Hội nghị chuyên đề lần thứ Nhất góp ý xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia “Thông tin và tư liệu: Nhận dạng bằng tần số radio (RFID) trong thư viện”

Print

Thực hiện nhiệm vụ của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch giao cho Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQG) triển khai các Dự án xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia, ngày 28/12/2018, TVQG tổ chức Hội nghị chuyên đề lần thứ Nhất nhằm mục đích trao đổi, thảo luận, tiếp nhận các ý kiến góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực thư viện, thông tin, tiêu chuẩn đối với Dự thảo lần 2 Tiêu chuẩn quốc gia “Thông tin và tư liệu: Nhận dạng bằng tần số radio (RFID) trong thư viện”.

alt

Toàn cảnh Hội nghị

Hiện nay, chưa có một văn bản chính thức nào quy định, hướng dẫn liên quan tới các tiêu chuẩn trong ứng dụng nhận dạng bằng tần số radio (RFID) tại các thư viện Việt Nam, dẫn tới việc ứng dụng công nghệ nhận dạng bằng tần số radio (RFID) vào hoạt động và quản lý của thư viện vẫn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, gây khó khăn trong nhiều khâu như mượn/ trả tài liệu, kiểm kê, mượn liên thư viện... Vì vậy, việc nghiên cứu, xây dựng Bộ tiêu chuẩn quốc gia về nhận dạng bằng tần số radio (RFID) trong thư viện, cụ thể là xây dựng các quy định về một mẫu dữ liệu và các quy tắc mã hóa cho việc sử dụng các nhãn nhận dạng bằng tần số radio (RFID) cho các tài liệu, phù hợp với nhu cầu của tất cả các loại hình thư viện, là cần thiết và bắt kịp được xu hướng hoạt động của các cơ quan thông tin - thư viện trên thế giới  trong bối cảnh công nghệ thông tin không ngừng thay đổi và phát triển vượt bậc như hiện nay.

Dự án được xây dựng trên cơ sở chấp nhận "ISO 28560:2014 Information and documentation - RFID in libraries" sẽ giúp việc áp dụng các chuẩn trong công nghệ được thống nhất, nâng cao chất lượng hoạt động, nâng cao hiệu quả phục vụ người sử dụng tại các cơ quan thông tin - thư viện, đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, hòa nhập, chia sẻ với ngành thư viện quốc tế.  Tiêu chuẩn gồm 03 phần, quy định một mẫu chuẩn dữ liệu và các quy tắc mã hóa việc sử dụng các nhãn nhận dạng bằng tần số radio (RFID) cho tài liệu phù hợp với nhu cầu của tất cả các loại hình thư viện bao gồm: thư viện quốc gia, thư viện công cộng, thư viện đại học, thư viện chuyên ngành và thư viện trường học. Phần 1: Các yếu tố dữ liệu và hướng dẫn chung về thực hiện. Phần 2: Mã hóa các yếu tố dữ liệu RFID dựa trên các quy tắc từ ISO/IEC 15962. Phần 3: Mã hóa độ dài cố định.

Các đại biểu tham dự Hội nghị đã đánh giá cao cách thức triển khai Dự án bài bản, bản dịch chuẩn xác, đảm bảo nội dung truyền tải, các thành viên của Dự án có cách làm việc khoa học, nghiêm túc, phản biện khoa học phù hợp… Hội nghị đã ghi nhận và tiếp thu 12 trên tổng số 42 ý kiến từ các chuyên gia, các nhà khoa học và các nhà lãnh đạo quản lý. Bên cạnh nhiều ý kiến khẳng định đây là một tiêu chuẩn quan trọng, trong đó các nội dung của Tiêu chuẩn đã đề cập đến những công nghệ mới chuyên sâu, một số ý kiến tập trung góp ý về: Việt hóa câu chữ sau khi chuyển ngữ; Những biện pháp áp dụng các TCVN nói chung và TCVN về Nhận dạng bằng tần số radio (RFID) trong thư viện vào thực tiễn thư viện Việt Nam; Đề xuất những tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực hoạt động thư viện cần tiếp tục được xây dựng... Đây là cơ sở quan trọng để Tiểu ban Kỹ thuật chuyên ngành biên soạn Tiêu chuẩn quốc gia “Thông tin và tư liệu: Nhận dạng bằng tần số radio (RFID) trong thư viện” tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện Dự thảo và Thuyết minh Tiêu chuẩn.

Hình ảnh cùng sự kiện:

alt

ThS. Kiều Thuý Nga - Giám đốc TVQG, Chủ nhiệm Dự án trình bày Báo cáo đề dẫn

alt

TS. Nguyễn Trọng Phượng – Trưởng Tiểu ban Kỹ thuật chuyên ngành trình bày Báo cáo tiếp thu và giải trình góp ý của các tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo và Thuyết minh Dự thảo

alt

TS. Nguyễn Văn Thiên – Trưởng khoa Thư viện Thông tin – Trường Đại học Văn hoá Hà Nội phát biểu tại Hội nghị

alt

ThS. Nguyễn Hữu Giới – Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

alt

TS. Chu Ngọc Lâm – Nguyên Giám đốc Thư viện Hà Nội phát biểu tại Hội nghị

alt

ThS. Cao Minh Kiểm – Tổng Thư ký Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam

phát biểu tại Hội nghị

alt

ThS. Nguyễn Thị Đào - Chuyên gia về thông tin - thư viện phát biểu tại Hội nghị

alt

ThS. Lê Thị Hạnh - Giám đốc Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Luật Hà Nội phát biểu tại Hội nghị

alt

Ông Dương Viết Huy - Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phát biểu tại Hội nghị

____________

Tin và ảnh: Thanh Hà


Đọc thêm cùng chuyên mục: