Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người

Print

Tên sách: Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người

Thông tin xb: H. : Chính trị Quốc gia, 2005

Mô tả vật lý: 270tr., 21cm

Từ khóa: Tư tưởng Hồ Chí Minh; Con người; Nhân quyền

Tác giả bổ sung: Phạm Ngọc Anh - ch.b.; Nguyễn Khánh Bật - b.s.; Phạm Văn Bính - b.s.; Vũ Văn Châu - b.s.; Vũ Công Giao - b.s.

Quyền con người là một phạm trù đa diện, cũng là phạm trù lịch sử, phát sinh, phát triển, mất đi cùng các phạm trù giai cấp, nhà nước và pháp luật.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người không chỉ dừng lại ở quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc, Người còn bàn tới quyền làm chủ, quyền bình đẳng trước pháp luật và quyền được pháp luật bảo vệ, quyền đi lại, cư trú, lao động,…

Trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta năm 1930, bên cạnh vấn đề dân sinh dân chủ đã bao gồm mục tiêu đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, thực hiện quyền bảo hiểm thất nghiệp,…Quyền con người luôn là lý tưởng của Đảng, là bản chất của Nhà nước ta và của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người” gồm 3 chương:

Chương 1: Bối cảnh lịch sử, quá trình hình thành, phát triển và những đặc điểm nổi bật của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người.

Chương 2: Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người.

Chương 3: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.

Sách hiện đang được lưu trữ và phục vụ tại Tổng kho, Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Thông tin về sách tại CSDL của TVQG: http://opac.nlv.gov.vn/pages/opac/wpid-detailbib-id-268745.html


Đọc thêm cùng chuyên mục: