Thư mục sách Thăng Long - Hà Nội - Phần 3: Văn hóa Phi Vật thể - #3-Văn hóa Nghệ thuật (1669-2062)

E-mail Print

 VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ

VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT
1669. Architecture of Thăng Long - Hà Nội / Trần Quốc Năm dịch. - H. : Thế giới, 2006. - 126tr. ; 20cm. - (A journey through traditional culture of Thăng Long - Hà Nội)
Chính văn bằng tiếng Anh
Lịch sử kiến trúc và quá trình phát triển của kiến trúc Hà Nội từ khi Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Hà Nội cho đến nay
1670. Bách khoa thư Hà Nội : Khoa học xã hội và nhân văn / Uỷ Ban nhân dân T.p Hà Nội. - H. : Văn hoá thông tin, 2006. - 259 tr. ; 27 cm
Sách Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội 1010-2010
Cuốn sách là tập 7 của bộ Bách khoa thư Hà Nội gồm 18 tập, giới thiệu tổng quan về khoa học xã hội và nhân văn ở Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử. Phần cuối sách là lược thuật các tác phẩm, công trình khảo cứu viết về Hà Nội
1671. Bảo tồn di sản kiến trúc Hà Nội = Preservation of Hanoi architectural heritage / Ch.b: Fujimori Terunobu, Phạm Đình Việt, Muramatsu Shin, Đặng Thái Hoàng. - H. : Xây dựng, 1997. - 184tr : hình vẽ ; 27cm
Các xu hướng trong việc hình thành và phát triển kiến trúc nhà biệt thự kiểu Pháp ở Hà Nội. Thành phố Hà Nội và các công trình kiến trúc. Báo cáo khảo sát kiến trúc cận đại ở Hà Nội. Vai trò của các công trình văn hoá, lịch sử, tôn giáo trong việc bảo tồn và tôn tạo khu vực phố cổ Hà Nội. Giá trị kiến trúc - nghệ thuật, giá trị xã hội - lịch sử và ảnh hưởng đối với cảnh quan đô thị và sự phát triển đô thị
1672. BĂNG SƠN. Tản mạn Hà Nội phố / Băng Sơn // Tạp chí con số và Sự kiện. - 2001. - Số 1+2. - Tr. 59
Nghiên cứu lịch sử đường phố Hà Nội, với khu phố cổ 36 phố phường, các phố nghề, làng nghề và di tích lịch sử văn hoá ở khắp các địa bàn của thủ đô
1673. Bí mật Tử Cấm Thành Bắc Kinh / Chủ biên: Thượng Quan Phong; Người dịch: Ông Văn Tùng, Hà Kiên. - Tp. Hồ Chí Minh. : Nxb. Văn Nghệ, 2003. - 598 tr. ; 21 cm
Cuốn sách trình bày các vấn đề xung quanh kiến trúc, mỹ thuật, lịch sử và sinh hoạt của Tử Cấm thành (Trung Quốc) được biên soạn bởi hơn 29 chuyên gia về lịch sử cung đình, mỹ thuật, điêu khắc, kiến trúc. Sách là một tài liệu tham khảo tốt cho việc tìm hiểu, nghiên cứu, đối chiếu Kinh thành Thăng Long và Kinh thành Huế ở Việt Nam
1674. Bia ghi di chúc họ Trang / Người dịch: Nguyễn Hoàng Quý; Người hiệu đính: Mai Xuân Hải. - H. : Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 2003. - 8 tr. ; 30 cm
Bản dịch văn bia ở xã Ước Lễ, Thanh Oai, Hà Nội, nội dung bia là bản di chúc về việc phân chia gia sản của dòng họ Trang ở địa phương này
1675. Bia ghi việc đền ơn / Người dịch: Vũ Tuấn Sán; Người hiệu đính: Phạm Mạnh Sính. - H. : Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 19??. - 3 tr. ; 28 cm
Giới thiệu bản dịch bia thứ 5 dựng bên phải đền Giai Cảnh nhà số 1 phố Hàng Than, Hà Nội. Nội dung ghi lại việc bà quả phụ họ Lê mời dân họp lại đề nghị xây đền, dựng bia để ghi công đối với các bậc tiên hiền đã khuất, trong đó có ông, bà và cha mẹ, chồng bà, hàng năm cúng lễ theo như qui định
1676. Bia Văn miếu Hà Nội / Nhóm khảo dịch: Hoàng Văn Lâu, Phạm Văn Thắm, Phạm Thị Thoa,...; Hiệu đính: Hoàng Hữu Xứng. - H. : Thế Giới, 1997. - 545 tr. ; 21 cm
TĐTTS ghi: Trung tâm KHXH & NVQG. Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Giới thiệu bản dịch Bia Văn miếu Hà Nội bằng cả hai thứ tiếng Việt và Pháp, trong đó có 20 văn bia dịch với nội dung hoàn chỉnh, các bia còn lại trích phiên tên người đỗ cùng quê quán có đối chiếu với địa danh ngày nay
1677. BÙI HẠNH CẨN. Bà Điểm họ Đoàn / Bùi Hạnh Cẩn. - H. : Trung tâm hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám, 1988. - 87 tr. ; 19 cm
Cuốn sách (dịch từ bản Chinh phụ ngâm) được xuất bản nhân kỷ niệm 240 năm ngày mất của nữ sĩ họ Đoàn, do Trung tâm hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám và Thư viện Hà Nội phối hợp. Giúp bạn đọc hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của một nữ sĩ tài danh người Hà Nội
1678. BÙI LIÊN KHÊ. Long Biên bách nhị vịnh / Bùi Liên Khê soạn thảo và viết tựa; Người dịch: Trần Duy Vôn, Cao Hữu Lạng. - H. : Knxb, 1974. - 99 tr. ; 26 cm
Giới thiệu bản dịch 102 bài thơ vịnh phong cảnh Long Biên (Hà Nội cổ): Hồ Tây, chùa Trấn Vũ,...
1679. BÙI VĂN NGUYÊN. Thử tìm tên thật cuả bà huyện Thanh Quan / Bùi Văn Nguyên // Nghiên cứu văn học. - 1962. - Số 12. - Tr. 82-87
Sau khi so sánh phân tích nhiều cuốn sách lịch sử và gia phả các dòng họ Lưu và Nguyễn ở ngoại thành Hà Nội; bài viết giải quyết được một số chi tiết về bà Huyện Thanh Quan: tên thật là Nguyễn Thị Hinh, người làng Nghi Tàm, lấy ông Lưu Nguyên Ôn người làng Nguyệt Áng cùng huyện
1680. BÙI XUÂN ĐÍNH. Hai tấm bia văn chỉ và một số vấn đề về họ Nguyễn Vân Điềm / Bùi Xuân Đính // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2001. - 2002. - Tr. 630-632
Thông tin về hai tấm bia văn chỉ, tìm hiểu về họ Nguyễn ở Vân Điềm nay thuộc xã Vân Hà huyện Đông Anh (Hà Nội). Đây là hai tấm bia trụ có niên đại tương đối sớm. Nội dung tấm bia nói về tiểu sử của Nguyễn Thực, Nguyễn Nghi và về dòng họ Nguyễn Vân Điềm, những người có công đóng góp xây dựng triều đại nước Đại Việt đầu thế kỷ 17
1681. BỬU CẦM. Thành phố Hà Nội xưa và nay / Bửu Cầm, Thương Lãng phiên dịch và chú thích // Vạn Hạnh. - 1965. - Số 17. - Tr. 89-104
Bài viết nguyên văn chữ Hán là 'Hà thành kim tích khảo', khảo cứu khá công phu về hầu hết các di tích đất đai, phủ, đền, chùa, điện, làng nghề... của đất Hà thành như: phủ Chúa Trịnh, đình Quảng Minh, Chùa Báo Thiên, v.v
1682. Ca dao ngạn ngữ Hà Nội / Sưu tầm, biên soạn: Triều Dương, Phạm Hoà, Tảo Trang, Chu Hà. - H. : Hội Văn Nghệ Hà Nội, 1972. - 207 tr. ; 19 cm
Cuốn sách gồm hai phần chính: Ca dao và Ngạn ngữ. Phần ca dao trích chủ yếu trong tập 'Ca dao sưu tầm ở Hà Nội', có bổ sung thêm những bài ca dao, bài vè, diễn ca, dân ca tương đối tiêu biểu cho Hà Nội về mặt lịch sử. Phần Ngạn ngữ bao gồm phương ngôn ngạn ngữ và thành ngữ, tất cả đều sắp xếp theo chủ điểm và chia ra thành từng chương như: Lịch sử và truyền thống đấu tranh; Địa lý và phong cảnh; Nghề nghiệp và đặc sản; Phong tục và sinh hoạt; Tình yêu và hôn nhân
1683. CAO VIÊN TRAI. Lê triều lịch khoa tiến sĩ đề danh bi ký / Người biên tập: Cao Viên Trai; Người dịch: Hà Tĩnh Võ Oanh. - Sài Gòn : Bộ Quốc Gia Giáo Dục ; 27x20 cm
Q. I. - 1961. - 261 tr.
Giới thiệu bản dịch tiếng Việt các bài văn bia tiến sĩ ở Văn Miếu, Hà Nội
1684. Câu đối Hán Nôm ở Hà Nội - Câu đối Quận Đống Đa: phiên âm, dịch nghĩa, chú giải có tuyển chọn / Người thực hiện: Đinh Công Vĩ. - H. : Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 2002. - 205 tr., 12 tr. phụ lục ; 30
Phiên âm, dịch nghĩa, chú giải có tuyển chọn câu đối quận Đống Đa, có điểm qua tình hình địa phương nơi lưu giữ nguồn tài liệu này và hiện trạng nguồn tư liệu ở đây
1685. CHEOU A. Tiếng lóng An Nam / A. Cheou; Người dịch: Phạm Thái. - H. : Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 1905. - 39 tr. ; 27 cm
Ghi chép về tiếng lóng, tiếng lái từ những đám trộm cắp, đám giang hồ ngoài đời như: lái buôn, chở đò và gái ả đào, v.v, chủ yếu ở các vùng Hà Nội, Hải Phòng và Sơn Tây
1686. CHU HÀ. Ca dao ngạn ngữ Hà Nội / B.s.: Chu Hà, Trần Lê Văn, Nguyễn Vinh Phúc. - H. : Hội văn nghệ Hà Nội ; 19cm
T.2. - 1981. - 63tr
Những câu, bài ca dao, ngạn ngữ (xuất xứ từ những vùng đất mới sát nhập vào Hà Nội: Sơn Tây, Hà Đông, Phúc Yên...) về con người, cảnh vật, đời sống kinh tế, văn hoá, tình yêu, hôn nhân và gia đình
1687. CHU QUANG TRỨ. Trang sử đá trong sách công cụ cần chuẩn xác / Chu Quang Trứ, Nguyễn Quang Trung // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1993. - 1994. - Tr. 363-365
Bài viết chỉ ra những chi tiết không chuẩn xác trong tập sách 'Tuyển tập văn bia Hà Nội' (quyển II, Nxb KHXH, Hà Nội, 1978) và 'Văn khắc Hán Nôm Việt Nam' về trường hợp giới thiệu tấm bia 'Cao Sơn Đại vương thần từ bi minh tịnh tự' và tấm bia 'Cung phụng công đức chi bi'. Các tác giả bài viết nhấn mạnh ý "những thông tin trên sách công cụ cần phải chuẩn xác"
1688. CHU VIỄN. Về việc xây dựng làng văn hóa ở Hà Nội / Chu Viễn // Văn hoá nghệ thuật. - 1997. - Số 1 (151). - Tr. 20-21
Bàn về làng văn hoá và việc xây dựng làng văn hoá ở thủ đô, quy chế và cách thực hiện
1689. Chung quanh bài 'Thăng Long hoài cổ' của Bà Huyện Thanh Quan // Bách khoa. - 1958. - Số 46. - Tr. 24-28
Tổng kết những ý kiến bình luận của các học giả về bài thơ 'Thăng Long hoài cổ' của Bà Huyện Thanh Quan
1690. CHỬ HÀ. Màn ảnh Hà Nội, thực trạng và hướng phát triển / Chử Hà. - Kđ. : Knxb., 1994. - 56-58
Trình bày thực trạng của điện ảnh Hà Nội, chỉ ra những khó khăn và tồn tại cần khắc phục, nêu định hướng phát triển ngành điện ảnh trong tương lai
1691. CHƯƠNG THÂU. Bài thơ ấy có phải là của Hồ Xuân Hương không? / Chương Thâu // Tổ quốc. - 1977. - Số 1. - Tr. 44
Giới thiệu nguyên văn và dịch nghĩa bài thơ 'Tam Kỳ tức cảnh', một bài thơ chữ Hán đường luật 8 câu, nhiều người cho là của Hồ Xuân Hương
1692. Convention passée entre l'administration de l'Annam-Tonkin et M. Babut, publiciste à Hanoi pour le journal l'Annam. - Haiphong : Impr. L. Gallois, 1905. - 6p. ; 30cm
Gồm các điều khoản trong bản thoả thuận giữa 1 bên là chính quyền bảo hộ Bắc Kỳ (ông Fourès - Thống sứ Bắc Kỳ) và bên kia là nhà báo Ernest Babut ở Hà Nội, về việc cấp phép và duy trì hoạt động của tờ báo l'Annam
1693. Công viên nước đầu tiên tại Hà Nội - Hồ Tây Waterpark // Toàn cảnh sự kiện dư luận. - Tháng 6 (Số 119). - Tr. 19
Giới thiệu công viên nước đầu tiên của Hà Nội, nơi vui chơi giải trí của cả người lớn và trẻ em ở thủ đô, môi trường tốt để tăng cường thể lực
1694. CUNG VĂN LƯỢC. Từ truyền thuyết ven sông Nhuệ về hình ảnh người phụ nữ anh hùng thủa đánh Tống / Cung Văn Lược // Văn học. - 1981. - Số 2. - Tr. 10-17
Bài viết giới thiệu truyền thuyết "cô gái Tó" sưu tầm được ở huyện Thanh Trì, Hà Nội: Cô là vợ vua Lê Đại Hành, trông coi việc lương thảo, góp phần vào thắng lợi chống giặc Tống. Về sự tích "cô gái Tó" còn tìm thấy ở thần phả, ở bài châm và đôi câu đối đình Hoa Xá
1695. D.M. Giới thiệu văn học Việt Nam thời Tây Sơn / D.M // Tập san Văn sử địa. - 1956. - Số 14. - Tr. 51-59
Phong trào Tây Sơn tồn tại trong 31 năm, triều đại Tây Sơn chỉ có 24 năm (1778-1802) nhưng việc đề cao và trọng dụng chữ Nôm của Quang Trung đã thúc đẩy văn học dân tộc tiến lên. Trong giai đoạn này nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng ra đời như: Lê Ngọc Hân với bài thơ "Ai tư vãn", Phan Huy Ích, Nguyễn Huy Lượng với bài "Tụng Tây Hồ phú", Hồ Xuân Hương. Và chính thời kỳ này là thời kỳ tài năng của thi hào Nguyễn Du trưởng thành đầy đủ nhất, với tác phẩm Truyện Kiều phản ánh đầy đủ nhất thực trạng của xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX
1696. Danh mục văn khắc Hán Nôm sưu tầm năm 2004 tại Hà Nội / Phòng Bảo quản. - H. : Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 2004. - 99 tr. ; 21 x 30 cm
TĐTTS ghi: Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Phòng Bảo quản. - Tài liệu do Phòng Bảo quản thực hiện & chế bản
Cung cấp những thông tin cần thiết về các đơn vị văn khắc sưu tầm được tại Hà Nội năm 2004. Danh mục gồm có: 1) số thứ tự, 2) tên bia, 3) ký hiệu, 4) số mặt bia, 5) tên di tích + tên thôn xóm, 6) niên đại và 7) những ghi chú khác
1697. DIỆP ĐÌNH HOA. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội hoạt động điền dã và nghiên cứu / Diệp Đình Hoa, Phan Huy Lê // Khảo cổ học. - 1974. - Số 16. - Tr. 14-18
Báo cáo công tác hoạt động điền dã và nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trong những năm qua. Nội dung báo cáo gồm 3 phần: Công tác khoa học nói chung; Hoạt động của các tổ trong khoa; Dự kiến công tác
1698. DOÃN KẾ THIỆN. Hà Nội cũ / Doãn Kế Thiện. - H. : Impr. Đời mới, 1943. - 125tr : minh hoạ
Nghiên cứu về Hà Nội của một học giả thời thuộc Pháp, nhấn mạnh vào những nét đẹp cổ kính rất riêng của mảnh đất đế đô
1699. Du lịch, một tiềm năng kinh tế mũi nhọn của thủ đô Hà Nội // Việt Nam và Đông Nam Á ngày nay. - 1998. - Số 18. - Tr. 45
Khẳng định vị thế quan trọng của ngành du lịch trong việc phát triển kinh tế của thủ đô Hà Nội
1700. DUỆ ANH. Cầm chầu ca trù, thú chơi tao nhã của người Hà Nội / Dụê Anh, Bạch Vân. - Kđ. : Knxb., 1994. - 43-46
Miêu tả về thú chơi tao nhã của người Hà Nội trong việc thưởng ngoạn ca trù, với động tác cầm chầu để thưởng các đào nương khi họ thể hiện xuất sắc vai trò ca sĩ của mình
1701. DƯƠNG ĐÌNH MINH SƠN. Ca trù cung đình Thăng Long - nhạc truyền thống Hà Nội / Dương Đình Minh Sơn. - H. : Knxb, 2006. - 25tr. ; 29cm
Tác giả tự sao chụp, tặng TVQG
Sự hình thành và phát triển của dòng nhạc ca trù Thăng Long. Tìm hiểu ca trù Thăng Long qua các bậc Quân vương từ nhà Lý trở đi
1702. DƯƠNG ĐÌNH MINH SƠN. Cần khẳng định ca trù là nhạc dân gian của Hà Nội / Dương Đình Minh Sơn // Văn hoá nghệ thuật. - 1995. - Số 4 (130). - Tr. 67-69
Giới thiệu sơ lược về Ca trù, nghệ thuật âm nhạc dân gian độc đáo, có nguồn gốc từ đất Hà Thành và là bộ môn âm nhạc dân gian của Hà Nội
1703. DƯƠNG MINH SÁU. Quả chuông mang niên đại Trung Hoa ở quán Trấn Vũ, Hà Nội / Dương Minh Sáu // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995. - 1996. - Tr. 482-484
Giới thiệu đặc điểm mỹ thuật của quả chuông ở Quán Trấn Vũ (Hà Nội) có niên đại Trung Quốc: Quang Tự 11 (1888)
1704. DƯƠNG MINH SÁU. Tấm bia thời Lê sơ ở chùa Nga My (Hà Nội) / Dương Minh Sáu // Văn hoá nghệ thuật. - 1995. - Tr. 42-43
Thông tin về tấm bia thời Lê ở chùa Nga My, Hà Nội, tư liệu lịch sử quan trọng để nghiên cứu về địa danh cũng như truyền thống văn hoá địa phương
1705. DƯƠNG THỊ THE. Một cuốn sách đồng ở Hà Nội / Dương Thị The // Tạp chí Hán Nôm. - 1988. - Số 2. - Tr. 31-35
Giới thiệu cuốn sách gồm 12 lá đồng, khổ 18 x 34cm được đóng bằng dây đồng, làm vào năm 1920. Sách được lưu giữ tại làng Mai Phục, xã Gia Thụy, huyện Gia Lâm. Đây là cuốn thần phả của đình làng. Sau phần giới thiệu có bản dịch toàn bộ nội dung cuốn sách
1706. DƯƠNG VIẾT Á. Ngân xa, bài ca Hà Nội / Dương Viết Á // Văn hoá nghệ thuật. - 1994. - Số 10 (124). - Tr. 40-42
Giới thiệu tác động sâu rộng của ca khúc về Hà Nội, ca ngợi vẻ linh thiêng và hào hoa của mảnh đất đế đô
1707. ĐÀO THỊ DIẾN. Câu chuyện bảo vệ di tích lịch sử ở Hà Nội năm 1950-1951 / Đào Thị Diến // Xưa & Nay. - 2005. - Số 237. - Tr. 23-25
Giới thiệu di tích lịch sử ở Hà Nội, việc bảo vệ di tích ở Hà Nội trước giải phóng, thực trạng di tích hiện nay, từ đó đặt vấn đề chúng ta phải làm gì để giữ gìn di sản cha ông ta để lại
1708. ĐẶNG THÁI HOÀNG. Kiến trúc Hà Nội thế kỷ 19-20 / Đặng Thái Hoàng. - H. : Nxb. Hà Nội, 1985. - 119tr : ảnh, hình vẽ ; 27cm
Tập phụ lục ảnh chụp, hình vẽ, bản đồ. - Thư mục cuối sách
Kiến trúc và xây dựng Hà Nội đời nhà Nguyễn; Kiến trúc và quy hoạch Hà Nội thời Pháp thuộc; Kiến trúc và xây dựng Hà Nội dưới chế độ mới (thời kỳ 1945-1985)
1709. ĐẶNG THANH LÊ. Hồ Xuân Hương - Bài thơ mời trầu, cộng đồng truyền thống và cá tính sáng tạo trong mối quan hệ văn học dân gian và văn học viết / Đặng Thanh Lê // Văn học. - 1983. - Số 5. - Tr. 68-79
Qua việc phân tích hiện tượng văn học giữa một số câu ca dao có mô típ "trầu cau" và bài thơ "Mời trầu" của Hồ Xuân Hương. Tác giả bài viết nêu lên 2 vấn đề: 1. Bài thơ "Mời trầu" là một chứng minh thể hiện rõ đặc điểm "cá tính sáng tạo" của Hồ Xuân Hương - một nghệ sĩ thuộc dòng văn học viết. Bà đã có những sáng tạo độc đáo, tạo cho môtíp này bước phát triển mới trong sinh hoạt nghệ thuật của nó. 2. Bài thơ này là cơ sở cho việc nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết, khẳng định học thuyết về sự đối lập tuyệt đối giữa "ngôn ngữ" và "lời nói". Và cho thấy: Cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa về cuộc sống con người, trong đó có cảm hứng nghệ thuật đối với khát vọng giải phóng tình yêu đôi lứa là một khuynh hướng chung. Hồ Xuân Hương đã tìm nguồn thi liệu từ trong ca dao, truyện kể để tạo nên hiện tượng thơ đường Luật mà chan chứa phong vị ca dao
1710. ĐẶNG THỊ MINH HẢI. Hà Nội phát triển đảng viên trong các trường trung học phổ thông / Đặng Thị Minh Hải // Tạp chí Xây Dựng Đảng. - 2004. - Số 6. - Tr. 33, 50
Khẳng định tầm quan trọng và sự cần thiết phải phát triển Đảng viên trong môi trường trường học, bài viết giới thiệu thành tích của một số trường trung học phổ thông ở Hà Nội trong việc phát triển Đảng ở cơ sở
1711. ĐẶNG VĂN BÀI. Bảo tồn di sản văn hóa trong môi trường đô thị Hà Nội / Đặng Văn Bài // Văn hoá nghệ thuật. - 1994. - Số 6 (120). - Tr. 9-12
Bàn về vấn đề bảo tồn di sản văn hoá ở thủ đô Hà Nội trong môi trường có nhiều biến động như hiện nay
1712. ĐINH GIA KHÁNH. Việc nghiên cứu văn hoá dân gian của Hà Nội từ xưa đến nay / Đinh Gia Khánh // Văn hoá dân gian. - 1996. - Số 2. - Tr. 3-12
Qua các truyền thuyết dân gian, qua 'Chiếu dời đô' của Lý Công Uẩn, 'Việt điện U linh' của Lý Tế Xuyên, 'Lĩnh Nam chích quái' của Vũ Quỳnh và Kiều Phú, 'Dư địa chí' của Nguyễn Trãi, qua những ghi chép của Lê Hữu Trác, Phạm Đình Hổ, Lê Quý Đôn, Nguyễn Văn Siêu, người đọc có thể biết nhiều thông tin về Thăng Long xưa. Ngoài ra người đọc còn được biết về Hà Nội qua các tác giả Phương Tây (bằng tiếng Pháp) và các cuốn sách của người Việt viết bằng chữ quốc ngữ sau này
1713. ĐINH GIA KHÁNH. Việc nghiên cứu văn hoá dân gian Hà Nội từ xưa đến nay / Đinh Gia Khánh // Văn hoá dân gian. - 1996. - Số 2 (54). - Tr. 3-12
Giới thiệu việc tìm hiểu văn hoá dân gian (Foklore) của Hà Nội đã có từ hàng nghìn năm nay, bằng những dẫn chứng cụ thể, với 4 kết luận cụ thể sau: Bề dày và mức độ tập trung các thành tựu của văn hoá dân gian ở vùng văn hoá quan trọng hàng đầu này; Vì không đâu bằng ở Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, văn hoá bác học phát triển cao; Tiến trình văn hoá diễn ra đặc biệt phong phú; Tính chất hội tụ và lan toả của tiến trình văn hoá dân gian,...
1714. ĐINH KHẮC THUÂN. Thơ Nôm chúa Trịnh khắc trên biển gỗ / Đinh Khắc Thuân // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005. - Tr. 659-660
Hiện biết có 4 biển gỗ khắc thơ Nôm vào thế kỷ 17 - 18: 2 biển gỗ ở chùa Đậu (Thường Tín - Hà Tây). Các bài thơ này đều được nhắc đến là thơ Nôm của vua Lê. Nghiên cứu, khảo sát các biển gỗ này, tác giả cho rằng đây là những bài thơ của chúa Trịnh Căn và Trịnh Cương đề vịnh khi thăm thú di tích, chính hai vị chúa này đã đặt nền móng cho sự nở rộ các tác phẩm Nôm vào giai đoạn nửa cuối thế kỷ 18
1715. ĐINH QUANG AN. Kinh doanh phát hành phim và chiếu bóng ở Hà Nội trước ngày giải phóng Thủ đô / Đinh Quang An // Văn hoá nghệ thuật. - 1994. - Số 10 (124). - Tr. 59-61
Tổng quan ngành điện ảnh trước giải phóng, vấn đề kinh doanh phim ảnh ở Hà Nội
1716. ĐINH TRUNG KIÊN. Hoạt động lữ hành với việc khai thác và bảo tồn di sản văn hóa ở Hà Nội / Đinh Trung Kiên // Văn hoá nghệ thuật. - 2000. - Số 2 (188). - Tr. 20-23
Nghiên cứu, khảo sát về hoạt động du lịch ở Hà Nội, tiềm năng, thực trạng du lịch, nêu giải pháp làm thế nào khai thác và bảo tồn một cách tốt nhất các di sản văn hoá của mảnh đất ngàn năm văn hiến
1717. ĐOÀN TRUNG HỮU. Nghiên cứu văn bia chùa quận Ba Đình thành phố Hà Nội / Đoàn Trung Hữu. - H. : Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 2007. - 121 tr. ; 30 cm
Đề tài được hoàn thành với sự trợ giúp của Quỹ học bổng Harvard-Yenching, Hoa Kỳ, nội dung đề tài nghiên cứu văn bia trong các chùa ở quận Ba Đình, Hà Nội, nhằm hiểu biết hơn về tình hình kinh tế, xã hội ở thủ đô
1718. ĐỖ HOÀNG TẤN. Về một bài vị thời Mạc / Đỗ Hoàng Tấn // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995. - 1996. - Tr. 549-560
Giới thiệu chiếc bài vị cổ, với những dòng chữ Hán và hoa văn đẹp của đình Phú Gia, xã Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội
1719. ĐỖ HỒNG ANH. Xẩm Hà Nội hồi sinh? / Đỗ Hồng Anh // Toàn cảnh Sự kiện - Dư luận. - 2006. - Số 191. - Tr. 54-55
Xẩm là một loại hình nghệ thuật dân gian, trước giải phóng thường được biểu diễn trên đường phố Hà Nội để phục vụ tầng lớp thị dân, sau đó thất truyền, gần đây để bảo tồn và gìn giữ vốn nghệ thuật cổ truyền, hát xẩm đã hồi sinh ở Hà Nội
1720. ĐỖ LAI THUÝ. Tiếp cận thơ Hồ Xuân Hương từ nguyên lý hội hoá trang của M. Bakhtin / Đỗ Lai Thuý // Văn hoá dân gian. - 1995. - Số 2. - Tr. 37-39
Từ nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, tác giả đã rút ra một quan niệm mới về quy tắc thẩm mỹ của Hồ Xuân Hương: dựa vào nguồn văn hoá cổ của nhân dân Việt Nam với lối thi vị hoá, lý tưởng hoá độc đáo những nhân tố có tính chất nhục thể. Tác giả tiếp cận thơ Hồ Xuân Hương từ nguyên lý hoá trang của M. Bakhtin đã phát hiện được những vấn đề mới. Sự miêu tả thiên nhiên, đồ vật có ám chỉ dương vật, sự châm biếm sư sãi, hiền nhân quân tử,...trước đây chỉ được miêu tả ở khía cạnh xã hội, nay đã được giải thích thêm về phương diện triết lý. Ngoài ra thơ bà còn được chú ý nhiều hơn về ngôn ngữ, thủ pháp nghệ thuật và nguyên tắc thẩm mỹ
1721. ĐỖ THỊ HẢO. Hà thành thi sao và những áng thơ về Thăng Long Hà Nội / Chủ biên: Đỗ Thị Hảo; Mai Xuân Hải, Nguyễn Thị Hoàng Quí. - H. : Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 2003. - 398 tr. ; 28 cm
Sách chế bản do cán bộ phòng Nghiên cứu ứng dụng Viện Nghiên cứu Hán Nôm thực hiện
Công trình khoa học cấp Viện của nhóm cán bộ phòng Nghiên cứu ứng dụng, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, giới thiệu những áng thơ về Thăng Long Hà Nội qua những tác phẩm chữ Hán như: ‘La thành cổ tích vịnh, Thăng Long tam thập vịnh, Thăng Long thập cửu vịnh’,... đã được soạn giả Trần Duy Vôn chép trong 'Hà thành thi sao'. Ngoài ra còn có nhiều bài thơ chữ Hán viết về Hà Nội của các tác gia nổi tiếng khác như: Phạm Quang Khải, Phạm Sư Mạnh và Nguyễn Du, ..
1722. ĐỖ THỊ HẢO. Nét "dân gian" trong một số văn bia Thăng Long - Hà Nội / Đỗ Thị Hảo // Tạp chí Hán Nôm. - 2000. - Số 1 (42). - Tr. 35-40
Bài viết tìm hiểu yếu tố dân gian trong một số văn bia Thăng Long - Hà Nội. Đó là các truyền thuyết vùng Hồ Tây, các huyền tích về các vị thần, về hương ước về phong tục và sinh hoạt hát ả đào, .. được ghi nhận trong các văn bia
1723. ĐỖ THỊ HẢO. Thành Thăng Long qua thơ Hán Nôm / Đỗ Thị Hảo // Thông báo Hán Nôm học năm 2004
Qua một số tập thơ văn viết về Thăng Long - Hà Nội tác giả bài viết giới thiệu một số di tích trong khu vực Hoàng thành và Cấm thành được các nhà thơ miêu tả, như: Núi Nùng, Tam Sơn, Thái Hoà Sơn, Ngọc Long Trì, Điện trên Núi Nùng, ..
1724. ĐỖ THỊ MINH THUÝ. Phân loại bách thần Thăng Long- Hà Nội từ góc độ kết cấu kinh tế xã hội / Đỗ Thị Minh Thuý // Văn hoá dân gian. - 2003. - Số 5 (89). - Tr. 52-58
Phân loại bách thần Thăng Long - Hà Nội từ góc độ kết cấu kinh tế xã hội, qua hệ thống thần được thờ ở từng nhóm dân cư, giúp nắm bắt đặc trưng tinh thần, đời sống tâm linh từng giai tầng, đây là đặc điểm của tín ngưỡng dân gian Hà Nội
1725. ĐỖ THỈNH. Một cuốn xã chí cổ mới được phát hiện / Đỗ Thỉnh // Nghiên cứu lịch sử. - 1996. - Số 5. - Tr. 77-78
Tác giả sưu tầm được cuốn sách viết bằng chữ Hán tại xã Yên Hoà huyện Từ Liêm, Hà Nội, tên sách là ‘Bạch Liên khảo ký’, tác giả là Nguyễn Quang Địch. Bài viết giới thiệu sơ lược nội dung cuốn sách này
1726. ĐỖ THỈNH. Về cuốn xã chí cổ mới tìm được / Đỗ Thỉnh // Tạp chí Hán Nôm. - 1992. - Số 1 (12). - Tr. 75-76
Giới thiệu cuốn xã chí có tên là 'Bạch Liên khảo ký' viết bằng chữ Hán mới tìm được ở xóm Đình, thôn Hạ Yên Quyết, xã Yên Hoà, Từ Liêm, Hà Nội. Nội dung sách có giá trị trong việc nghiên cứu lịch sử văn hóa xã hội vùng ven thành Thăng Long thế kỷ XIX
1727. ĐỖ TRỌNG QUANG. Đứa con đầu lòng của kịch nói sân khấu Thủ đô / Đỗ Trọng Quang // Nghiên cứu văn hoá nghệ thuật. - 1987. - Số 5-6 (76). - Tr. 38-41
Giới thiệu kịch nói Hà Nội, khái quát về vở kịch đầu tiên ghi dấu ấn của kịch nói sân khấu thủ đô
1728. ĐỖ VĂN NINH. Bia nghè trường Giám (tiếp theo và hết) / Đỗ Văn Ninh // Nghiên cứu lịch sử. - 1995. - Số 2. - Tr. 68-88
Tác giả giới thiệu bản dịch tiếng Việt 18 bài bi ký đề tên Tiến sĩ hiện còn lưu giữ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội. 1) Bài ký đề tên Tiến sĩ khoa Đinh Mùi, niên hiệu Bảo Thái năm thứ 8; 2)Bài ký đề tên Tiến sĩ khoa Tân Hợi, niên hiệu Vĩnh Khánh năm thứ 3 (491); 3) Bài ký đề tên Tiến sĩ khoa Quý Sửu, niên hiệu Long Đức năm thứ 2; 4) Bài ký đề tên Tiến sĩ khoa Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Hựu năm thứ 2; 5) Bài ký đề tên Tiến sĩ khoa Kỷ Mùi, niên hiệu Vĩnh Hựu năm thứ 5; 6) Bài ký đề tên Tiến sĩ khoa Quý Hợi, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 4; 7) Bài ký đề tên Tiến sĩ khoa Bính Dần, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 7; 8) Bài ký đề tên Tiến sĩ khoa Mậu Thìn, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 9; 9) Bài ký đề tên Tiến sĩ khoa Nhâm Thân, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 14; 10) Bài ký đề tên Tiến sĩ khoa Giáp Tuất, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 15; 11) Bài ký đề tên Tiến sĩ khoa Đinh sửu, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 18; 12) Bài ký đề tên Tiến sĩ khoa Canh Thìn, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 21; ..
1729. ĐỖ VĂN NINH. Bia Nghè trường Giám (tiếp theo) / Đỗ Văn Ninh // Nghiên cứu lịch sử. - 1991. - Số 2. - Tr. 82
Bản dịch ba bia Tiến sĩ ở Quốc Tử Giám (Văn Miếu Hà Nội): Bia đề tên Tiến sĩ khoa Đinh Mùi (niên hiệu Hoằng Định năm thứ 8); Bia đề tên Tiến sĩ khoa Canh Tuất (niên hiệu Hoằng Định năm thứ 12); Bia đề tên Tiến sĩ khoa Quý Sửu (niên hiệu Hoằng Định năm thứ 14)
1730. ĐỖ VĂN NINH. Bia Nghè trường Giám (tiếp theo) / Đỗ Văn Ninh // Nghiên cứu lịch sử. - 1991. - Số 1. - Tr. 80-86
Giới thiệu bản dịch tiếng Việt ba bài bi ký đề danh Tiến sĩ ở Văn Miếu Hà Nội; các khoa Mậu Tuất (niên hiệu Quang Hưng năm thứ 21), Nhâm Dần (niên hiệu Hoằng Định năm thứ 3) và Giáp Thìn (niên hiệu Hoằng Định năm thứ 5)
1731. ĐỖ VĂN NINH. Bia Nghè trường Giám (tiếp theo) / Đỗ Văn Ninh // Nghiên cứu lịch sử. - 1992. - Số 1. - Tr. 76-85
Giới thiệu bản dịch tiếng Việt năm bài bi ký về các khoa thi Hội và Tiến sĩ ở Văn Miếu, Hà Nội. 1) Khoa thi Hội năm Quý Hợi (Vĩnh Tộ năm thứ năm) 2) Bia Tiến sĩ khoa Mậu Thìn (Vĩnh Tộ năm thứ mười) 3) Bia Tiến sĩ khoa Tân Mùi (Đức Long năm thứ ba) 4) Bia Tiến sĩ khoa Đinh Sửu (Dương Hoà năm thứ ba) 5) Bia Tiến sĩ khoa Canh Thìn (Dương Hoà năm thứ sáu)
1732. ĐỖ VĂN NINH. Bia Nghè trường Giám (tiếp theo) / Đỗ Văn Ninh // Nghiên cứu lịch sử. - 1992. - Số 2. - Tr. 79-85
Giới thiệu bản dịch tiếng Việt bốn bài bi ký đề tên Tiến sĩ ở Văn Miếu, Hà Nội. 1) Bia Tiến sĩ khoa Quý Mùi (Phúc Thái năm thứ 1); 2) Bia Tiến sĩ khoa Bính Tuất (Phúc Thái năm thứ 4); 3) Bia Tiến sĩ khoa Canh Dần (Khánh Đức năm thứ 2); Bia Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn (Khánh Đức năm thứ 4)
1733. ĐỖ VĂN NINH. Bia Nghè Trường Giám / Đỗ Văn Ninh // Nghiên cứu lịch sử. - 1992. - Số 5. - Tr. 64-82
Giới thiệu bản dịch tiếng Việt 10 bài bi ký đề tên Tiến sĩ ở Văn Miếu, Hà Nội các khoa: 1) Canh Tuất (Cảnh Trị năm thứ 8); 2) Quý Sửu (Dương Đức năm thứ 2); 3) Bính Thìn (Vĩnh Trị năm thứ 1); 4) Canh Thân (Vĩnh Trị năm thứ 5); 5) Quý Hợi (Chính Hoà năm thứ 4); 6) Ât Sửu (Chính Hoà năm thứ 6); 7) Mậu Thìn (Chính Hoà năm thứ 9); 8) Tân Mùi (Chính Hoà năm thứ 12); 9) Giáp Tuất (Chính Hoà năm thứ 15); 10) Đinh Sửu (Chính Hoà năm thứ 18)
1734. ĐỖ VĂN NINH. Bia Nghè Trường Giám / Đỗ Văn Ninh // Nghiên cứu lịch sử. - 1992. - Số 3. - Tr. 79
Giới thiệu bản dịch tiếng Việt 5 bài bi ký đề tên Tiến sĩ ở Văn Miếu Hà Nội. 1) Khoa Bính Thân (Thịnh Đức năm thứ 4); 2) Khoa Kỷ Hợi (Vĩnh Thọ năm thứ 2); 3) Khoa Tân Sửu (Vĩnh Thọ năm thứ 4); 4) Khoa Giáp Thìn (Cảnh Trị năm thứ 2); 5) Khoa Đinh Mùi (Cảnh Trị năm thứ 5)
1735. ĐỖ VĂN NINH. Bia nghè trường Giám / Đỗ Văn Ninh // Nghiên cứu lịch sử. - 1991. - Số 4. - Tr. 78-81
Giới thiệu bản dịch 2 bài bia ký đề tên Tiến sĩ ở Văn miếu, Hà Nội các khoa: Bính Thìn (Hoằng Định 17) và Kỷ Mùi (Hoằng Định 20)
1736. ĐỨC MY. Hà Nội old quarter : Bưu ảnh / Ảnh: Đức My, Hữu Vinh. - H. : Knxb, 2001. - 10 tờ ảnh màu ; 10x15cm
Sưu tập ảnh giới thiệu đa diện về phố cổ Hà Nội
1737. ĐỨC MY. Hà Nội xưa và nay : Bưu ảnh / Ảnh: Đức My. - H. : Knxb, 1999. - 10 tờ ảnh màu ; 10x15cm
Sưu tập ảnh giới thiệu vẻ đẹp cổ kính và nên thơ của Hà Nội xưa và nay, với hệ thống di tích lịch sử văn hóa, và các phố cổ rất đặc thù của Hà Nội
1738. ĐỨC MY. Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội Việt Nam = Temple of literature : Bưu ảnh / Ảnh: Đức My, Hữu Vinh. - H. : Knxb, 2001. - 10 tờ ảnh màu ; 10x15cm
Giới thiệu vẻ đẹp của Văn miếu Quốc tử giám bằng hình ảnh
1739. Editions en langues étrangères de Hanoi : (Extraits du catalogue) 1955-1982. - H. : Xunhasaba, 1982. - 32tr ; 24cm
Tổng quan về các xuất bản phẩm đã được xuất bản tại Hà Nội bằng tiếng nước ngoài từ 1955 đến 1982
1740. FIGUIÉ M. Hanoi Consumers' Point of View Regarding Food Safety Risk: An Approach in Term of Social Representation / Muriel Figuié, Nicolas Bricas, Vũ Phạm Nguyên Thanh, Nguyễn Đức Truyền // Vietnam Social Sciences. - 2004. - Số 101. - Tr. 63-72
Trình bày quan điểm của người tiêu dùng Hà Nội về nguy cơ an toàn thực phẩm: một cách tiếp cận nghiên cứu mang tính xã hội
1741. Foire de Hanoi : Guide de la ville. - H : Impr. d'Extrême-Orient, 1918. - 28p : 5p. de phot., cartes ; 22cm
Sách về địa lý - lịch sử Hà Nội đầu thế kỷ XX; với các địa chỉ, địa danh, đường tàu hoả, bản đồ tên phố,... dùng cho khách du lịch, giúp tra cứu về Hà Nội xưa
1742. GIA DŨNG. Ngàn năm thương nhớ tuyển thơ Thăng Long - Hà Nội 1010-2010 / Sưu tầm, biên soạn và tuyển chọn: Gia Dũng. - H. : Nxb. Hội nhà văn, 2004. - 2003 tr. ; 23 cm
Bộ sách bao gồm 4 phần, phần I: Thơ Thăng Long - Hà Nội cổ - cận đại từ 1010 đến 1900; Phần thứ II: Thơ Thăng Long - Hà Nội hiện đại từ năm 1901 đến nay; phần thứ III: Phần khuyết danh, xếp theo thứ tự tài liệu đã in hoặc mới sưu tầm được; Phần thứ IV: Vòng tay bạn bè, tuyển chọn thơ thế giới hiện đại viết về Thăng Long - Hà Nội
1743. GIANG QUÂN. Hà Nội trong ca dao, ngạn ngữ / Giang Quân sưu tầm biên soạn. - H. : Nxb. Hà nội, 1994. - 176tr ; 19cm
Tập hợp những câu ca dao, ngạn ngữ nói về Hà Nội từ sự sành ăn, khéo mặc, tinh tế trong đời sống, đến anh dũng trong chiến đấu bảo vệ sự bình yên của đất nước
1744. GIANG QUÂN. Vài suy nghĩ về trò chơi, trò diễn dân gian vùng Hà Nội / Giang Quân // Văn hoá nghệ thuật. - 2000. - Số 10 (196). - Tr. 67-68
Tìm hiểu về trò chơi, trò diễn dân gian ở Hà Nội, từ đó góp ý về những điểm bất cập cần điều chỉnh để hoạt động này ngày càng phong phú và đa dạng
1745. GIANG QUÂN. Yêu hoa - yêu cây - Tập quán tốt đẹp của người Hà Nội / Giang Quân, Phan Tất Liêm // Văn hoá dân gian. - 1984. - Số 3. - Tr. 51-53
Yêu hoa, yêu cây đã trở thành tập quán tốt đẹp của người Thăng Long - Hà Nội, từ xa xưa, Thăng Long đã có những làng hoa, trồng hoa điểm tô cho cuộc sống, để bán và cả để tiến vua. Vùng quanh Hồ Tây là cái nôi hoa của kinh thành cũ như: Trích Sài, Võng Thị, Nghi Tàm, Yên Hoa, Quảng Bá, Ngọc Hà, Nhật Tân,... Mùa xuân về, người Thủ đô có tập quán chơi hoa và cây cảnh, đặc biệt là đào, và mai, ..
1746. Hà Nội : Tập tranh ảnh / Ảnh: Xuân Ất, Đỗ Quốc Ân, Trần Ân, Văn Bảo, .. - H. : Nxb. Hà Nội, 1990. - 128tr : hình ảnh ; 26cm
Sưu tập ảnh giới thiệu những nét đặc trưng của Hà Nội, như di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và khu phố cổ, v.v
1747. HÀ VĂN CẦU. Sân khấu cung đình Thăng Long với sân khấu chèo / Hà Văn Cầu // Văn hoá nghệ thuật. - 2000. - Số 9 (195). - Tr. 17-20
Bàn về mối quan hệ và ảnh hưởng qua lại của sân khấu cung đình Thăng Long với nghệ thuật chèo Hà Nội. Sân khấu cung đình giữ được bản sắc dân tộc là do đi từ sân khấu dân gian lên. Ngược lại sân khấu dân gian có được quy củ về biên kịch và diễn xuất là nhờ được sân khấu cung đình tiếp sức
1748. HÀN TẤT NGẠN. Diện mạo cảnh quan Hà Nội / Hàn Tất Ngạn // Văn hoá nghệ thuật. - 1994. - Số 10 (124). - Tr. 16-18
Những tác động của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan Hà Nội, cần nghiên cứu khắc phục
1749. HÀN TẤT NGẠN. Tiến tới một quy hoạch tổng thể tượng đài Hà Nội / Hàn Tất Ngạn // Văn hoá nghệ thuật. - 1999. - Số 6 (180). - Tr. 54-56
Đứng trước thực trạng tượng đài được làm ồ ạt và thiếu chuẩn, tác giả đã đưa ra giải pháp là cần phải có quy hoạch tổng thể, để tránh những hiện tượng đáng tiếc như đã xảy ra gần đây
1750. Heritage sites and beauty spots in Hanoi and Northern Vietnamese provinces / Lưu Minh Trị, ed.in chief. - H. : Thế giới publ, 2002. - 283tr : ảnh ; 19cm
Giới thiệu các địa điểm du lịch, di tích lịch sử, chùa, bảo tàng, các trung tâm văn hoá lớn, quan trọng ở Hà Nội và ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam
1751. HIỀN LƯƠNG. Kho tư liệu Hán Nôm của Hà Nội / Hiền Lương // Văn hoá nghệ thuật. - 1996. - Số 2. - Tr. 37-39
Giới thiệu về giá trị của kho tư liệu Hán Nôm của Hà Nội, bao gồm cả số lượng và nội dung tư liệu
1752. HOÀI LINH. Cảm xúc Hà Nội = Hà Nội emotion : Tập ảnh đen trắng / Ảnh: Hoài Linh. - H. : Nxb. Thông Tấn, 2001. - 54tr : ảnh ; 25x26cm
Giới thiệu những bức ảnh đen trắng về chủ đề Hà Nội đã được triển lãm, cũng như các bức ảnh được giải của nghệ sỹ nhiếp ảnh Nguyễn Hoài Linh
1753. HOÀNG ANH SƯỚNG. Nghệ thuật pha trà và thưởng trà của người Hà Nội / Hoàng Anh Sướng // Chân trời UNESCO. - 2007. - Số 46. - Tr. 10-11
Giới thiệu về nghệ thuật pha trà và thưởng trà của người Hà Nội, một nét đẹp và tinh tế trong nghệ thuật ẩm thực Việt Nam
1754. HOÀNG ĐẠO THUÝ. Hà Nội thanh lịch / Hoàng Đạo Thuý. - H. : Giáo dục, 1996. - 280tr : ảnh ; 21cm
Giới thiệu sự sành ăn, khéo mặc nói năng tao nhã thể hiện phong cách thanh lịch của người Hà Nội, qua phong tục tập quán và cách sinh hoạt văn hoá thường nhật
1755. HOÀNG KIM. Nghĩ về nhân cách Hà Nội trong buổi đầu hình thành / Hoàng Kim // Tâm lý học. - 2003. - Số 7. - Tr. 12-14
Những nét nhân cách của người Hà Nội thời kỳ đầu hình thành và những đổi thay theo sự biến đổi của lịch sử và xã hội
1756. HOÀNG LÊ. Thêm một gia phả khắc trên đá / Hoàng Lê // Thông báo Hán Nôm học năm 2000
Giới thiệu về những bản gia phả khắc trên đá, những tài liệu giáo dục quan trọng của dòng họ ở Việt Nam thủa xưa, đặc biệt là tấm bia 4 mặt dựng năm 1675, đời Vua Lê Gia Tông mới sưu tầm được ở Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội. Có kèm bản dịch tấm bia khắc mừng ông Nguyễn Hầu Tự Đạo Nguyên nhiều đời đỗ đạt làm quan vinh hiển và thịnh vượng
1757. HOÀNG QUỐC HẢI. Văn hoá phong tục / Hoàng Quốc Hải. - Tái bản. - H. : Phụ nữ, 2005. - 567 tr.
Nghiên cứu văn hoá phong tục, trong đó đề cập tới các phong tục, như: Tục thờ cúng tổ tiên; Lễ tịch điền; Hội hè Việt Nam; Văn hoá truyền thống Việt Nam nhìn qua góc độ lễ hội; Phong tục Hà Nội; Phố cổ Hà Nội; Văn hoá dân tộc nhìn từ góc độ nào; Văn hoá Việt Nam trong tiến trình hội nhập; Bản lĩnh văn hoá Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá,...
1758. HOÀNG VĂN NGHIÊN. Phát huy truyền thống văn hóa làng, xây dựng làng văn hóa ở thủ đô Hà Nội / Hoàng Văn Nghiên // Văn hoá nghệ thuật. - 1997. - Số 1. - Tr. 5-6
Để thủ đô văn minh lịch sự, nên chăng cần phát huy truyền thống văn hoá làng trong việc xây dựng làng văn hoá thủ đô
1759. HỒ TUẤN NIÊM. Bàn lại một đôi điểm về tiểu sử Hồ Xuân Hương / Hồ Tuấn Niêm // Văn học. - 1972. - Số 1. - Tr. 19-31
Trình bày về dòng dõi, gia thế của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, bác bỏ ý kiến của Trần Thanh Mại cho Hồ Xuân Hương là con gái của Hồ Sĩ Danh; phân tích lý giải từ ý kiến của Văn Tân đến Đào Thái Tôn, để đi đến kết luận: Hồ Xuân Hương là con gái của Hồ Phi Diễn quê ở làng Quỳnh Đôi, Nghệ An. Hồ Xuân Hương không để lại cho chúng ta một tư liệu trực tiếp nào nói về thân thế và sáng tác bằng chữ Nôm của bà, vì thế việc xác định tiểu sử cũng như những sáng tác của bà rất khó khăn. Giới nghiên cứu có xu hướng gạt Hồ ra khỏi lĩnh vực thơ Nôm thiên về mặt chứng minh Hồ Xuân Hương là nhà thơ chữ Hán. Bài viết cho việc làm đó là quá vội vàng, cần phải nghiên cứu thêm ở một phạm vi rộng thì mới thu được kết quả
1760. HỒ TUẤN NIÊM. Chung quanh vấn đề về tiểu sử Hồ Xuân Hương / Hồ Tuấn Niêm // Nghiên cứu lịch sử. - 1973. - Số 152. - Tr. 43-48
Bài viết đề cập 2 vấn đề: 1. Vấn đề năm sinh của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Sau khi điểm qua và phản bác các ý kiến về vấn đề này từ trước đến nay. Tác giả bài viết dựa vào tuổi của cha Hồ Xuân Hương là Hồ Phi Diễn và tuổi người bạn thơ của bà là Dương Tri Tạn để đoán định: Hồ Xuân Hương có thể sinh vào khoảng 1768-1770. 2. Vấn đề quan hệ gia tộc giữa Hồ Xuân Hương và anh em Tây Sơn: Dựa vào cuốn gia phả 'Hồ tôn thế phả', vào các cuốn chính sử 'Hoàng Lê nhất thống chí', 'Việt sử thông giám cương mục', 'Nam sử tập biên', 'Minh đô sử',... và các tài liệu truyền miệng của nhân dân xã Thái Lão, huyện Hưng Nguyên, tác giả bài viết nhận định: Hồ Xuân Hương và anh em Tây Sơn cùng thuộc về một dòng họ Hồ ở Nghệ An và có thể Hồ Xuân Hương là chắt chú, còn anh em Tây Sơn là chắt bác
1761. HỮU NGỌC. Kiến trúc Pháp ở Hà Nội : Sifting of French architecture Hà Nội / Ch.b.: Hữu Ngọc, Lady Borton. - H. : Thế giới, 2009. - 65tr. ; 18cm. - (Tham khảo biên dịch văn hoá Việt Nam)
Vai trò và nguồn gốc của các công trình kiến trúc Pháp ở Hà Nội. Những nét đặc trưng của một số công trình kiến trúc ở Hà Nội như: Bảo tàng Lịch sử, Nhà hát lớn, Dinh thống sứ Bắc Kỳ
1762. HỮU NGỌC. Sketches for a portrait of Hanoi / Hữu Ngọc. - H. : Thế giới publishers, 1998. - 208tr : ảnh ; 25cm
Chính văn bằng tiếng Anh
Phác thảo chân dung Hà Nội bằng hình ảnh màu về các mặt: lịch sử hình thành và phát triển; vẻ đẹp của phố phường, sông hồ, di tích, danh thắng, phong tục và tập quán của người dân Hà Nội
1763. Kết quả giám định niên đại bản in Nội các quan bản bộ ‘Đại Việt sử ký toàn thư’ của hội đồng khoa học khoa Lịch sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội / Nghiên cứu lịch sử // Nghiên cứu Lịch sử. - 1988. - Số 5-6. - Tr. 75
Để giám định niên đại bản in "Nội các quan bản" bộ Đại Việt sử ký toàn thư. Hội đồng khoa học Khoa Lịch sử Trường đại học Tổng hợp Hà Nội đã thành lập một tiểu ban gồm 7 thành viên đều là Giáo sư, Tiến sĩ và Phó tiến sĩ. Sau khi làm việc hơn một tháng khẩn trương đã đi đến nhất trí kết luận như sau: - Bản in "Nội các quan bản" bộ ‘Đại Việt sử ký toàn thư’ là bản cổ nhất của bộ quốc sử này, có đủ căn cứ khoa học để kết luận rằng đó là bản in từ hệ thống ván khắc năm Chính Hoà 18 (1697) và được in thời Lê Trịnh. - ‘Đại Việt sử ký toàn thư bản in Nội các quan bản’ là bản cổ nhất có giá trị, do vậy chủ trương xuất bản và chụp in lại nguyên văn là điều đúng đắn cần được hoan nghênh và ủng hộ. Những lý lẽ đưa ra để phủ nhận niên đại thời Lê Trịnh và giá trị bản in "Nội các quan bản" bộ ‘Đại Việt sử ký toàn thư’ đều không có căn cứ khoa học
1764. KIỀU THU HOẠCH. Góp bàn về vấn đề động vật trong văn hoá phi vật thể Hà Nội / Kiều Thu Hoạch // Văn hoá dân gian. - 2007. - Số 2. - Tr. 9-16,61
Trao đổi với học giả Nguyễn Duy Hinh về các truyền thuyết dân gian trong đó sử dụng hình ảnh các loài động vật như: rùa, rắn, trâu vàng, .., GS Kiều Thu Hoạch không tán đồng với một số quan điểm mà GS Hinh đã viện dẫn
1765. KIỀU THU HOẠCH. Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn học Hán Nôm Thăng Long - Hà Nội / Kiều Thu Hoạch // Văn hoá dân gian. - 2007. - Số 1. - Tr. 34-40
Di sản văn học Hán Nôm Thăng Long - Hà Nội bao gồm nhiều tác phẩm tinh hoa của văn học dân tộc, là kết tinh của tinh thần độc lập tự cường, của hào khí dân tộc, của giá trị nhân văn và của tinh thần yêu nước cách mạng. Vì vậy ngoài việc bảo tồn theo những cách thông thường thì điều quan trọng là cần phải biến di sản này thành những giá trị thẩm mỹ sống động trong cộng đồng
1766. KIỀU THU HOẶCH. Góp ý về hai bài châm uống trà ở chùa Một Cột / Kiều Thu Hoặch // Tạp chí Hán Nôm. - 2004. - Số 5 (66). - Tr. 56-60
Bài viết bàn về việc hiểu về hai bài châm ở chùa Một Cột, Hà Nội đã từng được Đinh Công Vỹ đề cập đến trên Thông báo Hán Nôm học năm 2002, và được Lê Quốc Việt và Nguyễn Đạt Thức bàn lại trên Tạp chí Hán Nôm số 3/2004. Tác giả chú ý đến những từ có liên quan đến Phật học và các cách thức ẩm thực của nhà Phật, góp phần hiểu rõ về bài châm nói trên
1767. LÃ MINH HẰNG. Văn bản Đại Nam quốc sử diễn ca hiện lưu giữ tại các thư viện ở Hà Nội / Lã Minh Hằng // Tạp chí Hán Nôm. - 2004. - Số 4 (65). - Tr. 41-50
Giới thiệu các loại hình văn bản (cả bản in và bản viết tay) sách 'Đại Nam Quốc sử diễn ca' tại các thư viện ở Hà Nội (Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Thư viện Quốc gia, Viện Sử học, Viện Văn học). Thông qua việc nghiên cứu các văn bản này dưới góc độ văn bản học, tác giả bài viết đã phác hoạ lại quá trình truyền bản của các văn bản ĐNQSDC
1768. LÂM TÔ LỘC. Hình ảnh người Hà Nội trong nghệ thuật múa / Lâm Tô Lộc // Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam. - Số 10 (153). - Tr. 21-23
Giới thiệu về hình ảnh người Hà Nội trong nghệ thuật múa, họ là những con người vừa đẹp người lại vừa đẹp nết, thanh lịch và giỏi giang
1769. LÊ ANH TUẤN. Câu đối Hán Nôm ở di tích lịch sử văn hoá Hà Nội - Những vấn đề đặt ra / Lê Anh Tuấn // Thông báo Hán Nôm học năm 2003
Các di tích lịch sử văn hoá ở Hà Nội là nơi gìn giữ nhiều câu đối Hán Nôm. Bài viết là một báo cáo về tình hình số lượng và sự phân bố của câu đối Hán Nôm ở Hà Nội. Ngoài ra tác giả còn đặt ra một số vấn đề liên quan đến di sản quý báu này, đặc biệt là biện pháp bảo tồn
1770. LÊ CHÍ QUẾ. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong hoạt động du lịch ở Thủ đô Hà Nội - thực trạng và giải pháp / Lê Chí Quế // Văn hoá nghệ thuật. - 1999. - Số 2 (176). - Tr. 28-30
Thông qua việc trình bày về thực trạng du lịch Hà Nội trong những năm qua, tác giả nhấn mạnh đến việc cần sớm đưa ra giải pháp để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
1771. LÊ HỒNG LÝ. Du lịch và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở Hà Nội / Lê Hồng Lý // Văn hoá nghệ thuật. - 2000. - Số 2 (188). - Tr. 16-19
Để thu hút du khách đến với Hà Nội, điều cần làm là phải giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, giữ được những nét riêng độc đáo của Hà Nội, thủ đô có bề dày ngàn năm văn hiến
1772. LÊ HỒNG LÝ. Lễ hội đền bà Tấm / Lê Hồng Lý // Nghiên cứu Đông Nam Á. - 1998. - Số 2. - Tr. 123-126
Giới thiệu về lễ hội đền bà Tấm (thờ Nguyên phi Ỷ Lan - đời Lý) ở xã Dương Lý, Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội, xưa thuộc trang Thổ Lỗi, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, Bắc Ninh. Hiện đền còn giữ được tấm bia ghi tên các làng cấy ruộng hậu của đền. Hội được tổ chức từ 19 đến 22 tháng Hai âm lịch, là hội lớn của cả 9 xã thuộc tổng Dương Quang cũ, 5 năm tổ chức một lần, có quy mô lớn nhất trong tất cả các làng thờ Nguyên phi Ỷ Lan. Trong bài viết có giới thiệu bản dịch bài văn tế Hoàng Thái hậu chép trong 'Lý triều đệ tam hoàng đế'
1773. LÊ HỒNG LÝ. Về một nhân vật của dòng họ Nguyễn Hữu ở làng Đăm / Lê Hồng Lý // Thông báo Hán Nôm học năm 2003
Bài viết đề cập đến nhân vật Nguyễn Hữu Đạo, người đã sao chép bản Hương ước (HƯ 699, Thư viện Viện TTKHXH VN) của làng Trung Tựu (làng Đăm), xã Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội. Ngoài ra, bài viết còn giới thiệu về một số nhân vật khác của dòng họ Nguyễn Hữu và hoạt động của dòng họ cuối thế kỷ XIX
1774. LÊ THANH HƯƠNG. Công ty môi trường đô thị Hà Nội vì thành phố Xanh - sạch đẹp / Lê Thanh Hương // Lý luận Chính trị. - 2001. - Số Tháng 4. - Tr. 45
Giới thiệu về cảnh quan Hà Nội, những hoạt động của công ty môi trường đô thị trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, vì một thành phố xanh, sạch và đẹp
1775. Lê triều lịch khoa tiến sĩ đề danh bi ký / Người biên tập: Cao Viên Trai; Người dịch: Hà Tĩnh Võ Oanh. - Sài Gòn : Bộ Quốc gia Giáo dục ; 24 cm
Q. II. - 1962. - 220 tr.
Giới thiệu bản dịch tiếng Việt các bài văn bia Tiến sĩ ở Văn Miếu, Hà Nội
1776. LÊ TRUNG. Mừng Viện Khảo cổ học tròn 30 tuổi / Lê Trung // Khảo cổ học. - 1998. - Số 3. - Tr. 15-16
Bài phát biểu của đồng chí Lê Trung (Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TP.Hồ Chí Minh) trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Viện Khảo cổ học (1968 - 1998).
1777. LÊ TRUNG VŨ. Hội làng Hà Nội / Lê Trung Vũ (ch.b.), Nguyễn Hương Liên, Tố Uyên. - H. : Văn hoá Thông tin ; Viện Văn hoá, 2007. - 1195tr., 14tr. ảnh ; 21cm
Giới thiệu khoảng 200 lễ hội làng ở Hà Nội: Hội đền Xuân Lai, hội làng Xuân Dục, hội Chùa Bộc, lễ hội Đống Đa, v.v
1778. LÊ TRUNG VŨ. Lễ hội Thăng Long / B.s: Lê Trung Vũ (ch.b), Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Thanh Hương. - Tái bản có bổ sung. - H. : Nxb. Hà Nội, 2001. - 670tr ; 21cm
Giới thiệu lịch sử các lễ hội truyền thống hay lễ hội dân gian tiêu biểu của người Việt ở vùng nội và ngoại thành Hà Nội. Địa điểm, thời gian, đặc trưng, các trò lễ hội của từng hội: Hội làng Mai Động, Lễ hội Đống Đa, Hội đền An Dương Vương, hội Chử Đồng Tử, hội làng Đăm v.v.
1779. LÊ TRUNG VŨ. Nhận diện những đặc điểm của lễ hội Thăng Long - Hà Nội / Lê Trung Vũ // Văn hoá dân gian. - 2007. - Số 1. - Tr. 50-55
Điểm qua các lễ hội tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội, tác giả khẳng định ngày nay chúng ta cần lưu giữ và bảo tồn những nét đẹp truyền thống, bởi nó vẫn có ích trong công cuộc xây dựng thủ đô văn minh, hiện đại
1780. LÊ VĂN LAN. Về hai chữ thanh lịch của Hà Nội cổ truyền / Lê Văn Lan // Văn hoá nghệ thuật. - 1994. - Số 10 (124). - Tr. 20-22
Người Hà Nội vốn nổi tiếng là thanh lịch, văn minh lịch sự từ lời ăn đến tiếng nói, ở bài viết này, tác giả tìm hiểu và chứng minh về 2 chữ thanh lịch nói trên của người Hà Nội xưa
1781. Lễ hội cầu nước - trấn thuỷ ở Hà Nội và phụ cận / Nguyễn Thị Việt Hương. - H. : Knxb., 2006. - 308 tr. ; 30 cm
Tập hợp, hệ thống hoá những tư liệu cũng như kết quả nghiên cứu về lễ hội liên quan đến ảnh hưởng của yếu tố nước đối với đời sống. Phác hoạ những tiền đề văn hoá xã hội hình thành tục thờ nước của cư dân châu thổ sông Hồng và nghiên cứu những lễ hội liên quan tới tục thờ nước ở Hà Nội và các vùng lân cận
1782. Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại / Chủ biên Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng. - H. : Khoa học Xã hội, 1993. - 314 tr.+ 12 tờ ảnh mầu ; 24 cm
TĐTTS ghi: Trung tâm KHXH và NVQG ; Chính văn bằng hai thứ tiếng Việt, Anh
Kỷ yếu hội thảo quốc tế với chủ đề "Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại" do Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia tổ chức từ ngày 8 đến 13 tháng 3 năm 1993 tại Hà Nội. Nội dung các bài tham luận bàn về vai trò và tác dụng của lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại của các học giả cả trong và ngoài nước
1783. Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ với thảm án Lệ Chi Viên / Chủ biên: Nhà giáo Hoàng Đạo Chúc. - H. : Văn hoá thông tin, 2004. - 528 tr. ; 21 cm
Đây là tập kỷ yếu, tập hợp các bài viết trong Hội thảo khoa học về Lễ nghi Học sĩ Nguyễn Thị Lộ (nhân dịp kỷ niệm 560 năm ngày mất của Danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi) được tổ chức tại xã Trần Phú, huyện Thanh Trì Hà Nội vào ngày 19/12/2002. Nội dung các tham luận chủ yếu tập trung nghiên cứu về cuộc đời Nguyễn Thị Lộ trong mối quan hệ với quê hương, dòng tộc, lịch sử, thời đại, phân tích tài năng xuất chúng và phẩm chất cao thượng cùng những cống hiến của bà cho sự nghiệp của dân tộc và đất nước
1784. LƯƠNG HỒNG QUANG. Dịch vụ văn hóa ở Thủ đô Hà Nội / Lương Hồng Quang // Nghiên cứu văn hoá nghệ thuật. - 1987. - Số 5-6 (76). - Tr. 26-30
Bàn về những bất cập của dịch vụ văn hoá ở thủ đô Hà Nội và nêu giải pháp
1785. LƯƠNG XUÂN THỦY. Đạo diễn Trần Văn Thủy với bộ phim 'Hà Nội trong mắt ai' và tập hai của nó: 'Chuyện tử tế' / Lương Xuân Thủy // Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật. - Số 1 (77). - Tr. 72-76
Giới thiệu về nội dung và những thành công mà đạo diễn Trần Văn Thuỷ đã gặt hái được qua hai bộ phim của ông 'Hà Nội trong mắt ai' và tập hai của nó 'Chuyện tử tế. Có nhiều quan điểm và đánh giá khác nhau về hai bộ phim này, song nhiều ý kiến cho rằng tác giả đã rất thành công trong việc tái hiện một cách trung thực và sáng tạo về các vấn đề xảy ra trong đời sống xã hội
1786. LƯƠNG XUÂN THỦY. Những ngày phim quốc tế năm 1994 tại Hà Nội / Lương Xuân Thủy // Văn hoá nghệ thuật. - 1995. - Số 1 (127). - Tr. 59-60
Nhân những ngày phim quốc tế tại Hà Nội năm 1994, tác giả phát biểu cảm tưởng và hy vọng nền điện ảnh Việt Nam trong tương lai sẽ thay đổi để sớm hội nhập với thế giới
1787. LƯU MINH TRỊ. Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích cách mạng - kháng chiến ở Hà Nội những kiến nghị, đề xuất / Lưu Minh Trị // Toàn cảnh Sự kiện - Dư luận. - 2006. - Số 193. - Tr. 34-35
Nêu đề xuất và kiến nghị về công tác bảo tồn và phát huy các di tích cách mạng - kháng chiến ở Hà Nội
1788. LÝ KHẮC CUNG. Nghìn khuôn mặt Thăng Long / Lý Khắc Cung. - H. : Văn Hoá Thông tin, 2003. - 303tr ; 19cm
Tập hợp những bài kí, tản văn viết về cuộc sống văn hoá và con người Hà Nội với những nét đặc trưng riêng biệt: tết Hà Nội xưa, bánh trung thu, bún thang Hà Nội,...
1789. LÝ VĂN THĂNG. Hà Nội / Tuyển chọn: Lý Văn Thăng, Nguyễn Phong. - H. : Văn hoá dân tộc ; 19cm
T.2 / Nguyễn Tường Vĩnh, Nguyễn Thị Hoa Vinh, Lê Tuấn Việt... - 2005. - 157tr.
Tuyển chọn những bài thơ của các tác gia danh tiếng nói về Thăng Long Hà Nội
1790. L'Ecole francaise d'Extrême-Orient. - H. : Impr. d'Extrême-Orient, 1930. - 55p. : phot. ; 27cm. - (Exposition Coloniale Internationale Paris 1931. Indochine francaise. Section des Arts)
Lịch sử và thành tựu của Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp (mang tên này theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 20/1/1900, trụ sở tại Sài Gòn, năm 1910 mở thêm chi nhánh tại Hà Nội). Gồm danh mục nhân sự, các bài viết về: các thư viện, các bảo tàng, xuất bản phẩm, các chuyến khảo sát, công việc giảng dạy và các hoạt động khác của trường đến năm 1930
1791. MAEJIMA TAKASHI. Hà Nội trong mắt tôi = Sceneries in Hanoi life / Maejima Takashi. - H. : Thế giới, 2008. - 138tr. ; 21cm
Tập hợp một số bài viết bằng tiếng Nhật, ghi lại cảm tưởng về cái đẹp của cuộc sống thường nhật, những nét độc đáo của văn hoá, danh lam thắng cảnh ở Hà Nội và Việt Nam của một số tác giả Nhật Bản
1792. MAI HỒNG. Bộ Bách khoa thư đầu tiên của Hà Nội. Kỷ niệm Thăng Long - Hà Nội nghìn năm tuổi / Mai Hồng // Toàn cảnh Sự Kiện - Dư luận. - 2006. - Số 197. - Tr. 34-35
Thông tin về việc xuất bản bộ 'Bách khoa thư' đầu tiên ở Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm Thăng Long 1000 năm tuổi
1793. MAI TRÂN. Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ / Mai Trân // Văn học. - 1960. - Số 7. - Tr. 82-84
Bài viết giới thiệu tác phẩm 'Vũ trung tùy bút' của Phạm Đình Hổ. Đây là tập tùy bút viết trong ngày mưa, gồm 91 truyện, ghi lại đời sống cùng cực của nhân dân lao động, cảnh chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến, cảnh bão lụt mất mùa, chết đói trộm cướp, lính tráng nhà quyền quí ỷ thế hiếp đáp dân lành, cảnh ăn chơi xa hoa của bọn Chúa Trịnh trên xương máu của nhân dân. Ngoài ra còn ghi lại phong tục tập quán của người đương thời, tất cả gợi lại cho chúng ta ý niệm về xã hội Việt Nam thời Phạm Đình Hổ. Tác giả bài viết có nêu nghi vấn về mối quan hệ giữa Phạm Đình Hổ và Hồ Xuân Hương? Mà không cuốn tuỳ bút nào in lại có nhắc tới. Song chưa có bằng chứng gì đáng tin cậy
1794. MINH TUÝ. Dân ca Đông Anh / Minh Tuý // Dân tộc & Thời đại. - Số 84. - Tr. 11, 21
Giới thiệu về vốn văn hoá văn nghệ dân gian ở khu vực Đông Anh, ngoại thành Hà Nội, trong đó nổi bật là dân ca
1795. Một bài thơ ngự chế: Thơ ngự chế ở Kênh Sắt / Người dịch: Hoàng Tạo; Người hiệu đính: Phạm Mạnh Sính. - H. : Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 19??. - 3 tr. ; 28 cm
Năm xb theo âm lịch: Năm thứ 2 niên hiệu Thiệu Trị (1842)
Giới thiệu bản dịch bài thơ ngự chế ở Kênh Sắt, nội dung ghi việc đào kênh dẫn nước từ Hà Nội đến tận Nghệ An
1796. Một số tư liệu mới tìm thấy về Hồ Xuân Hương / Tạp chí Văn học // Văn học. - 1974. - Số 3. - Tr. 130-138
Giới thiệu hai nguồn tư liệu về Hồ Xuân Hương: 1. ‘Xuân đường đàm thoại’ là bài văn chữ Hán của Trần Bích San (cuối thế kỷ XIX). Tư liệu này do Trần Tường phát hiện và công bố; nó cho biết một số nét về Hồ Xuân Hương sống vào khoảng giữa thế kỷ XIX. 2. Bốn bài thơ Nôm được chép trong một tập sách Nôm chép tay, do Nguyễn Huệ Chi, Phạm Tú Châu, Hoàng Lê, Trần Thị Băng Thanh tìm thấy năm 1974 ở Thanh Hóa: ‘Đề tố nữ tranh’,’Hà Nội tỉnh Hiệp quận tặng Hồ Xuân Hương’, ‘Hồ Xuân Hương tặng Hiệp quận’, ‘Hồ Xuân Hương vịnh’
1797. MUNIER, PAUL. Le Cai Kinh, homme et contrée : Conférence faite à la Société de Géographie de Hanoi, le 12 Avril 1934, sous la présidence de M. Gouverneur Général Graffeuil / Paul Munier. - H. : Impr. d'Extrême-Orient ; 27cm. - (Cahiers de la Société de Géographie de Hanoi)
Cahier 27. - 1934. - 24p.
Hội thảo về đất và người, những nét văn hoá đặc sắc của vùng Cai Kinh (Bắc Ninh, Hà Nội và Bắc Giang)
1798. NAM TRÂN. Thử tìm hiểu tên thật Hồ Xuân Hương / Nam Trân // Tạp chí văn học. - 1065. - Số 1. - Tr. 102-104
Bài viết nhất trí với giả thuyết của Trần Thanh Mại đăng trong Tạp chí Văn học số 10 năm 1964. Xét thấy trong 29 bài thơ của Nhan Giác Phu viết về Hồ Xuân Hương đều dùng chữ "Mai" (29/31 bài thơ). Vì vậy tên thật của Hồ Xuân Hương có thể là Mai
1799. Ngàn năm thơ trữ tình : Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội (1010 - 2004) / Hội đồng tuyển chọn và biên tập: Bằng Việt, Vũ Quần Phương và Phan Thị Thanh Nhàn, .. - H. : Nxb. Hội nhà văn, 2004. - 975 ; 21 cm
Tuyển thơ Thăng Long
Tuyển tập thơ trữ tình viết về Thăng Long - Hà Nội từ năm 1010 đến năm 2004 bao gồm thơ chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ
1800. Ngàn năm văn hoá đất Thăng Long / Hồ Phương Lan tuyển chọn và giới thiệu. - H. : Lao động, 2004. - 427 tr. ; 19 cm
Sách gồm 5 phần, phần I: Tiếp cận giá trị lịch sử văn hoá Thăng Long Hà Nội; Phần II: Những giá trị lịch sử văn hoá Thăng Long Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử; Phần III: Di tích lịch sử đất Thăng Long - Hà Nội; Phần IV: Những bài thơ văn tiêu biểu về Thăng Long - Hà Nội; Phần V: Danh nhân đất Thăng Long - Hà Nội
1801. NGỌC BẢO. Hát xẩm vỉa hè phố cổ / Ngọc Bảo // Toàn cảnh Sự kiện - Dư luận. - 2006. - Số 193. - Tr. 54-55
Giới thiệu về bộ môn hát xẩm, một nét đẹp của văn hoá văn nghệ dân gian Hà Nội mới được phục hồi và phát huy giá trị
1802. NGỌC THỤ. Đôi điều nghĩ về sân khấu Hà Nội / Ngọc Thụ // Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam. - Số 9+10. - Tr. 71
Đánh giá về hoạt động sân khấu ở Tp. Hà Nội và nêu giải pháp khắc phục các hạn chế, để sân khấu thủ đô sớm hội nhập với sân khấu nghệ thuật thế giới
1803. NGÔ ĐỨC THỊNH. Nữ phục ở miền Bắc và Hà Nội / Ngô Đức Thịnh, Bằng Thương // Văn hoá nghệ thuật. - 1994. - Số 11 (125). - Tr. 28-30
Tìm hiểu về lịch sử, kiểu dáng và các loại trang phục nữ ở Hà Nội và miền Bắc Việt Nam
1804. NGÔ GIA VĂN PHÁI. Hoàng Lê nhất thống chí / Ngô Gia Văn Phái; Người dịch: Nguyễn Đức Vân, Kiều Thu Hoạch. - H. : Văn học ; 19 cm
T. I, T.II. - 1987. - 241 tr.
Giới thiệu bản dịch tác phẩm văn xuôi chữ Hán trong tùng thư của Ngô Gia Văn Phái, đây là loại tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi. Toàn bộ tác phẩm gồm hai tập, 17 hồi. Nội dung phản ánh cuộc tranh ngôi đoạt quyền dữ dội giữa các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh và cuộc nổi dậy đầy nhiệt huyết của phong trào nông dân Tây Sơn. Tập II: từ hồi thứ tám: Dương Trọng Tế bị dâng tù trước nhà Thái Học; hồi thứ mười bảy: mất thành Thăng Long vua Cảnh Thịnh bị bắt
1805. NGÔ GIA VÕ. Nên trả chữ canh về cho bài thơ tự tình của Hồ Xuân Hương / Ngô Gia Võ // Tạp chí Hán Nôm. - 2002. - Số 3. - Tr. 77-79
Phân tích và lý giải khá cặn kẽ giá trị nhân văn và bản lĩnh nghệ thuật của thơ Hồ Xuân Hương, đặc biệt là 2 câu đầu trong bài thơ 'Tự tình II' và mong muốn những người có trách nhiệm chỉnh lý, sữa chữa sách giáo khoa Văn học 10, hãy trả chữ "canh" về cho bài thơ trên, chữ "đêm" không được phép thay thế chữ "canh", vì như vậy là "chữa lợn lành thành lợn què"
1806. NGÔ HỒNG HẠNH. Một số kinh nghiệm qua việc chống vi phạm ở chùa Chân Tiên / Ngô Hồng Hạnh // Văn hoá nghệ thuật. - 1996. - Số 2 (140). - Tr. 21, 34
Đưa ra một số kinh nghiệm trong việc chống xâm phạm và lấn chiếm di tích và những vi phạm khác xảy ra ở khu vực đền, chùa
1807. NGÔ QUỐC ĐÔNG. Phim truyện lịch sử Thăng Long - Hà Nội: Kịch bản hay, phim xứng tầm? / Ngô Quốc Đông // Khoa học và Tổ quốc. - 2006. - Số 3 (268). - Tr. 36-37
Đánh giá về bộ phim truyện lịch sử Thăng Long - Hà Nội sẽ được trình chiếu trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, là phim có kịch bản hay, dàn dựng công phu phản ánh được quá trình xây dựng và phát triển của quốc gia Đại Việt trong suốt chiều dài lịch sử
1808. NGÔ THỊ HỒNG HẠNH. Suy nghĩ về công tác tu bổ, tôn tạo di tích ở Hà Nội hiện nay / Ngô Thị Hồng Hạnh // Văn hoá nghệ thuật. - 1999. - Số 7 (181). - Tr. 24-26
Giới thiệu về cảnh quan Hà Nội, với hệ thống di tích lịch sử văn hóa dày đăc, suy nghĩ về việc bảo tồn, bảo tàng và công tác trùng tu di tích ở Hà Nội trong thời gian gần đây, tránh gây tổn hại đến di tích
1809. NGUỴ KHẮC TUẦN. Thơ Nguỵ Khắc Tuần / Nguỵ Khắc Tuần // Nam phong. - 1924. - Số 87. - Tr. 54 (Phần chữ Hán)
Trong mục "Cổ thi trích lục" tạp chí Nam phong giới thiệu nguyên văn một số bài thơ chữ Hán của Ngụy Khắc Tuần: 'Vãn bạc Nhĩ Hà vọng Thăng Long thành hoài cổ'; 'Vọng phu thạch'; 'Họa Lao Sùng Quang tinh sứ lưu biệt nguyên vận'
1810. NGUYÊN VŨ. Đâu rồi Trà ướp sen Tây Hồ ? / Nguyên Vũ // Toàn cảnh sự kiện - dư luận. - Số 175. - Tr. 56-57
Nuối tiếc về một đặc sản quý của vùng Tây Hồ là trà ướp sen, một thứ đồ uống cao cấp có hương vị rất đặc thù đang có nguy cơ thất truyền
1811. NGUYỄN BÁ CHÍNH. Hà Nội chỉ nam = Guide de Hanoi / Nguyễn Bá Chính. - H. : Impr ; Nghiêm Đàn, 1923. - 141tr ; 18cm
Hướng dẫn du lịch Hà Nội: tên gọi và sự biến đổi của Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử, tên các phố Hà Nội, những địa chỉ cần thiết cho người du lịch Hà Nội,...
1812. NGUYỄN BÁ NGHI. Thơ Nguyễn Bá Nghi / Nguyễn Bá Nghi // Nam phong. - 1931. - Số 159. - Tr. 5 (Phần chữ Hán)
Trong mục "Danh thi trích lục" tạp chí Nam phong giới thiệu nguyên văn 2 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Bá Nghi, trong đó có bài nói về Hà Nội: 'Hà Nội dữ chư đồng chí tửu ca ngẫu vịnh' và 'Họa phó chủ khảo Đông Dương nguyên vận'
1813. NGUYỄN BÁ VÂN. Tranh Tết trên đất Thăng Long / Nguyễn Bá Vân // Văn hoá nghệ thuật. - 1997. - Số 1 (151). - Tr. 63-65, 21
Giới thiệu về mảng tranh Tết ở vùng đất có bề dày văn hoá truyền thống, do vậy dòng tranh dân gian cũng đa dạng và phong phú về nội dung thể hiện
1814. NGUYỄN CÔNG HOAN. Nhớ và ghi về Hà Nội / Nguyễn Công Hoan. - H. : Nxb. Trẻ, 2004. - 263 tr ; 20 cm
Hồi ức của Nguyễn Công Hoan về Hà Nội
Cuốn sách cũng như tên gọi của nó là những hồi ức của Nguyễn Công Hoan về Hà Nội: kể về những câu chuyện cũ về nếp sống Hà Nội, những chuyện về người Hà Nội kinh doanh, những nghệ sĩ dân gian ở Hà Nội đầu thế kỷ XX
1815. NGUYỄN DU. Cầm giả dẫn / Nguyễn Du trước tác, Thạch Ẩn dịch // Văn hoá nguyệt san. - 1962. - Số 69. - Tr. 238-242
Giới thiệu bài 'Cầm giả dẫn' của Tiên Điền Nguyễn Du sáng tác, có cả nguyên văn chữ Hán, phiên âm và phần dịch nghĩa của người viết. Bài thơ này được Nguyễn Du làm bằng chữ Hán, kể về một người con gái đẹp ở đất Thăng Long có tài đánh đàn, nhưng cũng như số phận cầm ca, sự phũ phàng của tạo hoá đã ghét người hồng nhan tài sắc. Bên trong bài thơ còn gửi gắm cả tâm sự của tác giả về những luyến tiếc với thời cuộc, nhân sinh
1816. NGUYỄN DU. Thơ Nguyễn Du / Nguyễn Du // Nam phong. - 1924. - Số 85. - Tr. 18 (Phần chữ Hán)
Trong mục "Cổ thi trích lục" tạp chí Nam phong giới thiệu nguyên văn 2 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, trong đó có bài vịnh Hà Nội: 'Ngộ gia đệ cựu cơ' và 'Thăng Long nhị thủ'
1817. NGUYỄN DU CHI. Hoa văn đẹp trên bia chùa Láng / Nguyễn Du Chi // NPHM về KCH. - 1998. - Tr. 340-341
Bài viết giới thiệu những hình chạm đẹp, sinh động trên diềm tấm bia "Chiêu Thiền tự tạo lệ bị", dựng năm 1656, ở chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội
1818. NGUYỄN DU CHI. Nghệ thuật trang trí trên các bia tiến sĩ đời Lê ở Văn Miếu - Hà Nội / Nguyễn Du Chi // Khảo cổ học. - 1970. - Số 5-6. - Tr. 110-143
Lịch sử xây dựng Văn miếu, cấu trúc của Văn miếu xưa và nay. Đặc biệt tác giả còn đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật trang trí trên các bia tiến sĩ đời Lê ở Văn miếu - Hà Nội. Tác giả chia 82 bia của Văn miếu thành 3 loại với các hoa văn trang trí bia và hình dáng rùa đội bia đặc trưng cho từng loại
1819. NGUYỄN DUY BẮC. Một số hoạt động văn nghệ ở Hà Nội trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1947-1954) / Nguyễn Bắc // Văn hoá nghệ thuật. - 1996. - Số 8 (146). - Tr. 9-11
Điểm về các hoạt động văn hoá, văn nghệ ở thủ đô Hà Nội trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp
1820. NGUYỄN DUY BẮC. Vài kỷ niệm về hoạt động báo chí và văn nghệ trong lòng Hà Nội thời kháng chiến chống Pháp / Nguyễn Bắc // Văn hoá nghệ thuật. - 1995. - Số 8 (134). - Tr. 67-68
Tường thuật những lễ kỷ niệm lớn liên quan đến hoạt động báo chí và văn nghệ ở nội thành Hà Nội thời kháng chiến chống Pháp
1821. NGUYỄN DUY HINH. Động vật trong văn hoá phi vật thể Hà Nội / Nguyễn Duy Hinh // Văn hoá dân gian. - 2007. - Số 1. - Tr. 18-24, 40
Bàn về truyền thuyết các con vật linh thiêng, như: rùa, rắn, cáo và trâu vàng,... trong văn hoá dân gian gắn với các sự kiện lịch sử của đất nước trong suốt 1000 năm lịch sử
1822. NGUYỄN DUY QUÝ. Vài suy nghĩ về xây dựng làng văn hóa ở thủ đô Hà Nội / Nguyễn Duy Quý // Vănhoá nghệ thuật. - 1997. - Số 1 (151). - Tr. 10-11
Với tư cách là người đứng đầu Viện KHXH Việt Nam, tác giả đóng góp ý kiến để việc xây dựng làng văn hoá ở thủ đô thực sự hiệu quả và đậm tính văn hoá
1823. NGUYỄN ĐĂNG. 'Đêm trung thu không trăng', một bài thơ Nôm thời Hồng Đức / Nguyễn Đăng // Tạp chí Hán Nôm. - 1988. - Số 2 (5). - Tr. 50-51
Giới thiệu bài thơ 'Đêm trung thu không trăng' một bài thơ Nôm thời Hồng Đức. Theo 'Công dư tiệp ký' của Vũ Phương Đề, tác giả của bài thơ là Bảng nhãn Nguyễn Toàn An, nhưng theo gia phả họ Bùi ở làng Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội thì Bùi Xương Trạch mới chính là tác giả của bài thơ trên
1824. NGUYỄN ĐỖ BẢO. Về ba tấm di ảnh trên men sứ Trung Hoa tìm thấy trong ngôi mộ cổ ở Hà Nội / Nguyễn Đỗ Bảo // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1993. - 1994. - Tr. 233
Trong khi xây dựng ngôi nhà 5 tầng làm nơi "luyện tập và thể nghiệm" của Đoàn ca múa nhạc Thăng Long tại 31 - 33 Lương Văn Can, công nhân đào móng đã chạm phải ngôi mộ của dòng họ Hà người Hoa. Ngôi mộ có 3 tấm di ảnh: chân dung của người đàn ông "Hà uỷ viên Tông Hồ", chân dung người đàn bà già nhất "Hà phủ Đàm lão phu nhân" và chân dung người đàn bà "Hà mẫu Lệ Thi". Có thể ước định niên đại 3 tấm ảnh ra đời khoảng cuối thế kỷ 19 đầu 20
1825. NGUYỄN ĐỨC BẠCH. Sưu tầm tài liệu Hán Nôm ở các di tích huyện Thanh Trì, Hà Nội / Nguyễn Đức Bạch // Tạp chí Hán Nôm. - 1987. - Số 1 (2). - Tr. 84-85
Tổng kết số lượng tài liệu Hán Nôm đã sưu tầm ở các di tích trong huyện Thanh Trì, Hà Nội: - 790 mặt bia, 460 mặt chuông, 30 mặt khánh, 1210 câu đối, 823 bức hoành phi, 544 sắc phong, 76 bài thơ, 66 cuốn thần phả và ngọc phả. - Trong số các tài liệu đã sưu tầm được ở Thanh Trì, tài liệu có niên đại sớm nhất là bia năm Vĩnh Tộ 7 (1625), bia có niên đại muộn nhất là năm 1945. Đây là nguồn tư liệu tốt nhất giúp cho việc nghiên cứu lịch sử và danh nhân mà các chính sử không nói tới
1826. NGUYỄN ĐỨC HỒNG. Đề tài khoa học về "kho cổ vật của Bảo tàng Hà Nội" / Nguyễn Đức Hồng // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1993. - Tr. 17-18
Bảo tàng Hà Nội đang lưu giữ hơn 6000 cổ vật tại kho hiện vật gốc, đủ các loại chất liệu, đó là 1 kho báu, 1 tài sản quý hiếm có giá trị lớn về ý nghĩa lịch sử của văn hoá Hà Nội. Nhưng số cổ vật này chưa được chú ý, đánh giá nên Bảo tàng Hà Nội đã kết hợp với Viện Khảo cổ học để nghiên cứu đề tài khoa học cấp thành phố với chủ đề "Cổ vật Bảo tàng Hà Nội: giá trị, quản lý, phát huy, tác dụng"
1827. NGUYỄN HÀ. Hà thành hương và vị / Nguyễn Hà. - H. : Văn hoá thông tin, 1999. - 207 tr.
Các phong tục, lễ nghi và các món ăn truyền thống của dân Hà thành
1828. NGUYỄN HỒNG HÀ. Xây dựng môi trường văn hóa ở thủ đô / Nguyễn Hồng Hà // Văn hoá nghệ thuật. - 2001. - Số 5 (203). - Tr. 37-40
Hà Nội thủ đô của cả nước, do vậy cần quan tâm xây dựng môi trường văn hoá Hà Nội thực sự tiên tiến, hiện đại, tuy nhiên cũng chú ý đến việc bảo tồn nét đẹp truyền thống vốn có của thủ đô
1829. NGUYỄN HUỆ CHI. Gương mặt văn học Thăng Long / Chủ biên: Nguyễn Huệ Chi; biên soạn: Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Quang Lộc, Nguyễn Phạm Hùng,..., đọc duyệt: Trần Thị Băng Thanh, Nguyễn Quang Lộc. - H. : Văn Miếu Quốc Tử Giám ; 21 cm
T.I. - 1994. - 619 tr.
Giới thiệu các tác gia văn học từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX, có người sinh ra ở Thăng Long, có người từ nơi khác đến nhưng làm việc và chịu ảnh hưởng của văn hoá Thăng Long
1830. NGUYỄN HỮU PHÚC. Phát hiện một bài thơ khắc trên đá trong mộ Ngô Thì Nhậm / Nguyễn Hữu Phúc // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1990. - 1991. - Tr. 163
Bài viết giới thiệu về hòn đá có khắc bài thơ, được chôn trong khu lăng mộ của Ngô Thì Nhậm. Nội dung bài thơ rất giàu tính triết lý về cuộc đời. Hòn đá được gọi là hòn bia mộ này nay được dựng ở đầu mộ ông bà Ngô Thì Nhậm (làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội)
1831. NGUYỄN HỮU THỨC. Lễ hội Bà chúa Tó / Nguyễn Hữu Thức // Văn hoá nghệ thuật. - 2000. - Số 9 (195). - Tr. 24-29
Lễ hội là tập quán tốt đẹp của làng quê Việt, là dịp để dân làng bày tỏ lòng tôn kính đối với các vị thần đã có công phò vua giúp nước, tác giả viết về lịch sử lễ hội Bà chúa Tó còn gọi là Bà chúa Hến gắn với vị thần Đô Hồ được thờ (tổ chức vào ngày rắm tháng Giêng) ở làng Tó tức làng Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội
1832. NGUYỄN HỮU TIẾN. Nói về truyện các cụ nước ta đi sứ Tầu / Nguyễn Hữu Tiến // Nam phong. - 1925. - Số 92. - Tr. 113-123
Bài diễn thuyết của Nguyễn Hữu Tiến tại Hội Trí tri Hà Nội ngày 12-3-1925 nói về truyện cha ông ta xưa đi sứ Tầu. Trong đó có ghi nguyên văn chữ Hán và dịch các câu đối, thơ của ông cha ta ứng đáp với sứ Tầu, sứ Triều Tiên. Như câu đối của Sư Thuận, Mạc Đĩnh Chi, Nguyên Hiềm, Nguyễn Trực, Giáp Hải, Phùng Khắc Khoan,...
1833. NGUYỄN KHẢ HÙNG. Kết quả 3 năm xây dựng làng văn hoá ở huyện Đông Anh - Hà Nội / Nguyễn Khả Hùng // Văn hoá nghệ thuật. - 1997. - Số 1 (151). - Tr. 27-30
Thông tin về kết quả 3 năm xây dựng làng văn hoá ở huyện Đông Anh, Hà Nội, xuất hiện nhiều điển hình văn hoá có ảnh hưởng tốt trong cộng đồng
1834. NGUYỄN KHẮC BẢO. Bàn thêm về hai câu đối ở miếu Trung Liệt (Gò Đống Đa - Hà Nội) và đền Kiếp Bạc (Hải Dương) / Nguyễn Khắc Bảo // Thông báo Hán Nôm học năm 1998
Sau khi điểm qua các ý kiến của Sơn Hồ, An Chi, Hoàng Văn Hoa, Lê Thận, Nguyễn Quảng Tuân đòi sửa chữa, thay thế chữ ở hai đôi câu đối tại cổng chính mặt tiền hai di tích thờ anh hùng dân tộc: miếu Trung Liệt và đền Kiếp Bạc, tác giả bài viết trình bày ý kiến của mình: 1. Câu đối ở miếu Trung Liệt: không thể có chuyện vua Tự Đức sai Thám hoa Vũ Phạm Hàm soạn đôi câu đối này, vì khi có danh vị "Thám hoa Vũ Phạm Hàm" thì vua Tự Đức mất đã 9 năm rồi; Đôi câu đối là hoàn toàn chính xác, hàm súc cả về phép đối và nội dung. 2. Câu đối ở đền Kiếp Bạc: đây mới đích thực là câu đối do Vũ Phạm Hàm soạn. Cần hiểu từ "thu thanh" trong câu đối với thu là mùa thu, với nghĩa hàm ẩn là để chỉ chiến tranh và đau thương tang tóc như Trần Thái Tông, Trương Hán Siêu, Nguyễn Du đã dùng trong thơ của mình. "Thu thanh" là tiếng mùa thu trừu tượng nếu đối với kiếm khí cũng trừu tượng, là những dạng phi vật chất mà ta chỉ có thể cảm nhận được bằng linh cảm, do vậy ý rất hợp lý và rất chỉnh
1835. NGUYỄN KHẮC VIỆN. Bờ Hồ nghìn năm văn hiến / Nguyễn Khắc Viện // Nghiên cứu văn hoá nghệ thuật. - 1988. - Số 3 (80). - Tr. 65-67
Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của Hồ Hoàn Kiếm, nơi ghi dấu ấn lịch sử ngàn năm văn hiến của dân tộc
1836. NGUYỄN KIM THẢN. Lời ăn tiếng nói của người Hà Nội / Nguyễn Kim Thản. - H. : Nxb. Hà Nội, 2004. - 125 tr. ; 19 cm
Cuốn sách giới thiệu với bạn đọc một nét văn hoá đặc trưng của người Hà Nội trong giao tiếp ứng xử với mọi người xung quanh - nhìn từ góc độ khoa học của ngôn ngữ. Nét đẹp trong ngôn ngữ giao tiếp của người Hà Nội cần được giữ gìn và phát huy hơn nữa
1837. NGUYỄN LÂN CƯỜNG. Tìm được nơi bán yếm cổ nhất / Nguyễn Lân Cường, Đỗ Thị Hảo // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000. - 2001. - Tr. 649-650
Số nhà 38 Hàng Đào vốn là một ngôi đình cổ của Hà Nội. Trong ngôi đình này còn lưu giữ một tấm bia đá viết chữ Hán gắn lên tường, có niên đại Tự Đức Bính Thìn (1856). Bia cao 53cm, rộng 43. Đây là bia đình Đồng Lạc, nội dung bia khẳng định ngôi đình của chợ bán yếm này do chủ hiệu Nguyễn Công Trung và vợ là Nguyễn Thị Từ Thiết đã xây dựng từ thời Lê. Việc phát hiện ra bia đình Đồng Lạc cho chúng ta biết thêm nơi tập trung bán yếm - một trang phục bên trong không thể thiếu được của người phụ nữ Việt Nam xưa
1838. NGUYỄN LUẬN. Một chiến lược làm đẹp Hà Nội nên bắt đầu từ đâu ? / Nguyễn Luận // Nghiên cứu văn hoá nghệ thuật. - 1987. - Số 5-6. - Tr. 8-10
Làm đẹp thủ đô là nhiệm vụ của các cấp các ngành, tuy nhiên công việc này nên bắt đầu từ đâu và như thế nào, đã được tác giả bàn đến khá chi tiết
1839. NGUYỄN MẠNH BỔNG. Sách 'Khối tình' của ông Nguyễn Khắc Hiếu / Nguyễn Mạnh Bổng // Văn uyển. - Số 17/1918, Trang 291-293
Tác giả Nguyễn Mạnh Bổng giới thiệu về cuốn sách 'Khối tình' của ông Nguyễn Khắc Hiếu, được in ở Hà Nội, Đông Kinh ấn quán
1840. NGUYỄN MẠNH CƯỜNG. Kiến trúc chùa Kim Liên với thời đại Tây Sơn / Nguyễn Mạnh Cường // Khảo cổ học. - 1989. - Số 1. - Tr. 26-32
Bài viết bàn về các kiểu kiến trúc khác nhau của chùa Kim Liên đã được trùng tu trong thời Tây Sơn và các thời kỳ trước và sau đó
1841. NGUYỄN MẠNH HỒNG. Bàn về thơ Nôm / Nguyễn Mạnh Hồng // Nam phong. - 1919. - Số 22. - Tr. 319-322
Bình luận cuốn 'Thơ Nôm thích nghĩa' của hiệu Cát Thành xuất bản năm 1912. Đây là cuốn sưu tập các bài thơ Nôm cũ, có chú giải công phu. Trong đó có các bài: 'Dệt vải', 'Con cóc' của Lê Thánh Tông; 'Bánh trôi nước' của Hồ Xuân Hương; 'Cái nóc'; 'Chó đá'; Thăng Long hoài cổ'; 'Than loạn',...
1842. NGUYỄN NGHIỆP. Thử tìm hiểu ý thức tư tưởng chủ đạo trong thơ Hồ Xuân Hương / Nguyễn Nghiệp // Văn học. - 1961. - Số 9. - Tr. 12-27
Sau khi giới thiệu những nhận định về thơ Hồ Xuân Hương của Văn Tân, Trần Thanh Mại, Xuân Diệu,... bài viết phân tích những hạn chế về thời đại Hồ Xuân Hương và đưa ra nhận định: Qua đa số những bài thơ hiện nay được coi là của Hồ Xuân Hương, thấy có sự nhất trí tương đối về tư tưởng, cơ sở nhất trí đó là một nhân sinh quan yêu đời, đấu tranh chống lại những khuôn khổ lễ giáo phong kiến, những thành kiến xã hội giả tạo gò bó con người, nhất là người phụ nữ. Nội dung nhân đạo, chiến đấu là chủ yếu trong thơ Hồ Xuân Hương
1843. NGUYỄN NGỌC NGOAN. Quy hoạch và kiến trúc Hà Nội ở thời đại xa xăm và trong tương lai kế cận / Nguyễn Ngọc Ngoan. - H. : Knxb, 1987. - 300tr ; 25cm
Sự tinh tế của những công trình xây dựng với phong cách kiến trúc cổ, mang đậm màu sắc tâm linh. Quy hoạch và kiến trúc Hà Nội qua từng thời kỳ lịch sử. Một vài công trình tiêu biểu của Hà Nội
1844. NGUYỄN NHƯNG. 1000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội / Nguyễn Nhưng. - H. : Chính trị Quốc gia, 2005. - 176tr. ; 25cm
Giới thiệu những bức ảnh của tác giả Nguyễn Nhưng về thủ đô Hà Nội như tượng đài, công viên, di tích văn hoá - lịch sử, lễ hội, sinh hoạt...
1845. NGUYỄN PHƯƠNG LAN. Vai trò người cao tuổi trong xây dựng đời sống văn hóa ở Thủ đô / Nguyễn Phương Lan // Văn hoá nghệ thuật. - 2001. - Số 6 (204). - Tr. 50-53
Khẳng định vai trò quan trọng của người cao tuổi trong việc xây dựng làng văn hoá ở thủ đô Hà Nội, vì họ là người giàu kinh nghiệm sống và có trách nhiệm cũng như thời gian chăm lo cho công việc chung
1846. NGUYỄN QUANG LÂN. Để du lịch Hà Nội phát triển thành ngành kinh tế trọng điểm / Nguyễn Quang Lân // Du Lịch Việt Nam. - 2007. - Số 5. - Tr. 20, 46
Nghiên cứu thực trạng, đưa ra định hướng xây dựng ngành du lịch Hà Nội thành ngành kinh tế trọng điểm, nhằm phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong xu thế hội nhập với thế giới
1847. NGUYỄN TẤN TUẤN. Cây cảnh với môi trường đô thị / Nguyễn Tấn Tuấn // Tạp chí Nhân đạo. - 2007. - Số 11. - Tr. 7
Hà Nội đất chật, người đông, rất cần có không gian thư giãn tạo sự thoải mái cho con người, cây cảnh giúp cho môi trường đô thị mát mẻ và hấp dẫn
1848. NGUYỄN THANH. Về tên gọi một bài thơ của Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ văn hoá dân gian / Nguyễn Thanh // Văn hoá dân gian. - 1992. - Số 1. - Tr. 69-70
Tác giả giới thiệu một cuốn tạp ký chữ Nôm sưu tầm được ở Thái Bình, trong đó có bài thơ 'Vịnh di nữ'. Theo nhiều tài liệu, thì đây là bài vịnh 'Quan thị' hoặc là bài 'Quan thị'. Theo tác giả, tên gọi 'Vịnh di nữ' có phần xác đáng, vì bài thơ này nói về loại người ái nam, ái nữ (mà thiên về ái nữ) chứ không phải chỉ nói về đối tượng hẹp là quan thị
1849. NGUYỄN THẮNG VU. Kinh đô Thăng Long - Hà Nội / B.s.: Nguyễn Thắng Vu (ch.b.), Trần Hùng, Nguyễn Luận. - In lần thứ 3. - H. : Kim Đồng, 2005. - 24tr. ; 21cm. - (Tủ sách nghệ thuật. Nghệ thuật kiển trúc)
Giới thiệu lịch sử những kiến trúc cổ của Thăng Long - Hà Nội, quá trình hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội trải qua các thời kỳ
1850. NGUYỄN THỊ BẢY. Văn hoá ẩm thực dân gian Hà Nội / Nguyễn Thị Bảy. - H. : Knxb., 2007. - 247 tr. ; 30 cm
Nghiên cứu về văn hoá ẩm thực nói chung và văn hoá ẩm thực dân gian Hà Nội nói riêng, các món ăn truyền thống và dân dã, nghệ thuật thưởng thức
1851. NGUYỄN THỊ BẨY. Một trăm năm giao thoa văn hóa Việt-Pháp - Một ví dụ từ Hà Nội / Nguyễn Thị Bẩy // Văn hoá nghệ thuật. - 1997. - Số 11 (161). - Tr. 33-34
Tìm hiểu về sự giao thoa văn hoá giữa Việt Nam và Pháp trong 100 năm qua ở Hà Nội, ảnh hưởng của Pháp tới nhiều mặt của đời sống xã hội, từ ăn, mặc đến kiến trúc xây dựng, v.v.
