mão..." tức năm 1795. Quả chuông đó có tên là 'Linh Ứng tự chung'
1127. Về quả chuông chùa Tiên Minh và tác giả bài văn minh chuông tiến sĩ Vũ Văn Tuấn / Cung Khắc Lược, Nguyễn Quang Trung // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995. - 1996. - Tr. 312-314
Chùa thôn Mai Phúc, có quả chuông đồng đúc năm Thiên Trị nguyên niên (1841) treo ở gian bên trái nhà Tiền Đường, trên chuông có 4 đại tự là "Tiên Minh tự chung". Trên chuông có khắc bài văn, chữ khắc chân phương rõ ràng, kĩ thuật đúc và gia công tốt không để lại vết ghép khuôn đúc. Tác giả bài văn và minh chuông được ghi ở dòng cuối cùng sau dòng niên đại là tiến sĩ Vũ Văn Tuấn người xã Bát Tràng
1128. Về tấm bia chùa Long Quang (Hà Nội) / Nguyễn Quang Trung, Phan Đình Ứng // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004. - Tr. 563-565
Trong quá trình khảo sát chùa Long Quang, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Đoàn khảo sát đã phát hiện ra tấm bia có bài ghi việc tu tạo chùa Long Quang. Tác giả soạn bài văn bia này là tiến sĩ Nguyễn Chính Thành hoàng làng Giáp Lục, xã Thịnh Liệt, tiến sĩ khoa Nhâm Dần (1602). Bia có khổ 45,5 cm x 70 cm, trán bia chạm "lưỡng long chầu nguyệt" khoảng 22 dòng - 350 chữ. Đây là tấm bia quý làm rõ sự nghiệp của tiến sĩ Nguyễn Chính, ông tổ của nghề sơn thếp, thành hoàng của làng Giáp Lục, xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì
1129. VÕ QUÝ. Về giếng nước thời Lê ở hố B12 - 18 Hoàng Diệu (Hà Nội) / Ngô Thị Lan, Võ Quý // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005. - Tr. 327-329
Khai quật khu vực 18 Hoàng Diệu đã tìm thấy 11 giếng nước có niên đại từ thế kỷ 7 - 9 cho đến thời Lê - Nguyễn. Bài viết giới thiệu chiếc giếng nước ở hố B12 có niên đại thời Lê Trung Hưng. Giếng hình tròn không đều, đường kính trong 1,17m, đường kính ngoài 1,89m. Giếng xây đơn giản thẳng từ dưới lên trên đáy hơi thu hẹp. Gạch xây có 2 loại: gạch màu đỏ và gạch màu xám. Đây là giếng nước dùng hoàn toàn gạch vồ thời Lê để xây dựng
1130. VŨ KIÊM NINH. Di vật thời Tây Sơn tại phường Bưởi (Hà Nội) / Vũ Kiêm Ninh // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1990. - 1991. - Tr. 162
Phường Bưởi quận Ba Đình có 22 di tích, đó là các đền, miếu, đình của 6 làng. Trong các di tích tại Bưởi có nhiều di vật thời Tây Sơn như: 1 quả chuông đúc năm Cảnh Thịnh thứ 7 và 1 bia đá dựng năm Cảnh Thịnh (tại chùa Tĩnh Lâu), 1 bia Cảnh Thịnh, 1 chuông đúc năm Cảnh Thịnh (chùa Chúc Thanh), 1 chuông đúc năm Cảnh Thịnh (chùa Mật Dụng), 1 đạo sắc phong của Quang Trung thứ 3, đạo sắc năm Cảnh Thịnh thứ 1 (Đền Chiêu Ứng An Thái), 3 tấm bia (ở Đình Thọ). Khi Gia Long lên ngôi, chính sách trả thù Tây Sơn vô cùng khắc nghiệt, nhưng một số di vật của thời Tây Sơn ở vùng Bưởi vẫn được bảo vệ
1131. VŨ KIM NINH. Bí ẩn của một cụm bia kí / Vũ Kim Ninh // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1993. - 1994. - Tr. 258
Đình An Thọ ở phường Bưởi có 1 cụm 3 tấm bia liền nhau. Tấm bia giữa có kích thước 0,5x0,8m trang trí trán bia rồng mây, nét khắc đơn giản, diềm bia có hoa văn hình sen và tay lá uốn lượn. Bia bên phải có kích thước 57x97cm, trán bia trang trí lưỡng long tranh châu, diềm bia hoa văn hoa sen và tay lá uốn lượn. Bia bên trái có kích thước 50x85cm, trán bia trang trí mặt trời và mây, diềm bia là dây hoa chanh liền nhau trên những hình vuông chạm khắc tinh xảo. Hoa văn của những bia này thể hiện trình độ cao trong nghệ thuật điêu khắc của người Việt và là tư liệu để nghiên cứu mỹ thuật cổ
1132. VŨ KIM NINH. Bí ẩn một cụm bi ký / Vũ Kim Ninh // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1992. - 1993. - Tr. 258
Bài viết giới thiệu một cụm 3 tấm bia liền nhau tại đình An Thọ, phường Bưởi, Hà Nội: Tấm bia ở giữa: "Vĩnh Thọ quyên tài bi ký" có nội dung ghi quyết định của cuộc họp ngày 25 tháng 6 năm Thiệu Trị 5 (1845) thôn Vĩnh Thọ trả bia hậu có chủ về cho các gia đình, phế bỏ bia vô chủ và bia có niên hiệu nhà Tây Sơn. Bia bên phải: bia hậu thần, niên đại Cảnh Thịnh 7 (1799) do Phan Huy Dung soạn. Bia bên trái: bia hậu thần, niên đại Bảo Thái 3 (1722), nội dung nhớ ơn người đã bỏ của giúp dân giữ đình và chợ
1133. VŨ NGỌC KHÁNH. Có những di tích Thăng Long nên được đánh dấu / Vũ Ngọc Khánh // Văn hoá nghệ thuật. - 2000. - Số 9 (195). - Tr. 30-32
Đưa ra ý kiến cần phải phân loại và bảo tồn một số lớn các di tích lịch sử, văn hoá tiêu biểu của đất Thăng Long
1134. VŨ QUỐC HIỀN. Khai quật di tích chùa Báo Ân (Gia Lâm - Hà Nội) năm 2002 / Vũ Quốc Hiền, Nguyễn Văn Đoàn, Lê Văn Chiến, Trần Minh Nhật, Nguyễn Doãn Minh // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004. - Tr. 331-333
Di tích chùa Báo Ân thuộc địa phận thôn Trung, xã Dương Quang, huyện Gia Lâm - Hà Nội. Tiến hành mở hố khai quật ở vị trí được coi là nền cũ của chùa. Qua diễn biến địa tầng và di tích trong hố khai quật, có thể khẳng định ngôi chùa Báo Ân được xây dựng vào thời Trần như sử sách và truyền thuyết dân gian lưu truyền. Qua các lớp kiến trúc đã được làm xuất lộ, chúng ta đã biết đến quá trình tồn tại lâu dài của di tích suốt từ thế kỷ 13 đến tận đầu thế kỷ 20, ngôi chùa đã được nhiều lần tu bổ và sửa chữa. Trong các phế tích kiến trúc được phát hiện, đáng chú ý nhất là nền móng, hệ thống cấp thoát nước, vết ngói ken dày cùng các vật liệu và trang trí kiến trúc có niên đại thời Trần trong các hố khai quật I và II
1135. VŨ THANH SƠN. Các vị thánh thần sông Hồng / Vũ Thanh Sơn. - H. : Văn hoá dân tộc, 2001. - 593 tr.
Giới thiệu sơ lược cuộc đời, sự nghiệp và đền thờ các vị thánh thần ở vùng Sông Hồng, Hà Nội
1136. VŨ THẾ KHÔI. Thành Thăng Long thời Lý - Trần qua nguyên bản và bản dịch 'Đại Việt sử ký toàn thư' / Vũ Thế Khôi // Thông báo Hán Nôm học năm 2001
Đã từ lâu vấn đề vị trí, kiến trúc của thành Thăng Long thời Lý Trần đã được các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Dựa vào một số tư liệu Hán Nôm là các tác phẩm thơ văn, và nhất là đọc lại các thông tin trong 'Đại Việt sử ký toàn thư', tác giả đã nêu một số thắc mắc và lý giải các thắc mắc này xung quanh vị trí và quá trình xây dựng thành Thăng Long thời Lý Trần
1137. VŨ THẾ LONG. Ngôi mộ chôn động vật ở cửa Tây thành Thăng Long / Vũ Thế Long // Khảo cổ học. - 2000. - Số 4. - Tr. 72-75
Tác giả giới thiệu một ngôi mộ chôn động vật ở cửa Tây thành Thăng Long - thuộc khu vực lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày nay. Ngôi mộ này bao gồm nhiều loài động vật như: cầy, cáo, chó, chuột ếch, nhái, cá... Ngoài ra còn có một số động vật không thấy trong động vật ở nước ta, đó là chó sói và chuột đồng (canis lypus and microtus)
1138. VŨ THƯ HIỀN. Tấm bia có niên hiệu Việt Nam dân chủ cộng hoà năm thứ nhất / Vũ Thư Hiền // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1996. - 1997. - Tr. 469-470
Giới thiệu tấm bia ở tả mạc đình làng Đại Áng, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì (Hà Nội): bia có tiêu đề "Hữu công tắc tự", soạn năm Việt Nam dân chủ công hòa thứ nhất (1945), nội dung nói về Bắc Quận công ở triều Lê, họ Nguyễn, húy Lãm, hiệu Hùng Tài, người làng Đại áng. Tấm bia có niên đại rất muộn nhưng có giá trị tư liệu nghiên cứu nhiều mặt về làng Đại Áng, nhất là quan hệ ruộng đất thời phong kiến
1139. VŨ TUẤN SÁN. Di tích và danh thắng Hà Nội / Vũ Tuấn Sán // Tổ quốc. - 1973. - Số 5. - Tr. 35-36
Giới thiệu các di tích, danh thắng của Hà Nội: Đền Dâu (xã Vân Hà) thờ công chúa Vĩnh Huy, nữ tướng của Hai Bà Trưng. Đền Đồng Nhân thờ Hai Bà Trưng, có câu: "Khí tiết liệt kết tinh thành đá". Đền Phù Đổng (Gia Lâm) thờ Thánh Gióng có câu đối của Cao Bá Quát: Phá giặc lên ba cõi vẫn muộn; Lên trời chim cấp giận chùa cao
1140. VŨ VĂN HOÀ. Phát hiện một ngôi đình thời Mạc trong khu di tích đền Phù Đổng (Gia Lâm - Hà Nội) / Vũ Văn Hoà, Nguyễn Hồng Kiên // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2001. - 2002. - Tr. 420-421
Đình Hạ Mã là một kiến trúc có niên đại vào thời Mạc. Tác giả mô tả chất liệu kiến trúc và cho rằng ngôi đình có niên đại trước thế kỷ XVII. Về điêu khắc trang trí có những đặc trưng khá rõ nét mang phong cách thời Mạc. Thế kỷ XVI ngôi đình làng đã khá ổn định chứng tỏ: đình làng là một loại hình kiến trúc riêng biệt; Nghệ thuật Mạc có những đặc trưng khá rõ nét cả về kiến trúc và điêu khắc trang trí
1141. VŨ VĂN HÒA. Sưu tập Báo Ân - 2000 / Vũ Văn Hòa, Nguyễn Hồng Kiên // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000. - 2001. - Tr. 633
Giới thiệu 2 hiện vật trong bộ sưu tập gốm kiến trúc của chùa Báo Ân - Gia Lâm - Hà Nội, đó là bức phù điêu phượng vũ và tháp gạch mô hình. Trên cơ sở phân tích các hiện vật nói trên, tác giả khẳng định chùa Báo Ân có niên đại thời Trần
1142. VŨ VĂN LUÂN. Chuyện kể Thăng Long Hà Nội / Vũ Văn Luân b.s. - H. : Thanh niên, 2007. - 375tr. ; 21cm
Giới thiệu về đất và người Thăng Long - Hà Nội, một vùng đất thiên nhiên giàu đẹp, có nhiều danh lam thắng cảnh, các nhân vật lịch sử và danh nhân văn hoá đã có hàng nghìn năm lịch sử và phát triển
1143. VƯƠNG THỊ HƯỜNG. Hoành phi câu đối nghè Châu Phong / Vương Thị Hường dịch. - H. : Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 2005. - 7 tr. ; 30 cm
Dịch Hán Nôm do cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm thực hiện. - Tài liệu do Phòng Hành chính của Viện nộp
Giới thiệu nguyên văn chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa hoành phi câu đối ở nghè Châu Phong, thôn Châu Phong, xã Liên Hà, Đông Anh, Hà Nội
1144. = An Nam thắng cảnh. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 62 tr. ; 32 x 22 cm
1 bản viết
20 bài thơ vịnh cảnh đẹp ở Hà Nội: Chùa Một Cột, cảnh Hồ Tây; Tiếng sáo Cầu Đông; Mây trùm non Tản... trước mỗi bài thơ đều có lời dẫn
1145. . = Bắc Kì giang sơn cổ tích danh thắng bị khảo / Châu Giang Khuê Bùi Thức soạn, Trần Ngọc Oanh chép lại. - [s.l.] : [s.n.], 1962. - 60 tr. ; 28 x 17 cm
1 bản viết
Khảo về núi non, sông hồ, cổ tích, danh thắng, đền, chùa, quán, miếu... thuộc 10 tỉnh ở Bắc Kì, trong đó có Hà Nội. Sách có dẫn nhiều truyền thuyết lịch sử, thơ ca, câu đối liên quan đến các địa danh nói trên. Bài ca sông núi tỉnh Hà Nam (Nôm), câu đối đền thờ Tống Trân (Nôm)
1146. . = Hoàn Long huyện chí / Đặng Hoàng Quýnh Huấn đạo huyện Hoàn Long biên tập. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 70 tr. ; 21 x 12 cm
1 bản viết. - 1 mục lục, 1 phàm lệ
Địa lý huyện Hoàn Long (tương đương với 4 quận nội thành Hà Nội ngày nay): Việc thành lập, đổi thay qua các đời; tình hình chính trị văn hoá Hoàn Long. Các nơi danh thắng và di tích lịch sử ở Hoàn Long như Đại La, Tây Hồ, đền Loa Sơn, Văn Miếu, đền Voi Phục... Nghề nổi tiếng như nuôi tằm, dệt lụa
1147. . 輿 = Hoàng Việt nhất thống dư địa chí / Lê Quang Định, Binh bộ thượng thư, Mẫn Chính Hầu biên soạn; Nguyễn Gia Cát Lê Bộ Tả Tham tri, Quỳ Giang Hầu viết tựa năm Gia Long. - [s.l.] : [s.n.]
