Thư mục sách Thăng Long - Hà Nội - Phần 1: Địa linh nhân kiệt: Nguyên Khí Quốc gia (757-880)

Print
NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA
757. Bia 'Thanh Bằng thịnh sự bi' và vị khai khoa của Thăng Long - Hà Nội/ Bùi Xuân Đính, Đinh Khắc Thuân // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004. - Tr. 560-562
Mới đây tác giả phát hiện được một tấm bia có nội dung nói về một người của Thăng Long - Hà Nội đỗ đại khoa vào thời Lý. Đó là tấm bia 'Thanh Bằng thịnh sự bi' hiện được đặt tại một ngôi nhà ngang trong miếu Gàn của làng Bằng Liệt, xã Hoàng Liệt, huyện Thanh Trì - Hà Nội. Bia được khắc ngày 18 tháng 2 năm Giáp Thìn, niên hiệu Cảnh Hưng 45 (1784). Nội dung của bia khẳng định ông Bùi Quốc Khái là bậc tiên hiền của bản xã, đỗ thứ hai kỳ thi Đình khoa Ất Tỵ đời Lý Anh Tông (1185) làm quan đến chức Đô ngự sử, di bảo còn ở chùa xứ Trung Đồng. Với nội dung của tấm bia thì có thể cho rằng Bùi Quốc Khái là người làng Bằng Liệt, nay thuộc xã Hoàng Liệt, huyện Thanh Trì đỗ đại khoa năm Ất Tỵ, niên hiệu Trình Phù đời Lý Cao Tông (1185)

758. BÙI THANH HOA. Bộ phong sắc đình Hà Hương (Hà Nội) / Bùi Thanh Hoa // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005. - Tr. 655-656
Đình Hà Hương ở thôn Hà Hương, xã Liên Hà, huyện Đông Anh. Đình được xây dựng từ lâu nhưng đầu thập kỷ 60 của thế kỷ 19 bị tàn phá do quân Cai Vàng. Đình được dựng lại vào năm 1878, thờ Thiên Uy và Minh Uy - hai anh em có nghề thuốc gia truyền đã chữa cho dân làng thoát khỏi bệnh hiểm nghèo. Hiện nay ở đình Hà Hương còn lưu giữ bộ sắc phong quý giá, gồm 55 đạo sắc phong cho hai vị thần, từ niên hiệu Đức Long đời vua Lê Thần Tông đến niên hiệu Khải Định
759. BÙI THIẾT. Ngọc phả truyền thuyết về Hai Bà Trưng ở làng Hạ Lôi / Bùi Thiết // Nghiên cứu lịch sử. - 1982. - Số 4. - Tr. 58-62
Giới thiệu bản dịch cuốn Ngọc phả về Hai Bà Trưng lưu ở đền thờ Hai Bà Trưng tại làng Hạ Lôi (nay thuộc xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội), do Hàn lâm viện Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính soạn vào năm Hồng Phúc nguyên niên (1572). Đây là một tư liệu quý để nghiên cứu nhiều vấn đề có liên quan đến dòng dõi, quê hương và gia đình Hai Bà Trưng. Bài viết tóm tắt truyền thuyết về Hai Bà Trưng và so sánh, nêu rõ những chỗ khác nhau giữa truyền thuyết và Ngọc phả để giúp người đọc lưu ý khi sử dụng tư liệu này
760. BÙI XUÂN ĐÍNH. Nguyễn Trọng Hợp và bia 'Kim Lũ trung thôn văn từ bi' (Hà Nội) : Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003 / Bùi Xuân Đính // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004. - Tr. 559-560
Làng Kim Lũ, tên Nôm là làng Lũ (nay thuộc xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, Hà Nội) còn lưu giữ được một di vật quý đó là tấm bia 'Kim Lũ trung thôn văn từ bi' lập vào ngày lành tháng 7 năm Đinh Hợi, niên hiệu Đồng Khánh thứ 2 (1887) hiện đặt trong nhà tả mạc của đình. Tấm bia trên góp phần tìm hiểu truyền thống hiếu học, khoa bảng của làng Kim Lũ và vai trò của Tiến sĩ, Hiệp biện đại học sĩ Nguyễn Trọng Hợp
761. CHU THIÊN. Thêm một số thơ văn của Nguyễn Thượng Hiền và sư Viên Giác / Chu Thiên // Tạp chí Văn học. - 1963. - Số 3. - Tr. 115
Bài viết giới thiệu bài thơ của Nguyễn Thượng Hiền gửi sư Viên Giác và bài thơ của sư Viên Giác gửi trả lời Nguyễn Thượng Hiền, ý nói đi tu chỉ là vô ích, không chỉ ra được cho Nguyễn Thượng Hiền con đường phải đi. Bài viết còn giới thiệu đôi câu đối chữ Hán của Nguyễn Thượng Hiền dán trước hiệu thuốc của mình ở Hà Nội, ngụ ý muốn đem sức mình ra giúp nước
762. CHƯƠNG THÂU. Lê Đại (1875-1951), một tác gia Hán Nôm tiêu biểu cho thế hệ nhà Nho yêu nước cuối cùng / Chương Thâu // Thông báo Hán Nôm học năm 2001
Lê Đại tự Siêu Tùng, hiệu Từ Long, Hy Nam Tử (người phường Hàng Bột, Đống Đa, Hà Nội) là một nhà Nho yêu nước đã từng tham gia vào nhiều phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX, như phong trào Duy Tân, phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Ông có để lại một số trước tác và được tác giả bài viết khẳng định là một tác gia Hán Nôm tiêu biểu cho thế hệ nhà Nho yêu nước cuối cùng
763. Danh nhân Hà Nội / B.s.: Trần Quốc Vượng (ch.b.), Lê Thước, Trương Chính... - In lần thứ 2. - H. : Quân đội nhân dân, 2004. - 427tr. ; 19cm
Giới thiệu những danh nhân tiêu biểu của Hà Nội: Lý Tiến, Ông Minh, Lý Ông Trọng, Linh Lang, Chu Văn An,... qua đó giúp chúng ta hiểu thêm về tài năng, trí tuệ, lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta
764. Danh nhân Hà Nội / Chủ biên: GS. Vũ Khiêu. - H. : Nxb. Hà Nội, 2004. - 691 tr. ; 24 cm
Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội
Cuốn sách được biên soạn nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long với mục đích tôn vinh các danh nhân văn hoá và lịch sử, bước đầu cung cấp cho độc giả cái nhìn tổng quan về các thế hệ danh nhân từ trước tới nay của đất Thăng Long 1000 năm văn hiến
765. Danh nhân Hà Nội / Lê Thước, Trương Chính, Trần Văn Giáp... - H. : Hội văn nghệ Hà Nội, 1973. - 362tr ; 19cm
Giới thiệu thân thế sự nghiệp, cuộc đời các danh nhân & những người tài giỏi của Hà Nội; những anh hùng qua truyền thuyết, như: Lý Tiến, Ông Hiển, Ông Dực, Ông Minh và những vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên của Hà Nội, như: Lý Ông Trọng, Phạm Tu, Linh Lang,...
766. Danh nhân Hà Nội. - H. : Hội Văn nghệ Hà Nội ; 19 cm
T. II. - 1976. - 319 tr.
Đây là tập chuyện kể về những người tài giỏi của thủ đô lịch sử từ xưa tới nay, kể cả những anh hùng theo truyền thuyết qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần cho tới khi Pháp sang xâm lược
767. Dòng họ Trịnh Vũ Thái y viện đời Hậu Lê / Tạp chí Đông Y // Tạp chí Đông Y. - 1977. - Số 149. - Tr. 38-39
Bài viết giới thiệu về dòng họ Trịnh ở xã Định Công, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Một dòng họ giữ vị trí rất quan trọng trong triều đình Hậu Lê thế kỷ XVIII. Họ Trịnh này vừa cùng giữ chức vụ trọng yếu ở Thái y viện trông coi sức khoẻ của vua Lê, chúa Trịnh, vừa nắm phần điều khiển trọng trách trong quân đội. Theo gia phả họ Trịnh này có 9 nhân vật tiêu biểu giữ chức vụ quan trọng. Thái y viện và 11 tác phẩm tiên y được thái y viện hiệu đính, bổ sung. Riêng thời kỳ này, nhờ chủ trương phát triển y học, dòng họ đã có 5 danh y để lại những công trình đặc sắc về y học dân tộc
768. DƯƠNG MINH SÁU. Hai pho tượng Nguyễn Kim - Nguyễn Hoàng ở chùa Quảng Bá (Hà Nội) / Dương Minh Sáu // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1997. - 1998. - Tr. 321-323
Tại chùa Quảng Bá - Tây Hồ (Hà Nội) có 2 pho tượng được tạc tương đối giống nhau dưới dạng Hoàng đế đang ngồi trên ngai. Khi đọc 2 tấm thẻ mà 2 pho tượng đang cầm trước ngực đối chiếu với hệ thống niên biểu và sách sử Việt Nam thì đây là chúa Nguyễn Kim và Nguyễn Hoàng, những người có công lớn trong việc "Phù Lê diệt Mạc". Cả hai ông xứng đáng được nhân dân thờ phụng, trở thành những vị thánh trong lòng dân Việt
769. ĐẶNG HỒNG MẠNH. Bức ảnh của Thượng Thư Bộ Lại Bùi Phổ (Hà Nội) / Đặng Hồng Mạnh // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004. - Tr. 702-703
Hiện nay tại đền thờ họ Bùi (gia đình ông Bùi Đăng Thái, xóm Giáp Nhị, xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì - Hà Nội) còn giữ được một bức ảnh của Bùi Phổ quan Thượng Thư Bộ Lại dưới triều Nguyễn Gia Long. Họ Bùi có nguồn gốc từ Cát Xuyên (Thanh Hóa) đến định cư tại Thịnh Liệt khoảng thế kỷ 15 đến nay hơn 500 năm. Hiện nay gia đình ông Bùi Đăng Thái còn giữ được một bộ phả dày 242 trang do Bùi Phổ soạn, dòng niên đại của quyển phả này ghi niên hiệu Minh Mệnh thứ 11 (1830)
770. ĐINH KHẮC THUÂN. Về bia Tiến sĩ Vũ Tông Phan vừa phát hiện được ở Hà Nội / Đinh Khắc Thuân, Đinh Tú // Khảo cổ học. - 1983. - Số 1. - Tr. 60-67
Tác giả giới thiệu tấm bia nói về thân thế và sự nghiệp của Tiến sĩ Vũ Tông Phan - một nhà nho yêu nước ở Hà Nội đầu thế kỷ XIX. Qua văn bia, tác giả cũng trình bày về tiểu sử của Vũ Tông Phan, về tình hình thời cuộc, về sự phân hoá tư tưởng trong hàng ngũ quan lại phong kiến triều Nguyễn
771. ĐĨNH CHI. Chuẩn bị kỷ niệm lần thứ 250 ngày sinh Lê Hữu Trác / Đĩnh Chi // Tạp chí văn học. - 1970. - Số 5. - Tr. 140-141
Nhân kỷ niệm lần thứ 250 ngày sinh của Lê Hữu Trác, bộ Văn hóa, hội Đông y, viện Nghiên cứu Đông y, Tổng hội Y học, viện Sử học, viện Triết học, viện Văn học, các nhà xuất bản... đã tổ chức toạ đàm về những cống hiến của Lê Hữu trác, đặc biệt là những thành tựu y học của ông: - Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác là vốn quí đối với văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII; thơ văn ông sáng lên chủ nghĩa nhân đạo tích cực, phê phán hiện thực sắc xảo. Bộ Y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển là một bộ sách phong phú về nội dung và số lượng. Nhân dịp này, Bộ Văn hóa sẽ tu sửa lại 1 số di tích của Hải Thượng Lãn Ông: nhà thờ Yên Mỹ, Y miếu ở Hà Nội, mộ ông ở Hương Sơn
772. ĐOÀN NGỌC PHAN. Ai là tác giả bài thơ Điếu Nguyễn Tri Phương / Đoàn Ngọc Phan // Văn học. - 1975. - Số 5. - Tr. 153-154
Theo 'Hợp tuyển thơ văn yêu nước 1858-1900' của Nxb Văn học thì bài thơ 'Điếu Nguyễn Tri Phương' là của Nguyễn Thiện Thuận. Trong tập thơ chép tay năm 1913 của cụ Lại Văn Giảng cũng có bài thơ trên, chỉ khác có mấy chữ nhưng đề là của Tôn Thất Thuyết. Xét văn cảnh của 2 bài thơ, xét mối quan hệ giữa Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Tri Phương. Tác giả bài viết cho rằng bài thơ trên là của Tôn Thất Thuyết thì hợp lý hơn
773. ĐỖ ĐỨC HÙNG. Nguyễn Tư Giản và bản mật sớ năm 1859 / Đỗ Đức Hùng // Tạp chí Lịch sử quân sự. - 1993. - Số 3. - Tr. 44-48
Giới thiệu toàn bộ phần dịch nghĩa bản mật sớ dâng vua Tự Đức của nhân sĩ Nguyễn Tư Giản (1823-1890) quê Đông Anh, Bắc Ninh (nay thuộc Hà Nội). Nội dung bản mật sớ là kiên quyết đề nghị vua không nên nhượng bộ một yêu cầu nào và không nên hòa với thực dân Pháp. Qua lý lẽ phân tích, viện dẫn lịch sử, Nguyễn Tư Giản đoán chắc, hòa với Pháp nghĩa là dâng nước cho chúng. Việc công bố bản mật sớ này có tác động quan trọng trong việc đánh giá toàn diện về con người và tư tưởng nhà trí thức yêu nước Nguyễn Tư Giản
774. ĐỖ THỈNH. Vũ gia thế phả và lai lịch một vị tướng của vua Quang Trung / Đỗ Thỉnh // Tạp chí Hán Nôm. - 1996. - Số 1 (26). - Tr. 82-83
Bài viết giới thiệu về tập ‘Vũ gia thế phả’ biên soạn từ năm Minh Mệnh 16 (1835), ở làng Hoè Thị, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Cuốn gia phả này ghi chép về lai lịch của Vũ Thưởng, một vị tướng của vua Quang Trung, tham gia đại phá quân Thanh lập chiến công nên được phong tước Bá (năm Quang Trung 2 - 1789) rồi được phong tước Hầu (năm Quang Trung 3 - 1790) - tức Hoè Lý hầu
775. FERAY, YVELINE. Vạn Xuân / Yveline Feray; Dịch giả: Nguyễn Khắc Dương. - H. : Văn Học, 1997. - 1214 tr. ; 21 cm
Sau khi dự hội nghị quốc tế về danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi tổ chức tại Hà Nội nhân dịp lễ kỷ niệm 600 năm ngày sinh của ông vào năm 1980, nữ văn sĩ người Pháp Yveline Feray đã tái hiện lại cuộc đời và sự nghiệp của ông, với sự thấu hiểu tâm lý sâu sắc. Trong tác phẩm này của bà, không chỉ có chân dung của vị anh hùng, của nhà thơ vĩ đại mà còn có bức tranh toàn cảnh của thời thế. Tác phẩm này là một bản anh hùng ca lớn về nền văn hiến Đại Việt đầy khí phách
776. HÀ ÂN. Người Thăng Long / Hà Ân. - H. : Nxb Hà Nội, 1980. - 367 tr. ; 20 cm
Cuốn sách được viết dưới dạng tiểu thuyết lịch sử gồm 19 chương kể về các nhân vật lịch sử có nhiều đóng góp cho đất nước Việt Nam, mà đặc biệt là các nhân vật như Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật và Nguyễn Chế Nghĩa, ..
777. HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG. Ký sự lên kinh / Hải Thượng Lãn Ông; Người dịch: Bùi Hạnh Cẩn. - H. : Hà Nội, 1977. - 222 tr. ; 19 cm
Đây là bản dịch đầy đủ nhất về cuốn 'Ký sự lên kinh' của Hải Thượng Lãn Ông-Lê Hữu Trác, nó không những là một tác phẩm hay mà còn giúp cho người đọc nhiều hiểu biết về Hà Nội thời Lê Mạt
778. HOÀNG TRUNG. Nhĩ Hoàng di ái / Hoàng Trung, Đặng Huy Trứ; Dịch: Nguyễn Văn Huyền, Phạm Tuấn Khánh. - H. : Văn hoá Thông tin, 1996. - 110 tr. + 14 tr. phụ bản ảnh và chữ Hán ; 20 cm
Cuốn sách ghi lại một số việc làm đáng ca ngợi của Lễ Trai - Đặng Văn Hoà khi ông làm Tổng đốc ở Hà Nội - Ninh Bình và Nam Định - Hưng Yên
779. HOÀNG VĂN LÂU. Đi tìm địa chỉ Ngô Chân Lưu / Hoàng Văn Lâu // Tạp chí Hán Nôm. - 1996. - Số 1 (26). - Tr. 52-54
Sau khi điểm qua những sách có chép về Ngô Chân Lưu - nhà trí thức lớn, nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà văn hóa tài năng ở thế kỷ X, bài viết dựa vào hai tấm bia hiện còn lưu giữ ở chùa Cửa Rừng, thôn Thụy Hương, xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn: Tư văn bi ký dựng năm 1691, và Bản thôn tạo thạch bi ký dựng năm 1792, để khẳng định: Tăng thống Ngô Chân Lưu được ban danh hiệu Khuông Việt đại sư năm 971, quê tại hương Cát Lợi, huyện Thường Lạc, sau là thôn Đoài, xã Da Hạ, huyện Kim Hoa, phủ Bắc Hà, nay là thôn Thụy Hương, xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, Hà Nội
780. Hội nghị kỷ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi / Dân tộc học // Dân tộc học. - 1980. - Số 4. - Tr. 87