1852. NGUYỄN THỊ HOÀ. Các loại hình di tích kiến trúc trong khu phố cổ Hà Nội (thế kỷ XIX) : LA TS lịch sử : 5.03.08 / Nguyễn Thị Hoà. - H. : Knxb., 2003. - 233tr, ph.l ảnh, sơ đồ ; 30cm + 1tt
Thư mục: tr. 176-184
Các loại hình di tích kiến trúc trong khu phố cổ Hà Nội. Đặc trưng, niên đại và giá trị của các di tích kiến trúc trong khu phố cổ. Sự thích ứng của loại hình di tích kiến trúc truyền thống trong môi trường đô thị
1853. NGUYỄN THỊ HƯƠNG LIÊN. Dế chọi và trò chơi chọi dế ở Hà Nội // Văn hoá dân gian. - 2004. - Số 3 (93). - Tr. 65-67
Theo tác giả bài viết thì trước đây trẻ con Việt Nam từ thành phố đến nông thôn đều thích chơi chọi dế, trò chơi này cách đây khoảng bốn, năm chục năm còn rất phổ biến ở Hà Nội. Con trai thích chơi chọi dế đã đành, con gái cũng thích xem dế chọi và góp phần cùng bạn trai chăm sóc dế. Bài viết miêu tả cách bắt dế, nhốt dế trong lồng, nuôi dế bằng lá cỏ mật,...để rồi đem dế đi chọi
1854. NGUYỄN THỊ THANH MAI. Bảo vệ những di tích lịch sử và văn hóa quí giá của thủ đô / Nguyễn Thị Thanh Mai // Văn hóa nghệ thuật. - 1996. - Số 2 (140). - Tr. 14, 17
Hiện trạng di tích lịch sử văn hóa ở thủ đô, nêu giải pháp bảo tồn di sản văn hoá truyền thống nói chung và di tích văn hoá lịch sử của Hà Nội nói riêng
1855. NGUYỄN THỊ THẢO. Đôi điểm về tài liệu liên quan đến năm mất của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương / Nguyễn Thị Thảo // Văn học. - 1980. - Số 6. - Tr. 96-100
Trên Tạp chí Văn học số 3/1974 cho biết thêm một tài liệu trên đất Nam Hà về Hồ Xuân Hương. Tài liệu khẳng định bà là vợ Phạm Viết Đại. Thông tin này không có gì mới, vì trong Nam Định địa dư chí do Ngô Giáp Đậu biên soạn năm 1916 đã cho biết Phạm Công Đại (Tri phủ Vĩnh Tường) có người thiếp là Hồ Xuân Hương. Sách Trà Lũ xã chí (soạn năm 1856) cũng có nói về Phạm Đại (Tri phủ Vĩnh Tường) nhưng lại không hề ghi chú rằng đó là chồng của Hồ Xuân Hương. Xuân đường đàm thoại cho biết về cái chết của Hồ Xuân Hương. Nếu văn bản chính xác, thì nó sẽ củng cố cho vấn đề Hồ Xuân Hương là nhân vật sống giữa thế kỷ XIX. Sau khi đối chiếu với Xuân đình đàm thoại tác giả bài viết nghi ngờ thời điểm năm Kỷ Tị (1869) ghi trong bản Xuân đường đàm thoại do Trần Tường công bố. Từ đó nghi ngờ thuyết cho rằng Xuân đường đàm thoại là tác phẩm của Trần Bích San
1856. NGUYỄN THỊ THỦY. Bảo tồn phát huy lễ hội truyền thống của thủ đô Hà Nội / Nguyễn Thị Thủy // Văn hóa nghệ thuật. - 1996. - Số 2 (140). - Tr. 15-17
Bàn về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống phi vật thể ở Hà Nội trong giai đoạn hiện tại
1857. NGUYỄN THỊ XUÂN BÌNH. Áp dụng Marc 21 ở một số cơ quan thông tin, thư viện tại Hà Nội / Nguyễn Thị Xuân Bình // Tạp chí Thông tin & Tư liệu. - 2006. - Số 2. - Tr. 16-19
Thông tin về việc các cơ quan thông tin thư viện ở Hà Nội, triển khai MARC 21, chuẩn quốc tế quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế về lĩnh vực thông tin thư viện
1858. NGUYỄN THÚC KHIÊM. Bài hát bạn tình Hà Nội : Giọng hát lối mới / Nguyễn Thúc Khiêm. - In lần thứ 1. - H. : Phúc An, 1928. - 16tr
Tập bài hát viết về tình yêu đôi lứa những năm đầu thế kỷ XX ở Hà Nội
1859. NGUYỄN THỤY KHA. Âm thanh Hà Nội những nẻo đi về / Nguyễn Thụy Kha // Nghiên cứu văn hoá nghệ thuật. - 1994. - Số 1 (108-109). - Tr. 72
Nghiên cứu quá trình phát triển của âm nhạc Hà Nội, thực trạng và triển vọng
1860. NGUYỄN THỤY LOAN. Âm nhạc Hà Nội - một thoáng nhìn qua lịch sử / Nguyễn Thụy Loan // Văn hoá nghệ thuật. - 1994. - Số 10 (124). - Tr. 32, 38-39
Nghiên cứu về quá trình phát triển và lịch sử âm nhạc Hà Nội
1861. NGUYỄN THỤY LOAN. Tản mạn về Thăng Long - Đông Đô - Đông Kinh và âm nhạc cung đình / Nguyễn Thụy Loan // Văn hoá nghệ thuật. - 1999. - Số 12 (186). - Tr. 61-65
Nghiên cứu lịch sử Thăng Long Hà Nội qua các thời kỳ, gắn với âm nhạc truyền thống, trong đó có âm nhạc cung đình
1862. NGUYỄN TƯỜNG PHƯỢNG. Một nghi án văn học chung quanh truyện Phan Trần / Nguyễn Tường Phượng // Nghiên cứu văn học. - 1962. - Số 4. - Tr. 40-45
Sau khi so sánh đối chiếu ba bản khắc gỗ chuyện 'Phan Trần' của Thư viện khoa học nhà nước (nay là kho sách Viện Hán Nôm), ký hiệu AB.37 bis, in năm 1902; ký hiệu AB.418 do Liên Am tiên sinh soạn năm 1904 và một bản năm 1912 là bản sửa lại của bản năm 1904, bài viết cho thấy bản in năm 1904 do Liên Am tiên sinh, soạn có một số đoạn được sửa chữa, xuyên tạc hết sức trắng trợn, hết sức vô nghĩa. Xem xét về hành trạng của Liên Am tiên sinh bài viết cho thấy y tên thật là Vũ Hoạt người phố Hàng Thiếc, Hà Nội, đã từng làm tay sai đắc lực cho thực dân Pháp. Vũ Hoạt tập trung một số nho sĩ dốt nát, đem một số truyện Nôm sửa chữa đề tựa, ghi tên và bỏ tiền ra in lại để lừa bịp nhân dân. Qua sự việc này bài viết nhấn mạnh công việc phục hồi vốn cũ cần được tiến hành thận trọng, cần đối chiếu nhiều tài liệu, phê phán các văn bản, để tránh nhầm lẫn và thiếu sót
1863. NGUYỄN VĂN CẦN. Địa chí với sự phát triển văn hóa Hà Nội / Nguyễn Văn Cần // Văn hoá Nghệ thuật. - 2003. - Số 10 (232). - Tr. 16-20
Đánh giá tầm quan trọng của công tác địa chí đặt trong tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của Hà Nội
1864. NGUYỄN VĂN ĐOÀN. Thêm một sưu tập hiện vật được lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam / Nguyễn Văn Đoàn, Nguyễn Mạnh Thắng // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1997. - 1998. - Tr. 602-604
Bài viết giới thiệu một bộ sưu tập hiện vật thu được từ một vụ buôn bán đồ cổ đưa về BTLSVN. Sưu tập gồm 3 nhóm: Hiện vật gốm sứ: bát men gốm xanh, đĩa sứ men trắng vẽ nhiều màu, nậm rượu men trắng vẽ lam, choé sứ men trắng vẽ lam; Hiện vật đồng: Ấm đồng; Hiện vật gỗ: tượng phật quan âm có 16 tay, đây là một tượng phật giả cổ. Đây là một bộ sưu tập hiện vật có chất liệu và loại hình phong phú, đặc biệt là đồ sứ. Những hiện vật này nằm trong khung niên đại từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 19 (trừ tượng phật giả cổ)
1865. NGUYỄN VĂN HÙNG. Vấn đề bảo vệ cổ vật trong các di tích lịch sử văn hóa ở Hà Nội / Nguyễn Văn Hùng // Văn hoá nghệ thuật. - 1996. - Số 2 (140). - Tr. 22-24
Đã có nhiều trường hợp cổ vật bị đánh cắp trong các di tích ở Hà Nội, vấn đề đặt ra là làm thế nào để bảo vệ vốn di sản vô giá đó, thiết nghĩ cần phải có sự phối kết hợp giữa nhà nước và người dân, nâng cao nhận thức về giá trị của vốn văn hoá truyền thống của mỗi công dân
1866. NGUYỄN VĂN SIÊU. Phương đình văn loại : Phần Hà Nội - Văn vật / Người dịch: Trần Lê Sáng. - H. : Văn học, 2001. - 331 tr. ; 19 cm
TĐTTS ghi: Văn học Việt Nam
Dịch, giới thiệu một phần của bộ sách lớn "Phương Đình văn loại" của tác giả Nguyễn Văn Siêu, phần này gồm 108 bài, chủ yếu là các bài ký, bài tựa, bài minh, .. mà tác giả viết về Hà Nội hoặc liên quan đến Hà Nội
1867. NGUYỄN VĂN TỐ. L'Argot annamite de Hanoi : Extrait des Etudes asiatiques, publiées à l'occasion du 25e anniversaire de l'Ecole francaise d'Extrême-Orient / Nguyễn Văn Tố. - H. : Impr. d'Extrême-Orient, 1923. - p.172-197 ; 28cm
Nghiên cứu về cách sử dụng tiếng lóng, lối nói đảo chữ, chơi chữ trong tiếng Việt. Giới thiệu một số từ lóng được dùng trong các giới ở Hà Nội: Lưu manh, lái xe, học sinh, dân chợ, v.v
1868. NGUYỄN VĂN TỐ. Một bài thơ cổ về Bà Trưng / Nguyễn Văn Tố // Tri tân. - Số 38. - Tr. 10
Giới thiệu bài thơ cổ được soạn vào cuối đời Lê, khoảng 1787-1800, trích trong 'Thiên Nam ngữ lục' ngoại kỷ, sách của trường Bác cổ, ký hiệu AB.476, tờ 24a. Bài viết nêu một số vấn đề cần giải quyết: Chồng Bà Trưng chết như thế nào; Bà Trưng lấy được 65 thành hay 56 thành; Lãng Bạc nay là Hồ Tây ở Hà Nội hay Tiên Du ở Bắc Ninh
1869. NGUYỄN VĂN TRUYỀN. Hà Nội thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới / Nguyễn Văn Truyền // Tạp chí Tư tưởng Văn hoá. - 1999. - Số 6. - Tr. 29
Hà Nội đã có những khảo sát, những phóng sự và tuyên truyền rộng rãi về việc thực hiện tiết kiệm trong cưới xin, tuy nhiên vấn đề này vẫn còn nhiều chuyện để bàn và chưa thật sự được dân hưởng ứng
1870. NGUYỄN VĂN TỴ. Môi trường thẩm mỹ Thủ đô / Nguyễn Văn Tỵ // Nghiên cứu văn hoá nghệ thuật. - 1987. - Số 5-6. - Tr. 5-7
Nêu quan niệm về thẩm mỹ, trình bày lý luận thẩm mỹ và miêu tả môi trường thẩm mỹ Hà Nội, bộ mặt của cả nước
1871. NGUYỄN VĂN VĨNH. Cảm xúc tháng mười Hà Nội / Nguyễn Văn Vĩnh // Toàn cảnh sự kiện dư luận. - Số Tháng 10 (111). - Tr. 40
Ghi lại cảm xúc của tác giả trong ngày giải phóng thủ đô 10/10 với niềm tự hào vô hạn
1872. NGUYỄN VIẾT CHỨC. Hà Nội chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long / Nguyễn Viết Chức // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998. - 1999
Bài viết thông báo về kế hoạch chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long: Xây dựng dự án để bắt đầu tu bổ và tôn tạo các di tích Đoan Môn, Hậu Lâu, Bắc Môn trong thành cổ Hà Nội; Thực hiện một số chương trình cấp nhà nước nhằm tổng kết toàn diện kinh nghiệm lịch sử của thủ đô Hà Nội qua 1000 năm lịch sử với các mốc son tiêu biểu ở các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn và thời đại Hồ Chí Minh; Hợp tác khoa học nhằm khai thác các nguồn tư liệu lịch sử, chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa xã hội phục vụ cho việc nghiên cứu toàn diện về Hoa Lư - Thăng Long với việc hội thảo khoa học có tên là "Từ Hoa Lư đến Thăng Long" vào tháng 10 tới với những nội dung nghiên cứu lịch sử Thăng Long - Hà Nội
1873. NGUYỄN VINH PHÚC. Hà Nội văn hiến / Nguyễn Vinh Phúc // Văn hoá nghệ thuật. - 1994. - Số 10 (124). - Tr. 12-13
Nghiên cứu về truyền thống văn hoá, văn minh của người và đất Hà Nội, mảnh đất nghìn năm văn hiến
1874. NGUYỄN VINH PHÚC. Historical and Cultural sites around Hanoi : Guide book / Nguyễn Vinh Phúc. - H. : Thế giới, 2000. - 140tr ; 20cm
Giới thiệu các danh thắng quanh Hà Nội trên quốc lộ số 1A, số 5, số 2, số 6 và số 32 (Phù Đổng, Đình Bảng, Đồng Kỵ, Lim, Tam Đảo, Dâu, Bút Tháp, Chèm... và 3 cầu lớn của Hà Nội: Thăng Long, Long Biên, Chương Dương)
1875. NGUYỄN VINH PHÚC. Một lệnh chỉ của chúa Trịnh quan tâm đến một khúc sông cạn và một thửa ao / Nguyễn Vinh Phúc // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1997. - 1998. - Tr. 368-369
Giới thiệu về bản Lệnh chỉ hiện đang được lưu giữ tại làng Bái Ân, thị trấn Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Lệnh chỉ được trình bày trên giấy lệnh, lối chữ lệ thư rất đẹp, viết năm Cảnh Hưng 8 (1747) và là lệnh chỉ của chúa Trịnh Doanh. Bản lệnh chỉ này cho ta nhiều thông tin về địa giới hành chính Thăng Long, về con sông Thiên Phù đã cạn dòng, về một số chức vụ quan lại, về tổ chức cơ cấu làng xã ngày xưa và những sinh hoạt xã hội đương thời
1876. NGUYỄN VINH PHÚC. Vài đặc điểm lễ hội Hà Nội / Nguyễn Vinh Phúc // Dân tộc học. - 1993. - Số 2. - Tr. 3-7
Lễ hội Hà Nội không nằm ngoài hệ thống lễ hội Việt Nam do đó mang đặc điểm của lễ hội Việt Nam - văn hóa đồng bằng sông Hồng. Nó không chỉ mang sắc thái nông nghiệp mà còn tích hợp nhiều tầng lớp tín ngưỡng. Nó không có sự phân định rạch ròi giữa hai phần lễ thức và hội. Tín ngưỡng và thế tục đan xen vào nhau. Hội lễ Hà Nội chủ yếu diễn ra ở mùa Xuân mang tính đồ sộ về quy mô, chủ đề và nội dung
1877. NGUYỄN VINH PHÚC. Xây dựng làng văn hóa nên chú ý đến tính chất khu vực / Nguyễn Vinh Phúc // Văn hoá nghệ thuật. - 1997. - Số 1 (151). - Tr. 17-19
Trong bối cảnh cả nước xây dựng làng văn hoá, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc nêu quan điểm không nên xây dựng mô hình chung cho cả nước, mà nên chú ý đến yếu tố khu vực, đặc biệt là việc xây dựng làng văn hoá ở Hà Nội
1878. NGUYỄN VĨNH CÁT. Bốn mươi năm âm nhạc Hà Nội (1945-1985) / Vĩnh Cát // Nghiên cứu văn hoá nghệ thuật. - 1986. - Số 4 (69). - Tr. 24-27, 56
Điểm lại chặng đường 40 năm âm nhạc ở thủ đô Hà Nội, những điều được và chưa được cần rút kinh nghiệm
1879. NGUYỄN VĨNH CÁT. Quanh việc phân cấp quản lý ở Hà Nội / Vĩnh Cát // Văn hoá nghệ thuật. - 1996. - Số 2 (140). - Tr. 3-5
Bàn về việc phân cấp quản lý trong lĩnh vực văn hoá ở Hà Nội
1880. NGUYỄN VĨNH CÁT. Từ nhận thức đến triển khai thực hiện xây dựng làng văn hóa của thành phố Hà Nội / Nguyễn Vĩnh Cát // Văn hoá nghệ thuật. - 1997. - Số 1 (151). - Tr. 7-9
Bàn về việc xây dựng làng văn hoá, từ nhận thức lý luận đến việc triển khai trong thực tế
1881. NGUYỄN VĨNH CÁT. Vì một nền văn hóa truyền thống và hiện đại ở thủ đô / Nguyễn Vĩnh Cát // Văn hoá nghệ thuật. - 1994. - Số 10 (124). - Tr. 6-8
Bàn về văn hoá thủ đô ở cả khía cạnh truyền thống và hiện đại, nêu giải pháp phát triển văn hoá Hà Nội trong xu thế hội nhập của đất nước
1882. NGUYỄN XUÂN HOÀ. Bia nhà thờ họ Nguyễn làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội / Nguyễn Xuân Hoà // Thông báo Hán Nôm học năm 2003
Bài viết giới thiệu bài văn bia do TS Nguyễn Trọng Hợp soạn, nói về lai lịch nhà thờ họ Nguyễn (Văn Siêu), làng Kim Lũ, Thanh Trì, Hà Nội
1883. NGUYỄN XUÂN KÍNH. Hai nét riêng của ca dao Hà Nội / Nguyễn Xuân Kính // Văn hoá nghệ thuật. - 2000. - Số 9 (195). - Tr. 21-23, 29
Bàn về 2 nét riêng của ca dao Hà Nội, thể hiện ở việc phản ánh hiện thực nhiều thời, nhiều vùng; ít sử dụng chữ Hán, ít có những từ địa phương khó hiểu
1884. NGUYỄN XUÂN KÍNH. Qua ca dao, tục ngữ Hà Nội, tìm hiểu công cuộc xây dựng đất nước, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc / Nguyễn Xuân Kính // Văn hoá dân gian. - 1983. - Số 3-4. - Tr. 83-88
Bên cạnh công cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc, nhân dân ta còn quan tâm đến một nhiệm vụ chiến lược nữa, đó là công cuộc xây dựng đất nước, tạo lập và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Trong bài viết này, tác giả đã vận dụng ca dao, tục ngữ Hà Nội để tìm hiểu công cuộc xây dựng đất nước, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, được thể hiện qua một số chủ đề như: Xây dựng đất nước; Sinh hoạt văn hoá, văn nghệ; Tinh thần hiếu học; Đức tính trọng tình nghĩa; Phong cách tế nhị, lịch sự; Sự sành ăn, khéo mặc, ...
1885. NGUYỄN XUÂN KÍNH. Qua tục ngữ ca dao tìm hiểu sự sành ăn khéo mặc của người Hà Nội / Nguyễn Xuân Kính // Văn hoá dân gian. - 1990. - Số 2 (30). - Tr. 27-30
Tác giả giới thiệu và phân tích các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ phản ánh sự sành ăn, khéo mặc, biết cách làm đẹp bằng y phục của người Hà Nội
1886. NGUYỄN XUÂN KÍNH. Suy nghĩ về xây dựng làng văn hóa ở Hà Nội / Nguyễn Xuân Kính // Văn hoá nghệ thuật. - 1997. - Số 1 (151). - Tr. 9, 15
Bàn về ý nghĩa và hiện trạng việc xây dựng làng văn hoá nói chung và làng văn hoá ở Hà Nội nói riêng
1887. NGUYỄN XUÂN KÍNH. Vẻ đẹp văn hóa của người Hà Nội qua ca dao, tục ngữ / Nguyễn Xuân Kính // Văn hoá nghệ thuật. - 1994. - Số 10 (124). - Tr. 23-25
Thông qua kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam, vẻ thanh lịch của người Hà Nội được thể hiện ở nhiều khía cạnh của đời sống, như: Ẩm thực, trang phục, ứng xử, v.v
1888. Người Thăng Long - sân khấu Thăng Long / Đình Quang, Nguyễn Khắc Phục, Nguyễn Huy Tưởng. - H. : Sân khấu ; 21cm
T.3. - 2007. - 651tr.
Giới thiệu lịch sử văn học nghệ thuật Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là sự ra đời của sân khấu kịch nói và giới thiệu 3 vở kịch nói nổi tiếng của Nguyễn Khắc Phục, Nguyễn Huy Tưởng, Lưu Quang Vũ
1889. Nhà văn Hà Nội. - H. : Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội, 1998. - 393 tr. ; 25 cm
Cuốn sách giới thiệu lý lịch về các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình, và các dịch giả đã có đóng góp tác phẩm về Hà Nội trong thời gian qua
1890. NHÀN VÂN ĐÌNH. Văn uyển / Nhàn Vân Đình. // Văn uyển - Số 158/1931, Trang 67-69
Giới thiệu một số bài thơ như: ‘Khúc đêm xuân, Xuân hoa tiểu vịnh’ (vịnh về 14 loài hoa: Hồng nhung, mẫu đơn, phù dung, dâm bụt, chanh, cam, quất, mộc, thủy tiên, sâm, cúc, đào, lý, lan), Tháng chạp, Chào xuân, Chùa Bà Đá (Hà Nội), Đêm nghe ếch kêu, Đêm xem bộ ‘Bạch vân văn tập, Phú đắc thánh nhân đãi khù khờ’ của tác giả Nhàn Văn Đình trích trong tập Văn uyển
1891. NHƯ THIẾT. Góp thêm với ông Nguyễn Đức Bính một số vấn đề về Hồ Xuân Hương / Như Thiết // Văn học. - 1963. - Số 3. - Tr. 82-87
Sau 2 bài đăng trên Tập san nghiên cứu văn học số 3,6/1963 góp ý với bài tiểu luận "Người Cổ Nguyệt chuyện Xuân Hương" của ông Nguyễn Đức Bính, bài viết đề cập 2 khía cạnh: 1. Ông Bính đã tách rời thiên tài Hồ Xuân Hương ra khỏi lịch sử. 2. Thuyết "sinh vật học" làm ông Bính đánh giá sai lầm về Hồ Xuân Hương. Qua đó nêu rõ ý định của Nguyễn Đức Bính là đề cao Hồ Xuân Hương nhưng thực tế lại là hạ thấp giá trị của nữ sĩ cùng thơ văn của bà. Và còn có tác dụng không tốt, biện hộ cho chủ nghĩa tự nhiên trong sáng tác văn học nghệ thuật, biện hộ cho lối mô tả sống sượng và tục tĩu những chi tiết thứ yếu, vụn vặt trong đời sống
1892. Những phát hiện mới về Hồ Xuân Hương // Tổ quốc. - 1974. - Số 2. - Tr. 45
Giới thiệu những phát hiện mới về Hồ Xuân Hương theo tài liệu mới sưu tầm được của thành phố Nam Định; - Một tập thơ chữ Nôm in năm Kỷ Dậu (1909), trong đó có chép những bài thơ của Hồ Xuân Hương. - Một bài ghi rõ ngày chết, nơi chôn nữ sĩ Hồ Xuân Hương. - Một bài văn chữ Hán gồm 1260 chữ ca ngợi tài sắc Hồ Xuân Hương. Qua đó cho thấy: - Hồ Xuân Hương sinh vào đầu thế kỷ XIX, chết vào thời Tự Đức. Hồ Xuân Hương không chỉ sáng tác thơ chữ Nôm mà còn sáng tác cả thơ chữ Hán, bà là nhà thơ châm biếm trữ tình. Chiêu Hổ không phải là Phạm Đình Hổ
1893. NINH TỐN. Thơ Ninh Tốn / Ninh Tốn // Nam phong. - 1924. - Số 80. - Tr. 40
Giới thiệu nguyên văn một số bài thơ chữ Hán nhớ Thăng Long xưa của Ninh Tốn: 'Du Đống Lâm tự'; 'Cổ Bi cố phủ'; 'Quảng Văn đình'; 'Hoè Nhai'; 'Nhất trụ tự'
1894. PHẠM ĐỨC DƯƠNG. Biểu tượng văn hóa Hà Nội / Phạm Đức Dương // Văn hoá nghệ thuật. - 2000. - Số 1 (187). - Tr. 83-86
Góp bàn về văn hoá Hà Nội, việc xây dựng và bảo vệ nét đẹp của biểu tượng văn hoá Hà Nội - mảnh đất ngàn năm văn hiến
1895. PHẠM ĐỨC HUÂN. Về ba chữ "Tả thanh thiên" trên Tháp Bút đền Ngọc Sơn, Hà Nội / Phạm Đức Huân // Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam. - Số 5 (148). - Tr. 21-22
Đền Ngọc Sơn ở ngay giữa trung tâm Hà Nội, đã thu hút biết bao khách du lịch bốn phương, nơi hội tụ sự linh thiêng của sông núi, đến với đền Ngọc Sơn không ai không biết đến ba chữ "Tả thanh thiên" (viết lên trời xanh) trên Tháp Bút đền Ngọc Sơn, bài viết bàn về cách hiểu 3 chữ này của Nguyễn Văn Siêu một danh nhân nổi danh ở Hà Nội
1896. PHẠM LAN OANH. Vài nét về nhu cầu lễ hội ở Thăng Long - Hà Nội / Phạm Lan Oanh // Văn hoá Nghệ thuật. - 2003. - Số 10 (232). - Tr. 21-26
Phân tích thực trạng lễ hội và tìm hiểu về nhu cầu lễ hội ở Thăng Long - Hà Nội, nơi hội tụ rất nhiều di tích, đình, đền và chùa chiền, môi trường thuận tiện cho việc tổ chức các lễ hội dân gian truyền thống
1897. PHẠM NGỌC BÍCH. Traditional theater Thăng Long - Hà Nội / Phạm Ngọc Bích b.s. ; Phạm Thị Diệu Ánh dịch ; Rachel Derstine h.đ. - H. : Thế giới, 2008. - 78tr. ; 20cm. - (A journey through the traditional culture of Thăng Long - Hà Nội)
Giới thiệu tóm lược lịch sử nhà hát chèo, tuồng, ca trù; Lịch sử nghệ thuật hát chèo, tuồng, ca trù của Thăng Long - Hà Nội
1898. PHẠM QUỐC QUÂN. Thành cổ Hà Nội từ góc nhìn bảo tàng học / Phạm Quốc Quân // Văn hoá nghệ thuật. - 1996. - Số 2 (140). - Tr. 9-11
Quan điểm của tác giả về việc bảo tồn thành cổ Hà Nội dưới góc nhìn bảo tàng học
1899. PHẠM QUỲNH. Một tháng ở Nam Kỳ / Phạm Quỳnh. - 1918. - Số 17/1918, Trang 268-265. - Kđ. : Knxb., ????. -
Tác giả Phạm Quỳnh thuật lại những tư tưởng cảm giác của mình trong chuyến công du từ Hà Nội vào Sài Gòn và được ở Nam Kỳ một tháng
1900. PHẠM QUỲNH. Le Paysan tonkinois à travers le parler populaire : Conférence faite à la Société de Géographie de Hanoi, le 19 Décembre 1929 / Phạm Quỳnh. - H. : Impr. d'Extrême-Orient, 1930. - 25p. ; 27cm. - (Cahiers de la Société de Géographie de Hanoi)
Hội thảo về cuộc sống lao động và những sinh hoạt văn hoá của nông dân Bắc Kỳ. Tìm hiểu các bài dân ca, ca dao, tục ngữ nói về người nông dân và phát sinh từ cuộc sống nông dân ở Bắc Kỳ, trong đó có Hà Nội
1901. PHẠM TRUNG NGUYÊN. 40 bức tranh cổ ở đình làng Vẽ (Hà Nội) / Phạm Trung Nguyên // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002. - 2003. - Tr. 756-758
Đình lãng Vẽ ở xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm - Hà Nội. Trong chùa còn lưu giữ được nhiều cổ vật như hoành phi, câu đối, bia, đồ thờ cúng,... Trong đó có 40 bức tranh vẽ từ thời Lê, có 8 bức để trên giá gỗ khi nào làng mở hội mới đem ra trưng bầy còn 32 bức treo ở ngoài bái đường
1902. PHẠM TÚ CHÂU. Những nhân vật nữ trong Hoàng Lê nhất thống chí / Phạm Tú Châu // Văn học. - 1978. - Số 1. - Tr. 93-101
Các nhân vật nữ trong 'Hoàng Lê nhất thống chí' rất đa dạng về mặt tính cách, mà tiêu biểu nhất là Đặng Thị Huệ. Những hoạt động chủ yếu của họ tập trung qua 3 giai đoạn: 1. Từ sự sa đoạ của Trịnh Sâm đến sau khi Trịnh Tông lên ngôi chúa. 2. Sự kiện Quang Trung ra Bắc lần thứ nhất (giai đoạn này nổi bật là Ngọc Hân Công chúa đẹp người đẹp nết lại giỏi thơ văn, nhưng không có địa vị độc lập mà bị phụ thuộc vào người đàn ông). 3. Từ lúc vua Chiêu Thống bỏ chạy khỏi Thăng Long và chết nhục nhã bên Trung Quốc. Theo tác giả bài viết những nhân vật nữ trong tác phẩm 'Hoàng Lê nhất thống chí' chỉ trừ Ngọc Hân còn đều hư hỏng, ích kỷ hẹp hòi. Vì họ sống ở thời điểm xã hội suy tàn đến cùng cực, phe phái thanh toán lẫn nhau và giành giật địa vị. Vì vậy ngày nay khi đánh giá họ cần phải có cái nhìn biện chứng
1903. PHẠM VĂN SƠN. Một giai thoại giữa vua Quang Trung và một số nhà nho xứ Bắc / Phạm Văn Sơn sưu tầm // Văn hoá nguyệt san. - 1964. - Số 7. - Tr. 741-749
Kể về giai thoại giữa vua Quang Trung với các nhà nho xứ Bắc khi quân Nam Hà ào ạt kéo vào thủ đô Thăng Long, gây thiệt hại cho di sản văn hoá, như bia ở Văn Miếu bị mất mát, Văn Miếu ngả nghiêng, có vị thân sĩ Bắc Hà làm tờ sớ dâng lên vua Quang Trung đòi dựng lại bia Tiến sĩ và sửa lại Văn Miếu, đây là một giai thoại mà thân sĩ Bắc Hà định thử Nguyễn Huệ
1904. PHẠM VÂN DUNG. Lễ bảo vệ khoá luận tốt nghiệp cử nhân ngành Hán Nôm khoa văn học, trường Đại học KHXH &NV, thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội / Phạm Vân Dung // Tạp chí Hán Nôm. - 2002. - Số 3. - Tr. 82
Giới thiệu về lễ bảo vệ khoá luận tốt nghiệp cho sinh viên khoá 43 của ngành Hán Nôm, khoa Văn học, thuộc trường Đại học KHXH & NV, trong đó có 4 khoá luận đạt điểm 10, 14 sinh viên thực hiện 10 đề tài nghiên cứu, trong đó có 2 đề tài tập thể
1905. PHẠM XUÂN ĐẠI. Sử dụng các biện pháp tránh thai ở Hà Nội / Phạm Xuân Đại // Xã hội học. - 1992. - Số 3. - Tr. 46-49
Nghiên cứu, khảo sát xã hội học về việc sử dụng các biện pháp tránh thai ở Hà Nội và những hiệu quả mang lại
1906. PHAN ĐĂNG LONG. Lễ hội dân gian Hà Nội với cuộc sống hôm nay / Phan Đăng Long // Văn hoá nghệ thuật. - 1994. - Số 10 (124). - Tr. 33-35
Phân tích ý nghĩa của lễ hội, bàn về mối quan hệ giữa lễ hội dân gian với đời sống của người Hà Nội hôm nay
1907. PHAN ĐĂNG LONG. Vài khía cạnh của vấn đề hôn nhân hiện nay ở Hà Nội / Phan Đăng Long // Văn hoá nghệ thuật. - 1997. - Số 1 (151). - Tr. 22-26
Thời gian gần đây tình trạng hôn nhân gia đình khá phức tạp, tỷ lệ ly hôn khá cao ở thành phố, đặc biệt là Hà Nội nơi có mức sống cao hơn những nơi khác, do vậy cần phải có giải pháp để khắc phục tình trạng này
1908. PHAN ĐĂNG LONG. Về cuộc vận động xây dựng 'Nếp sống văn minh, gia đình văn hóa' ở Hà Nội / Phan Long // Văn hoá nghệ thuật. - 1994. - Số 10 (124). - Tr. 26-29
Trình bày ý nghĩa lớn lao của cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá ở thủ đô Hà Nội, tác dụng lan tỏa của cuộc vận động này trong đời sống
1909. PHAN ĐĂNG NHẬT. Bảo tồn và phát huy hát xẩm Hà Nội / Phan Đăng Nhật // Văn hoá dân gian. - 2007. - Số 1. - Tr. 41-43
Hát xẩm là nét đặc thù của hoạt động văn hoá, văn nghệ dân gian thủ đô mới được phục hồi, rất cần được quan tâm, lưu giữ và phát huy để phục vụ cộng đồng trong và ngoài nước. Điều này cũng theo đúng quy luật hình thành và phát triển văn hóa phi vật thể Hà Nội và được công chúng Hà Nội hâm mộ
1910. PHAN HỒNG GIANG. Văn hoá phi vật thể ở Hà Nội / B.s.: Phan Hồng Giang (ch.b.), Bùi Quang Thắng, Bùi Hoàng Sơn. - H. : Thế giới, 2005. - 321tr. ; 23cm
Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hoá
Tìm hiểu thực trạng văn hoá phi vật thể ở Hà Nội gồm lễ hội cổ truyền, trò chơi dân gian, nghệ thuật cổ truyền, phong tục, văn hoá ẩm thực. Trình bày những lý do xã hội của thực trạng và đưa ra một số giải pháp
1911. PHAN KHANH. Về lễ hội kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội / Phan Khanh // Văn hoá nghệ thuật. - 2000. - Số 9 (195). - Tr. 42-44
Đánh giá, nhận xét về các lễ hội được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long Hà Nội, những mặt được và chưa được cần rút kinh nghiệm
1912. PHAN TẤT LIÊM. Nhìn lại vốn văn nghệ dân gian thủ đô Hà Nội / Phan Tất Liêm // Nghiên cứu văn hoá nghệ thuật. - 1987. - Số 5-6 (76). - Tr. 20-25
Đánh giá về công tác sưu tầm, biên soạn vốn văn hoá, văn nghệ dân gian ở thủ đô Hà Nội trong thời gian những năm đầu 1980
1913. PHAN THỊ TẰNG. Hà Nội giải quyết tình trạng người lang thang / Phan Thị Tằng // Tạp chí Lao động và Xã hội. - 2003. - Số 227. - Tr. 19-20
Nêu giải pháp giải quyết vấn đề người lang thang ở thủ đô Hà Nội, việc làm, an ninh và chỗ ở - những vướng mắc cần tháo gỡ
1914. PHÙNG HỮU NGỌC ANH. Mấy giải pháp giữ gìn bản sắc văn hóa trong hoạt động kinh doanh khách sạn ở Hà Nội / Phùng Hữu Ngọc Anh // Văn hoá nghệ thuật. - 1999. - Số 2 (176). - Tr. 46-47
Đối diện với những khó khăn trong việc quản lý hoạt động du lịch và khách sạn, cần tìm giải pháp khắc phục chứ không vì lợi ích kinh tế mà quên đi bản sắc văn hoá dân tộc
1915. PHƯƠNG DUY. Ngôi nhà Chăm giữa lòng Hà Nội / Phương Duy // Dân tộc và Thời đại. - 2001. - Số 35. - Tr. 33
Giới thiệu về một hiện vật bảo tàng độc đáo, đó là ngôi nhà Chăm được dựng tại Bảo tàng dân tộc học Việt Nam ngay giữa lòng Hà Nội
1916. QUANG PHÒNG. Mỹ thuật Thủ đô Hà Nội thế kỷ 20 = Les beaux - Arts de la Capitale de Hanoi au 20è siècle = The fine arts of the capital Hanoi in the 20th century / Quang Phòng (ch.b) ; Biên dịch: Hoàng Nguyên... ; Trình bày sách: Quang Việt. - H. : Mỹ thuật, 2000. - 426tr : ảnh, tranh vẽ ; 35cm
Tên sách và chính văn bằng 3 thứ tiếng: Việt - Pháp - Anh
Một số tiểu dẫn bằng hình ảnh về nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Chặng đường một trăm năm của mỹ thuật Thủ đô Hà Nội thế kỷ 20
1917. SAGEMUELLER, ERNST. Văn Miếu the temple of literature / Ernst Sagemueller, In coop. with Nguyễn Quang Lộc ; Ảnh: Thế Thúc, Hoàng Thế Nhiêm. - H. : Vietnam News Agency, 2001. - 89tr : ảnh màu ; 21cm
Chính văn bằng tiếng Anh
Giới thiệu về lịch sử Văn miếu, văn bia Tiến sĩ và ý nghĩa của nó. Kiến trúc chi tiết của từng phần trong Văn miếu và ý nghĩa giáo dục của Văn miếu đối với các thế hệ sau
1918. SỞ BẢO. Hà - Nội cũ / Sở Bảo, Doãn Kế Thiện. - H. : Nxb. Đời mới, 1943. - 125tr ; 19cm
Tập hợp các mẩu truyện lưu truyền trong dân gian về các địa danh cũ của Hà Nội
1919. TẠ DUY HIỆN. Làng Lệ Mật tín ngưỡng và lễ hội / Tạ Duy Hiện // Văn hoá nghệ thuật. - 2001. - Tr. 14-18
Nghiên cứu lịch sử làng Lệ Mật, khảo sát về tín ngưỡng, lễ hội của làng Lệ Mật, Gia Lâm, Hà Nội
1920. Tấm bia ghi công A - lịch - sơn - đắc - lộ (Alexandre de Rodes) - Hà Nội / Nguyễn Đức Dũng, Đỗ Thị Kim Định // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004. - Tr. 620-621
Alexandre de Rodes được coi là một trong những người đầu tiên truyền bá công giáo cho một bộ phận nhân dân Việt Nam, là người sáng lập ra chữ Quốc ngữ và từ điển Việt - Bồ - La. Tấm bia được dựng năm 1941, ban đầu được đặt ở nhà bia 4 cột, 4 mái trước đền Ngọc Sơn - Hoàn Kiếm - Hà Nội nhưng do "hiểu lầm" lịch sử vài năm sau đó người ta đã "chặt" và đem vứt nó ra ven sông Hồng. Sau nhiều năm lưu lạc tấm bia đó đã được đem về lưu giữ tại Ban quản lý di tích và danh thắng 90 phố Thợ Nhuộm thuộc Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội. Bia được khắc bằng đá với 3 thứ tiếng: Pháp, Hàn và Quốc ngữ nay đã mờ khó đọc, nội dung bia do cụ Nguyễn Văn Tố soạn
1921. THANH TÙNG. Nhớ Thăng Long xưa và Hà Nội bây giờ / Thanh Tùng // Dân tộc và Thời đại. - 2000. - Số 23
Tìm hiểu lịch sử Hà Nội trước giải phóng và so sánh hình ảnh Hà Nội xưa với Hà Nội ngày nay, nhớ Thăng Long thủa thanh bình để thích nghi với một Hà Nội sôi động với nhịp sống hiện đại bây giờ
1922. Thăng Long Đông Đô Hà Nội. - H. : Sở Văn hoá thông tin Hà Nội, 1991. - 315 tr. ; 27 cm
Nghiên cứu địa chí Thăng Long Đông Đô Hà Nội, thông qua kho tàng văn hoá dân gian
1923. Thăng Long Đông Đô Hà Nội / Chu Thiên, Sơn Chi, Lê Tám... - H. : Sở văn hoá Hà Nội, 1960. - 48tr ; 23cm
Tập hợp các bài tuỳ bút, thơ, bài hát,... viết về lịch sử và con người của thủ Đô Hà Nội
1924. Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội : Địa chí văn hoá dân gian / Biên soạn: Đinh Gia Khánh, Kiều Thu Hoạch, Trần Tiến (chủ biên), .. - H. : Sở Văn hoá và Thông tin, 1991. - 314tr+8 tờ ảnh ; 27cm
Địa chí văn hoá dân gian Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đề cập nhiều loại hình văn hoá dân gian, mô tả một cách chân thực diện mạo kho tàng văn hoá dân gian của Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội
1925. Thăng Long Hà Nội: văn, thơ, hoạ, nhạc / Lý Thái Tổ, Trần Quang Khải, Nguyễn Trãi,... - H. : Mỹ thuật, 1995. - 118tr : minh hoạ ; 31cm
Giới thiệu một số sáng tác tiêu biểu, bao gồm nhiều thể loại: văn, thơ, nhạc và hoạ của các danh nhân viết về Hà Nội trải qua các triều đại trong lịch sử
1926. Thăng Long hoài cổ // Nam phong. - 1924. - Số 80. - Tr. 39 (Phần chữ Hán)
Giới thiệu nguyên văn chữ Hán một số bài thơ nhớ Thăng Long xưa: Đề Quảng Bố tự; Tây hồ; Hoàn Kiếm hồ; Nhị Trưng miếu; Nam Giao đàn
1927. Thăng Long thi văn tuyển / Bùi Hạnh Cẩn. - H. : Văn hoá thông tin, 2000. - 638 tr. ; 19 cm
Nhằm giới thiệu di sản văn hoá của đất nước, nhân dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long Hà Nội, bộ sách nhiều tập này đã ra đời. Tập I, giới thiệu hơn 100 bài thơ, phú về Thăng Long Hà Nội (có cả Nôm và Hán). Về văn giới thiệu tập 'Ký sự lên kinh' của Lê Hữu Trác và 'Tây Hồ chí' của Dương Bá Cung
1928. THÍCH BẢO NGHIÊM. Hà Nội danh lam cổ tự / Thích Bảo Nghiêm b.s ; Ảnh: Võ Văn Tường. - H. : Văn hoá thông tin ; 26cm
Thư mục: tr.203-204
T.1. - 2003. - 208tr : Ảnh
Tập hợp các bài nghiên cứu và giới thiệu các di sản văn hoá phi vật thể và vật thể của Thăng Long Hà Nội, đặc biệt đi sâu giới thiệu các ngôi chùa cổ với việc ghi lại thế giới các vị tăng ni đã từng trụ trì nơi đây
1929. THU NGHĨA. Văn hóa ứng xử của người Hà Nội với môi trường thiên nhiên / Thu Nghĩa // Văn hoá Nghệ thuật. - 2003. - Số 10 (232). - Tr. 89-93
Cuộc sống hiện đại hôm nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan và môi trường thiên nhiên, ở bài viết này tác giả bàn về văn hóa ứng xử của người Hà Nội với môi trường thiên nhiên trong quá khứ và trước thách thức của toàn cầu hóa hiện nay, đồng thời nêu giải pháp cho vấn đề này
1930. THUỶ TRÚC. Bảo tàng nông dân giữa lòng thành phố / Thuỷ Trúc // Khoa học và Tổ quốc. - 2007. - Số 15&16. - Tr. 52-53
Giới thiệu về việc thành lập và hoạt động của bảo tàng phục vụ cho nông nghiệp và phát triển nông thôn ở thủ đô Hà Nội
1931. TIÊN ĐÀM. Một bài thơ của Nguyễn Khuyến / Tiên Đàm // Tổ quốc. - 1973. - Số 11. - Tr. 47-48
Giới thiệu nguyên văn chữ Hán và bản dịch bài thơ 'Tặng đồng niên Ngô Cử Thành' của Nguyễn Khuyến gửi cho Ngô Văn Dạng dạy học ở phường Kim cổ Hà Nội
1932. Tiếng Hà Nội trong mối quan hệ với tiếng Việt và văn hoá Việt Nam / Hội Ngôn ngữ học Hà Nội. - H. : Lao động, 2004. - 374 tr. ; 21 cm
Tập kỷ yếu Hội thảo được tổ chức vào tháng 12 năm 2002 do Hội Ngôn ngữ học Hà Nội tổ chức với sự phối hợp của Phân viện Báo chí tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Nội dung các bài viết chủ yếu đề cập đến vai trò của tiếng Hà Nội đối với tiếng Việt; vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và Hà Nội trong việc phổ biến kiến thức ngôn ngữ học và việc giữ gìn sự trong sáng và phát triển tiếng Hà Nội
1933. Tìm trong di sản văn hoá Việt Nam / Chủ biên: Lưu Minh Trị. - H. : Văn hoá thông tin, 2002. - 731 tr. ; 25 cm
TĐTTS ghi: Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội
Cuốn sách là một công trình nghiên cứu và phổ cập khoa học về đề tài Di sản văn hoá, cả về Di sản văn hoá Việt Nam nói chung và Di sản văn hoá Thăng Long nói riêng; cả về lĩnh vực văn hoá vật thể và phi vật thể, cả về những vấn đề lý thuyết tổng quan, lẫn những vấn đề cụ thể chi tiết
1934. Tonkin : The Land where two thousand-year old civilizations India-China meet. - s.l : s.n, 19??. - 1 feuille ; 27cm. - (French Indochina)
Giới thiệu vùng đất Hà Nội, có ảnh minh hoạ, hấp dẫn du khách đến Bắc Kỳ và tham quan Hà Nội, vùng châu thổ sông Hồng (cổng Văn miếu, vịnh Hạ Long, cầu Doumer, các thiếu nữ vùng cao, v.v); phong cảnh, cư dân, sinh hoạt của một số nơi ở vùng châu thổ, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); các chuyến ô tô ray phục vụ du khách tới du lịch
1935. TÔ HOÀI. Hỏi đáp 1000 năm Thăng Long - Hà Nội / Chủ biên: Tô Hoài, Lưu Vĩnh Phúc. - Tái bản lần thứ hai. - H. : Nxb. Trẻ ; 20 cm
Sách trọn bộ 5 tập
T. II. - 2004. - 130 tr.
Bộ sách tập hợp kiến thức cơ bản về những sự kiện, nhân vật địa danh, di tích văn hoá v.v. từng hiện diện trên dải đất kinh kỳ qua mười thế kỷ tồn tại, với hình thức hỏi đáp, bạn đọc có thể tra cứu nhanh về những gì đang diễn ra trong quá trình hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội
1936. TÔ HOÀI. Hỏi đáp 1000 năm Thăng Long - Hà Nội / Chủ biên: Tô Hoài, Lưu Vĩnh Phúc. - Tái bản lần thứ hai. - H. : Nxb. Trẻ ; 20 cm
Sách trọn bộ 5 tập
T. III. - 2004. - 132 tr.
Bộ sách tập hợp kiến thức cơ bản về những sự kiện, nhân vật địa danh, di tích văn hoá v.v. từng hiện diện trên dải đất kinh kỳ qua mười thế kỷ tồn tại, với hình thức hỏi đáp, bạn đọc có thể tra cứu nhanh về những gì đang diễn ra trong quá trình hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội
1937. TÔ HOÀI. Hỏi đáp 1000 năm Thăng Long - Hà Nội / Chủ biên: Tô Hoài, Lưu Vĩnh Phúc. - Tái bản lần thứ hai. - H. : Nxb. Trẻ ; 20 cm
Sách trọn bộ 5 tập
T. I. - 2004. - tr.
Bộ sách tập hợp kiến thức cơ bản về những sự kiện, nhân vật địa danh, di tích văn hoá v.v. từng hiện diện trên dải đất kinh kỳ qua mười thế kỷ tồn tại, với hình thức hỏi đáp, bạn đọc có thể tra cứu nhanh về những gì đang diễn ra trong quá trình hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội
1938. TÔ HOÀI. Hỏi đáp 1000 năm Thăng Long - Hà Nội / Chủ biên: Tô Hoài, Lưu Vĩnh Phúc. - Tái bản lần thứ hai. - H. : Nxb. Trẻ ; 20 cm
Sách trọn bộ 5 tập
T. IV. - 2004. - 141 tr.
Bộ sách tập hợp kiến thức cơ bản về những sự kiện, nhân vật địa danh, di tích văn hoá v.v. từng hiện diện trên dải đất kinh kỳ qua mười thế kỷ tồn tại, với hình thức hỏi đáp, bạn đọc có thể tra cứu nhanh về những gì đang diễn ra trong quá trình hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội
1939. TÔ HOÀI. Hỏi đáp 1000 năm Thăng Long - Hà Nội / Chủ biên: Tô Hoài, Lưu Vĩnh Phúc. - Tái bản lần thứ hai. - H. : Nxb. Trẻ ; 20 cm
Sách trọn bộ 5 tập
T. V. - 2004. - 149 tr.
Bộ sách tập hợp kiến thức cơ bản về những sự kiện, nhân vật địa danh, di tích văn hoá v.v. từng hiện diện trên dải đất kinh kỳ qua mười thế kỷ tồn tại, với hình thức hỏi đáp, bạn đọc có thể tra cứu nhanh về những gì đang diễn ra trong quá trình hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội
1940. TÔ HOÀI. Tác giả văn học Thăng Long - Hà Nội (Từ thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XX) / Tô Hoài, Nguyễn Vinh Phúc, Hoàng Ngọc Hà. - H. : Nxb. Hội nhà văn, 1998. - 492tr ; 19cm
Giới thiệu sơ lược tiểu sử và tác phẩm của các tác gia tiêu biểu của Hà Nội từ thế kỉ XI cho đến giữa thế kỷ XX
1941. TÔ NGỌC THANH. Thêm một vài ý kiến về làng văn hóa / Tô Ngọc Thanh // Văn hoá nghệ thuật. - 1997. - Số 1 (151). - Tr. 13-14
Thực trạng việc xây dựng làng văn hóa hiện nay ở Hà Nội, góp ý về việc xây dựng làng văn hoá ở thủ đô Hà Nội, để nó thật sự thiết thực và hiệu quả
1942. TÔN THIỆN CHIẾU. Sự phân bố thời gian của những người lao động chính trong gia đình ở Hà Nội / Tôn Thiện Chiếu // Xã hội học. - 1982. - Số 1. - Tr. 83-90
Nghiên cứu xã hội học về việc phân bố thời gian của những người lao động chính trong các gia đình ở Hà Nội, làm sao để cân đối giữa công việc đem lại thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình và công việc chăm lo cho gia đình ở nhà
1943. TỐNG TRUNG TÍN. Hoạt động khảo cổ học năm 2001 / Tống Trung Tín // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2001. - 2002. - Tr. 9-17
Từ tháng 9 năm 2000 đến 9 năm 2001 ban tổ chức Hội nghị khảo cổ học đã nhận được 381 bài thông báo khảo cổ học. Các tác giả điểm lại những kết quả hoạt động khảo cổ học trong năm 2001 qua các thời đại: thời đại đồ đá, thời đại kim khí, khảo cổ học lịch sử, Óc Eo - Champa
1944. Traditional folk festivals of Thăng Long - Hà Nội / Laura Kristoffersen h.đ.. - H. : Thế giới, 2006. - 106tr. ; 20cm. - (A journey through traditional culture of Thăng Long - Hà Nội)
Chính văn bằng tiếng Anh
Giới thiệu những nét đặc trưng của lễ hội truyền thống Việt Nam. Lịch sử một số lễ hội lớn ở Thăng Long - Hà Nội như: Tết Nguyên Đán, Tết Ông Công Ông Táo, hội vật ở Mai Động, hội Đống Đa, hội Cổ Loa, hội Đền Sóc v.v.
1945. TRẦN BẠCH ĐẰNG. Thăng Long buổi đầu / Ch.b: Trần Bạch Đằng ; b.s: Tôn Nữ Quỳnh Trân ; Hoạ sĩ: Nguyễn Trung Tín. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Trẻ, 1999. - 11tr : hình vẽ, ảnh ; 21cm. - (Lịch sử Việt Nam bằng tranh T.14)
T.m.trang 88
Giới thiệu lịch sử Hà Nội bằng tranh qua các bức ảnh từ buổi đầu sáng lập nên nhà Lý (1010-1225) và việc định đô Thăng Long; Hình tượng con rồng Việt Nam trong các hoạ tiết trang trí
1946. TRẦN DUY HẢI. Các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian cổ truyền ở lễ hội làng Triều Khúc / Trần Duy Hải // Văn hoá dân gian. - 1994. - Số 1 (45). - Tr. 47-51
Giới thiệu về làng và lễ hội làng Triều Khúc, Hà Nội. Các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian trong lễ hội theo trình tự: Múa Bồng, Múa Rồng, Tục chạy cờ, và các hình thức sinh hoạt vui chơi khác
1947. TRẦN DUY VÔN. 'Hà thành thi sao' và thơ Hán Nôm Trần Duy Vôn Thăng Long Hà Nội. - H. : Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 2007. - 480 tr. ; 30 cm
Giới thiệu phần phiên âm, dịch nghĩa tập 'Hà thành thi sao' và những bài thơ Hán Nôm vịnh cảnh Thăng Long Hà Nội của nhà Hán học Trần Duy Vôn
1948. TRẦN ĐÌNH DŨNG. Tin học và công tác quản lý di tích văn hóa ở Hà Nội / Trần Đình Dũng // Văn hoá nghệ thuật. - 1996. - Số 2. - Tr. 20-21
Bàn về lợi ích của việc ứng dụng tin học trong công tác quản lý di tích văn hoá ở Hà Nội
1949. TRẦN ĐỨC THANH. Hiện trạng và vai trò của các khu vui chơi giải trí đối với đời sống văn hóa người dân Thủ đô / Trần Đức Thanh // Văn hoá nghệ thuật. - 1999. - Số 2 (176). - Tr. 43-45
Hà Nội đất chật người đông, nên rất thiếu các khu vui chơi giải trí, bài viết nghiên cứu thực trạng và nêu giải pháp cho vấn đề này
1950. TRẦN KHÁNH CHƯƠNG. Mỹ thuật hôm nay - nhìn từ Triển lãm mỹ thuật Hà Nội 93 / Trần Khánh Chương // Văn hoá nghệ thuật. - 1994. - Số 1 (115). - Tr. 50-52
Trên cơ sở triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 1993, tác giá đánh giá về tiềm năng, cũng như cơ hội phát triển của Mỹ thuật Việt Nam đương đại
1951. TRẦN KHÁNH CHƯƠNG. Tranh khắc Hà Nội / Trần Khánh Chương // Nghiên cứu văn hoá nghệ thuật. - 1987. - Số 5-6. - Tr. 60-63, 70
Giới thiệu về mảng tranh khắc Hà Nội, nét đặc thù của nền mỹ thuật Việt Nam
1952. TRẦN KHÁNH CHƯƠNG. Vài suy nghĩ về mỹ thuật Hà Nội trong thời kỳ đổi mới / Trần Khánh Chương // Văn hoá nghệ thuật. - Số 10 (124). - Tr. 53-55
Suy nghĩ của tác giả về nền mỹ thuật ở Hà Nội trong thời kỳ đổi mới đầu những năm 90 của thế kỷ XX
1953. TRẦN KIM XUYẾN. Nhu cầu nghệ thuật và thị hiếu thẩm mỹ của công chúng Hà Nội // Xã hội học. - 1983. - Số 2. - Tr. 47-55
Tìm hiểu, đánh giá nhu cầu thẩm mỹ và thưởng thức nghệ thuật của công chúng thủ đô, thông qua các khảo sát xã hội học
1954. TRẦN LÂM BIỀN. Hà Nội - tản mạn theo dòng huyền thoại / Hương Nguyện // Văn hoá Nghệ thuật. - 2003. - Số 10 (232). - Tr. 13-15
Kể về những truyền thuyết gắn với các sự kiện lịch sử và di tích lịch sử ở Hà Nội
1955. TRẦN LÂM BIỀN. Vài vấn đề về nghệ thuật thời Lý ở Hà Nội và vùng xung quanh / Trần Lâm Biền // Văn hoá nghệ thuật. - 2000. - Số 10 (196). - Tr. 72-75,82
Qua nghiên cứu, khảo sát các di tích lịch sử, văn hoá ở Hà Nội và vùng phụ cận, tác giả nêu ra một số vấn đề liên quan đến nghệ thuật thời Lý, từ nghệ thuật chạm khắc đến kiến trúc chùa chiền, đình, miếu v.v.
1956. TRẦN LÊ SÁNG. Một tấm bia vừa phát hiện, có nhiều mặt liên quan đến tiểu sử Nguyễn Văn Siêu / Trần Lê Sáng // Tạp chí Hán Nôm. - 1996. - Số 1 (26). - Tr. 78-81
Bài viết giới thiệu bản dịch toàn bộ bài văn khắc trên bia 'Phương Đình Chí Đạo tiên sinh thần đạo bi' dựng ở khu lăng Chí Đạo, tại Kim Lũ (làng Lủ), xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, Hà Nội
1957. TRẦN LÊ SÁNG. Một tấm bia vừa phát hiện có nhiều mặt liên quan đến tiểu sử Nguyễn Văn Siêu / Trần Lê Sáng // Tạp chí Hán Nôm. - 1996. - Số 1 (26). - Tr. 78-81
Bài viết giới thiệu bản dịch toàn bộ bài văn khắc trên bia "Phương Đình Chí Đạo tiên sinh thần đạo bi" dựng ở khu lăng Chí Đạo, tại Kim Lũ (làng Lủ), xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, Hà Nội
1958. TRẦN MẠNH THƯỜNG. Nét xưa Hà Nội / Trần Mạnh Thường b.s. - H. : Thông tấn, 2005. - 153tr. ; 20cm
Tập ảnh ghi lại phong cảnh và di tích Hà Nội, 36 phố phường Hà Nội cùng với nếp sống, sinh hoạt, phong tục tập quán của người Hà Nội
1959. TRẦN NGỌC ĐỊNH. Bảo tồn phố cổ Hà Nội - cần những biện pháp đồng bộ / Trần Ngọc Định // Khoa học và Tổ quốc. - 2006. - Số 8 (273). - Tr. 25-26
Nêu quan điểm về việc bảo tồn khu phố cổ ở Hà Nội, quan trọng là phải có sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành và có những biện pháp đồng bộ
1960. TRẦN QUỐC VƯỢNG. Hà Nội nghìn xưa / Trần Quốc Vượng // Văn hoá Nghệ thuật. - 1996. - Số 2 (140). - Tr. 6, 11
Giới thiệu lịch sử địa lý, điều kiện tự nhiên và xã hội của Hà Nội với nét đẹp truyền thống, mang dáng vẻ cổ kính của các di tích lịch sử văn hoá đã làm nên một Hà Nội linh thiêng và hào hoa
1961. TRẦN QUỐC VƯỢNG. Văn hoá Hà Nội - Tinh hoa ngàn năm văn hoá Việt Nam / Trần Quốc Vượng // Nghiên cứu lịch sử. - 2005. - Số 2. - Tr. 3-9
Bàn về những nét riêng, độc đáo của văn hoá Hà Nội, từ văn hoá ẩm thực, văn hoá trang phục hay văn hoá ứng xử, .. tất cả đều được xem là tinh hoa ngàn năm văn hoá Việt Nam
1962. TRẦN QUỲNH. Nữ sĩ làng Nghi Tàm / Trần Quỳnh // Toàn cảnh Sự kiện - Dư luận. - 2006. - Số 194. - Tr. 22
Viết về cuộc đời và những sáng tác của nữ thi sĩ Nguyễn Thị Hinh người làng Nghi Tàm, Hà Nội
1963. TRẦN TAM TỈNH. Tôi về Hà Nội / Trần Tam Tỉnh. - In lần 2. - Paris : Cộng đồng Việt Nam tại Pháp, 1975. - 71tr ; 20cm
Cảm nhận của linh mục Trần Tam Tỉnh, chủ nhiệm báo Đối diện, nhân viên của Tổng bộ Hội nghị quốc tế những người Thiên Chúa giáo liên đới với các dân tộc Việt Nam, Lào và Campuchia trong chuyến về thăm Việt Nam năm 1973 về miền Bắc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đối với miền Nam, với chiến tranh và xây dựng tái thiết đất nước
1964. TRẦN THANH MẠI. Đính chính một điểm trong tư liệu về thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương / Trần Thanh Mại // Tạp chí văn học. - 1964. - Số 5. - Tr. 54-55
Tác giả bài viết đính chính lại một điểm trong bài viết của mình đã đăng trên Tạp chí Văn học số 3 năm 1963 về bài thơ 'Tào đình gian', nói là thơ của Hồ Xuân Hương. Nay xin sửa lại, không phải của Hồ Xuân Hương mà là một bài thơ cổ Trung Quốc
1965. TRẦN THANH MẠI. Thử bàn lại vấn đề tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương / Trần Thanh Mại // Nghiên cứu văn học. - 1961. - Số 4. - Tr. 20-23
Sau khi điểm lại các nhận định khác nhau về thơ Hồ Xuân Hương của Tản Đà, Trương Tửu, Nguyễn Văn Hanh, Hoa Bằng, Văn Tân, Xuân Diệu v.v... bài viết cho rằng ngoài giá trị hiện thực giá trị tư tưởng cao, phương pháp nghệ thuật thanh nhã, đả kích thói hư tật xấu của một tầng lớp người trong xã hội, thì yếu tố tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương còn cần kể đến những nguyên nhân lịch sử xã hội đã chi phối nó như: tình hình xã hội rối ren chiến tranh liên miên giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh Nguyễn: nhân dân không còn lòng tin vào đạo đức của vua chúa nên đã dùng lời lẽ dung tục để làm phương tiện đả phá xã hội
1966. TRẦN THỊ HỒNG YẾN. Bảo vệ di sản văn hoá truyền thống ở các làng xã được chuyển thành phường tại thủ đô Hà Nội hiện nay / Trần Thị Hồng Yến, Thạch Thiết Hà // Dân tộc học. - 2007. - Số 6. - Tr. 39-45
Khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ di sản văn hoá truyền thống ở các địa danh nông thôn mới được chuyển thành phường tại thủ đô Hà Nội gần đây, giải pháp thực hiện
1967. TRẦN THU HƯỜNG. Tìm hiểu mảng thư tịch Hán Nôm về Hà Nội cổ trong kho sách của Viện Nghiên cứu Hán Nôm / Trần Thu Hường // Tạp chí Hán Nôm. - 2000. - Số 4 (45) (45). - Tr. 45-49
Tổng quan thư tịch Hán Nôm về Hà Nội cổ trong kho sách Hán Nôm. Đây là lần đầu tiên con số thống kê về thư tịch và văn bia của Hà Nội được công bố gồm 53 cuốn sách và 1074 thác bản văn bia, bao quát nhiều mặt về cuộc sống xã hội của Thăng Long - Hà Nội xưa
1968. TRẦN TRÍ TRẮC. Vài suy nghĩ về sân khấu ở Thủ đô sau 40 năm / Trần Trí Trắc // Văn hoá nghệ thuật. - 1994. - Số 10 (124). - Tr. 47-48
Giới thiệu về những thay đổi lớn lao của sân khấu Hà Nội sau 40 năm hoạt động dưới chế độ xã hội chủ nghĩa
1969. TRẦN TƯỜNG. Những nhầm lẫn từ lâu cần đính chính lại / Trần Tường // Văn học. - 1974. - Số 5. - Tr. 96-107
Bài viết giới thiệu tập thơ Nôm khắc in năm Kỷ Dậu (1909) nhan đề Quốc âm thi tuyển mới sưu tầm được. Phần đầu tập thơ chủ yếu là di cảo của Hồ Xuân Hương trong đó có chép 4 bài (2 bát cú 2 tứ tuyệt) mà nhiều sách trước đây giới thiệu là của Bà Huyện Thanh Quan (3 bài) và của Lê Quý Đôn (1bài). Qua phân tích tác giả bài viết bác bỏ ý kiến trên và cho là cả 4 bài thơ đó đều là của Hồ Xuân Hương. Từ đó nhận định: Hồ Xuân Hương nổi tiếng cả về thơ Nôm châm biếm, thơ chữ Hán trữ tình, và thơ Nôm trữ tình
1970. TRẦN VIẾT HOÀN. Vấn đề môi trường ở Hà Nội, suy nghĩ từ vườn cây của Bác Hồ / Trần Viết Hoàn // Văn hoá nghệ thuật. - 1994. - Số 10 (124). - Tr. 19
Cuộc sống càng hiện đại thì môi trường càng bị ô nhiễm do các chất thải ngày càng nhiều, nếu có nhiều cây xanh thì môi trường sống sẽ được cải thiện, vườn cây của Bác là một ví dụ điển hình trong việc làm xanh đẹp thành phố
1971. TRẦN VIỆT NGỮ. Trao đổi về vai trò Nguyễn Đình Nghị trong phong trào chèo ở Hà Nội thời thuộc Pháp / Trần Việt Ngữ // Văn hoá nghệ thuật. - 1994. - Số 11 (125). - Tr. 33-35
Chèo một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở Việt Nam, được bảo tồn và phát huy trong suốt chiều dài lịch sử, trong đó phải kể đến vai trò của Nguyễn Đình Nghị, người mở đường và là chủ súy của phong trào chèo, cải lương ở Hà Nội thời thuộc Pháp
1972. TRỊNH KHẮC MẠNH. Hợp tác khoa học giữa Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Sở văn hoá thông tin Hà Nội / Trịnh Khắc Mạnh // Nghiên cứu Hán Nôm. - 1985. - Số 1. - Tr. 114-115
Giới thiệu chi tiết về nội dung và hình thức hợp tác khoa học giữa Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Sở Văn hoá thông tin Hà Nội: khảo sát và lập hồ sơ các di tích lịch sử ở Hà Nội
1973. TRỊNH KHẮC MẠNH. Một thế hệ - một chặng đường tiếp cận di sản Hán Nôm / Trịnh Khắc Mạnh // Tạp chí Hán Nôm. - 2002. - Số 5. - Tr. 6-9
Tác giả điểm lại quá trình hình thành và phát triển của bộ môn Hán Nôm, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Bên cạnh đấy cũng đánh giá về sự trưởng thành của đội ngũ những người làm công tác Hán Nôm, đặc biệt là gần ba chục cử nhân Hán Nôm đã và đang công tác tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm
1974. TRỊNH MINH ĐỨC. Vài nét về kiến trúc nhà ở Hà Nội thời Nguyễn / Trịnh Minh Đức // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1993. - 1994. - Tr. 179-180
Nhà ở thời Nguyễn được phân ra thành các loại sau: Loại nhà ống chung tường là loại chủ yếu, bề ngang 2,3,4m và sân 20 - 40 - 50m; Loại nhà có tầng từ 1 đến 2; Loại nhà hình chữ L. Nhìn chung phố xá và kiến trúc thời Nguyễn tuy có bị kìm hãm nhất định do những hạn chế của vua chúa phong kiến song kiến trúc nhà ở vẫn giữ được nét độc đáo của 1 đô thị cổ
1975. TRỊNH SINH. Về 7 trống đồng giả cổ mới được phát hiện / Trịnh Sinh, Chử Văn Tần, Mai Hương // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1993. - 1994. - Tr. 122-124
Công an quận Hoàn Kiếm đã bắt được 1 vụ buôn bán trống đồng và thu được 7 chiếc trống đồng: 7 chiếc này có dạng mô phỏng rất giống trống Đông Sơn tang phình, rìa mặt hơi chờm khỏi tang, thân có hình ống chân choãi. Có lẽ 7 trống này là những trống giả cổ mô phỏng trống Đông Sơn được làm ra với mục đích bắt chước nhưng không thành công, những trống này được làm rất gần đây trong thời hiện tại, trong trào lưu buôn bán đồ cổ
1976. TRƯƠNG CHÍNH. Ba bài thơ chữ Hán về Hà Nội / Trương Chính // Tạp chí Hán Nôm. - 1992. - Số 1 (12). - Tr. 82-83
Phiên âm, dịch nghĩa ba bài thơ chữ Hán thể thất ngôn bát cú của Phan Trọng Mưu (1853-1904): 'Thăng Long thành hoài cổ', 'Đề Nhị Trưng miếu', 'Đề Lý Bát đế tự'
1977. TRƯƠNG ĐÌNH QUANG. Về tiềm lực nghệ thuật sân khấu Thăng Long / Đình Quang // Văn hoá nghệ thuật. - 2000. - Số 9 (195). - Tr. 11-16
Đánh giá về khả năng cũng như tiềm lực nghệ thuật của sân khấu thủ đô trong giai đoạn hội nhập quốc tế
1978. TRƯƠNG MAI LAN. Trầu cau với người Hà Nội / Trương Mai Lan // Dân tộc và Thời đại. - Số 28. - Tr. 12
Miếng trầu là đầu câu chuyện, tục trầu cau đã đi vào văn hoá Việt với nhiều truyền thuyết ly kì và hấp dẫn, bài viết này tìm hiểu về trầu cau trong văn hoá Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, đặc biệt là tục dùng trầu cau trong cuộc sống hiện đại vào các dịp cưới hỏi, tang ma, cúng lễ
1979. TRƯƠNG THÌN. Lễ hội ở Hà Nội, những cái được và những điều trăn trở / Trương Thìn // Văn hoá nghệ thuật. - 1994. - Số 10 (124). - Tr. 30-32
Gần đây lễ hội được tổ chức một cách tràn lan, bên cạnh những mặt tích cực mà lễ hội đem đến, còn khá nhiều những mặt hạn chế, tiêu cực cần phải khắc phục, đó là điều mà tác giả bài viết muốn chia sẻ
1980. TRƯƠNG VĂN QUẢNG. Mô hình định hướng và giải pháp qui hoạch bảo tồn di sản đô thị tại Việt Nam, ứng dụng vào Hà Nội : LA TS kiến trúc : 2.17.05 / Trương Văn Quảng. - H. : Knxb., 2003. - 202tr, tm, ph.l ; 30cm + 1tt
Thư mục sau chính văn
Nghiên cứu tổng quát về công tác bảo tồn di sản đô thị trong và ngoài nước; Phân tích cơ sở khoa học của việc bảo tồn di sản đô thị. Xây dựng mô hình và giải pháp qui hoạch bảo tồn di sản đô thị trong cấu trúc đô thị phát triển tại Việt Nam và ứng dụng vào Hà Nội
1981. TRƯƠNG XUÂN TIẾU. Đặc sắc nghệ thuật bài thơ "Làm lẽ" của Hồ Xuân Hương nhìn từ phương diện văn hoá dân gian / Trương Xuân Tiếu // Văn hoá dân gian. - 1996. - Số 4. - Tr. 92-94
Bài thơ ‘Làm lẽ’ của Hồ Xuân Hương là một tác phẩm văn học viết, nhưng nội dung của nó có sự cộng hưởng mật thiết với những câu tục ngữ, những bài dân ca, tác giả đã biết khai thác và sử dụng chính xác ngôn ngữ bình dân (khẩu ngữ, thành ngữ) làm cho tác phẩm rất dễ đi vào lòng người đọc
1982. TUẤN GIANG. Nghệ thuật múa rối Hà Nội / Tuấn Giang, Nguyễn Phương Lan // Nghiên cứu văn hoá nghệ thuật. - 1987. - Số 5-6 (76). - Tr. 35-37
Viết về nét đặc thù của nghệ thuật múa rối Hà Nội, điểm giống và khác so với các địa phương khác trong cả nước
1983. TUẤN GIANG. Trước ngưỡng thế kỷ XXI, một hướng đi của sân khấu cải lương Hà Nội / Tuấn Giang // Văn hoá nghệ thuật. - 1994. - Số 10 (124). - Tr. 50-52
Trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, để hội nhập với trong nước và quốc tế, cần phải có hướng đi thích hợp để bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu cải lương
1984. Tuyển tập văn bia Hà Nội / Dịch: Ngô Bách Bộ, Nguyễn Đăng Chuyên, Lê Duy Chưởng,...; Hiệu đính: Bùi Thanh Ba, Hoa Bằng, Bùi Văn Côn,... - H. : Khoa học Xã hội ; 22 cm
TĐTTS ghi: Uỷ ban khoa học Xã hội Việt Nam - Ban Hán Nôm
Q. II. - 1978. - 198 tr. + 2 ảnh
Tập hai của bộ 'Tuyển tập văn bia Việt Nam', giới thiệu một số văn bia tương đối tiêu biểu xếp theo khu vực, nhằm cung cấp tư liệu nhiều mặt cho các nhà nghiên cứu về xã hội Việt Nam thời xưa
1985. Tuyển tập văn bia Hà Nội / Dịch: Ngô Bách Bộ, Nguyễn Đăng Chuyên, Lê Duy Chưởng, Nguyễn Mạnh Duân; Hiệu đính: Bùi Thanh Ba, Bùi Văn Côn, Nguyễn Thúc Linh, Ngô Thế Long. - H. : Khoa học Xã hội ; 22 cm
TĐTTS ghi: Uỷ ban khoa học Xã hội Việt Nam - Ban Hán Nôm
Q. I. - 1978. - 210 tr. + 1 bản đồ + 1 ảnh
Tập đầu của bộ 'Tuyển tập văn bia Việt Nam', giới thiệu một số văn bia tương đối tiêu biểu xếp theo khu vực, nhằm cung cấp tư liệu nhiều mặt cho các nhà nghiên cứu về đất nước và con người Việt Nam trong quá khứ
1986. Văn hoá Thăng Long xưa qua những thư tịch Hán Nôm hiện đang được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm / Chi Đoàn Viện Nghiên cứu Hán Nôm. - H. : Knxb, 2000. - 32 tr. ; 27 cm
Tập hợp các bài tham luận tham gia buổi toạ đàm khoa học "Văn hoá Thăng Long xưa qua thư tịch Hán Nôm" do chi đoàn Thanh niên Viện Nghiên cứu Hán Nôm tổ chức ngày 23 tháng 8 năm 2000. Nội dung các bài viết hầu hết đều đề cập đến những nét đặc sắc của kinh thành Thăng Long, trong đó có bài viết giới thiệu 531 tập sách và 1074 văn bia nói về Hà Nội cổ trong kho thư tịch của Viện Nghiên cứu Hán Nôm
1987. VĂN TÂN. Ý nghĩa và giá trị thơ Hồ Xuân Hương / Văn Tân // Tập san Văn sử địa. - 1955. - Số 10. - Tr. 18-35
Bài viết nhận định: Hồ Xuân Hương là nhà thơ phản phong tiến bộ nhất ở Việt Nam thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20, có vai trò lớn trong văn đàn vì bà là người chiến sĩ đấu tranh cho nữ quyền đầu tiên ở Việt Nam. Tuy về mặt nội dung: thơ Hồ Xuân Hương có một vài điểm không thích hợp với tình hình mới, nhưng về hình thức, thơ Hồ Xuân Hương là ngôi sao sáng trên văn đàn lúc đương thời
1988. VĂN THỊNH. Các hình thức sinh hoạt ca nhạc dân gian Hà Nội / Văn Thịnh, Nghiêm Xuân Quý // Văn hoá dân gian. - 1983. - Số 3+4. - Tr. 97-105
Thủ đô Hà Nội từ xưa tới nay đã chú trọng tiếp thu có chọn lọc mọi vốn ca nhạc dân gian trong và ngoài nước, nơi đây tập trung hầu hết các loại nhạc cụ dân tộc như: Trống đồng, trống da, trống cái, trống lệnh, cồng chiêng, thanh la, đồng la, chũm choẹ, chuông nhạc, phách, khèn, sáo, tiêu, đàn đáy, tù và, .. Hà Nội thường tổ chức ca nhạc dân gian như: hát đối đáp, hát hò, hát ru, hát chèo, hát xẩm, hay diễn xướng lên đồng,... phục vụ nhân dân, nhằm bảo tồn và phát huy những nét độc đáo riêng của thủ đô
1989. Vân Khê di thảo // Nam phong. - 1927. - Số 115. - Tr. 30-33
Giới thiệu nguyên văn chữ Hán một số bài thơ trong 'Vân Khê di thảo'. Số 115: ‘Thăng Long thành hoài cổ; Quá mai sơn; quá Đại Phùng độ; Quá Trường sơn; Ngyên đán ngẫu hứng’. Số 116: ‘Du Mai sơn tự; Thứ Bảo Hòa; Cước thống; Cô nhạn; Thôn cư; Nguyên đán; Xuân nhật du Tùng sơn tự’. Số 117: ‘Phủ Khê thôn; Đáo Lê Khê thôn; Trùng đăng Tùng sơn hữu hoài cố hữu Lê Mai Khê’
1990. VÕ QUANG TRỌNG. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể Thăng Long - Hà Nội, một số vấn đề chung / Võ Quang Trọng // Văn hoá dân gian. - 2007. - Số 1. - Tr. 4-7
Đánh giá chung về công tác bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể Thăng Long, những tồn tại và giải pháp
1991. VŨ BÃO. Bãi khoá dài ngày ở Hà Nội trong thời kỳ bị tạm chiếm / Vũ Bão // Tạp chí Giáo dục và thời đại. - 2000. - Số 13. - Tr. 4
Thông tin về hoạt động bãi khoá dài ngày của thanh niên Hà Nội trong thời kỳ tạm chiếm, để phản đối sự hà khắc của thực dân pháp
1992. VŨ DUY MỀN. Những bức tranh khắc trên bia đá làng Tám (Hà Nội) / Vũ Duy Mền // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002. - 2003. - Tr. 681-683
Tại làng Tám thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội còn lưu giữ tấm bia mộ bằng đá, 4 mặt đều nhau. Cả 4 mặt đều khắc chữ chân phương, rõ nét: mặt 1 khắc chữ Pháp, mặt 2 và 4 khắc chữ Hán, mặt 3 khắc chữ Quốc ngữ. Nội dung cho biết nguyên quán cụ tổ họ Vũ ở thôn Giáp Bát - làng Tám vốn gốc là Mộ Trạch, huyện Bình Giang (Hải Dương). Cụ là hậu duệ của thần tổ Vũ Hồn đã di cư đến làng Tám. Ngoài nội dung trên còn những bức tranh khắc trên bia rất sống động, mang nhiều ý nghĩa. Phía trên hai mặt của bia khắc hình 4 trụ trên đó treo chéo 1 chiếc hộp (đựng hài cốt). Bức tranh trên miêu tả kiểu táng treo - một kiểu táng truyền thống của tổ tiên họ Vũ
1993. VŨ ĐÌNH THẠCH. Âm nhạc thế kỷ XX và vai trò của nó trong việc đào tạo kèn Clarinette tại Nhạc viện Hà Nội / Vũ Đình Thạch. - H. : Knxb., 2007. - 171 tr. ; 30 cm
Thành tựu của âm nhạc thế kỷ XX, triển vọng và vai trò của nó trong việc đào tạo kèn Clarinette tại Nhạc viện Hà Nội
1994. VŨ HOÀNG. Hà Nội 36 phố phường / Vũ Hoàng // Văn hoá Nghệ thuật. - 2002. - Số 4 (214). - Tr. 107-109
Kể về lịch sử Thăng Long - Đông - Hà Nội với phố nghề, làng nghề mà đặc biệt là 36 phố phường Hà Nội, mỗi con phố đều gắn với một sự tích hay một nghề truyền thống
1995. VŨ HOÀNG. Trấn Bắc Thành - thành Hà Nội / Vũ Hoàng // Văn hoá Nghệ thuật. - 2001. - Số 9 (207). - Tr. 65-68
Tìm hiểu lịch sử trấn Bắc Thành - thành Hà Nội, cả ở chiều sâu lịch sử và vị trí, kiến trúc kinh thành
1996. VŨ NGỌC KHÁNH. Giai thoại Thăng Long / Vũ Ngọc Khánh, Đỗ Thị Hảo. - Hà Nội : Nxb. Hà Nội, 1987. - 133 tr. ; 19 cm
Tập sách kể những giai thoại về các nhân vật đất Thăng Long từ xưa đến cách mạng Tháng Tám, phản ánh chi tiết và đa dạng nét đặc thù của đất và người Hà Nội
1997. VŨ NGỌC KHÁNH. Giai thoại Thăng Long / Vũ Ngọc Khánh, Đỗ Thị Hảo. - H. : Nxb. Hà Nội, 2004. - 151 tr. ; 19 cm
Tập hợp những giai thoại văn học dân gian Việt Nam thời phong kiến, đó là những câu chuyện vui đề cao những tấm gương tốt, lên án áp bức bất công trong xã hội phong kiến, những thói hư, tật xấu của bọn trưởng giả học làm sang
1998. VŨ THẾ KHÔI. Nguyễn Văn Lý với Vũ Tông Phan / Vũ Thế Khôi // Thông báo Hán Nôm học năm 1998. - 1999. - Tr. 199-225
Trên cơ sở phân tích đối chiếu thơ văn với sử liệu và gia phả, bài viết tìm hiểu quá trình và thực chất quan hệ của Vũ Tông Phan với Nguyễn Văn Lý - một yếu nhân trong hoạt động chấn hưng văn hóa Thăng Long hồi nửa đầu thế kỷ XIX. Qua đó cho thấy mặc dù thân phận khác nhau Vũ Tông Phan và Nguyễn Văn Lý đến với nhau và trở nên tương đắc vì hai ông chẳng những đồng chí hướng, mà còn đồng quan điểm về thời cuộc, cũng đồng chủ trương xử thế. Đó chính là trào lưu tư tưởng tiến bộ trong sĩ phu Hà thành đầu triều Nguyễn, nhờ đó hai ông đã có những đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp chấn hưng văn hóa Thăng Long
1999. VŨ THẾ LONG. Ảnh hưởng của văn hóa Pháp đối với văn hóa Việt ở Hà Nội qua cái nhìn sinh - văn hóa / Vũ Thế Long // Văn hoá nghệ thuật. - 1997. - Số 11 (161). - Tr. 30-32
Nghiên cứu về ảnh hưởng của văn hoá Pháp ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng dưới góc độ sinh văn hoá
2000. VŨ THỊ LAN ANH. Tư liệu Hán Nôm đình thôn Thiên Biều (thôn Bầu) / Người dịch: Vũ Thị Lan Anh; Người hiệu đính: Hoàng Giáp. - H. : Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 2006. - 19 tr. ; 29 cm
Tài liệu do cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm thực hiện. - Dịch Hán Nôm
Giới thiệu phần phiên âm và dịch nghĩa câu đối, hoành phi, thần tích và bài vị của đình thôn Thiên Biều (còn gọi là thôn Bầu), xã Kim Trung, huyện Đông Anh, Hà Nội
2001. VŨ VĂN HOÀ. Phát hiện một ngôi đình thời Mạc trong khu di tích đền Phù Đổng (Gia Lâm - Hà Nội) / Vũ Văn Hoà, Nguyễn Hồng Kiên // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2001. - 2002. - Tr. 420-421
Đình Hạ Mã là một kiến trúc có niên đại vào thời Mạc. Tác giả mô tả chất liệu kiến trúc và cho rằng ngôi đình có niên đại trước thế kỷ XVII. Về điêu khắc trang trí có những đặc trưng khá rõ nét mang phong cách thời Mạc. Thế kỷ XVI ngôi đình làng đã khá ổn định chứng tỏ: đình làng là một loại hình kiến trúc riêng biệt; Nghệ thuật Mạc có những đặc trưng khá rõ nét cả về kiến trúc và điêu khắc trang trí
2002. Vườn kỳ trong phủ chúa. - H. : Nxb Hà Nội, 1985. - 238 tr. ; 19 cm
Giới thiệu chuyện những nữ sĩ là người Thăng Long hoặc đã từng sống và hoạt động văn học ở nơi đây, chân dung của họ được dựng lại theo nhiều nguồn tư liệu, từ sử liệu chính thống, gia phả, truyện, thơ văn của các tác giả đương thời cho đến truyền thuyết, dã sử, các sách nghiên cứu và sáng tác của người đời sau bằng tiếng Việt và cả bằng Hán Nôm
2003. VƯƠNG THỊ HƯỜNG. Danh mục sách Hán Nôm in tại đền Ngọc Sơn - Hà Nội / Vương Thị Hường // Tạp chí Hán Nôm. - 2000. - Số 1 (42). - Tr. 89-96
Bài viết giới thiệu danh mục sách Hán Nôm in tại đền Ngọc Sơn, Hà Nội. Danh mục này được lập dựa vào hai cuốn sách có trong Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm: 'Các đẳng kinh bản Ngọc Sơn thiện thư lược sao mục lục', 'Cao Vương kinh chú giải'. Danh mục gồm 241 tên tài liệu, thuộc nhiều môn loại: Tôn giáo, Tín ngưỡng, Văn học và Y học, ..
2004. VƯƠNG THỊ HƯỜNG. Ngọc phả đình Hương Trầm / Vương Thị Hường dịch. - H. : Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 2006. - 34 tr. ; 30 cm
Tài liệu dịch do cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm thực hiện
Tài liệu dịch ngọc phả đình Hương Trầm, Thuỵ Lâm, Đông Anh, Hà Nội, nội dung ca ngợi công trạng của ông Quý Minh người huyện An Phú, đạo Kinh Bắc
2005. VƯƠNG THỊ HƯỜNG. Tâm sự của Phạm Quý Thích qua các bài thơ về Thăng Long / Vương Thị Hường // Tạp chí Hán Nôm. - 2004. - Số 6 (67). - Tr. 66-69
Bài viết giới thiệu các bài thơ viết về Thăng Long của tác giả Phạm Quý Thích, qua đó thấy được tâm sự của ông trước sự hưng vong của đất nước và thời cuộc
2006. VƯƠNG TOÀN. Giới thiệu vốn thư tịch về Hà Nội được lưu trữ ở Thư viện Khoa học xã hội / Vương Toàn // Thông tin Khoa học xã hội. - 2006. - Số 10. - Tr. 17-25
Thông tin về vốn tài liệu nói về Hà Nội hiện đang lưu giữ tại Thư viện KHXH, đây là nguồn tài liệu đa dạng về chủng loại và phong phú về nội dung rất hữu dụng cho những ai quan tâm nghiên cứu về Hà Nội xưa và nay
2007. XUÂN DIỆU. Tính tư tưởng trong ba bài thơ Hồ Xuân Hương / Xuân Diệu // Tạp chí văn học. - 1980. - Số 3. - Tr. 57-58
Qua ba bài thơ: 'Tát nước', 'Cảnh thu', 'Trăng thu' của Hồ Xuân Hương, bài viết cho thấy: mặc dù sáng tác trong xã hội phong kiến nhưng Hồ Xuân Hương có cái nhìn mới về con người, về thành quả lao động
2008. XUÂN LIÊN. Dân ca Đông Anh và hình thức trình diễn / Xuân Liên // Văn hoá nghệ thuật. - 1994. - Số 4. - Tr. 49-50
Giới thiệu về dân ca Đông Anh (ngoại thành Hà Nội), với các lối trình diễn đậm chất dân ca Bắc Bộ
2009. . = Danh thi hợp tuyển / Ân Quang Hầu Trần Công Hiến biên tập; Đốc học Trung Chính Bá, Trợ giáo Thời Bình Nam khảo dị. - Hải Dương : Hải Học đường ; 24 x 15 cm
1 bản viết, 5 bản in. 12 Q. - 1814. - 247 tr.
Tuyển 1.700 bài thơ chữ Hán của các nhà thơ Việt Nam nổi tiếng (trong đó có nhiều vị xuất thân ở Thăng Long - Hà Nội), đề tài lấy từ các sách kinh điển của nhà Nho
2010. . 文昌 = Hoàn Kiếm hồ Ngọc Sơn từ Văn Xương miếu bi kí / Án sát sứ Đặng Lương Hiên soạn. - [s.l.] : [s.n.], 1863. - 4 tr.