1 bản viết. - 1 biểu, 1 tựa, 1 chữ Hán, 1 phàm lệ
Khảo về địa lý Việt Nam, trong đó có Hà Nội, gồm: bờ cõi, phong tục, thành thị, đường sá, bến sông, cầu cống, sông núi, thắng cảnh, con người và cảnh vật
1148. = Hà Nội sơn xuyên phong vực. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 124 tr. ; 32 x 20 cm
1 bản viết
Khảo về địa lí Hà Nội cũ (bao gồm thành phố Hà Nội và hai tỉnh Hà Đông, Hà Nam cũ): phạm vi, diện tích, tên gọi, phủ huyện qua các triều đại, hình thế, núi sông, đầm hồ, khí hậu, thành trì, các phủ lị, huyện lị, đền chùa, quán miếu và cổ tích
1149. 伯恭. 輿 = Hà Nội địa dư / Cấn Đình Dương Bá Cung biên soạn. - [s.l.] : [s.n.], 1851. - 106 tr. ; 29 x 20 cm
2 bản viết
Địa lí Hà Nội cũ, gồm thành phố và các phủ, huyện trong tỉnh: hình thế, phong tục, danh thắng, di tích, thành trì, núi sông, đền chùa, quán miếu... Thơ văn ca ngợi Chu Văn An, Phạm Thị Thuấn; Giới thiệu văn bia và thơ ở Quán Trấn Vũ
1150. = Hà thành linh tích cổ lục. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 154 tr. ; 32 x 32 cm
1 bản viết, 1 mục lục
Sự tích 20 danh thắng ở Hà Nội như Văn miếu, đền Ngọc Sơn, đền Bạch Mã, đền Trấn Vũ, chùa Lí Quốc Sư, chùa Bà Đá... Mỗi di tích đều ghi rõ năm xây dựng, năm trùng tu, sự tích người được thờ phụng, thể lệ cúng tế hàng năm,... có một số bài văn bia, bài kí
1151. . = Thăng Long cổ tích khảo tịnh hội đồ / Mai Phong Đặng Xuân Khanh biên tập. - Hà Nội : EFEO, 1956. - 87 tr. ; 14 x 22 cm
1 bản viết
1. Khảo về các di tích xưa của Thăng Long (Hà Nội): thành trì, cửa ô, phủ thành, phủ huyện, chợ búa, bến sông, đê điều, núi non, sông hồ, đền miếu, chùa quán và nhân vật. 2. 36 bài thơ vịnh cảnh Thăng Long
1152. = Thượng Phúc cổ tự danh lam. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 22 tr. ; 31 x 22 cm
1 bản viết, có chữ Nôm
Chùa cổ và cảnh đẹp ở huyện Thượng Phúc, Hà Đông: chùa Thành Đạo (chùa Đậu), chùa Nhị (chùa Bà), chùa Hiển Linh Báo Quốc, chùa Tam Thanh, đền Đổng Sóc Huyền Thiên Đại Thánh Thần Vương, đền Ức Trai Khai Quốc Công (Nguyễn Trãi) v.v. Phong tục và tên những người đỗ đạt trong truyện
1153. = Văn miếu khảo. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 40 tr.
Lược khảo Văn miếu ở Thăng Long - Hà Nội, việc lập Văn miếu ở các địa phương và việc thờ Khổng Tử
CỦA NGON VẬT LẠ
1154. BĂNG SƠN. Thú ăn chơi người Hà Nội / Băng Sơn. - H. : Văn hoá, 1993. - 267tr ; 19cm
Nghệ thuật ăn uống và một số món ăn ưa thích của người Hà Nội. Các trò vui chơi, giải trí, các thú sưu tập, chơi hoa, phong cách trang phục của người Hà Nội. Cảm hứng và suy nghĩ về Hà Nội
1155. La Cochinchine à la foire de Hanoi 1929. - H. : Impr. Tonkinoise, 1929. - 31p. : ill., 1 carte ; 27cm
Nam Kỳ một xứ thuộc địa của Pháp khác với Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Cao Miên, Lào là xứ bảo hộ. Nông nghiệp Nam Kỳ chiếm tới 60% lượng lúa gạo xuất cảng ở Đông Dương (2 triệu tấn). Danh mục các mặt hàng của Nam Kỳ trong Hội chợ Hà Nội
1156. Di tích động vật trong khu khai quật Hoàng Thành - Thăng Long / Vũ Thế Long // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005
Báo cáo sơ bộ về việc nghiên cứu các di tích động vật có xương sống thu thập được trong khu Hoàng thành Thăng Long. Các di tích gồm có: lớp cá, lớp bò sát, lớp chim, lớp thú. Kết quả nghiên cứu cho thấy những di cốt động vật ở đây bao gồm 2 nhóm động vật do người nuôi và động vật hoang dã. Nhóm động vật do người nuôi gồm: chó, ngựa, lợn, trâu, bò, gia cầm; Nhóm động vật hoang dã gồm: hươu, nai, khỉ, baba, voi. Đây là những động vật quý của nước ta
1157. ĐỖ MẠNH HÀ. Đặc điểm của đất gốm men thời Lục Triều Tuỳ Đường tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam / Đỗ Mạnh Hà // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1997. - 1998
Nghiên cứu 22 chiếc bát gốm men có niên đại Lục Triều Tuỳ Đường thế kỷ 6 - 9 ở Bảo tàng lịch sử Việt Nam, tác giả đưa ra một số nhận xét: 22 chiếc này có xuất xứ rất khác nhau, tuy nhiên chúng vẫn có những đặc điểm cơ bản để nhận diện gốm giai đoạn Tuỳ Đường
1158. ĐỖ THỈNH. Địa chí vùng ven Thăng Long : Làng xã - di tích - văn vật / Đỗ Thỉnh. - H. : Văn hoá thông tin, 2000. - 448 tr. ;. - (Tủ sách địa lý học lịch sử kỷ niệm 1000 năm Thăng Long)
Nghiên cứu về địa chí Hà Nội vùng ngoại ô Thăng Long, nội dung gồm 3 phần. Phần 1: Làng xã. Phần 2: Di tích. Phần 3: Văn vật
1159. ĐỖ VĂN NINH. Di vật cung Trường Lạc / Đỗ Văn Ninh // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004
Cuộc khai quật khảo cổ học khu vực xây dựng nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình tại Hà Nội từ tháng 12 đến nay đã thu được kết quả to lớn, hàng chục di tích các thời đã phát lộ. Vài triệu di vật các loại chất liệu khác nhau được thu thập. Trong bài viết này tác giả giải thích mấy chữ ghi trên đồ sứ là "Trường Lạc", "Trường Lạc khố". Đồ sứ cung trường lạc đây là những bát đĩa sứ tìm thấy trong lớp đất mà những người khai quật cho rằng thuộc thời Lê
1160. Faites connaissance avec Hanoi. - Hanoi : Ed. en Langues Etrangères, 1990. - 52tr ; 19cm. - (Fleuve rouge)
Giới thiệu với người nước ngoài về lịch sử Hà Nội, các dữ liệu địa lý, danh lam thắng cảnh, những ngày lễ hội, các món ăn đặc sản, và các loại hoa, quả tiêu biểu của xứ sở nhiệt đới
1161. HÀ ĐÌNH ĐỨC. Rùa Hồ Gươm, loài rùa mới cho khoa học / Hà Đình Đức // Khảo cổ học. - 2000. - Số 4. - Tr. 104-111
Rùa Hồ Gươm là loài rùa có kích thước lớn, sống lâu năm trong hồ. Sau nhiều năm nghiên cứu và tranh luận với các chuyên gia nghiên cứu rùa trên thế giới, tác giả đã kết luận: Rùa Hồ Gươm hoàn toàn khác với 5 loài rùa nước ngọt ở Việt Nam và các loại rùa nước ngọt đã biết trên thế giới. Rùa Hồ Gươm là loài mới cho khoa học và đặt tên khoa học là: Refetus leloii sp. nov
1162. HÀ ĐÌNH ĐỨC. Rùa Hồ Gươm - loài rùa mới cho khoa học / Hà Đình Đức // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000. - 2001. - Tr. 138-141
Rùa Hồ Gươm là loài rùa có kích thước rất lớn, sống lâu trong Hồ Hoàn Kiếm. Sau nhiều năm nghiên cứu và trao đổi với các chuyên gia rùa trên thế giới thì thấy rùa Hồ Gươm hoàn toàn sai khác với 5 loài rùa nước ngọt ở Việt Nam và các loài rùa nước ngọt đã biết trên thế giới, nên rùa Hồ Gươm là loài mới cho khoa học. Trong bài thông báo này tác giả đã mô tả hình thái rùa ở Hồ Gươm, sự phân bố loài rùa này và cách thức bảo vệ, phát triển chúng
1163. Hà Nội có gì lạ? : Văn học, lịch sử, thương mại, kĩ nghệ chỉ nam. - H. : Impr. Duy Tân, 1941. - 88tr : minh hoạ
Giới thiệu những nét đặc thù về lịch sử văn hoá và phong tục, thổ sản của Hà Nội thời thuộc pháp
1164. HÀ THÀNH. Cẩm nang ẩm thực Hà Nội - Hà Nội bốn mùa quán ngon / Hà Thành. - H. : Văn hoá Thông tin, 2007. - 132tr. ; 21cm
Giới thiệu về các món ngon, quán ngon ở Hà Nội. Các địa chỉ ẩm thực: nhà hàng, cơm văn phòng, quán cà phê nổi tiếng ở Hà Nội
1165. HOWLAND, CAROL. Hanoi of a thousand years / Carol Howland. - H. : Thế giới, 2009. - 163tr., 42tr. ảnh ; 21cm
Tìm hiểu về lịch sử phát triển của thành phố Hà Nội và những danh lam thắng cảnh, các tuyến phố, các truyền thuyết và con người Hà Nội trong gần một ngàn năm qua: Hồ Hoàn kiếm, 36 phố cổ, đường mòn Hồ Chí Minh, văn hoá ẩm thực của người Hà Nội xưa và nay
1166. HỒNG QUÂN. Hà Nội với quà ngon chả cá / Hồng Quân // Toàn cảnh Sự kiện - Dư luận. - 2007. - Số 206. - Tr. 31
Giới thiệu về món ăn khoái khẩu và có nhiều dinh dưỡng của người Hà Nội - món chả cá
1167. LEVRIN, RICCARDO BIANCO. Nini and lotta in Hanoi / Riccardo Bianco Levrin. - H. : Thế giới, 2009. - 105tr. ; 21cm
Những bài viết về cảnh quan, phong tục tập quán, món ăn, trang phục truyền thống theo cảm nhận của hai đứa trẻ Nini và Lotta (người Úc) trong thời gian chúng sống ở Hà Nội
1160. LÊ XUÂN NHÂM. Di tích gốm sứ ở Gò Đình (Hà Nội) / Lê Xuân Nhâm, Lại Văn Tới, Hoàng Văn Khoán // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005
Tại Gò Đình đã thu lượm được một số lon sành và những mảnh gốm sứ, bao gồm đồ gốm men và đồ sành. Niên đại của đồ gốm men kéo dài từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 19 - 20
1169. LÝ KHẮC CUNG. Hà Nội văn hoá và phong tục : Hưởng ứng cuộc vận động viết về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ngàn năm văn hiến / Lý Khắc Cung. - H. : Thanh niên, 2000. - 549tr ; 19cm
ĐTTS ghi: Trung tâm UNESCO phố biến kiến thức văn hoá giáo dục cộng đồng
Giới thiệu các dấu tích văn hoá, phong tục tập quán, nghệ thuật, ẩm thực, văn hoá tâm linh, nếp sống, phục trang của Hà Nội xưa
1170. LÝ KHẮC CUNG. Văn vật - ẩm thực đất Thăng Long / Lý Khắc Cung. - H. : Văn hoá dân tộc, 2004. - 239 tr.
Giới thiệu nghệ thuật ẩm thực và sự thay đổi khẩu vị của con người. Nội dung sách gồm 2 phần, phần I: Văn vật (thành cổ; chạm khắc ở các đình, đền, chùa; tranh Đông Hồ; trang phục...). Phần II: Ẩm thực (trầu cau; đạo uống trà; bún chả; bánh bèo v.v)
1171. MAI THỤC. Tinh hoa Hà Nội / Mai Thục. - Tái bản lần thứ 3 có bổ sung. - H. : Văn hóa Thông tin, 2004. - 643tr. ; 21cm
Giới thiệu vẻ đẹp, nét tinh hoa của Hà Nội từ những nét đẹp riêng như phố cổ, văn hoá truyền thống, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đến văn hoá ẩm thực với những đặc sản như cốm vòng, bún riêu cua, giò chả Ước Lễ,...
1172. 1000 năm Thăng Long-Hà Nội = A millennium of Thang Long - Ha Noi / B.s.: Bùi Tuyết Mai (ch.b.), Vũ Khiêu, Vũ Mão, .. - H. : Khoa học xã hội ; 29cm
ĐTTS ghi: Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
T.1. - 2008. - 230tr.
Gồm những bài viết được chắt lọc từ những phần tinh hoa nhất của Hà Nội, những nét đẹp của di tích lịch sử, văn hoá Thăng Long - Hà Nội, các khu phố cổ, ẩm thực, trang phục, lễ tết, con người,... ở Hà Nội
1173. NGUYỄN QUANG LÊ. Văn hoá ẩm thực trong lễ hội dân gian Hà Nội : Các lễ vật dâng cúng thần linh; Công trình cấp Viện (Bản thảo) / Nguyễn Quang Lê. - H. : Viện Nghiên cứu Văn hoá dân gian, 2001. - 182 tr.+ ảnh
Nội dung công trình này đi sâu tìm hiểu vấn đề văn hoá ẩm thực trong lễ hội truyền thống, nhằm góp phần hiểu rõ thêm nguồn gốc, bản chất và nội dung của việc thờ cúng thần linh trong tín ngưỡng - tôn giáo nói chung, trong đời sống tâm linh và trong lễ hội dân gian nói riêng. Nội dung bao gồm: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nghiên cứu văn hoá ẩm thực trong lễ hội truyền thống; Cỗ lễ vật dâng cúng tổ tiên, thần linh trong ngày lễ tết theo phong tục cổ truyền; Cỗ lễ vật dâng cúng thần linh trong lễ hội đền và lễ hội đình Hà Nội; Cỗ lễ vật dâng cúng Phật và Thánh thần trong các lễ hội chùa Hà Nội xưa và nay... Công trình được Hội đồng khoa học Việt Nghiên cứu văn hoá dân gian nghiệm thu và xếp loại khá.
1174. NGUYỄN THỊ BẢY. Ẩm thực dân gian Hà Nội / Nguyễn Thị Bảy. - H. : Chính trị Quốc gia, 2009. - 218tr. ; 21cm
Nghiên cứu về văn hoá ẩm thực và văn hoá ẩm thực dân gian Hà Nội. Môi trường sinh thái Hà Nội và văn hoá ẩm thực dân gian. Cấu trúc văn hoá ẩm thực dân gian Hà Nội và sự giao lưu văn hoá ẩm thực Hà Nội - Việt Nam - thế giới
1175. NGUYỄN THỊ BẢY. Quà Hà Nội : Tiếp cận từ góc nhìn văn hoá ẩm thực / Nguyễn Thị Bảy. - H. : Văn hoá thông tin, 2000. - 332 tr.
Một số vấn đề cơ bản của văn hóa ẩm thực Việt Nam, Hà Nội và quà Hà Nội; Quà Hà Nội và người Hà Nội ăn quà, những đặc trưng và triển vọng của văn hóa ẩm thực, quà Hà Nội trong thế kỷ XXI
1176. NGUYỄN VINH PHÚC. Du lịch Hà Nội hướng tới 1000 năm Thăng Long = Hanoi tourism towards Thang Long 1000 years / Nguyễn Vinh Phúc, Bùi Đức Tuyến, Trần Minh Quốc b.s. - H. : Nxb. Hà Nội, 2000. - 398tr : 8 tờ ảnh ; 20cm
ĐTTS ghi: CLB Nhà báo kinh tế Việt Nam (The Econonic journalists' club). - Chính văn bằng hai thứ tiếng: Việt-Anh
Toàn cảnh về Hà Nội và du lịch Hà Nội; Giới thiệu vùng đất, con người, truyền thống lịch sử văn hoá, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, bảo tàng, đền chùa, lễ hội, văn hoá ẩm thực của Hà Nội; Hướng dẫn du lịch Hà Nội và các vùng lân cận
1177. NGUYỄN VINH PHÚC. Hà Nội thành phố ngàn năm / Nguyễn Vinh Phúc. - H. : [Xưởng in Nxb Nông Nghiệp], 2002. - 357 tr. ; 19 cm
TĐTTS ghi: Hội hữu nghị Việt Pháp Tp. Hà Nội
Giới thiệu tổng quan về Hà Nội, thành phố ngàn năm văn hiến bằng hai thứ tiếng Việt và Pháp. Nội dung gồm 8 chương, viết về địa hình, núi sông, khí hậu, con người, thắng cảnh và các món ngon ở nơi đây
1178. PHẠM BÍCH NGỌC. Thăng Long - Hà Nội culinary art / Phạm Bích Ngọc b.s. ; Dịch: Quách Ngọc Anh, Phạm Thị Diệu Ánh ; Emily Maguire h.đ.. - H. : Thế giới, 2009. - 95tr. ; 20cm. - (A journey through the traditional culture of Thăng Long - Hà Nội)
Giới thiệu tinh hoa văn hoá trong ẩm thực, cách nấu ăn của người Hà Nội xưa và nay. Những thay đổi trong ăn uống của người dân Hà Nội. Giới thiệu những món ăn sành điệu của người Hà Nội
1179. THẠCH LAM. Hà Nội 36 phố phường / Thạch Lam. - Tp. Hồ Chí Minh : Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh, 1996. - 92 tr ; 16 cm
Giới thiệu về phố phường, hàng quán, món ăn, phong tục & tập quán của người Hà Nội
1180. THẠCH LAM. Hà-Nội băm sáu phố phường / Thạch Lam. - H. : Thăng Long, 1952. - 118tr ; 19cm
Giới thiệu về phố phường Hà Nội và những món ăn đặc trưng của riêng Hà Nội
1181. THÁI HÀ. Những áng văn ẩm thực / Thái Hà s.t., tuyển chọn. - H. : Văn hoá thông tin, 2001. - 467 tr.
Nội dung cuốn sách giới thiệu những món ăn của Hà Nôi dưới con mắt của các nhà văn như: Thạch Lam với 'Hà Nội băm sáu phố phường'; Nguyễn Tuân với giò lụa, cốm, phở; Vũ Bằng với 'Miếng ngon Hà Nội', 'Thương nhớ mười hai'; Tô Hoài với 'Chuyện cũ Hà Nội'; Băng Sơn với 'Thú ăn chơi người Hà Nội'...
1182. TRẦN QUỐC VƯỢNG. Thăng Long - Hà Nội, tìm tòi và suy ngẫm / Trần Quốc Vượng. - H. : Văn hoá Thông tin ; Viện Văn hoá, 2006. - 305tr. ; 21cm
Những nghiên cứu của giáo sư Trần Quốc Vượng về lịch sử, di sản văn hoá, cảnh sắc thiên nhiên, phong tục tập quán, văn hoá ẩm thực,... của Thăng Long - Hà Nội
1183. TRẦN QUỐC VƯỢNG. Văn hoá ẩm thực Việt Nam - Hà Nội. Đôi ba vấn đề lí luận' / Trần Quốc Vượng // Văn hoá dân gian. - Tr. 3-7
Theo như tác giả trình bày có rất nhiều chuyện đáng bàn về văn hoá ẩm thực nói chung và văn hoá ẩm thực Việt Nam nói riêng, đó là vấn đề ăn uống. Nhất là ăn hay vừa ăn, vừa uống được túi khôn dân gian Việt Nam xếp lên hàng đầu của " Tứ khoái" con người
1184. TRẦN VĂN BÍNH. Văn hoá Thăng Long - Hà Nội: Hội tụ và toả sáng / Trần Văn Bính ch.b. - Tái bản lần thứ hai. - H. : Chính trị quốc gia, 2004. - 447 tr.
Giới thiệu tổng quan về Thăng Long - Hà Nội với các nội dung: Văn hoá dân gian Thăng Long - Hà Nội; Văn hoá Thăng Long thời đại Lý - Trần; Kiến trúc Thăng Long - Hà Nội; Mỹ thuật Thăng Long - Hà Nội; Nghề thủ công mỹ nghệ dân gian ở Thăng Long - Hà Nội; Di tích văn hoá lịch sử ở Hà Nội; Truyền thống tốt đẹp của người Hà Nội; Văn hoá Thủ đô Hà Nội bên thềm thiên niên kỷ mới
1185. Văn hoá ẩm thực Hà Nội / Sưu tầm, b.s: Bùi Việt Mỹ, Trương Sỹ Hùng. - H. : Lao động, 1999. - 423tr ; 21cm
Tuỳ bút giới thiệu ẩm thực, văn hoá ẩm thực và thú vui ăn uống của người Hà Nội, qua các món ăn truyền thống mang hương vị dân tộc
1186. VŨ BẰNG. Miếng ngon Hà Nội / Vũ Bằng. - H. : Văn học, 1990. - 119tr ; 19cm. - (Văn học hiện đại Việt Nam)
Giới thiệu một số món ăn, nghệ thuật ăn, nghệ thuật sống và nghệ thuật nấu một số món ăn ở Hà Nội: Phở bò, các món quà căn bản, phở gà, cháo lòng tiết canh, thịt cầy, chả cá, gỏi, ngô rang, khoai lùi,...
1187. VŨ BẰNG. Miếng ngon Hà Nội / Vũ Bằng. - H. : Lao động, 2009. - 203tr. ; 19cm
Ghi lại những cảm nhận tinh tế về nghệ thuật ẩm thực - văn hoá ẩm thực của người Hà Nội qua các món ăn truyền thống như phở bò, bún, bánh cuốn Thanh Trì, bánh cốm Nguyên Ninh, bún chả Hàng Mành, cốm Vòng làng Cót,...
1188. VŨ BẰNG. Miếng ngon Hà Nội - Món lạ miền Nam / Vũ Bằng. - H. : Hội Nhà văn, 2002. - 335 tr.
Cuốn sách 'Miếng ngon Hà Nội - món lạ miền Nam' giới thiệu với chúng ta nghệ thuật ăn uống, biết thưởng thức của ngon vật lạ và am hiểu cả cách thức chế biến lẫn lai lịch của các nguyên liệu nhà bếp. Ngoài các món ngon của Hà Nội như phở, bánh đúc, bánh khoái, cốm, rươi,... tác giả còn giới thiệu các món lạ của miền Nam như: canh rùa, thịt chuột, khô, đuông,...
1189. VŨ THẾ LONG. Di tích động vật trong khu Hậu Lâu (Thành cổ Thăng Long) / Vũ Thế Long // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000. - 2001
Cuộc khai quật thành cổ Hà Nội, đã phát hiện được nhiều di cốt động vật trong khu vực Hậu Lâu. Di cốt động vật ở đây khá phong phú, đặc biệt là vỏ hàu, vỏ ngao, vỏ sò biển chiếm tỷ lệ khá lớn. Ngoài đống vỏ nhuyễn thể này còn có trên 60 tiêu bản xương răng thú. Thành phần phân loại những di tích động vật ở đây gồm có: Trâu, bò, hươu, lợn, ngựa (động vật có xương sống); Cá, sò huyết, ngao, ngán, hàu, ốc biển (nhuyễn thể). Những di tích động vật này là phế tích của khu bếp của thành nội thải ra
1190. = Bị khảo lục. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 192 tr. ; 26 x 16 cm
1 bản viết, có hình vẽ. - 1 mục lục
170 bài khảo cứu về các loại cây, như quế và chuối, cách làm pháo và chế thuốc pháo; chế độ tỉnh điền thời phong kiến; các thứ đồ thờ trong miếu nhà Chu, trường học đời Chu, việc thờ tự trong Văn miếu (Hà Nội), sự tích đền Bạch Mã Hà Nội
1191. = Giao Chỉ sự lục. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 200 tr. ; 28 x 18 cm
1 bản viết
Địa lý, lịch sử, thổ sản của Giao Chỉ, Chiêm Thành, Chân Lạp,... ghi theo các nguồn tư liệu cổ. Văn bia chùa Sùng Nghiêm Diễn Khánh ở Thanh Hoá: bài trình bày sơ lược về lịch sử Đông Đô và về các danh lam thắng cảnh của cả nước
1192. 輿 = Nam dư khảo lược. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 48 tr. ; 28.5 x 20cm
Bản chép tay
Lược khảo địa lý Việt Nam, trong đó có Hà Nội gồm: quốc hiệu, quốc đô qua các triều đại từ Kinh Dương Vương đến đời Nguyễn, diện tích Bắc Kỳ và Nam Kỳ, hộ khẩu, đường sá, phong cảnh, sản vật, nghề nghiệp của 22 tỉnh Trung châu
1193. . 輿 = Nam quốc địa dư / Lương Trúc Đàm soạn. - [s.l.] : [s.n.], 1908. - 158 tr. ; 26 x 15cm
Bản in. - Có 1 tựa, 1 phàm lệ, 1 mục lục
Sách giáo khoa địa lí Việt Nam, trong đó có phần nói về Hà Nội, gồm: hình thế, vị trí, giới hạn, phong tục, sản vật, số phủ, huyện, tổng và xã
1194. . 輿 = Nam quốc địa dư / Đặng Hy Long biên tập. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 112 tr. ; 28 x 16cm
Bản chép tay. - Có bản đồ
Sách giáo khoa địa lí Việt Nam, trong đó có phần khảo về Hà Nội, gồm: hình thế, vị trí, giới hạn, phong tục, sản vật, số phủ, huyện, tổng và xã
1195. . 南 越 輿 地 誌 = Nam Việt dư địa chí / Nguyễn Trãi biên soạn. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 246 tr. ; 25 x 14cm
Bản chép tay. - 5 bản viết
Địa lý Việt Nam từ thời Kinh Dương Vương đến thời Lê: vị trí, giới hạn, sự thay đổi quốc hiệu các thời đại, ranh giới giữa các châu, quận, phủ, huyện của 15 xứ trong nước. Số dân, số ruộng đất, sản vật, phong tục, nhân vật trong cả nước và ở từng địa phương. Những nơi có mỏ vàng, bạc, đồng, chì
1196. . 南 越 地 輿 誌 = Nam Việt địa dư chí / Nguyễn Trãi biên soạn. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 110 tr. ; 28.5 x 16.5cm
Bản chép tay. - 5 bản viết
Khảo về địa lý Việt Nam, trong đó có Hà Nội từ thời Kinh Dương Vương đến thời Lê: vị trí, giới hạn, sự thay đổi quốc hiệu các thời đại, ranh giới giữa các châu, quận, phủ, huyện của 15 xứ trong nước. Số dân, số ruộng đất, sản vật, phong tục, nhân vật trong cả nước và ở từng địa phương. Những nơi có mỏ vàng, bạc, đồng và chì
THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
1197. BẠCH VĂN LUYẾN. Thêm một sưu tập tiền cổ ở Dương Xá (Gia Lâm - Hà Nội) / Bạch Văn Luyến, Nguyễn Văn Hùng // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1987. - 261-2621988
Giới thiệu về bộ sưu tập tiền cổ phát hiện được ở thôn Dương Xá, gồm 15 kg tiền đựng trong một chum sành to. Tiền Việt Nam có số lượng ít chỉ có hai loại là Thiệu Bình thông bảo và Thái Bình thánh bảo. Tiền Trung Quốc trong sưu tập này có niên đại từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 15, còn một số tiền chưa xác định được. Bộ sưu tập tiền cổ thu được lần này đã làm phong phú thêm bộ sưu tập tiền cổ Hà Nội
1198. Bộ sưu tập dao găm, thạp đồng và trống đồng Đông Sơn ở Hà Nội / Hoàng Xuân Chinh, Đoàn Anh Tuấn // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004. - Tr. 181-183
Giới thiệu một bộ vũ khí, thạp và trống bằng đồng văn hóa Đông Sơn trong một gia đình sưu tập cổ vật Hà Nội, những hiện vật này thường gặp trong văn hóa Đông Sơn, có nguồn gốc từ Thanh Hóa
1199. BÙI MINH TRÍ. Những hiện vật gốm sứ mới phát hiện được ở chợ Hôm (Hà Nội) / Bùi Minh Trí // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1992. - 1993. - Tr. 261-263
Bài viết đề cập đến bộ sưu tập gốm sứ và đồ sành thu thập được ở khu chợ Hôm - Hà Nội. Đồ gốm sứ gồm 19 hiện vật chủ yếu là đồ gia dụng như bát, đĩa, bình vôi, nậm rượu. Đồ gốm ở đây rất phong phú về kiểu dáng, đa dạng về loại hình và hoa văn trang trí. Đồ sành có 3 hiện vật. Tất cả đồ gốm sứ ở chợ Hôm đều đã được tìm thấy ở di chỉ gốm sứ Hợp Lễ và một số nơi khác, chúng có niên đại khoảng đầu thế kỷ 17 - 18 hoặc khoảng nửa cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19
1200. BÙI MINH TRÍ. Phát hiện mới khảo cổ học tại Kim Lan và ý kiến mới về làng gốm Bát Tràng thời Trần / Bùi Minh Trí // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000. - 2001. - Tr. 563-565
Kim Lan là xã nằm cùng dải ven sông Hồng, chỉ cách Bát Tràng một con kênh đào. Nhiều di vật cổ đã được phát hiện ngẫu nhiên khi bãi sông lở. Khảo sát thực địa và nghiên cứu sưu tập, thấy rằng hiện vật phát hiện ở đây rất phong phú, gồm tiền đồng, gạch ngói, vật liệu trang trí kiến trúc và đồ gốm. Đồ gốm có số lượng nhiều nhất và có niên đại từ thời Đường (thế kỷ 7 - 10) đến thời Lê (thế kỷ 17 - 18), nhiều và phổ biến nhất là gốm thời Trần và gốm thời Lê. Phát hiện di tích Kim Lan cho biết quy mô của làng gốm Bát Tràng xưa khá rộng, gồm cả xóm ven sông thuộc xã Kim Lan ngày nay. Kim Lan xưa có thể là nơi khởi dựng ban đầu của gốm Bát Tràng
1201. BÙI VĂN VƯỢNG. Giấy dó Yên Thái, lịch sử - kỹ thuật chất liệu tranh dân gian / Bùi Văn Vượng // Văn hoá nghệ thuật. - 1994. - Số 11 (125). - Tr. 22-24
Giới thiệu về lịch sử và kỹ thuật chế tạo giấy dó, một sản phẩm tiêu biểu của làng Yên Thái, được dùng phổ biến trong dòng tranh dân gian
1202. BÙI VIỆT MỸ. Ấn tượng Thăng Long - Hà Nội / Bùi Việt Mỹ. - H. : Lao động, 2005. - 475 tr. ; 21 cm
Cuốn sách tập hợp các bài viết về địa lý, lịch sử, văn hoá nghệ thuật, nghề thủ công, lễ hội dân gian của Thăng Long - Hà Nội. Ngoài chương chung, sách có những chương chuyên bàn riêng về di tích, lễ hội, làng nghề và văn hoá ẩm thực Hà Nội
1203. CAO KHƯƠNG. Làng gốm cổ truyền Bát Tràng / Cao Khương // Khoa học và Tổ quốc. - 2007. - Số 9&10. - Tr. 50-51
Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tiềm năng của làng gốm sứ Bát Tràng trong việc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội thủ đô Hà Nội
1204. Catalogue de l'exposition du vieux Hanoi au musée Louis Finot, Déc. 1932. - s.l : s.n, 19??. - 28p. ; 27cm. - (Exposition du vieux Hanoi)
Sách đánh máy chữ
Danh mục triển lãm "Hà Nội xưa" tại bảo tàng Louis Finot (nay là Bảo tàng Lịch sử) Hà Nội, tháng 12/1932: các đồ mỹ nghệ (ở Đại La trong thành Hà Nội của Bắc Kỳ); sách báo và tranh ảnh (về Hà Nội trước 1883 và Hà Nội sau 1883; gồm bản đồ, nhân vật lịch sử, các hiệp ước, các bài báo, y phục...)
1205. CHU QUANG TRỨ. Làng chạm gỗ Thiết ng / Chu Quang Trứ, Đỗ Thiên Du // Dân tộc học. - 1990. - Số 4. - Tr. 32-34
Thiết ng là một làng thuộc Đông Anh Hà Nội, có quan hệ kinh tế và văn hóa lâu đời với các làng khác. Là làng nông nghiệp với khoảng 4000 hộ với trên 300 mẫu ruộng, nhưng Thiết ng lại nổi danh ở nghề chạm gỗ. Người sành chơi đồ gỗ nghệ thuật cả nước đều biết đến Thiết ng, với các sản phẩm đồ gỗ chất lượng cao
1206. CHU QUANG TRỨ. Tìm hiểu làng nghề thủ công điêu khắc cổ truyền / Chu Quang Trứ. - H. : Mỹ thuật, 2000. - 188 tr. ; 21cm
Ngoài lời nói đầu và phần phụ lục giới thiệu các nghề thủ công mỹ nghệ dân gian ở Hà Nội, cuốn sách gồm 3 phần. Phần 1: Nghề đúc đồng: Những thành tựu đúc đồng trong lịch sử; Kỹ thuật đúc đồng; Một số đồ đồng nghệ thuật đặc biệt,...; Phần 2: Nghề chạm khắc gỗ: Chạm gỗ trong lịch sử; Các làng nghề và tổ nghề mộc chạm; Sản phẩm của nghệ thuật chạm gỗ; Công nghệ nhà nghề. Phần 3: Nghề chạm đá: Thành tựu khai thác, chế tạo đá trong lịch sử; Thợ đá và những trung tâm chạm đá xưa; Làng nghề chạm khắc v.v.
1207. CHU QUANG TRỨ. Tranh Hàng Trống / Chu Quang Trứ // Văn hoá dân gian. - 1983. - Số 3-4. - Tr. 89-93
Tranh Hàng Trống sinh ra ở giữa kinh thành, chủ yếu phục vụ thị dân, phản ánh ước vọng và đời sống của tầng lớp trên. Đó là loạt tranh Tứ phủ; Tam phủ; Thánh Mẫu Thượng Thiên; Thánh Mẫu Thượng Ngàn; Thánh Mẫu Thoải; Tranh ngũ hổ; Tranh tứ bình; Thất đồng; Tử tôn vạn đại và nhiều đề tài khác. Đồng thời tranh Hàng Trống có sự trùng hợp với tranh Đông Hồ, đó là Cóc dạy học; Đám cưới chuột; Gà và lợn v.v.
1208. DA, GUILLAUME. Khám phá các làng nghề Việt Nam : Mười lộ trình quanh Hà Nội / Guillaume Da, Philippe Le Failler, Céline Hamel ; Dịch: Phạm Thị Hoa. - H. : Thế giới, 2009. - 315tr. ; 25cm
Giới thiệu về nghề thủ công xưa ở Việt Nam và 10 tuyến đường tham quan khám phá các làng nghề quanh Hà Nội: làng gỗ mỹ nghệ và giấy, làng gốm, tranh dân gian, gò đồng và tre hun ở Bắc Ninh, làng dệt, thêu, khảm trai, tre mây và đan lát ở Hà Tây,...
1209. DIỆP ĐÌNH HOA. Hoàng thành Thăng Long - những nền "văn hoá đá" kế tiếp nhau / Diệp Đình Hoa, Phan Trường Thị, Tạ Hoa Phượng // Khảo cổ học. - 2006. - Số 1. - Tr. 35-37
Qua sự khảo sát vật liệu xây dựng của Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu đã sử dụng các vật liệu xây dựng thời Hồ, Lê, Nguyễn. Tác giả đưa ra nhận định về những nền văn hoá đá trong kiến trúc Việt Nam như sau: thời Lý - Trần đặc trưng vật liệu sa thạch kiểu Champa; thời Lê kỹ thuật gọt đẽo vật liệu kiến trúc từ đá vôi; Thời Nguyễn xuất hiện vật liệu granit
1210. Doanh nhân 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. - H. : Thống kê ; 24cm
ĐTTS ghi: Công ty CP Hợp tác - Đầu tư phát triển doanh nghiệp Việt Nam - VINABIC
T.1. - 2009. - 336tr.
Sưu tầm và giới thiệu về các tổ nghề và nghệ nhân,... có công truyền thụ và gây dựng những nghề tinh xảo, làng nghề và phố nghề nổi tiếng trên đất Thăng Long; tập hợp và ghi nhận những cống hiến của các doanh nhân lịch sử đất Hà thành trong lĩnh vực kinh doanh của thủ đô nói riêng, nền kinh tế Việt Nam nói chung
1211. DUMOUTIER, G. Etude sur un Portulan annamite du XVe siècle : Extrait du Bull. de Géographie historique et Descriptive, No 2 - 1896 / G. Dumoutier. - Paris : Impr. Nationale, 1896. - 64p. : 24 planches ; 26cm
Ghi chép, nghiên cứu về lịch sử, địa lý thành Thăng Long (thế kỷ 15) của chính phủ Pháp, dựa trên các bản đồ, sơ đồ các cảng Hà Nội cổ. Tầm quan trọng của Việt Nam trong lưu thông hàng hoá giữa khu vực Đông Nam Á với châu Á và thế giới qua các hải cảng Việt Nam thời kỳ đó
1212. ĐINH KHẮC THUÂN. Thợ đá kính chủ và bia tiến sĩ ở Văn miếu (Hà Nội) / Đinh Khắc Thuân // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1991. - 1992. - Tr. 162-163
Xã Kính Chủ thuộc huyện Chí Linh có nghề khắc đá cổ truyền. Trong kho thác bản văn bia của Viện nghiên cứu Hán Nôm có một bản dập bia ghi lệnh chỉ miễn sưu sai tạp dịch cho dân xã Kính Chủ để lo việc san khắc bia Tiến sĩ dựng ở nhà quốc học vào năm 1653. Điều đó cho thấy thợ khắc đá Kính Chủ rất có tiếng, từng được triều đình giao cho "tạc voi đá, ngựa đá thờ" và giao san khắc bia Tiến sĩ. Chắc chắn 25 bia Tiến sĩ dựng năm 1653 đều do các hiệp thợ xã Kính Chủ làm
1213. ĐINH QUỐC PHƯƠNG. Village architecture in Hanoi : Case study of Bat Trang, a Pottery-making village / Đinh Quốc Phương ; Derham Groves giới thiệu. - H. : Khoa học và Kỹ thuật, 2008. - 183tr. ; 26cm
Nghiên cứu kiến trúc cổ tại làng nghề thủ công ở ngoại thành Hà Nội, Bát Tràng. Đặc điểm vùng quê, kiến trúc cổng làng, đường làng, ngõ làng, đình làng,... Kết hợp so sánh với bài học từ thực tiễn thay đổi kiến trúc làng ở Ôtxtrâylia
1214. ĐINH TRUNG KIÊN. Làng nghề truyền thống ở Hà Nội - sức hấp dẫn khách du lịch từ các giá trị văn hóa / Đinh Trung Kiên // Văn hoá nghệ thuật. - 1999. - Số 2 (146). - Tr. 31-35
Phân tích ý nghĩa văn hoá và giá trị kinh tế của việc xây dựng làng nghề ở Hà Nội để thu hút khách du lịch
1215. ĐỖ THỊ HẢO. Quê gốm Bát Tràng / Biên soạn: Đỗ Thị Hảo. - H. : Nxb. Hà Nội, 1989. - 91tr +2 tờ ảnh ; 19cm
Về lịch sử, địa lý, nếp sống, văn hoá, phong tục, tập quán ở làng nghề cổ truyền và những triển vọng của nghề gốm Bát Tràng
1216. ĐỖ THỈNH. Từ sông Tô đến sông Nhuệ : (Địa chí) / Đỗ Thỉnh. - H. : Nxb. Hà Nội, 1986. - 201tr ; 19cm
Những địa danh tiêu biểu với các làng nghề truyền thống ở Thăng Long xưa; Lịch sử các làng xã ven đô Hà Nội cổ, như: làng Bưởi, (các phường cũ ven hồ), Yên Phụ, Tứ Tổng, làng Cót, làng Vòng, Trung Hoà, Mễ Trì và làng Chèm
1217. ĐỖ VĂN THÀNH. Phát hịên đồ đá và đồ gốm Bát Nhất tại Chiêu Thiền Tự (chùa Láng - Hà Nội) / Đỗ Văn Thành // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1997. - 1998
Tác giả bài viết thông báo một số hiện vật đá và gốm phát hiện được tại khu vực chùa Láng (Hà Nội). Đó là: năm 1971 phát hiện được 2 cục đá, 1 mảnh đá có dấu ghè đẽo, 1 số mảnh đá hình múi bưởi. Năm 1996 đã phát hiện được 3 hòn cuội và 1 hòn ghè bằng đá hoa cương. Về đồ gốm phát hiện được: 2 bình, 4 chiếc đĩa chồng lên nhau, đĩa không có ve lòng, ở trôn đĩa có chữ "Bát Nhất". Ngoài ra ở khu vực chùa Láng còn phát hiện được vài chục chiếc lon sành và bao nung. Qua những phát hiện này tác giả cho rằng vào thời vua Lý Anh Tông đã cho lập ở đây một lò nung gạch để xây chùa. Khi chùa xây xong, chuyển sang sản xuất gốm mang tên "Bát Nhất". Đó là lò gốm "Bát Nhất" ở thế kỷ 12 còn để lại di vật trong lòng đất chùa Láng
1218. Exposition de Hanoi en 1902 : Arrêtés organiques. Réglèment. Général. Classification. - H. : Impr. Typo-lithographique F. H. Schneider, 1900. - 49p ; 26cm
ĐTTS ghi: Gouvernement Général de l'Indo-Chine francaise
Các nghị định của Toàn quyền Đông Dương (ngày 5/5/1899, 28/6/1900, 7/12/1899,8/6/1900 và 26/6/1900) về thành lập các tổ chức tham gia điều hành và về điều lệ của cuộc Triển lãm Hà Nội 1902 (kí ngày 28/6/1900). Và danh mục phân loại sắp xếp các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và mĩ nghệ trưng bày tại cuộc triển lãm
1219. HÀ VĂN CẨN. Nhóm đĩa trang trí hình rồng vẽ lam đơn giản phát hiện tại Hậu Lâu (Hà Nội) / Hà Văn Cẩn // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000. - 2001. - Tr. 596-597
Trong cuộc khai quật di chỉ Hậu Lâu - thuộc quần thể di tích thành Hà Nội, đã phát hiện được nhiều bát đĩa trang trí hình rồng. Bài thông báo này đề cập đến nhóm đĩa có trang trí hình rồng vẽ lam đơn giản. Tác giả mô tả một số hiện vật tiêu biểu của nhóm và đã có một số nhận xét: Xét về hình trang trí và những hiện vật tìm thấy tại Hậu Lâu thì nhóm đĩa này có thể thuộc vào những vật ngự dụng. Về niên đại nhóm đĩa này thuộc thế kỷ 17 - 18 do Bát Tràng sản xuất. Như vậy đồ ngự dụng của thế kỷ 17 - 18 có một số loại được chế tạo đậm màu sắc dân gian
1220. HÀ VĂN CẨN. Về các hiện vật liên quan đến lò nung gốm sứ tại hố khai quật D7 ở 18 Hoàng Diệu (Hà Nội) năm 2003 / Hà Văn Cẩn // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005. - Tr. 501-505
Hố D7 thuộc địa điểm 18 Hoàng Diệu được khai quật năm 2002. Với diện tích 238m2 khai quật đã thu được khá nhiều hiện vật có liên quan đến việc sản xuất gốm ở Thăng Long. Những hiện vật đó là: Bao nung gốm, con kê gốm (nhiều loại: con kê hình trụ, con kê hình vành khăn, con kê hình đĩa dẹt, con kê hình đĩa dẹt 3 mấu). Qua các hiện vật này, có thể khẳng định có một khu sản xuất gốm sứ cổ từng tồn tại ở ngay Thăng Long
1221. HOÀI LÊ. Để nghề cổ đất Thăng Long không mất / Hoài Lê // Toàn cảnh Sự Kiện - Dư luận. - Số 198. - Tr. 26-27
Đưa ra giải pháp nuôi dưỡng và duy trì nghề cổ ở đất Thăng Long, nhằm thu hút khách du lịch và phục vụ sự phát triển của thủ đô trong giai đoạn mới
1222. HOÀNG HỒNG CẨM. Bước đầu tìm hiểu nghề giấy cổ truyền / Hoàng Hồng Cẩm // Tạp chí Hán Nôm. - 1992. - Số 1 (12). - Tr. 49-54
Bài viết đề cập các vấn đề: 1. Những tư liệu về nghề giấy cổ truyền qua các sách 'Nam Phương thảo mộc trạng', 'Thập di ký', 'Vân đài loại ngữ', 'Phủ biên tạp lục',... 2. Nhìn lại lịch sử nghề giấy ở Việt Nam. 3. Vài ghi nhận về nghề giấy cổ truyền: các loại giấy cổ truyền ở Việt Nam, những thao tác thủ công của một làng giấy chuyên nghiệp (làng Yên Thái, phường Bưởi, Ba Đình, Hà Nội)
1223. HOÀNG VĂN KHOÁN. Nghiên cứu trống đồng Hà Phong, xã Liên Hà, huyện Đông Anh (Hà Nội) / Hoàng Văn Khoán // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002. - 2003. - Tr. 338-340
Bài viết đề cập đến chiếc trống đồng phát hiện được ở thôn Hà Phong, đường kính mặt là 12,5cm, chính giữa là ngôi sao 10 cánh, trống cao 13,2cm chia làm 3 phần rõ rệt. Tang trống có hai vành hoa văn, chân trống không có hoa văn. Trống có 4 đôi quai kép, trống được đúc bằng khuôn 3 mang. Căn cứ vào hình dáng trống Hà Phong thuộc loại I Heger, niên đại có thể vào những năm đầu công nguyên
1224. HOÀNG VĂN KHOÁN. Sự trôi nổi của những hiện vật văn hoá Đông Sơn : Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2001 / Hoàng Văn Khoán // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2001. - 2002. - Tr. 322-323
Thông tin về chiếc rìu đồng tìm thấy ở sân bay Nội Bài (Hà Nội) tháng 3 năm 2001. Đây là loại hiện vật phổ biến trong văn hoá Đông Sơn; Ngoài ra còn 1 dao găm đồng, 1 lưỡi rìu đồng xoè gót nhọn ở Quốc Oai (Hà Tây) thuộc văn hoá Đông Sơn
1225. HOÀNG XUÂN CHINH. Một chiếc trống đồng Đông Sơn còn nguyên vẹn mới có mặt ở Hà Nội / Hoàng Xuân Chinh, Đoàn Anh Tuấn // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2001. - 2002. - Tr. 356-357
Thông tin về chiếc trống đồng Đông Sơn hiện đang được bảo quản trong bộ sưu tập cổ vật Hà Nội. Đây là chiếc trống đồng còn nguyên vẹn, kích thước trung bình. Qua các mô tả về hoa văn trang trí, kiểu dáng, tác giả xếp chiếc trống này vào loại Đông Sơn nhóm B. Chiếc trống này có xuất sứ từ Thanh Hoá
1226. HOÀNG XUÂN CHINH. Một sưu tập đồ đồng văn hoá Đông Sơn từ Thanh Hoá có mặt tại Hà Nội / Hoàng Xuân Chinh, Đoàn Anh Tuấn // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2001. - Số 2001. - Tr. 324-325
Bài viết thông tin về 28 hiện vật bằng đồng thuộc văn hoá Đông Sơn từ Thanh Hoá có mặt tại Hà Nội. Bộ sưu tập gồm qua, lưỡi giáo, mũi lao, mũi tên, dao găm, rìu xéo, rìu xoè cân...Bộ sưu tập này còn khá nguyên vẹn tiêu biểu cho đồ đồng văn hoá Đông Sơn vùng sông Mã.
1227. HỒ VÂN. Phát hiện rìu đá ở Tương Mai (Hà Nội) / Hồ Vân // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1991. - 1992. - Tr. 63
Chiếc rìu đá phát hiện được ở độ sâu 2,5m - 3m trong khu vực nhà máy nước Tương Mai - Hà Nội. Kích thước 2 mặt rìu chênh nhau từ 2 - 3mm. Chiếc rìu đá này được nhận định thuộc sơ kỳ thời đại kim khí
1228. LẠI VĂN TỚI. Sưu tập hiện vật Đông Sơn sưu tầm ở khu vực Cổ Loa, Đông Anh (Hà Nội) / Lại Văn Tới // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1997. - 1998. - Tr. 142-143
Sưu tập hiện vật Đông Sơn sưu tầm được ở khu vực Cổ Loa tháng 6 năm 1997 gồm: đồ đá (rìu tứ giác 1 chiếc, chì lưới 2 chiếc, cục đá nguyên liệu). Lưỡi cày đồng nằm trong trống Cổ Loa phát hiện năm 1982 ở Mả Tra. Theo nhân dân cho biết còn nhiều lưỡi cày, dao găm và các hiện vật khác nằm trong trống đồng Cổ Loa phát hiện năm 1982 còn lưu lạc trong dân, do vậy cần có những cuộc điều tra khai quật khu vực này
1229. Làng nghề thủ công huyện Thanh Oai (Hà Nội) - truyền thống và biến đổi / Bùi Xuân Đính, Nguyễn Thị Thanh Bình, Nguyễn Công Thảo... ; Bùi Xuân Đính ch.b. - H. : Khoa học xã hội, 2009. - 547tr., 6tr. ảnh ; 21cm
Giới thiệu về nghề và làng nghề thủ công truyền thống huyện Thanh Oai. Biến đổi của nghề và làng nghề truyền thống huyện Thanh Oai từ hoà bình lập lại đến nay. Con đường đi lên của làng nghề thủ công huyện Thanh Oai. Một số làng nghề tiêu biểu
1230. LÊ VĂN CHIẾN. Hiện vật khai quật tại di tích chùa Báo Ân - Gia Lâm - Hà Nội năm 2002 / Lê Văn Chiến, Nguyễn Văn Đoàn // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - Số 2004. - Tr. 333-336
Bài viết thông báo về những hiện vật khai quật được ở chùa Báo Ân (Hà Nội) năm 2002. Nhóm hiện vật có niên đại thời Trần chiếm khoảng 75 (phần trăm), thời Lê khoảng 23 (phần trăm), thời Nguyễn khoảng 2 (phần trăm), gồm các nhóm hiện vật sau: vật liệu trang trí kiến trúc, đồ gốm men thời Trần, Lê. Đồ gốm thời Lê men trắng hoa lam chiếm tuyệt đại đa số với 2 khung niên đại chủ yếu là thế kỷ 15-16 và 17-18
1231. MAI THẾ HIỂN. Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng ven thủ đô Hà Nội : Luận án TS Kinh tế : 5.02.01 / Mai Thế Hiển. - H. : Knxb., 2000. - 182tr, 5 tờ ; 32cm + 1 bản tóm tắt
Thư mục
Làm rõ phạm trù làng nghề truyền thống, những căn cứ lý luận và thực tiễn xác đáng về vị trí, vai trò của làng nghề truyền thống vùng ven đô Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa (CNH) hiện đại hóa (HĐH). Phân tích làm rõ những tiềm năng và yêu cầu của việc phát triển làng nghề truyền thống ven thủ đô Hà Nội trong quá trình CNH, HĐH. Vạch rõ những phương hướng và giải pháp cơ bản, xác thực nhằm thúc đẩy mạnh mẽ làng nghề truyền thống ở vùng ven đô Hà Nội
1232. Một số trống đồng, thạp và thố đồng trong các sưu tập cổ vật ở Hà Nội / Hoàng Xuân Chinh, Đoàn Lê, Trần Việt Dũng, Đoàn Anh Tuấn // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005. - Tr. 199-205
Bài viết trình bày bộ sưu tập cổ vật ở Hà Nội gồm: trống đồng, thạp đồng, thố đồng. Trống Đông Sơn 1 chiếc có xuất xứ từ Thanh Hoá thuộc dòng trống Đông Sơn, thấp, choãi, tay chờm ra khỏi mặt. Sưu tập trống minh khí gồm 4 chiếc phát hiện được ở Thanh Hoá, Hà Tây, Đông Triều, Hải Dương. Sưu tập thạp đồng gồm 13 chiếc sưu tập được ở Hà Tây. Sưu tập thố đồng 5 chiếc, sưu tầm được ở Hà Tây trong đó có 3 chiếc là trống minh khí
1233. NGÔ SỸ HỒNG. Đặc trưng và diễn biến gốm Dương Xá (Hà Nội) / Ngô Sỹ Hồng // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1987. - Tr. 65-69
Nghiên cứu các mảnh gốm trong hố khai quật di chỉ Dương Xá, với phương pháp nghiên cứu là lập các bảng thống kê, phân loại hiện vật. Qua các bảng thống kê này, tác giả đã rút ra nhận xét về đặc trưng của chúng
1234. NGÔ SỸ HỒNG. Khai quật Dương Xá (Hà Nội) / Ngô Sỹ Hồng, Nguyễn Văn Hùng // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1987. - Tr. 63-65
Di chỉ Dương Xá ở huyện Gia Lâm được khai quật tháng 4/1987. Hiện vật thu được có đồ đồng, lưỡi câu, mũi nhọn, đục, búa. Đồ đá có mảnh vòng. Đồ gốm: dọi xe chỉ, chì lưới, gốm vụn. Mộ táng thuộc văn hoá Đông Sơn. Ngoài các hiện vật thu được trong hố khai quật còn sưu tầm được một số hiện vật khác như: trống đồng Đông Sơn, tiền đồng, mũi tên, giáo lao, bình, vò, bát đĩa...Di tích Dương Xá có 2 lớp đất văn hoá thuộc hai giai đoạn Gò Mun và Đông Sơn
1235. NGUYỄN BÍCH. Chiếc tước bằng gốm thuộc loại quý hiếm ở Hà Nội / Nguyễn Bích // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1987. - Tr. 142 - 143
Thông tin về chiếc tước gốm, một vật phẩm vô cùng quý hiếm, là một tiêu bản độc đáo nhất được phát hiện gần đây. Trong lòng tước trang trí 1 con rùa đắp nổi khá chi tiết. Rùa trang trí trên tước này có liên hệ gì với truyền thuyết Lê Lợi trả gươm thần? tước được làm ở thế kỷ XV thời Lê sơ
1236. NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN. Điều bất ngờ mới biết qua chân đèn và lư hương gốm Bát Tràng thế kỷ XVII / Nguyễn Đình Chiến // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998. - 1999. - Tr. 447-448
Gần đây trong khi đi thu thập tài liệu đồ gốm Việt Nam có minh văn, đã gặp 2 lư hương đáng chú ý. Đó là hai chiếc lư hương gốm Bát Tràng hiện lưu trữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Hai chiếc lư này đều có kiểu dáng, trang trí nổi, đế mộc với hình nghê, rồng mây, hoa tương tự như các lư hương và chân đèn nói trên. Điều đáng chú ý là xung quanh chân đế, lư hương khắc nhiều dòng chữ Hán nói về tên họ các tín thí. Dòng chữ khắc trên mép chân đế "Tuế thư Đinh Sửu nhị nguyệt nhị thập bát nhật tạo" nghĩa là chế tạo ngày 28 tháng 2 năm Đinh Sửu (1637). Đây là điều bất ngờ về 2 chiếc lư hương gốm Bát Tràng thế kỷ 18 được sản xuất cùng trong tháng hai của năm Đinh Sửu (1637) và chỉ cách nhau 3 ngày
1237. NGUYỄN GIANG HẢI. Nhóm đồ đồng mới phát hiện ở Cổ Loa (Hà Nội) / Nguyễn Giang Hải, Nguyễn Văn Hùng // Khảo cổ học. - 1983. - Số 3. - Tr. 21-32
Ngày 20 - 6 -1982 nhân dân Cổ Loa đã phát hiện được một trống đồng cổ bên trong có chứa gần 200 hiện vật đồng thau các loại. Tác giả bài viết đã giới thiệu nhóm hiện vật này về các phương diện: vị trí và quá trình phát hiện; các loại hình hiện vật: lưỡi cày, cuốc xẻng, dao cắt, nhíp, đục, rìu, dáo, dao găm, mũi tên, trống đồng, thố, chậu, vv...
1238. NGUYỄN HỮU THỨC. Hà Tây - đất trăm nghề trong mối quan hệ với kinh đô Thăng Long Hà Nội / Nguyễn Hữu Thức // Văn hoá dân gian. - Số 2 (150). - Tr. 29-34
Phân tích các khía cạnh tạo nên sắc thái riêng biệt của từng làng nghề. Giới thiệu các nghề thủ công truyền thống đặc sắc của Hà Tây: Nghề thêu ren, dệt vải, điêu khắc gỗ, thủ công mỹ nghệ, sơn mài,... Phân tích ảnh hưởng của nền văn hoá kinh đô đến các làng nghề Hà Tây và ảnh hưởng ngược lại của Hà Tây đối với nghề thủ công truyền thống Hà Nội
1239. NGUYỄN MẠNH CƯỜNG. Đôi chân đèn bằng sứ ở Văn miếu Quốc tử giám (Hà Nội) / Nguyễn Mạnh Cường, Phạm Thuý Hằng // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2001. - 2002. - Tr. 571-572
Bài viết thông báo về đôi chân đèn bằng sứ tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. Chân đèn có hình dáng giống trống đồng minh khí. Miệng rộng, lưỡi loe, thân phình to, có 4 lá đề nổi có khắc chữ phúc. Đáy có 4 mặt cổ phù. Căn cứ vào loại hình và kỹ thuật tạo hoa văn, có thể khẳng định hiện vật có niên đại từ cuối thế kỷ 16 đến thế kỷ 18
1240. NGUYỄN QUANG LÊ. Nghề quỳ vàng bạc cổ truyền ở Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội / Nguyễn Quang Lê // Văn hoá dân gian. - 2005. - Số 1 (97). - Tr. 13-22
Giới thiệu về nghề làm quỳ vàng bạc ở Kiêu Kỵ, một làng Việt cổ ở vùng châu thổ sông Hồng, xưa có tên Nôm là làng Cậy, với 5 điểm cụ thể sau: 1. Vài nét về lịch sử nghề quỳ vàng bạc; 2. Những nguyên vật liệu chủ yếu để làm quỳ; 3. Những dụng cụ để hành nghề quỳ; 4. Quy trình gia công làm quỳ vàng bạc; 5. Đời sống hiện nay của người thợ làm quỳ vàng bạc
1241. NGUYỄN QUANG TRUNG. Phát hiện bộ sưu tập đồ đồng ở Đại Áng (Hà Nội) / Nguyễn Quang Trung, Trịnh Sinh // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002. - 2002. - Tr. 260-261
Giới thiệu bộ sưu tập đồ đồng phát hiện được ở thôn Đại Áng, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Sưu tập này nằm thành một cụm còn nguyên vẹn và gỉ xanh, nhiều chỗ có màu xanh lam là hiện tượng thường gặp ở đồ đồng trong mộ. Như vậy sưu tập hiện vật đồng thuộc mộ táng. Xét theo loại hình hiện vật thì mộ táng này thuộc văn hóa Đông Sơn
1242. NGUYỄN TẤT THẮNG. Tổ chức không gian kiến trúc khu vực sản xuất và kinh doanh thủ công nghiệp truyền thống trong khu phố cổ Hà Nội : LATSKH kiến trúc : 2.17.01 / Nguyễn Tất Thắng. - H. : Knxb., 2002. - 149tr ; 32cm+1tt+1hồ sơ
Thư mục cuối chính văn
Nghiên cứu tổng quan quá trình hình thành, phát triển ngành nghề thủ công và không gian kiến trúc sản xuất kinh doanh khu phố cổ Hà Nội. Điều tra, đánh giá thực trạng về nghề thủ công và không gian kiến trúc sản xuất kinh doanh trong bối cảnh hiện đại hóa đất nước. Xác định vai trò, giá trị không gian kiến trúc. Đề xuất những định hướng, giải pháp cho việc bảo tồn, tôn tạo các không gian kiến trúc
1243. NGUYỄN THANH HÀ. Gạch ngói kiến trúc qua đợt khai quật di chỉ Kim Lan (Hà Nội) năm 2001 / Nguyễn Thanh Hà, Nguyễn Thị Thuỷ // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002. - 2003
Bài viết này đề cập đến những hiện vật kiến trúc khai quật được trong đợt khai quật di chỉ Kim Lan năm 2001. Hầu hết hiện vật kiến trúc nơi đây đều có niên đại thuộc thế kỷ XIV và một số ít niên đại sớm hơn
1244. NGUYỄN THỊ BẢY. Di sản gốm sứ ở Thăng Long Hà Nội (qua các đồ nấu nướng) / Nguyễn Thị Bảy // Nghiên cứu lịch sử. - 2001. - Số 1. - Tr. 73
Giới thiệu về di sản gốm sứ qua các đồ nấu nướng ở vùng Thăng Long, Hà Nội
1245. NGUYỄN THỊ BẨY. Đồ gốm trong văn hoá ẩm thực Việt Nam - Hà Nội / Nguyễn Thị Bẩy, Trần Quốc Vượng. - H. : Văn hoá Thông tin ; Viện Văn hoá, 2007. - 207tr., 12tr. ảnh ; 21cm
Đại quan về đồ gốm và đồ gốm dùng trong ẩm thực. Trình bày lịch sử đồ gốm và đồ gốm dùng trong ẩm thực ở Việt Nam nói chung, và ở Hà Nội nói riêng. Bản sắc, tính trường tồn của gốm sứ - văn hoá ẩm thực Việt Nam. Vấn đề giao thương và giao thoa văn hoá qua đồ gốm sứ ẩm thực giữa Việt Nam với Trung Hoa - Nhật Bản,...
1246. NGUYỄN THỊ DƠN. Sưu tập tiền cổ trong kho của Bảo tàng Hà Nội / Nguyễn Thị Dơn // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995. - 1996. - Tr. 541
Giới thiệu sưu tập tiền cổ có trong kho của Bảo tàng Hà Nội. Số tiền cổ này đã được kiểm kê và phân loại thành 94 loại hình với số lượng 11.477 đồng
1247. NGUYỄN THỊ DƠN. Sưu tập vũ khí thời Lê ở Ngọc Khánh (Hà Nội) : LA TS lịch sử : 5.03.08 / Nguyễn Thị Dơn. - H. : Knxb., 2001. - 290 tr ; ảnh ; 32 cm + 1 tóm tắt
Thư mục: tr. 134-142, PL tr. 143-290
Thống kê, phân loại, khảo tả chi tiết hiện trạng, cung cấp tư liệu về những nhận xét bước đầu về đặc điểm vũ khí thời Lê ở nước ta. Loại hình vũ khí, hoạt động của Giảng Võ đường thế kỷ 15-18. Những tư liệu lịch sử về thời Lê, lịch sử Hà Nội và lịch sử quân sự
1248. NGUYỄN THỊ DƠN. Tìm hiểu thêm về một số di vật vũ khí của khu vực Giảng Võ / Nguyễn Thị Dơn // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995. - 1996. - Tr. 388-389
Thông báo thêm về một số di vật vũ khí của khu vực Giảng Võ. Ngoài hơn 500 di vật và sưu tập vũ khí cổ thời Lê được phát hiện tại hồ Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội. Trong kho Bảo tàng Hà Nội đã bổ sung thêm khá nhiều hiện vật, đáng kể nhất là những hiện vật đã tìm thấy ở trường Trung cấp giao thông và khu phụ cận thuộc phía nam của hồ Ngọc Khánh bao gồm: đạn đá, đạn chì, đạn sắt, lao 1 ngạnh, giáo, dao găm, câu liêm, một số vại hũ sành, gạch trang trí, đá kê chân cột
1249. NGUYỄN THỊ DƯƠNG. Nơi bán sách và nghề in sách mộc bản ở Hà Nội đầu thế kỷ XX / Nguyễn Thị Dương // Tạp chí Hán Nôm. - 2000. - Số 4 (45) (45). - Tr. 40-44
Bài viết tìm hiểu về nơi bán sách và nghề in sách mộc bản ở Hà Nội đầu thế kỷ XX. Tác giả cho biết ở phố Hàng Gai vào đầu thế kỷ XX đã có hàng chục nhà in sách, còn phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Quạt thì đã có rất nhiều cửa hàng bán sách. Sách được in ở đây gồm: sách phục vụ khoa cử, truyện Nôm, kinh Phật, giáng bút, ..
1250. NGUYỄN THỊ HỘI. Phát hiện gốm - sứ ở Thắng Hữu (Hà Nội) / Nguyễn Thị Hội, Lại Văn Tới // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005
Tại thôn Thắng Hữu, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn có hiện tượng những mảnh gốm xuất lộ khắp nơi trên mặt đất. Khảo sát chưa phát hiện được di tích, mới sưu tập được 23 mảnh gốm với nhiều loại hình, nguồn gốc và có niên đại kéo dài. Từ thế kỷ 4 với những mảnh gốm men trắng vẽ lam thời Gia Tĩnh (Trung Quốc) và những mảnh gốm men ngọc, men ngà của Việt Nam thế kỷ 13 - 14 kéo dài đến thế kỷ 19
1251. NGUYỄN THỊ MINH LÝ. Chuông đồng thời Tây Sơn ở Hà Nội và vùng phụ cận : LA PTS Khoa học Lịch sử : 5.03.08 / Nguyễn Thị Minh Lý. - H. : Knxb., 1996. - 301tr ; 30cm + 1 tóm tắt
Thư mục cuối chính văn
Nghiên cứu chuông đồng thời Tây Sơn ở Hà Nội và vùng phụ cận; xác định đặc trưng cơ bản của chuông đồng thời Tây Sơn, góp phần vào công tác giám định cổ vật; Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, kỹ thuật qua chuông Tây Sơn
1252. NGUYỄN THỌ SƠN. Hoa tay Hà Nội rồng bay / Nguyễn Thọ Sơn. - Xuất bản lần thứ 2 có sửa chữa. - H. : Thanh niên, 2004. - 252 tr. ; 19 cm.
Đất "Rồng bay" Thăng Long - Hà Nội có một nền văn hoá lâu đời, nơi đây còn nổi tiếng với những làng nghề thủ công mỹ nghệ. Các sản phẩm thủ công của đất Thăng Long không những nổi tiếng trong nước mà còn bay cao, bay xa trên trường quốc tế. Để bạn đọc hiểu thêm về vùng đất Hà Nội, với những nghề thủ công truyền thống, nội dung cuốn sách giới thiệu một số nghề và làng nghề tiêu biểu của đất Thăng Long như: Làng gốm ven sông; Tre đan Ninh Sở; Người vùng Bưởi; Quạt the cổ truyền,...
1253. NGUYỄN THỪA HỶ. Economic history of Hanoi in the 17th, 18th and 19th centuries / Nguyễn Thừa Hỷ ; English transl. by: Barbara Cohen. - H. : Chính trị Quốc gia, 2002. - 298tr ; 21cm
Đặc điểm cấu trúc kinh tế xã hội, kinh tế thương mại và công nghiệp của Thăng Long - Hà Nội trong các thế kỷ XVII, XVIII và XIX. Mối quan hệ nhà nước với kinh tế xã hội của Thăng Long - Hà Nội. Vai trò của nhà nước phong kiến trong kết cấu kinh tế xã hội đó
1254. NGUYỄN TRUNG QUẾ. Làng gốm sứ truyền thống Bát Tràng / Nguyễn Trung Quế (chủ biên), Đặng Đình Túc, Đỗ Hồng Tuyên. - H. : Nông nghiệp, 1994. - 79tr ; 19cm
ĐTTS ghi: UBND xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm - Hà Nội
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của làng gốm Bát Tràng. Thực trạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội của Bát Tràng từ năm 2000 - 2010. Một số kiến nghị
1255. NGUYỄN VẠN THUẬN. Những di vật khảo cổ thời Tây Sơn / Nguyễn Vạn Thuận // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1991. - 1992. - Tr. 116
Văn hoá thời Tây Sơn khá đậm nét và phong phú. Khi Nguyễn Ánh lên ngôi đã cho phá huỷ hết thành quả của văn hoá Tây Sơn, tuy nhiên vẫn còn nhiều di vật Tây Sơn còn lại đến ngày nay. Bài viết thông tin về một số di vật thời Tây Sơn còn sót lại trên đất Hà Nội
1256. NGUYỄN VĂN ANH. Phát hiện di tích khảo cổ học thời Bắc thuộc tại Đại Áng (Thanh Trì - Hà Nội) / Nguyễn Văn Anh, Nguyễn Văn Quý // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002. - 2003. - Tr. 396-398
Năm 2002 tại thôn Đại Áng - Thanh Trì - Hà Nội đã phát hiện được một số đồ gốm, đồ sứ gia dụng và vật liệu kiến trúc. Xem xét các di vật này và đối sánh với tư liệu của các di chỉ khác đã nghiên cứu, tác giả cho rằng nhóm hiện vật này thuộc giai đoạn Đông Hán thế kỷ I, II sau công nguyên. Bên cạnh những di vật Đông Hán, qua điều tra còn thu được một số mảnh sành sứ thuộc thế kỷ 14 - 15, đồ sứ thế kỷ 17 - 18. Cũng tại thôn Đại Áng, năm 1968 các nhà khảo cổ đã phát hiện dấu vết cư trú của cư dân văn hóa Gò Mun. Năm 1993 phát hiện được mộ thuyền Đông Sơn. Tháng 7 - 2002 nhân dân ở xã đã phát hiện được một sưu tập đồ đồng thuộc văn hóa Đông Sơn. Như vậy, có thể thấy khu vực Đại Áng là vùng đất con người định cư lâu dài và liên tục
1257. NGUYỄN VĂN GIAO. Tấm thêu 'Mục lục văn' làng Công Đình (Hà Nội) / Nguyễn Văn Giao // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004. - Tr. 644-645
Làng Công Đình nay thuộc xã Đình Huyên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Làng Công Đình có ngôi đình được xây dựng từ năm Chính Trị 4 (1666) cách ngày nay 375 năm. Tại đình làng và phủ thờ Hoài Đạo Hiếu Vũ Vương ở bên cạnh có rất nhiều đồ thờ cổ, trong đó có bức thêu "Mục lục văn". Mục lục văn là bài văn ca tụng cảnh thịnh vượng của làng Công Đình, ca tụng thuần phong mỹ tục của làng. Tấm thêu "Mục lục văn" còn là di tích vật thể để chứng minh một phong tục phi vật thể ở Công Đình đó là việc đọc Mục lục văn vào ngày hội làng (tháng 2 âm lịch). Tấm thêu "Mục lục văn" này nội dung viết năm Quý Mùi (1823), nhưng bản thêu thì muộn hơn
1258. NGUYỄN VĂN HUYỀN. Một ấn đồng đời Lê / Nguyễn Văn Huyền // Tổ quốc. - 1974. - Số 10. - Tr. 44
Bài viết giới thiệu chiếc ấn đồng thời Lê do xã viên hợp tác xã Hào Nam, khu Đống Đa đào được năm 1974. ấn hình vuông mỗi cạnh dày 7,1cm, thân dày 1,3cm, cao 9,5 cm. Mặt ấn khắc chín chữ Hán viết theo lối chân phương qua khảo cứu cho thấy chiếc ấn đồng này là của một đơn vị nuôi voi thuộc quân Cẩm y bảo vệ kinh thành Thăng Long thời Lê Thánh Tông, đúc năm 1493
1259. NGUYỄN VIẾT CHỨC. Văn hóa với công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội / Nguyễn Viết Chức // Văn hoá nghệ thuật. - 1997. - Số 4 (154). - Tr. 53-57
Trong xu thế hội nhập và phát triển, Hà Nội đang đầu tư xây dựng và phát triển với quy mô lớn, tuy nhiên cần phải quan tâm đến vẻ đẹp văn hoá truyền thống của thủ đô, không vì công nghiệp hoá hiện đại hoá mà làm mất đi nét đẹp cổ kính vốn có của Hà Nội. Tóm lại tác giả đề cập đến việc giải quyết mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, cái nội sinh và ngoại sinh, đa dạng và thống nhất để có thể vừa đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Hà Nội mà vẫn giữ gìn, phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc
1260. NGUYỄN VINH PHÚC. Hà Nội - thành phố ngàn năm / Nguyễn Vinh Phúc. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Trẻ, 2009. - 490tr. ; 21cm
Giới thiệu vị trí địa lí của Hà Nội, lịch sử Hà Nội từ thời tiền Thăng Long tới Hà Nội trong thời kỳ thống nhất đất nước. Kiến trúc khu phố cổ; văn hoá người Hà Nội. Lịch sử phố nghề ở Hà Nội. Văn hoá ẩm thực, lễ hội, đền chùa, đình, di tích, công trình văn hoá, khu vui chơi giải trí ở Hà Nội
1261. NGUYỄN VINH PHÚC. Hai tấm bia về một Hậu thần đã có công mở mang Kim Ngân trường ở Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội / Nguyễn Vinh Phúc // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995. - 1996. - Tr. 601-603
Qua tấm bia do toàn xã lập vào tháng 9 năm Minh Mạng 9 (1828) hiện còn lưu giữ ở làng Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội; và qua tấm bia do Vũ Danh Thuận lập vào tháng 10 năm Minh Mạng 9 (1828) đặt tại nhà thờ họ Vũ, bài viết nói về Vũ Danh Thận, ngườii có nhiều công đức với dân làng, đặc biệt là đã góp phần chấn hưng và phát triển nghề luyện vàng bạc ở làng Kiêu Kỵ, được dân làng bầu làm hậu thần và hậu thờ hàng năm
1262. NGUYỄN VINH PHÚC. Mặt gương Tây Hồ / Nguyễn Vinh Phúc. - Tái bản có bổ sung, chỉnh sửa. - H. : Nxb. Hà Nội, 2009. - 331tr. ; 21cm
Nguồn gốc Hồ Tây, hồ Trúc Bạch; Những di tích đền chùa, đình miếu, các lễ hội, các làng xã và làng nghề nổi tiếng xung quanh Hồ Tây. Hồ Tây gắn với nguồn cảm hứng thơ văn qua các thời kỳ. Hồ Tây - điểm du lịch và là một không gian văn hoá của thắng cảnh Thăng Long - Hà Nội
1263. NGUYỄN VINH PHÚC. Người Hoa với sự hình thành các phố nghề ở Hà Nội / Nguyễn Vinh Phúc // Nghiên cứu Đông Nam Á. - Số 4. - Tr. 111
Theo sách 'Địa dư chí' của Nguyễn Trãi soạn năm 1435 thì vào thời Lê sơ và Lê Trung hưng, ở vào thế kỷ XVII người Hoa đã có mặt ở Hà Nội, lúc đầu ở phố Hàng Ngang, sau bị đẩy về cư ngụ ở phố Hiến Hưng Yên, rồi lại quay trở lại Hà Nội và sang đến thế kỷ 18 đã ở lan sang phường Hà Khẩu (nay là khu vực phố Hàng Buồm). Đến thế kỷ XIX thì người Hoa được tự do cư trú sang cả Hàng Bồ, Mã Mây và tạo nên phố mới do Hàng Buồm kéo dài ra gọi là phố Phúc Kiến. Cũng theo ‘Đại Nam nhất thống chí’ (soạn 1804-1875) trong 21 phố ở Hà Nội, thì có 3 phố có người Hoa ở và kinh doanh là: Hàng Buồm, Việt Đông (Hàng Ngang) và phố Phúc Kiến. Đại bộ phận người Hoa ở ba tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến và Triều Châu. Thường thì người Phúc Kiến bán thuốc Bắc, thực phẩm khô, bánh kẹo đồ ăn uống; Người Quảng Đông bán tạp hoá và mở cao lâu, Người Triều Châu chuyên kinh doanh ngũ cốc và đường
1264. NGUYỄN XUÂN KÍNH. Nghề thủ công mỹ nghệ Hà Nội trong bối cảnh thủ công mỹ nghệ phát triển Việt Nam / Nguyễn Xuân Kính // Văn hoá nghệ thuật. - 1996. - Số 1 (139). - Tr. 24-26
Tìm hiểu nghề thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam nói chung và nghề thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội nói riêng, đánh giá sự phát triển làng nghề của Hà Nội có sự vượt trội hơn các địa phương khác
1265. NGUYỄN XUÂN MAI. Duy trì và phát triển nghề và phố nghề truyền thống ở khu phố cổ Hà Nội / Nguyễn Xuân Mai // Xã hội học. - Số 1. - Tr. 55-63
Nêu ý kiến cần phải duy trì, bảo tồn và phát triển nghề và phố nghề trong cả nước, đặc biệt là ở khu phố cổ Hà Nội
1266. Những hiện vật gốm sứ mới phát hiện ở Xuân Thu (Hà Nội) / Nguyễn Thị Hội, Lại Văn Tới // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2004. - Tr. 523-524
Bài viết giới thiệu sưu tập gốm sứ thu thập được tại địa điểm Xuân Thu - Sóc Sơn (Hà Nội). Vò có nắp, bát có chữ ở đáy. Căn cứ vào kiểu dáng, màu men, kỹ thuật chế tạo có thể thấy sưu tập Xuân Thu có nguồn gốc từ trung tâm sản xuất gốm sứ Đại Lai (Gia Bình - Bắc Ninh). Niên đại của những di vật này vào thời Lục Triều (thế kỷ 4 - 5 SCN)
1267. Những trống đồng Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam mới tiếp nhận / Vũ Quốc Hiền, Phạm Quốc Quân // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1990. - 1991. - Tr. 84-85
Thông tin về hai chiếc trống mới được chuyển về BTLSVN, đó là trống Nà Cang có đường kính 53cm, phát hiện được ở Than Uyên. Mặt trống có 9 vành hoa văn, khoảng cách các vành không đều nhau, chiếc trống này thuộc loại Heger I. Trống Đống Đa III (do Công an Hà Nội thu giữ), trống còn tương đối nguyên vẹn, đường kính mặt 43cm, cao 27cm, đường kính đáy 42,5cm. Mặt trống trang trí 5 vành hoa văn, có 4 khối tượng cóc quay thuận chiều kim đồng hồ. Tang trống có 3 vành hoa văn, chân trống có 3 vành hoa văn cùng loại với tang. Đây là chiếc trống thuộc loại Heger II
1268. NISHIMURA MASANARI. Nhận xét niên đại sưu tập gốm sành sứ trong rãnh 1, di chỉ Kim Lan, Thành phố Hà Nội / Nishimura Masanari, Nishino Noriko // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002. - 2003
Trong cuộc khai quật di chỉ Kim Lan năm 2001, các nhà khảo cổ đã đào được rãnh chứa nhiều hiện vật gồm các chất liệu gốm, sứ, sành. Sau khi nghiên cứu khối tư liệu đã chỉnh lý, tác giả đã có nhận thức mới về niên đại. Trong bài thông báo này, tác giả giới thiệu tư liệu và nêu quan điểm về giới hạn niên đại của sưu tập hiện vật này
1269. PHẠM QUỐC QUÂN. Ghi chú về hai tiêu bản gốm hoa nâu trưng bày ở Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam / Phạm Quốc Quân // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1993. - 1994. - Tr. 227-228
Tại đây có 2 tiêu bản đẹp được xếp vào gốm hoa nâu thế kỷ 13 - 14 nhưng cần phải xem xét và đính chính lại. Qua hoa văn trang trí có thể thấy đây là những tác phẩm không thuộc vào nghệ thuật thế kỷ 13 - 14. Dẫu vậy, nếu ai quan tâm gốm cổ cũng có thể cho 2 tiêu bản này thuộc vào thời Lê khoảng thế kỷ 15 - 16
1270. PHẠM QUỐC QUÂN. Một trống đồng lạ mới được phát hiện / Phạm Quốc Quân // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1992. - 1993. - Tr. 112-114
Tháng 10 năm 1991, BTLSVN nhận được một chiếc trống đồng do Công an Đống Đa thu giữ của bọn buôn đồ cổ. Bài viết mô tả chi tiết chiếc trống này. Qua miêu tả thấy chiếc trống này có hình dáng và hoa văn phảng phất trống loại I Heger, theo tác giả, chiếc trống này là tàn dư, vết sót của trống loại I Heger
1271. PHẠM THỊ THANH. Công thương nghiệp Hà Nội thời kỳ thực dân Pháp tạm chiếm : 2/1947 - 10/1954 / Phạm Thị Thanh. - H. : Nxb. Hà Nội, 2002. - 202 tr.
Sách gồm 3 chương: Khái quát về công thương nghiệp Hà Nội thời kỳ thuộc Pháp đến trước tạm chiếm 1888-1947; Công thương Hà Nội thời kỳ Pháp tạm chiếm 1-1947-10-1954; Tác động của tình hình công thương nghiệp đến hạ tầng đô thị và xã hội Hà Nội
1272. PHẠM THUÝ HỢP. Hai hiện vật gốm Lý - Trần của nhà sưu tập tư nhân Hà Nội / Phạm Thuý Hợp // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004
Trong bộ sưu tập gốm Lý - Trần của nhà sưu tập Đỗ Viết Viên, đáng chú ý có hai hiện vật: Ấm gốm men trắng thời Lý (thế kỷ 11-13) và thạp gốm hoa nâu có nắp (thế kỷ 13-14). Đây là 2 hiện vật quý rất có giá trị cho việc nghiên cứu mỹ thuật cổ Việt Nam
1273. PHẠM TUẤN HÂN. Đông Phù Liệt làng cổ 1000 tuổi đất Thăng Long / Phạm Tuấn Hân. - H. : Nxb. Hà Nội, 1999. - 212tr : 1 tờ ảnh, hình vẽ ; 19cm
Thư mục: tr. 209-212
Lịch sử miền đất cổ Đông Phù Liệt; cơ cấu kinh tế, xã hội; phong tục, tập quán, các ngày lễ hội ở làng quê Đông Phù liệt; một số công trình kiến trúc, sự phát triển xã hội của Đông Phù Liệt
1274. PHẠM QUỐC QUÂN. Một chiếc bát gốm men lạ / Phạm Quốc Quân // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2001. - 2002. - Tr. 615-616
Thông tin về một chiếc bát gốm men lạ trong bộ sưu tập cổ vật của ông Phan Đình Nhân - chủ tịch Hội sưu tầm và nghiên cứu gốm và cổ vật Thăng Long. Bát có hình phễu, miệng loe, thành xiên chân đế thấp, để mộc, niên đại thế kỷ 15. Loại gốm men chân chim thường thấy ở thời Lý - Trần nay lại thấy ở thế kỷ 15. Bát được trang trí 15 dấu chân chim màu nâu đỏ tươi
1275. PHAN HUY LÊ. Gốm Bát Tràng thế kỷ XIV-XIX = Bat Trang ceramics 14th-19th centuries / Phan Huy Lê, Nguyễn Đình Chiến, Nguyễn Quang Ngọc. - H. : Thế giới, 1995. - 210tr : ảnh ; 30cm
ĐTTS ghi: Trung tâm hợp tác nghiên cứu Việt Nam. Viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam
Lịch sử hình thành và phát triển làng gốm Bát Tràng. Quy trình sản xuất và đặc điểm của đồ gốm men Bát Tràng (kèm ảnh, minh văn, bản vẽ, bản dập về gốm Bát Tràng)
1276. Sưu tập gốm sứ thôn Đoài (Hà Nội) / Nguyễn Thị Phương, Lại Văn Tới, Trần Anh Dũng // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005. - Tr. 525-526
Giới thiệu sưu tập đồ gốm, sành sứ mới khai quật được. Căn cứ vào chất liệu, loại men, hình dáng, niên đại và nơi sản xuất của các hiện vật, thấy đa phần là gốm Trung Quốc, số còn lại là gốm men Việt Nam. Số đồ sành thu được đều được sản xuất từ các lò trong nước. Qua nghiên cứu các hiện vật phát hiện được ở thôn Đoài (Phủ Lỗ), ta thấy chúng có nguồn gốc rất khác nhau, niên đại cũng rất phức tạp, kéo dài từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17 - 19
1277. Sưu tập hiện vật tại thôn Nhâm Mỹ, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm (Hà Nội) / Hà Văn Phùng, Trịnh Hoàng Hiệp, Trương Hữu Nghĩa // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002. - 2003. - Tr. 734-735
Sưu tập hiện vật đồng và gốm phát hiện được tại thửa ruộng Dọc Trung, thôn Nhân Mỹ, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm. Sưu tập gồm: Đồ gốm (có 1 chiếc vò trang trí hoa văn ô vuông nhỏ), 10 đồng tiền đồng trong đó 9 đồng là tiền Ngũ thù thời Tây Hán và 1 đồng hóa Tuyền, 1 sanh đồng chỉ còn lại bên quai và một phần miệng, 1 chiếc trống chậu đã bị vỡ chỉ còn lại một bên tang và phần đáy. Bên ngoài tang trống từ mép miệng đến gần đáy được trang trí hoa văn họa tiết người chim. Đây có thể là khu mộ táng có niên đại trước hoặc sau công nguyên
1278. TẠ ĐỨC. Về đầu chim phượng trong di tích Hoàng Thành một cái nhìn dân tộc học / Tạ Đức // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005. - Tr. 520-523
Trong cuộc khai quật di tích Hoàng thành Thăng Long đã phát hiện được một loại di vật "đầu chim phượng" thời Lý - Trần có kích cỡ khá lớn. Với cái nhìn của một nhà dân tộc học, một loạt câu hỏi đã được đặt ra. Nguồn gốc của chúng thế nào, có quan hệ lịch sử gì với các hình chim, đầu chim trên nóc nhà Đông Sơn và nhà cổ truyền Việt Nam, Đông Nam Á. Vị trí và chức năng của chúng trong kiến trúc Hoàng thành thời Lý - Trần ra sao? Bản sắc Việt của chúng là gì? Tác giả đã lần lượt giải quyết từng vấn đề trong bài viết này
1279. Thêm một trống đồng cổ được Công an quận Đống Đa thu giữ / Ngô Thế Phong, Nguyễn Mạnh Thắng // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995. - 1996. - Tr. 151-152
Tháng 3/1995, đội cảnh sát kinh tế công an quận Đống Đa đã thu giữ một chiếc trống đồng. Trống có đường kính mặt 42 cm, đường kính chân 35 cm, cao 22 cm. Trống thuộc loại II Hêger nhưng khác biệt với trống loại II điển hình thể hiện ở dáng trống (thấp lùn, eo thắt, có gờ nổi giữa tang và chân), về hoa văn bố cục thưa có văn nhũ đinh. Những đặc điểm này khiến chiếc trống trên có những nét gần với trống loại IV - tỷ lệ sắt trong thành phần hợp kim cao chứng tỏ niên đại khá muộn
1280. TỐNG TRUNG TÍN. Hai chiếc lư sanh đồng đáng lưu ý ở Hà Nội / Tống Trung Tín, Đàm Niên // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995. - 1996. - Tr. 465-466
Tác giả giới thiệu 2 chiếc sanh bằng đồng trong bộ sưu tập đồ cổ gồm hàng trăm đồ gốm sứ, đồ đồng và tranh tượng của nhà bác Đàm Niên ở phố Kim Mã, Hà Nội. Cả hai chiếc có dáng dấp tương tự như nhau, miệng loe, thân vát cao, đáy bằng. Tạm thời tác giả xếp hai chiếc sanh này vào khoảng thời Nguyễn (thế kỷ 19)
1281. TỐNG TRUNG TÍN. Hoàng thành Thăng Long / B.s.: Tống Trung Tín (ch.b.), Đỗ Văn Ninh, Bùi Minh Trí... ; Đào Tuyết Nga dịch, h.đ.. - H. : Văn hoá Thông tin, 2006. - 216tr. ; 29cm
ĐTTS ghi: Viện KHXH Việt Nam. Viện Khảo cổ học. Chính văn bằng hai thứ tiếng: Việt - Anh
Giới thiệu những hiện vật được khai quật trong hoàng thành Thăng Long qua những ảnh chụp thể hiện nhiều vấn đề lịch sử, nghệ thuật, các nghề thủ công, đời sống xã hội của thời Lý-Trần-Lê
1282. TỐNG TRUNG TÍN. Khai quật địa điểm Hậu Lâu (Hà Nội) năm 1998 - 1999 / Tống Trung Tín, Hà Văn Cẩn, Nguyễn Văn Hùng // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1999. - 2000. - Tr. 363-365
Kết quả khai quật địa điểm Hậu Lâu (Hà Nội) năm 1998 - 1999 với tổng diện tích là 206m2, bao gồm 4 hố thám sát và 2 hố khai quật. Nội dung gồm 3 phần: 1. Về địa tầng; 2. Về vết tích kiến trúc; 3. Di vật
1283. TỐNG TRUNG TÍN. Những hiện vật thời Lý ở thị trấn Đức Giang (Hà Nội) / Tống Trung Tín, Bùi Minh Trí, Nguyễn Đình Chiến // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1993. - 1994. - Tr. 194-195
Tại nhà anh Nguyễn Tiến Dũng ở khối 2, thị trấn Đức Giang, Gia Lâm đang lưu giữ một số di vật đất nung và đá thời Lý. Vật liệu kiến trúc, các tác phẩm điêu khắc trang trí. Hiện nay chưa tìm thấy tài liệu nào cho biết niên đại và tính chất của nhóm di vật đá và đất nung ở Đức Giang. Tuy nhiên bằng phương pháp so sánh có thể thấy các di vật này đều thuộc đời Lý
1284. Traditional handicrafts of Thăng Long - Hà Nội / Trần Quốc Năm dịch. - H. : Thế giới, 2006. - 94tr. ; 20cm. - (A journey through traditional culture of Thăng Long - Hà Nội)
Chính văn bằng tiếng Anh
Lịch sử nghề thủ công truyền thống Thăng Long - Hà Nội. Giới thiệu một số làng nghề thủ công truyền thống của Hà Nội: Đúc đồng Ngũ Xã, gốm Bát Tràng, phố Hàng Thêu ở Hà Nội, nghề kim hoàn ở Định Công v.v.
1285. TRẦN QUỐC VƯỢNG. Hà Nội như tôi hiểu / Trần Quốc Vượng. - H. : Tôn giáo, 2005. - 370tr. ; 21cm
Tập hợp một số bài nghiên cứu về Hà Nội như: thành Cổ Loa, vị thế địa văn hoá - địa chính trị của Hà Nội, thành Thăng Long, phố cổ, làng nghề thủ công, các dòng họ văn hiến Hà Nội
1286. TRẦN QUỐC VƯỢNG. Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội / Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo. - H. : Trung tâm Triển lãm Văn hoá Nghệ thuật, 2000. - 404tr : ảnh, hình vẽ ; 21cm
Thư mục: tr. 393-401
Đôi nét về nghề thủ công Việt Nam. Một số làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội. Thực trạng và nhu cầu phát triển nghề thủ công Thăng Long - Hà Nội
1287. TRẦN QUỐC VƯỢNG. Thăng Long Hà Nội tìm tòi và suy ngẫm / Trần Quốc Vượng. - H. : Văn hoá thông tin, 2006. - 305 tr ; 21 cm
Cuốn sách tập hợp các bài viết của tác giả về Hà Nội, như: thiên nhiên, lịch sử, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, phố nghề và làng nghề
1288. TRẦN QUỐC VƯỢNG. Tìm hiểu di sản văn hoá dân gian Hà Nội / Chủ biên: Trần Quốc Vượng, Nguyễn Vinh Phúc, Lê Văn Lan. - H. : Nxb. Hà Nội, 1994. - 249tr ; 19cm
ĐTTS ghi: Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội
Tổng luận về các nghề thủ công mỹ nghệ, làng nghề, phố nghề, dòng họ văn hiến, món ăn cổ truyền, lễ hội dân gian, văn hoá dân gian của Hà Nội
1289. TRẦN TIẾN. Khai thác phục hồi và phát triển văn hoá, văn nghệ dân gian ở Thủ đô Hà Nội / Trần Tiến // Văn hoá dân gian. - 1983. - Số 1. - Tr. 42-44
Từ nhiều năm nay, giới văn hoá văn nghệ Hà Nội đã tiến hành sưu tầm, nghiên cứu, khai thác và phát triển vốn văn hoá dân gian ở địa phương và đã thu được một số kết quả ban đầu về các lĩnh vực: văn học dân gian; ca múa nhạc dân gian; các tác phẩm mỹ nghệ dân gian. Tổ chức các hoạt động vui chơi dân gian và hội hè truyền thống,... Cùng với việc phục hồi và phát triển vốn văn hoá văn nghệ dân gian, như múa Bồng - Triều Khúc; múa Tùng choạc - Phù Đổng;... ở một số địa phương khác cũng đã được khai thác và từng bước phục hồi
1290. TRỊNH HOÀNG HIỆP. Khai quật chữa cháy ở Kim Lan, Hà Nội / Trịnh Hoàng Hiệp, Tống Trung Tín, Bùi Minh Trí, Nishimura Masanari // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2001. - 2002. - Tr. 393-403
Di tích Kim Lan thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội được khai quật chữa cháy tháng 3 năm 2001. Bài viết mô tả về những địa tầng và những hiện tượng di tích: những lò hình trứng hay e líp khu vực nền đất cứng. Ngoài chức năng cư trú, di chỉ có khả năng gần với lò sản xuất gốm sứ, sản xuất đồ kim loại. Sưu tập hiện vật có một số hiện vật thuộc thế kỷ II, III SCN. Dấu vết cư trú thế kỷ IX, X
1291. TRỊNH HOÀNG HIỆP. Sưu tập tiền cổ tại xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, Hà Nội / Trịnh Hoàng Hiệp, Nguyễn Việt Hồng // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000. - 2001. - Tr. 634-635
Tháng 4 năm 2000 nhiều di vật cổ ở khu vực bãi đất bồi ven sông Hàm Rồng đã được phát hiện. Hiện vật rất phong phú, gồm vật liệu kiến trúc, gạch ngói, đồ gốm và tiền đồng. Tiền đồng phát hiện được trong 3 hũ với số lượng 18 - 20 kg. Bài thông báo giới thiệu các đồng tiền đồng đã xác định được niên đại. Có tất cả 15 đồng thuộc các triều: Tây Hán, Đông Hán, thời Đường, thời Tuỳ, thời Thục, Nam Hán, Bắc Tống (Trung Quốc) và thời Đinh (Việt Nam)
1292. TRỊNH SINH. Bàn thêm về lưỡi cày Cổ Loa / Trịnh Sinh // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995. - 1996. - Tr. 166-168
Thông tin về hiện vật khảo cổ học mới phát hiện, đó là lưỡi cày có dáng hình Cổ Loa. Căn cứ vào những tư liệu khảo cổ học, dân tộc học thì những chiếc lưỡi cày Cổ Loa này tương tự với cuốc hình lá nhọn ở văn hoá Điền, do vậy phải gọi chúng là cuốc Cổ Loa mới đúng
1293. TRƯƠNG MINH HẰNG. Làng Ngũ Xã và nghề đúc đồng truyền thống ở Hà Nội. / Trương Minh Hằng // Văn hoá dân gian. - 1995. - Số 2 (150). - Tr. 34-37
Tác giả cho rằng nghề đúc đồng ở Hà Nội có truyền thống và lịch sử lâu đời. Giới thiệu lịch sử làng Ngũ Xã, phương thức hành nghề, kỹ thuật cơ bản trong nghề đúc đồng và những sản phẩm chính của nghề này
1294. VŨ HỒNG THUẬT. Các hiện vật thời Trần ở chùa Báo Ân / Vũ Hồng Thuật, Doãn Hồng Hà // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998. - 1999. - Tr. 490-491
Chùa Báo Ân xưa ở hương Siêu Loại, phủ Thuận Thành, trấn Kinh Bắc nay thuộc thôn Quang Trung, xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, Tp Hà Nội. Đây là một di tích lịch sử văn hóa được xây dựng vào thời Trần. Chùa do Trần Nhân Tông khởi công xây dựng vào những năm (1299 - 1308). Chùa có các tượng Phật, Bồ tát, Hộ pháp kim cương và tượng vua Trần Nhân Tông. Chùa Báo Ân còn giữ được một số hiện vật thời Trần và các giai đoạn sau đó, như: gạch trang trí, rồng (đất nung), ống thoát nước, gạch xây, đồ gốm men ngọc. Ngoài ra còn có nhiều cổ vật có giá trị nghiên cứu như: bia đá, mộ tháp đá, cây hương và các tượng cổ từ thế kỷ 17, 18 và 19
1295. VŨ QUỐC HIỀN. Thêm một trống đồng loại II Heger được Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tiếp nhận / Vũ Quốc Hiền, Phạm Quốc Quân // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998. - 1999. - Tr. 285-286
Thông báo về việc tiếp nhận một trống đồng loại II Heger của Bảo tàng lịch sử Việt Nam. Trống có đường kính mặt: 60,5cm, đường kính chân đế 59,5cm, chiều cao 37cm. Mặt trống có u nổi chính giữa, quanh u nổi có 8 tia mảnh không vượt qua đường chỉ giới hạn. Ngoài u nổi mặt trống còn có 7 vòng trang trí, hoa văn phân cách nhau bằng những đường chỉ chìm. Tang trống có 4 vành hoa văn, thân trống có 4 vành hoa văn trang trí, chân trống choãi có 3 vành hoa văn trang trí. Giữa tang, thân và chân trống phân cách nhau bằng những đường gờ nổi lớn. Đây là chiếc trống đồng loại II, theo phân loại của Heger có niên đại khoảng thiên niên kỷ I sau công nguyên
1296. VŨ THỊ THANH TÂM. Nghề tạc tượng thờ Sơn Đồng / Vũ Thị Thanh Tâm // Dân tộc học. - Số 2. - Tr. 58-70
Giới thiệu về làng nghề tạc tượng thờ Sơn Đồng ở Hoài Đức, một huyện ngoại thành Hà Nội: tiềm năng và triển vọng.