Thông báo Hội nghị khoa học toàn quốc về Nguyễn Trãi nhân kỷ niệm lần thứ 600 năm ngày sinh của ông do Uỷ ban KHXH Việt Nam và Bộ Văn hóa Thông tin tổ chức tại hội trường Ba Đình Hà Nội (từ ngày 2-4 tháng 10). Hội nghị đã nghe 21 bản tham luận của các nhà nghiên cứu viên, nhà văn, nhà thơ là đại biểu của 5 tổ chức quốc tế và khu vực, và 16 nước trình bày. Gần 100 tham luận của các nhà nghiên cứu trong nước thuộc nhiều ngành khoa học đã được trình bày tại các phiên họp toàn thể và ở 3 tiểu ban: sử học - quân sự - ngoại giao; văn hóa - tư tưởng; ngôn ngữ - văn học - văn bản học
781. Hội thảo quốc tế về chủ tịch Hồ Chí Minh (trích tham luận của đại biểu Quốc tế). - H. : Khoa học Xã hội, 1990. - 254 tr. + 2 ảnh ; 24 cm
TĐTTS ghi: kỷ niệm 100 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh
Trích tham luận của đại biểu quốc tế dự hội thảo "Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá lớn" tổ chức trong hai ngày 29 và 30 tháng 3, tại Hà Nội
782. HỒNG LIÊN LÊ XUÂN GIÁO. Nguyễn Thượng Hiền với 'Lời gọi hồn nước' / Hồng Liên Lê Xuân Giáo. - Kđ. : Knxb., ????. -
Nguyễn Thượng Hiền bút hiệu Mai Sơn, biệt hiệu Nam Chi, ông ở làng Liên Bạt, huyện Sơn Lãng, tỉnh Hà Nội, ông sinh năm 1866 vào cuối thời Nguyễn, là người học rộng tài cao, cũng có chí bút nghiên nhưng gặp thời loạn ly nên không thoả chí khoa hoạn. Ông đã sớm hiểu nỗi khổ của nước nhà, là một chí sĩ có hoài bão cách mạng, dấn thân vào tìm lối cứu quốc, ông sáng tác nhiều thơ văn nhưng trong đó phải kể đến bài vận văn "Chiêu quốc hồn" nổi tiếng của ông, qua bài văn này mới tỏ rõ nỗi lòng của ông với quốc nạn
783. KHUÊ TRAI. Hoàng Diệu / Khuê Trai // Tri tân. - Số 182. - Tr. 2
Giới thiệu thân thế, tiểu sử của Hoàng Diệu (1828-1882), Tổng đốc Hà Nội đã hy sinh oanh liệt bảo vệ thành Hà Nội
784. KIỀU THU HOẠCH. Danh nhân văn hoá Thăng Long - Hà Nội / Kiều Thu Hoạch // Văn hoá dân gian. - 1987. - Số 2. - Tr. 15-23
Thăng Long - Hà Nội là một vùng văn hoá riêng, nhưng đồng thời lại là trung tâm văn hoá của cả nước. Do đó văn hoá Thăng Long - Hà Nội vừa có tính chất địa phương lại vừa có tính dân tộc. Có thể nói phần lớn danh nhân nước ta, dù là danh nhân lịch sử hay danh nhân văn hoá đều đã trở thành danh nhân có tầm cỡ quốc gia khi đã sống và hoạt động ở Thăng Long - Hà Nội. Bài viết tập trung giới thiệu một số danh nhân đã từng sống và hoạt động ở Thăng Long như: Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương; Trần Nhật Duật, Nguyễn Du; Trương Hán Siêu, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, v. v.
785. LÂM GIANG. Y miếu Thăng Long / Lâm Giang // Thông báo Hán Nôm học năm 2004
Thông qua các tư liệu Hán Nôm (thi văn tập, bi ký), tác giả bài viết phác hoạ lại quá trình xây dựng và sử dụng tôn tạo, tu bổ Y miếu Thăng Long (phố Ngô Sĩ Liên, Hà Nội) cũng như các vị thần được thờ ở đây (trước thờ Thần Nông, Phục Hy, Hoàng Đế sau thờ thêm Tuệ Tĩnh, Lãn Ông) và những đóng góp của các vị danh y đối với nền y học cổ truyền Việt Nam
786. LÊ DUẨN. Xây dựng thủ đô Hà Nội xứng với niềm tin của cả nước / Lê Duẩn. - H. : Sự Thật, 1984. - 142 tr. ; 20 cm
Tuyển chọn những bài nói chuyện của Tổng bí thư Lê Duẩn về Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng thủ đô
787. LÊ HOÀNG BẢO GIÁP. Hậu duệ của Lê Lai trên đất Thăng Long / Lê Hoàng Bảo Giáp // Tạp chí Hán Nôm. - 2002. - Số 2. - Tr. 80-83
Giới thiệu hậu duệ đời thứ 17 của Trung Túc Đại vương Lê Lai ở Thanh Hoá là Lê Vinh và cháu 4 đời của cụ là Lê Doãn Thăng. Lê Doãn Thăng là cháu 3 đời của cụ Trần Lê Hoán, án sát tỉnh Nam Định
788. LÊ NGỌC VŨ. Hải Thượng Lãn Ông với nghề làm thuốc Việt Nam / Lê Ngọc Vũ. - H. : Quốc Văn, 1944. - 73 tr. ; 18 cm
Thuật lại cuộc nói chuyện của tác giả và một số nhân vật khác tại Hội quán hội Trí Tri Hà Nội ngày 19 tháng 2 năm 1943 và hội quán Hội Đông Đạo Hà Đông ngày 7 tháng 2 năm 1944, nội dung nói về lịch sử y học nước nhà mà người đứng đầu là Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
789. LÊ QUANG LONG. Thăng Long - Hà Nội xưa trong việc tuyển chọn, sử dụng và đãi ngộ người tài / Lê Quang Long // Tạp chí Hoạt động Khoa học. - Số 10. - Tr. 30
Nhìn lại lịch sử thủ đô với Văn miếu Quốc tử giám và 82 bia Tiến sĩ, với những truyền thuyết ghi lại trong sử sách, tác giả bàn về việc tuyển chọn, sử dụng và đãi ngộ người tài của Thăng Long - Hà Nội xưa
790. LÊ TRỌNG NGHĨA. Đồng chí Nguyễn Khang với khởi nghĩa tháng Tám tại thủ đô Hà Nội / Lê Trọng Nghĩa // Xưa nay. - 2005. - Số 241. - Tr. 4-6
Đánh giá cao vai trò của đồng chí Nguyễn Khang đối với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa 19 tháng Tám tại thủ đô Hà Nội
791. LÊ VĂN LAN. Nghiên cứu sử học về Nguyễn Trãi nhân kỷ niệm 600 năm sinh của anh hùng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất / Lê Văn Lan // Thông tin KHXH. - 1980. - Số 10. - Tr. 27-30
Bài viết tổng thuật các công trình sử học về Nguyễn Trãi, bao gồm nhiều thể loại: luận văn, báo cáo, tham luận,... được trình bày trong các hội nghị khoa học tổ chức để vinh danh Nguyễn Trãi. Trong danh mục hơn 100 công trình nghiên cứu sử học xuất hiện trong thời gian qua, có 3 nhóm đề tài nghiên cứu về: thời đại, về thân thế và về sự nghiệp của Nguyễn Trãi. Nói chung cả 3 nhóm đề tài đều có những tiến bộ mới, theo hướng khẳng định khiến cho Nguyễn Trãi càng trở nên cao đẹp kỳ vĩ, và gần gũi thân thương
792. LƯƠNG THỊ THU. Về một bản sắc phong chức cho người vừa đỗ Tiến sĩ / Lương Thị Thu // Thông báo Hán Nôm học năm 2004
Giới thiệu văn bản sắc phong phong cho TS. Lê Hoàng Vĩ được lưu giữ tại nhà thờ họ Lê, thôn Đa Sĩ xã Kiến Hưng, thị xã Hà Đông, Hà Nội. Lê Hoàng Vĩ sinh năm 1714, đỗ TS. năm 1743. Đạo sắc được ban cho ông vào tháng 7 năm 1744, nội dung ghi việc ông được Trịnh Doanh tiến triều và được triều đình cho giữ chức Cấp sự trung
793. MAI HỒNG. Về tấm bia ở đền thờ Chu Văn An ở làng Huỳnh Cung, Thanh Trì, Hà Nội / Mai Hồng // Thông báo Hán Nôm học năm 2004
Giới thiệu tấm bia 'Văn Trinh công từ bi ký' do TS. Nguyễn Công Thái soạn năm 1717, hiện đặt đền thờ Chu Văn An ở làng Huỳnh Cung, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Văn bia kể lại hành trạng của Chu Văn An, cũng như đức hạnh khảng khái, tiết tháo - cương trực của ông trong triều đình, đáng làm gương cho Nho sĩ muôn đời sau
794. MAI QUỐC LIÊN. Ngô Thì Nhậm một nhân vật lịch sử và là nhà văn hóa kiệt xuất / Mai Quốc Liên // Văn hóa nghệ thuật. - 1983. - Số 7. - Tr. 44-47
Giới thiệu tiểu sử và sự nghiệp của Ngô Thì Nhậm: ông sinh ra trong một gia đình tiêu biểu cho truyền thống văn hiến đất Thăng Long, thuộc thế kỷ XVIII. Ngô Thì Nhậm sáng ngời một tinh thần yêu nước, đem hết tài văn tâm huyết của mình cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng tổ quốc. Ngô Thì Nhậm được Nguyễn Huệ trọng dụng. Ông đã có công lôi kéo, thuyết phục những sĩ phu nhân sĩ trí thức Bắc Hà trở về với chính nghĩa dân tộc. Về mặt quân sự Ngô Thì Nhậm cũng có những cống hiến lớn lao; Sau đại thắng 1789 Ngô Thì Nhậm phụ trách công tác ngoại giao của triều Tây Sơn. Về văn hóa văn học Ngô Thì Nhậm là tác giả của những kiệt tác 'Hàn các anh hoa', 'Bang giao hảo thoại', 'Kim mã hành dư'
795. MAI XUÂN HẢI. Phát hiện ngôi đình thờ Lý Đạo Thành tại Hà Nội / Mai Xuân Hải // Thông báo Hán Nôm học năm 2004
Lý Đạo Thành là một trong 4 người phò tá có công lao tài đức đời Lý. Do vậy việc phát hiện đình Ông, thôn Đông làng Hoàng Mai, huyện Thanh Trì (nay là phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội) là một phát hiện có ý nghĩa. Bài viết giới thiệu hệ thống hoành phi, câu đối của di tích này
796. MUNIER, PAUL. Gia Long, la vie prodigieuse d'un grand Roi : Conférence faite à la Société de Géographie de Hanoi, le 18 Novembre 1932 / Paul Munier. - H. : Impr. d'Extrême-Orient ; 27cm. - (Cahiers de la Société de Géographie de Hanoi)
Cahier 23. - 1932. - 20p.