1 bản viết
Bài văn bia trong miếu Văn Xương, đền Ngọc Sơn, hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội ghi lại cảnh đẹp và lịch sử hồ Hoàn Kiếm, cùng việc xây dựng ngôi miếu Văn Xương
2011. = Hoàng tú tân truyện. - Hà Nội : Thịnh Văn Đường, 1881. - 46 tr. ; 17 x 13 cm
1 bản viết
Truyện thơ Nôm, thể 6-8, kể chuyện Hoàng Tú: Chàng quê ở Tràng An, bố mẹ làm nghề đậu phụ. Hoàng Tú gặp nàng Ngọc Côn, kết duyên chồng vợ. Sau Hoàng Tú đỗ Trạng nguyên, cùng làm quan với Tống Thần. Tống Thần vu cho Hoàng Tú lấy trộm vàng của vua. Hoàng Tú bị đày,... sau được minh oan, vua tha cho Hoàng Tú, bắt Tống Thần
2012. = Hoàng Việt văn tuyển / Tồn Am Nguyễn Huy Bích tuyển chọn, Nguyễn Tập Đốc học trấn Sơn Nam biên tập và viết tựa. - [s.l.] : [s.n.], 1825. - 334 tr. ; 29 x 16 cm
10 bản in, 1 bản viết. - 1 mục lục
Tuyển tập văn học thời Lý, Trần, Lê gồm: 15 bài phú (Q1); 15 bài ký (Q2), 9 bài minh (Q3), 8 bài văn tế (Q4). 6 bài biểu, 9 bài chế, 10 bài văn sách (Q5), 22 bài biểu, tạ khải (Q6), 11 bài tản văn (Q7), 6 bài biểu tấu, công văn (Q8)
2013. 輿 = Hoàng Việt địa dư chí. - Hà Nội : Hội Văn Đường, 1833. - 220 tr. ; 28 x 17 cm
15 bản in, 4 bản viết
Khảo về địa lý Việt Nam thời Nguyễn. Mỗi trấn đều ghi vị trí, giới hạn, thổ sản, dân sinh, núi sông, danh thắng, phong tục, di tích, số phủ, châu, huyện của từng trấn, tên đất thay đổi qua các đời, thơ đề vịnh các nơi danh thắng hoặc di tích lịch sử như Bến Chương Dương, v.v.
2014. = Hương hội ngũ kinh tinh nghĩa. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 166 tr. ; 31 x 18 cm
1 bản viết. - 1 mục lục
81 bài kinh nghĩa chọn lọc ở những kỳ thi Hương, thi Hội dưới triều Tự Đức, tại các trường Hà Nội, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên, đề tài lấy trong các sách Thi, Thư, Dịch, Lễ, Xuân thu
2015. = Hương Sơn truyện. - Hà Nội : Quan Văn Đường, 1918. - 24 tr. ; 19 x 14 cm
2 bản in
Bài thơ Nôm thể 6-8, kể lại cuộc hành trình từ Hà Nội đến chùa Hương Tích. 3 bài thơ thắng cảnh về động Hương Tích
2016. . = Hà Nội học chính Thám hoa Vũ Phạm Hàm tập văn / Vũ Phạm Hàm biên soạn. - [K.đ] : [Knxb], [18??]. - 86 tờ. ; 29 x 16cm
Bản chép tay
Sách chép các câu hỏi đáp về nhân sinh, trị đạo được tập hợp thành 32 vấn đề, tương ứng với 32 bài văn
2017. = Hà Nội tỉnh Văn miếu. - [K.đ] : [Knxb], [????]. - 5 tờ. ; 30 x 17cm
Bản chép tay
Sưu tập thơ văn, câu đối đề vịnh nêu cao đạo Khổng và Nho giáo trên cổng, cửa Khuê Văn các ở Văn miếu, Hà Nội của nhiều tác giả như: Nguyễn Hữu Độ, Nguyễn Văn Năng, Lê Đĩnh, Lê Quang Huy
2018. * ( ). = Hà thành thi sao / Trần Duy Vôn biên tập. - [s.l.] : [s.n.], 1976. - 178 tr. ; 22 x 15 cm
1 bản viết
Sưu tập các bài thơ viết về Hà Nội từ đời Trần đến đời Nguyễn hiện còn giữ lại trong ‘Hoàng Việt thi tuyển, Truyền kì lục, Thăng long cổ tích khảo’... ở đây có các tác phẩm nổi tiếng của nhiều nhà thơ nổi tiếng như Trần Nguyên Đán, Phạm Sư Mạnh, Phùng Khắc Khoan, Phạm Công Trứ, Đoàn Nguyễn Tuấn, Vũ Như Phan
2019. = Hà Đông tỉnh Hoài Đức phủ Thượng Hội xã khảo dị. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 21 tr. ; 32 x 21 cm
1 bản viết
Tập bài hát dùng trong các ngày mở hội rước thần, tế thần, đua thuyền rồng hàng năm của xã Thượng Hội, thôn Thượng Hội, phủ Hoài Đức
2020. . = La Thành cổ tích vịnh / Trần Bá Lãm. - [s.l.] : [s.n.], 1788. - 41 tr. ; 25 x 13 cm
Gồm 25 bài thơ vịnh các danh thắng, cổ tích ở La Thành như: núi Nùng, hồ Hoàn Kiếm, chùa Một Cột... Có dẫn các sự tích liên quan tới đối tượng đề vịnh
2021. . = Long Biên bách nhị vịnh / Bùi Cơ Túc soạn thảo và viết tựa; Nguỵ Khắc Tuần hiệu duyệt; Phạm Chi Hương khảo đính. - [s.l.] : [s.n.], 1844. - 108 tr. ; 30.5 x 21cm
Bản chép tay. - Có 1 tựa
Gồm 102 bài thơ vịnh phong cảnh Long Biên (Hà Nội cổ) như: Hồ Tây, chùa Trấn Vũ, núi Khán Sơn, mỗi bài đều có lời dẫn. Còn có thơ của Trần Nguyên Đán, Bùi Huy Bích
2022. = Long Biên ái hoa hội thi. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 129 tr. ; 28 x 16.5cm
Bản chép tay
Gồm 284 bài thơ nói về thú chơi hoa của Hội ái hoa ở Long Biên, Hà Nội
2023. . 龍 崗 北 鎮 行 餘 詩 集 = Long Cương Bắc Trấn hành dư thi tập / Cao Xuân Dục sáng tác. - [s.l.] : [s.n.], [18??]. - 146 tr. ; 29 x 16cm
Bản chép tay. - Có chữ Nôm
Tập thơ của Cao Xuân Dục gồm 352 bài, do ông sáng tác trong thời gian làm quan ở Hà Nội và Hưng Hoá với các chủ đề: thơ mừng thọ, thơ vịnh phong cảnh, chơi xuân, mừng thi đỗ, xướng hoạ cùng bạn bè
2024. = Long Cương lai hạ tập. - [s.l.] : [s.n.], [19??]. - 120 tr. ; 30.5 x 16.5cm
Bản chép tay
Tập hợp 100 câu đối, 17 bài thơ, 22 bài khải, 5 hoành biển, đại tự của bạn bè mừng Cao Xuân Dục từ khi làm án sát Hà Nội đến khi làm Bố chánh Hà Nội và bài ca Nôm mừng khánh thành công đường của Đốc bộ tỉnh Định Ninh (Nam Định và Ninh Bình)
2025. . = Long Cương văn tập / Cao Xuân Dục sáng tác. - [s.l.] : [s.n.], [19??]. - 518 tr. ; 30 x 16cm
Bản chép tay
Tập văn thơ của Cao Xuân Dục, gồm: thư trả lời quan Khâm sứ về các vấn đề như tại sao phải có vua, hình phạt đánh đòn bằng roi nên bỏ hay nên để, văn cổ động việc xây dựng đình và sửa chữa Văn miếu ở Sơn Tây,... và còn có 7 bài gồm thơ, ca, phú sáng tác trong thời kỳ làm quan Bố chánh ở Hà Nội
2026. = Long tuyển thí sách. - [s.l.] : [s.n.], [18??]. - 648 tr. ; 27.5 x 16 cm
Bản chép tay
Gồm 47 bài văn sách chọn lọc trong các kỳ thi Hội và thi Đình từ thời Lê Chiêu Thống đến Nguyễn Thiệu Trị (1841 - 1847), đề tài lấy trong Kinh, Truyện, Bắc sử, Nam sử... về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, quân sự, sản xuất... Họ tên, quê quán, hạng bậc của những người thi đỗ như Ngô Thì Sĩ, Nguyễn Bá Dương, Nguyễn Huy Oánh,... Bài văn thi vào làm Tế tửu Quốc Tử Giám của Phạm Tam Tỉnh. Một số câu đối mừng viếng của Vũ Phạm Hàm, Dương Khuê, Hoàng Cao Khải
2027. . 使 = Lê triều Vũ Liên Khê công Bắc sứ tự thuật kí / Vũ Miên biên soạn. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 40 tr. ; 27 x 15cm
Bản chép tay
Bài tự thuật bằng chữ Nôm của Vũ Liên Khê (tức Vũ Miên), hành trình từ Hà Nội đến Yên Ninh và các nơi danh thắng. Còn có phần Mai Đình mộng kí, bài tựa viết bằng chữ Hán, có chữ Quốc ngữ. Truyện Nôm thể 6-8 kể về một người dạo chơi sông núi, một hôm say rượu nằm mơ thấy mình tới Mai Đình là nơi tiên ở, gặp một người con gái cùng nhau làm thơ và hẹn ước lấy nhau
2028. . = Lịch khoa sách lược / Ân Quang Hầu Trần Công Hiến biên tập, Bùi Danh Chấn khảo đính. - [s.l.] : [s.n.], [17??]. - 170 tr. ; 24.5 x 15 cm
Bản in
Văn sách của những người thi đỗ hạng nhất, nhì, ba trong 3 khoa thi Hội đời Lê Cảnh Hưng, tổ chức vào các năm Bính Tuất (1766), Kỉ Sửu (1769) và Nhâm Thìn (1772), có ghi cả họ tên, quê quán của những người thi đỗ, trong đó có nhiều vị người Thăng Long
2029. = Lịch khoa tam trường văn thể. - [s.l.] : [s.n.], [18??]. - 382 tr. ; 31.5 x 21.5 cm
Bản chép tay. - Có 1 mục lục
Các bài kinh nghĩa, thơ, phú, văn sách thi Hương, thi Hội, thi Đình từ năm Thiệu Trị Đinh Mùi (1847) đến năm Tự Đức Mậu Thân (1848) tại các trường Hà Nội, Nam Định, Nghệ An, Thừa Thiên, đề tài lấy trong Kinh, Truyện, Bắc sử..., bàn về đạo đức, chính trị, văn học, có ghi họ tên, quê quán của các thí sinh
2030. = Lịch khoa tứ lục. - Tập Văn Đường in năm Tự Đức 4 (1851). - [s.l.] : [Tập Văn Đường], 1851. - 148 tr. ; 24.5 x 15cm
Bản in
Tập văn Tứ lục tuyển chọn ở các trường Thăng Long, Hải Dương, Thanh Hoá... trong các khoa thi Hương vào những năm niên hiệu Gia Long
2031. = Lịch khoa tứ lục. - [s.l.] : [s.n.] ; 25 x 15cm
Bản in. Q2. - [18??]. - 152 tr.
Văn tứ lục tuyển chọn trong các khoa thi Hương, thi Hội vào những năm Gia Long, tại các trường Thăng Long, Thanh Hoá, Nghệ An, Hải Dương... về các vấn đề chính trị, đạo đức, lời nói và việc làm của các bậc thánh hiền
2032. = Lịch khoa tứ lục. - Tập Văn đường in năm Tự Đức 4 (1851). - [s.l.] : [Tập Văn đường], 1851. - 148 tr. ; 24.5 x 15 cm
Bản in
Tập văn Tứ lục tuyển chọn ở các trường Thăng Long, Hải Dương, Thanh Hoá, Sơn Nam, Sơn Tây, Trực Lệ trong các khoa thi Hương vào những năm Gia Long Đinh Mão (1807), Quý Dậu (1813), Kỷ Mão (1819), Tân Tỵ (1821) và khoa thi Hội năm Minh Mệnh Nhâm Ngọ (1822)
2033. = Lịch triều hiến chương loại chí / Phan Huy Chú (tên khác Phan Huy Hạo) biên soạn; Nguyễn Danh Bi, Vũ Huy Quýnh, Nguyễn Hữu Gia, Đỗ Đình Vũ, Hà Thúc Lương, Hoàng Sĩ Quang, Nguyễn Thế Tính, Phan Thời Cử, Phan Hữu Tính, Hoàng Tế Mĩ, Phan Hoàng Hải phụng khảo. - [s.l.] : [s.n.], 182?. - 2346 tr. ; 19 x 17 cm
Có rất nhiều dị bản; Sách có tựa, có dẫn, có phàm lệ, có mục lục, có chữ Nôm
Sách gồm 20 dị bản, trọn bộ 49 quyển. Nội dung nói về nhiều chủ đề khác nhau như: Địa dư (Q. 1-5), Nhân vật (Q. 6-12), Quan chức (Q.13-19), Lễ nghi (Q. 20-25), Khoa mục (Q. 26-28), Quốc dụng (Q. 29 35), Hình luật (Q. 33-38), Binh chế (Q. 39-41), Văn tịch (Q. 42-45), Bang giao (Q. 46-49) của các triều đại Việt Nam từ Hùng vương đến cuối Lê, phần về Hà Nội được đề cập đến khá sâu sắc trong nội dung sách
2034. = Lịch triều Hội thí trúng cách chư nhân danh. - [s.l.] : [s.n.], [18??]. - 130 tr. ; 25.5 x 18.5 cm
Bản chép tay
Họ tên, quê quán, tiểu sử 20 người đỗ khoa thi Hội năm Thành Thái thứ 7 (1895). Họ tên, chức tước các quan coi thi. Một số điều giao ước giữa những người thi đỗ cùng khoa, khi có chuyện vui hay buồn. Có 26 bài thơ, 15 bài trướng cùng 117 đôi câu đối mừng thi đỗ
2035. . = Minh Đô thi / Bùi Nhữ Tích. - [s.l.] : [s.n.], [18??]. - 160 tr. ; 25 x 18 cm
Thơ của vua chúa và danh thần Việt Nam từ triều Trần đến cuối triều Lê (Trần Thái Tông, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi, Trịnh Sâm, Lê Chiêu Thống...) : vịnh danh thắng (động Huyền Thiên, núi Thuý Sơn, chùa Hương Tích...); vịnh di tích lịch sử (sông Bạch Đằng, kinh đô Tràng An, cửa Hàm Tử...); vịnh thời tiết (4 mùa, tết Nguyên Đán). Thơ thuật hoài, xướng hoạ, tiễn tặng. Họ tên, quê quán, khoa bảng, chức tước... của một số danh nhân các thời Trần, Lê, Mạc
2036. = Nguyệt Áng trường văn sách. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 251 tr. ; cm
Các bài văn sách ở trường Nguyệt Áng (thầy dạy là Lưu Quỹ); đỗ Tiến sĩ năm Minh Mệnh 16 (1835), đề tài lấy trong Kinh, Truyện, Sử về các vấn đề chính trị, văn hoá, giáo dục...
2037. . = Ngự đạo hành cung nhật trình / Nguyễn Huy Lượng soạn. - [s.l.] : [s.n.], [18??]. - 46 tr. ; 29 x 21cm
Bản chép tay
Thơ ca về cuộc hành trình từ Hà Nội vào Huế của Gia Long, qua mỗi địa phương đều có ghi lại lịch sử, sản vật
2038. = Nhâm Ngọ ân khoa Hội thí. - [s.l.] : [s.n.], [18??]. - 210 tr. ; 27 x 14 cm
Bản chép tay
Văn sách trong các kì thi Hội và thi Đình từ năm Minh Mệnh 3 (1822) đến đời Thiệu Trị (1841-1847), bài thi của Phạm Văn Nghị, Nguyễn Tông Phan, Nguyễn ý, Trương Quốc Dụng, Phạm Gia Chuyên, Phạm Thế Lịch...
2039. = Nhân đạo. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 216 tr. ; 29 x 17 cm
Bản chép tay
Văn sách thi Hương ở các trường Hà Nội, Nam Định và một số trường tư thục khác nói về tâm, tính, ý chí, dựa vào đạo đức để đánh giá con người, vì vậy phải quan tâm đến chuyện sửa mình trước hết v.v.
2040. . = Nhị Khê Dương gia thế phả / Dương Thuỵ Triều biên soạn; Nguyễn Kiên Phủ viết bạt; Dương Bá Cung, hiệu Cấn Đình tục biên và viết tựa, viết phàm lệ. - [s.l.] : [s.n.], [18??]. - 198 tr. ; 26 x 19cm
Bản chép tay. - Có 1 tựa, 1 phàm lệ, 1 bạt
Gia phả dòng họ Dương (thuỷ tổ là Phúc Thiện) ở thôn Hạ, xã Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, Hà Đông, hành trạng các vị tổ, hệ thống các chi, niên biểu các đời. Bài tựa mừng Dương Công Độ đỗ Tiến sĩ triều Lê, sắc phong, văn bia, mộ chí, văn tế, câu đối
2041. . = Quốc triều khoa bảng lục / Cao Xuân Dục, viết tựa năm Thành Thái 5 (1893); Vũ Phạm Hàm viết tựa năm Thành Thái 6 (1894). - [s.l.] : [s.n.], 1894. - 182 tr. ; 25.5 x 11.5 cm
13 bản in, 2 bản viết, 1 phàm lệ
Họ tên, quê quán những người đỗ đại khoa, trong đó có nhiều vị người Hà Nội (Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ, Phó bảng) dưới triều Nguyễn, từ khoa Minh Mệnh Nhâm Ngọ (1822) đến khoa Khải Định Kỷ Mùi (1919). Có bài dụ của Tự Đức về "Chế khoa cát sĩ" soạn năm Tự Đức thứ 4 (1851)
2042. 鄧 . = Quốc triều lịch khoa hương sách / Đặng Ngọc Toản, hiệu Trung Trai biên tập. - [s.l.] : Công Thiện đường, 1897. - 666 tr. ; 18.5 x 13 cm
Gồm 87 bài văn sách tuyển chọn trong các kỳ thi Hương ở các trường: Thăng Long, Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc, Trực Lệ, Nghệ An, Thanh Hoá, Nam Định dưới triều Nguyễn, từ năm Gia Long 6 (1807) đến năm Thành Thái 9 (1897)
2043. = Quốc triều thập anh văn tập. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 1.504 tr. ; 27 x 16 cm
Tập hợp các bài văn sách xuất sắc trong 36 khoa thi, từ năm Gia Long Đinh Mão (1807) đến năm Thành Thái Quý Mão (1903) ở các trường Thăng Long, Hà Nội, Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc, Trực Lệ, Nghệ An, Nam Định, Hà Nam và Thừa Thiên
2044. = Thăng Long cổ tích khảo. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 43 tr. ; 16 x 27 cm
1 bản viết, có chữ Nôm
30 bài khảo về các danh thắng của Thăng Long (Hà Nội) xưa, như chùa Bà Ngô, chùa Yên Lãng, chùa Một Cột, chùa Quán Sứ, chùa Trấn Quốc, chùa Báo Thiên, đền Huyền Thiên, Văn Miếu, Miếu Trung Liệt, đàn Nam Giao, hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, núi Nùng, núi Thái Hoà. Nguồn gốc, vị trí, phong cảnh của từng danh thắng. Ngoài ra còn có 10 bài thơ vịnh đền Trấn Vũ
2045. = Thăng Long tam thập vịnh. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 30 tr. ; 28 x 17 cm
4 bản viết, toàn chữ Hán
30 bài thơ miêu tả phong cảnh Thăng Long (Hà Nội) xưa: Xem vua qua cửa Ngọ Môn (Ngũ Môn cẩn nhật). Cảnh chiều chùa Một Cột (Nhất trụt hê hà), Tiếng trống chuyển canh trên chòi gác (Lâu bề chuyển canh) v.v
2046. . = Thăng Long thành hoài cổ thập tứ thủ / Vũ Như Phan sáng tác, Tiến sĩ Đông Tác điểm duyệt. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 18 tr. ; 26 x 15 cm
1 bản viết
14 bài thơ vịnh phong cảnh Thăng Long (Hà Nội): sông Tô, chùa Quảng Bá, Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn, miếu Hai Bà Trưng, gò Đống Đa v.v
2047. = Thăng Long thập cửu vịnh. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 18 tr. ; 26 x 15 cm
1 bản viết
19 bài thơ vịnh cảnh Thăng Long (Hà Nội) xưa: Phong cảnh Tây Hồ, Tiếng sáo Cầu Đông, Ông say ở Mai Dịch, Ngựa uống nước sông Tô Lịch v.v
2048. = Thượng Phúc Nhân Hiền Nguyễn tướng công thế phả. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 220 tr. ; 30 x 20 cm
1 bản viết. - 1 tựa
Gia phả họ Nguyễn ở xã Nhân Hiền, huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Đông: thế thứ các đời, các chi, phần mộ, ngày giỗ, sự tích các bà cô,... 66 bài thơ và một số bài văn sách, câu đối, văn viếng
2049. . = Thọ Xương tiên hiền từ vũ bi ký / Nguyễn Văn Lý soạn; Hà Tông Quyền nhuận sắc. - H. : Văn chỉ Thọ Xương, 1832. - 4 mặt ; 33 x 110 cm, 70 x 116 cm
Huyện Thọ Xương là nơi văn vật chốn đô thành, đến thời bản triều, do "chính trị văn giáo ngày một đổi mới, nhờ phúc lành của tư văn mà người đỗ đạt nối tiếp nhau không phải ít" nhưng chưa có nơi thờ tiên hiền của huyện. Năm Nhâm Thìn (1832) thân sĩ trong huyện cùng nhau xây dựng từ chỉ làm nơi tôn sư trọng đạo
2050. 西 = Tây Hồ cảnh tụng / Nguyễn Huy Lượng, Phạm Thái. - [s.l.] : [s.n.], [18??]. - 64 tr. ; 25 x 15 cm
Một bản viết
Sách có 4 phần chính, phần 1: Tây Hồ cảnh tụng của Nguyễn Huy Lượng. Phần 2: Chiến Tây Hồ cảnh tụng của Phạm Thái. Phần 3: Ngự đạo hành cung nhật trình từ khúc, hành trình của Gia Long từ Hà Nội vào Huế. Phần 4: Tạo thiên lập địa diễn nghĩa, nói về thời Hồng hoang
2051. . = Tây Hồ phú. - [s.l.] : [s.n.], 1801. - 12 tr. ; 31 x 22 cm
1 bản viết
Bài phú và thơ vịnh cảnh, nói về nguồn gốc Hồ Tây ở Hà Nội. Chú thích bằng chữ Hán
2052. = Tạ ngọc văn liên tập. - [s.l.] : [s.n.], 1929. - 138 tr. ; 32 x 27 cm
1 bản viết, 2 ảnh chân dung, có chữ Nôm
Những bài phú, trướng kí về cảnh sắc thu ở Hồ Tây, sắc xuân ở Thăng Long, về thư viện Phượng Trì,... những câu đối về việc viếng tang, thờ phụng,... và danh sách những người thi đỗ cùng khoa - văn trường thi Hương khoa Canh Tí (1900) của tác giả
2053. = Tạp thi tập. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 40 tr. ; 26 x 14 cm
1 bản viết
Sưu tập gồm 86 bài thơ đề vịnh, tức cảnh, viếng, mừng, thơ vịnh thành Thăng Long, điếu Tổng đốc Hà Nội,...
2054. = Từ thị tiểu tông giáp chi đinh phái thế phả. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 65 tr. ; 22 x 14 cm
1 bản viết, có chữ Nôm
Gia phả họ Từ ở xã Khê Hồi, phủ Thường Tín, Hà Đông: nguồn gốc, hành trạng, thế thứ, thơ văn, câu đối, bia, minh, của các tác giả thuộc người trong họ
2055. 輿 = Việt Nam dư địa chí. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 86 tr. ; 26 x 15 cm
1 bản viết, có chữ Nôm
Khảo về địa lý Việt Nam, trong đó có Hà Nội, bao gồm: địa thế, núi sông, ao đầm, đường sá; các tỉnh, phủ, huyện và xã; phong tục và tiếng nói của 45 dân tộc ít người. Bài Nam Kì Lục tỉnh tứ sát tứ hại ca (Nôm) của Trương Sĩ Tái (Trương Vĩnh Kí)
2056. = Vân Đình Dương đại nhân trường văn tập. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 138 tr. ; 29 x 16 cm
1 bản viết
37 bài văn sách ở trường họ Tiến sĩ Dương Lâm, huyện Vân Đình, Hà Đông, đề tài lấy ở Kinh, Truyện, Bắc sử, Nam sử và tình hình chính trị thời sự Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Văn sách, chiếu, biểu, sớ, luận... ở trường Quốc Tử Giám và một số khoa thi Hội, thi Đình
2057. = Âm ca tập. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 30 tr ; 28 x 15 cm
1 bản viết
Sưu tập thơ ca Nôm xem Hán, bao gồm 2 phần: 1. Thơ vịnh người con gái đẹp, các lối ca nam thương, tứ đại cảnh, kim tiền, lưu thuỷ, phú chán đời, ghét gian tà; 2. Thơ Hồ Xuân Hương: Vịnh cảnh chùa Quán Sứ, cái giếng, lấy chồng chung, Hồ Trúc Bạch, Thành Thăng Long. Ngoài ra còn có thơ xướng hoạ giữa Hồ Xuân Hương và Chiêu Hổ. Bài Chức cẩm hồi văn của nàng Tô Huệ; Hai bài thơ Khúc Giang của Đỗ Phủ (Hán)
2058. = Đa Sỹ Hoàng tông gia phả. - [s.l.] : [s.n.], 1815. - 164 tr ; 30 x 20 cm
1 bản viết. - 1 phả dẫn
Gia phả 17 của họ Hoàng ở thôn Đa Sỹ, huyện Thanh Oai, Hà Đông. Hành trạng và thơ, văn của các nhân vật nổi tiếng trong họ như Trúc Khê, Thuỷ Hiên, Phúc Khang
2059. 稿 = Đông Ngạc Phạm tộc gia tiên di cảo. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 164 tr. ; 29 x 17 cm
1 bản viết. - 1 mục lục
Văn thơ dòng họ Phạm ở làng Đông Ngạc (Hà Nội), gồm 10 bài của Bảng nhãn, 9 bài của Thừa Sứ Công, 10 bài của Thượng Tăng Công, 9 bài của Đông Các Công. Có thơ văn của Tả Hình Công và một số tác giả khác. Văn sách làm trong các dịp thi Hội triều Lê. Một số bài văn tế tại gia và trướng
2060. = Đại Nam quốc sơn thuỷ lục. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 142 tr. ; 27 x 16 cm
1 bản viết
Kể tên núi, sông của các tỉnh, chủ yếu từ Bình Định trở ra Bắc. Có ghi sự tích và thơ xướng hoạ (có chữ Nôm) về các danh thắng của đất nước, đặc biệt là ở Hà Nội, do các tác giả nổi tiếng như Trịnh Sâm, Lê Quý Đôn,... sáng tác
2061. . = Đại tông Bùi thị gia phả / Tông Tử Bùi Tổng biên tập. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 236 tr. ; 29 x 30 cm
2 bản viết. - 1 phả dẫn, 1 phàm lệ, có hình vẽ
Gia phả 12 đời họ Bùi ở xã Định Công (Giáp Bát), huyện Thanh Trì (Hà Nội) gồm gia phả họ nội, gia phả họ ngoại, mồ mả, đồ thuyết, văn chương, chế cáo, văn bằng của người trong họ. Hành Trạng và thơ văn của Bùi Xương Trạch (1437 -?) đỗ Tiễn sỹ khoa Mậu Tuất (1478) đời Lê
2062. = Đỗ Lệnh Do thi tập. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 40 tr. ; 38 x 17 cm
1 bản viết
60 bài thơ của quan Đỗ Lệnh Do vịnh thắng cảnh Thăng Long, được soạn vào dịp tác giả giữ chức quan Hình ngục ở đây