Hội thảo tổ chức tại Hà Nội vào ngày 18 tháng 11 năm 1932, về những diễn biến và sự kiện lịch sử Việt Nam thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh và cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn. Cuộc đời và quá trình tiêu diệt nhà Tây Sơn, lập lại triều Nguyễn của Vua Gia Long (Nguyễn Ánh)
797. Nghìn thuở anh hào Việt Nam Hà Nội. - H. : Hội văn nghệ Hà Nội, 1980. - tr ; 19cm
Tập hợp những áng văn bất hủ của các nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam: Bản tuyên ngôn độc lập 2-9-1945 của Hồ Chủ tịch, hịch Hai Bà Trưng, thơ Lý Thường Kiệt và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
798. NGUYỄN ANH THƯ. Về cuốn ngọc phả thời Lê ở chùa Cống Yên (Hà Nội) : Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003 / Nguyễn Anh Thư // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004. - Tr. 621-622
Chùa Cống Yên (Vĩnh Phúc - Ba Đình - Hà Nội) xưa thuộc khu Cống Yên, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên. Hiện nay chùa còn lưu giữ được một cuốn ngọc phả do Nguyễn Bính biên soạn vào năm 1572. Cuốn ngọc phả dày 15 trang, mỗi trang 6 dòng, mỗi dòng 18 chữ Hán. Nội dung cuốn ngọc phả cho biết lai lịch và thần tích vị thần được thờ trong miếu Cống Yên. Thần họ Nguyễn, tên Quảng sinh ngày 13 tháng giêng năm Bính Ngọ (1246) có công giúp vua Trần đánh giặc Nguyên tại trận chiến sông Bạch Đằng. Sau khi giặc tan thần đem quân về quê, lễ tạ tổ tiên rồi hoá tại khu vực kho than. Nơi thần hóa sau này được dân làng lập miếu thờ gọi là miếu Cống Yên
799. NGUYỄN DOÃN MINH. Lạc Thọ đình (Hà Nội) và Tể tướng Nguyễn Quý Đức / Nguyễn Doãn Minh // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005. - Tr. 355-356
Lạc Thọ đình (còn gọi là miếu Đông Biện). Đình thuộc thôn Phú Thứ, xã Tây Mỗ. Theo bia ký và các tài liệu ở nhà thờ dòng họ thì Lạc Thọ đình do thám hoa Nguyễn Quý Đức (1648 - 1720) cho xây dựng khoảng cuối năm 1717. Trong Lạc Thọ đình hiện còn lưu giữ nhiều đồ tế tự ca ngợi công đức của Nguyễn Quý Đức, gồm: hai bộ long ngai cùng bài vị mang phong cách thời Lê Trung hưng, đôi câu đối có niên hiệu Khải Định 1920, 2 biểu ghi chữ Hán có niên hiệu Vĩnh Thịnh - Lạc Thọ đình có giá trị về mặt lịch sử, văn hoá góp phần tìm hiểu Nguyễn Quý Đức - người có công thời kỳ Lê - Trịnh thế kỷ 17 - 18
800. NGUYỄN ĐỔNG CHI. Lý Văn Phức ngòi bút đấu tranh ngoại giao xuất sắc thời Nguyễn / Nguyễn Đổng Chi // Văn học. - 1980. - Số 2. - Tr. 52-58
Lý Văn Phức (1785-1849) con một nhà Nho nghèo ở làng Hồ Khẩu, huyện Vĩnh Thuận, ngoại ô Thăng Long, đỗ cử nhân khoa 1819, tuy nổi tiếng về văn học, lại trải làm quan 3 triều vua, nhưng đường quan trường của ông cũng thăng trầm nhiều nỗi. Ông đã từng bị cách chức và hạ ngục. Đặc biệt Lý Văn Phức gần như là người chuyên môn đi sứ. Ngòi bút điêu luyện và sắc sảo của ông thể hiện cả trong thơ chữ Nôm và thơ chữ Hán, nó thanh thoát tự nhiên mà có sức truyền cảm, thuyết phục mạnh mẽ. Thơ ông đã trở thành vũ khí đấu tranh ngoại giao xuất sắc, góp phần quan trọng vào văn chương đi sứ đời Nguyễn nói riêng và văn học nửa đầu thế kỷ XIX nói chung
801. NGUYỄN ĐỨC GIANG. Nguyễn Trãi gặp đồng chí một chiều xuân / Nguyễn Đức Giang // Văn hóa nghệ thuật. - 1973. - Số 25. - Tr. 62-63
Bài viết thuật lại cuộc đời Nguyễn Trãi, giai đoạn giặc Minh sang xâm lược, Nguyễn Phi Khanh cha ông bị giặc bắt đem về Trung Quốc, sau khi từ biệt cha và em, Nguyễn Trãi trở về tìm đường cứu nước, nhưng lại bị giặc bắt giam lỏng ở Thăng Long 10 năm, mãi tới năm 1417 ông mới thoát khỏi Đông Quan. Một buổi chiều xuân tại xóm nghèo làng Nhị Khê, Nguyễn Trãi đã gặp người đồng chí Trần Nguyên Hãn, để rồi cùng vào Lam Sơn tham gia khởi nghĩa do Lê Lợi cầm đầu. Trong bài giới thiệu nguyên văn và dịch nghĩa bài 'Sơn trung tị loạn cảm tác': của Nguyễn Phi Khanh trích trong 'Nhị Khê tập'
802. NGUYỄN HẢI TRỪNG. Một số văn bản chính thức sao nguyên văn trong bản gốc phả họ Nguyễn Đông Tác / Nguyễn Hải Trừng // Thông báo Hán Nôm học năm 1998
Giới thiệu 9 văn bản gồm 3 bài văn, 3 đạo sắc, 3 lệnh chỉ trong 29 văn bản chính thức trong cuốn 'Thọ Xương Đông Tác Nguyễn thị toàn phả' của dòng họ Nguyễn ở phường Đông Tác cũ (nay là địa bàn của các phường Phương Liên, Trung Tự, Kim Liên và Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội) do Tiến sĩ Nguyễn Văn Lý soạn. Văn bản này giúp hiểu chính xác và cụ thể hơn về Nguyễn Hi Quang người đỗ Giải nguyên, Sĩ vọng khoa Quí Sửu 1673, sau khi mất được ban tên thụy là Trung Hậu, tặng phong Thượng thư Quận công, Phúc thần Đại vương, thành hoàng làng
803. NGUYỄN HOÀNG YẾN. Giới thiệu bản thần tích Phạm Cự Lượng / Nguyễn Hoàng Yến // Thông báo Hán Nôm học năm 2001
Phạm Cự Lượng là một danh tướng có võ công hiển hách ở hai triều Đinh - Tiền Lê. Ông được nhiều nơi thờ phụng làm thành hoàng. Tại phố Quốc Tử Giám, Hà Nội cũng có ngôi đền thờ ông, và đây cũng là một trong những ngôi đền có lịch sử sớm nhất của Hà Nội. Ngoài ra còn có bản thần tích của Phạm Cự Lượng do Thám Hoa Nguyễn Huy Oánh soạn. Tác giả bài viết cũng giới thiệu nhiều nguồn thông tin khác để độc giả hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Phạm Cự Lượng
804. NGUYỄN HỒNG MAO. Hương cống Trần Huy Bỉnh và tấm bia do Cao Bá Quát soạn năm Tân Hợi (1851) ở từ đường họ Trần Huy / Nguyễn Hồng Mao // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1996. - 1997. - Tr. 303-305
Giới thiệu tiểu sử Trần Huy Bỉnh - Hương cống đời Lê Cảnh Hưng, phiên âm, dịch nghĩa tấm bia "Trần Huấn Trai tiên sinh từ đường bi ký" dựng tại từ đường thờ Trần Huy Bỉnh, văn bia do Cao Bá Quát soạn, ghi việc năm Tân Hợi (1851) cháu ngoại Trần Huy Bỉnh là Cử nhân Nguyễn Huy Nguyên ở Hà Nội về Vân Chàng làm từ đường, lấy hơn 3 mẫu ruộng và gửi 60 quan tiền kẽm cho văn hội và Hương lão giáp, lấy lợi tức hàng năm dùng vào việc tế lễ ông ngoại ở từ đường
805. NGUYỄN HUY TƯỞNG. Ý nghĩa việc thiên đô của Lý Thái Tổ trong lịch sử Việt Nam // Tri tân. - Số 23. - Tr. 5
Bài viết nói về việc vua Lý Thái Tổ sau khi lên ngôi Hoàng đế đã cho dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Có giới thiệu bài chiếu dời đô chép trong 'Việt Nam sử lược', bản dịch của Trần Trọng Kim. Nội dung bài chiếu nói lên ý nghĩa và sự cần thiết của việc dời đô về Thăng Long
806. NGUYỄN HỮU TẠO. Ngạc Đình Nguyên tiên sinh di thảo / Nguyễn Hữu Tạo // Nam phong. - 1932. - Số 173. - Tr. 39-40
Giới thiệu về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Hữu Tạo và một số sáng tác thơ văn của ông, được đăng rải rác trong 2 số: 173 & 174. Nội dung nói về việc được thăng chức Bố Chánh, làm đốc học ở Sơn Tây, .. Ông người làng Từ Liêm Hà Nội, đỗ Tiến sĩ năm Thiệu Trị nguyên niên (1841)
807. NGUYỄN KHÁNH TOÀN. Nguyễn Trãi nhà văn và anh hùng dân tộc / Nguyễn Khánh Toàn // Văn học. - 1980. - Số 4. - Tr. 1-3
Bài viết nhân dịp kỷ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi. Bài viết nêu rõ: con người vĩ đại Nguyễn Trãi, nhà văn và người anh hùng là 2 mặt không thể so sánh được, nó bổ sung cho nhau và tạo điều kiện để cùng phát huy sức mạnh. Nguyễn Trãi là kết tinh của thời đại văn hóa Thăng Long, là người phát ngôn và vạch ra một chân trời mới, một bước tiến mới của loài người trên con đường giải phóng. Ông đã chỉ ra sự bất khả dung hòa giữa chính nghĩa và hung tàn, giữa nhân nghĩa với cường bạo; đồng thời vạch ra ranh giới giữa hai thời đại: trung cổ và cận đại
808. NGUYỄN LƯƠNG BÍCH. Nguyễn Trãi thân thế và sự nghiệp / Nguyễn Lương Bích // Nghiên cứu Lịch sử. - 1981. - Số 2 (197). - Tr. 87-90
Nhân đọc 'Nguyễn Trãi thân thế và sự nghiệp' của Viện sử học, nhà xuất bản KHXH, Hà Nội, tác giả nhận định: cuốn sách phân tích, nhận định sự hình thành nhân cách, tư tưởng, trí tuệ, tài năng của Nguyễn Trãi một cách xác đáng, có sức thuyết phục. Đó là ưu điểm nổi bật, là giá trị của cuốn sách. Bài viết cũng nêu lên những nhược điểm của cuốn sách: Khi nói Nguyễn Trãi là nhà kinh tế đầu tiên của nước ta. Cuốn sách có một nhận định khó hiểu ở chỗ Nguyễn Trãi "có cái nhìn tiêu cực đối với việc kinh doanh làm giầu của phú nông, địa chủ". Trong phần sự nghiệp quân sự của Nguyễn Trãi, cuốn sách cũng có nhận định không thoả đáng hoặc không chính xác. Không nắm vững những di ngôn của Trần Hưng Đạo nên phán đoán không đúng khi liên hệ với cuộc chiến tranh xâm lược của quân Minh với di ngôn của Trần Hưng Đạo
809. NGUYỄN MINH TƯỜNG. Tinh hoa Thăng Long / Nguyễn Minh Tường // Xưa & Nay. - 2005. - Số 244. - Tr. 6-7
Trình bày sự phát triển kinh tế văn hóa của đất đế đô Thăng Long đời Trần, qua đó làm nổi bật vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, nơi sinh ra và hội tụ các nhà văn hóa lớn, nơi định hình Nho phong sĩ khí đất Thăng Long
810. NGUYỄN QUANG TRUNG. Nhà sử học Lê Tung và lạc khoản trong một số bản thần phả hiện có / Nguyễn Quang Trung // Thông báo Hán Nôm học năm 1997. - H. - Tr. 664-670
Dựa theo bia 'Cao Sơn Đại vương thần từ bi minh', bia Tiến sĩ ở Văn miếu Hà Nội 'Hồng Thuận tam niên Tân Mùi khoa tiến sĩ đề danh ký' và 'Việt giám thông khảo tổng luận' trong sách 'Đại Việt sử ký toàn thư', bài viết chứng minh Lê Tung chính tên là Dương Bang Bản, Tiến sĩ khoa Giáp Thìn đời Lê Thánh Tông (1484). Và qua dẫn chứng một số ngọc phả ở tỉnh Phú Thọ, Bắc Giang, đều ghi do Lê Tung soạn năm 1470 hoặc 1572, bài viết cho rằng việc Lê Tung có là soạn giả đích thực của nhiều bản thần tích, thần phả ở các địa phương hay không? và mối quan hệ của ông với soạn giả Nguyễn Bính như thế nào? còn phải có thời gian tiếp tục sưu tầm, nghiên cứu. Và việc giám định những văn bản thần tích qua các dòng lạc khoản là cần thiết
811. NGUYỄN SINH THUỶ. Tướng Vương Thừa Vũ và làng quê văn hiến / Nguyễn Sinh Thuỷ. - H. : Nxb. Hà Nội, 2006. - 150tr., 12tr. ảnh ; 19cm
Vài nét về ngôi làng cổ Vĩnh Ninh, Thanh Trì, Hà Nội cùng các di tích, phong tục tập quán của làng. Giới thiệu tiểu sử và sự nghiệp của tướng Vương Thừa Vũ
812. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHI. Thái ấp của Văn Huệ Vương Trần Quang Triều ở Kẻ Lầm (nay là xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm - Hà Nội) / Nguyễn Thị Phương Chi, Nguyễn Cảnh Huệ // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002. - 2003. - Tr. 738-741
Văn Huệ Vương Trần Quang Triều sinh năm 1286 và mất năm 1325. Khi ông 14 tuổi (1301) được triều đình phong tước vương rồi làm quan trong triều. Năm 1324 dưới triều vua Trần Minh Tông, Trần Quang Triều được phong chức nhập nội kiểm hiệu tư đồ và được phong thái ấp ở Gia Lâm. Dưới thời Trần, Gia Lâm có tên Nôm là Kẻ Lầm. Thái ấp Kẻ Lầm một vùng ngã ba sông - cửa ngõ của kinh đô Thăng Long. Triều đình đã giao cho Trần Quang Triều trấn giữ một vùng như vậy, đủ thấy nhà Trần rất chú trọng đến cửa ngõ phía bắc của kinh thành Thăng Long
813. Nguyễn Trãi Thăng Long Hà Nội. - H. : Hội Văn nghệ Sở Văn hoá và Thông tin Hà Nội, 1980. - 230 tr. ; 19 cm
Tập hợp có chọn lọc những bài tham luận trong hội thảo "Nguyễn Trãi, vị anh hùng vĩ đại của dân tộc" tổ chức tại Hà Nội ngày 6 tháng 10 năm 1980, nội dung khẳng định vai trò và tài năng của nhà văn hoá lớn tầm cỡ thế giới
814. NGUYỄN TRỌNG THUẬT. Một nhà danh nho và danh y của nước ta ngày xưa: cụ Lãn Ông / Nguyễn Trọng Thuật // Nam phong. - 1923. - Số 69. - Tr. 191-200
Số 69: Bài viết giới thiệu thân thế và sự nghiệp của Lãn Ông, đặc biệt là về mặt y học. Bài viết nêu rõ về y học, Lãn Ông là bậc danh y nổi tiếng về môn thuốc Nam, về phương diện văn chương, Lãn Ông cũng nổi tiếng với một số tác phẩm: 'Lãn Ông tâm tĩnh' gồm 65 quyển, 'Thượng kinh ký sự' ghi chép việc ông lên kinh chữa bệnh cho Thế tử Trịnh Cán. Trong bài viết cũng giới thiệu một số bài thơ của Lãn Ông. Số 70: Một số nhận xét của các danh sĩ thời Hậu Lê về Lãn Ông và câu cách ngôn đối lại của Lãn Ông giải thích về đạo; Một số phương thuốc của Lãn Ông; Công phu trước thuật của Lãn Ông. Trích dịch 10 bài thơ trong tập 'Y nhàn phụ chí' của Lãn Ông: An bần; Cáo biệt bọn học trò ở Bồ đề (Hà Nội) để về quê nhà; Đề chùa Bồng Lai; Đi chữa thuốc qua núi Thiên Nhân hoài cổ; Đi qua sườn núi Hồng Lĩnh cảm hứng; Đêm trăng đi thuyền trên bể; Trùng du chùa Sơn Quang; Đi chữa thuốc đêm qua núi Thiên Nhân
815. Những hiện vật giá trị trong từ đường dòng họ Nguyễn Quý (Hà Nội)/ Nguyễn Bích, Nguyễn Minh // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002. - 2003. - Tr. 763-765
Từ đường dòng họ Nguyễn Quý thuộc xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm (Hà Nội) là di tích cổ thờ 3 nhân vật: Nguyễn Quý Đức (1648 - 1720), Nguyễn Quý Ân (1622 - 1722) và Nguyễn Quý Kính (1698 - 1766), 3 cha con ông cháu tiêu biểu cho dòng họ có công to lớn đối với triều đình Lê - Trịnh. Trong nhà thờ dòng họ còn lưu giữ 117 hiện vật, trong đó có 69 tài liệu Hán - Nôm: 3 văn bia, 1 cuốn gia phả, 38 đạo sắc phong, 4 hoành phi, 19 câu đối, 1 biển gỗ... Sưu tập hiện vật lưu giữ tại từ đường là những tư liệu hết sức quý giá
816. P.V. Hội thảo khoa học về cư sĩ Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha / P.V // Tạp chí Hán Nôm. - 2002. - Số 3. - Tr. 81
Giới thiệu hội thảo khoa học về Cư sĩ Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha, tổ chức ngày 21/6/2002 tại Nhà Thái học Văn miếu Quốc tử giám, Hà Nội. Ông sinh ra trong một dòng họ nổi tiếng ở Thăng Long, là hậu duệ của Tiến sĩ Nguyễn Văn Lý, ông đã để lại nhiều công trình lớn cho nền Hán học như Hán Việt từ điển, Con đường Phật học thế thế kỉ XX
817. PHẠM QUỐC QUÂN. Bức chân dung một người bảo vệ thành Hà Nội / Phạm Quốc Quân // Khảo cổ học. - 1999. - Số 2. - Tr. 93-98
Viết về bức chân dung tổ phụ Nguyễn Văn Hậu, hiệu là Nguyễn Long, là pho tượng của Hoàng Diệu, người đã kiên quyết bảo vệ thành Hà Nội khi giặc Pháp đánh chiếm lần thứ II năm 1882
818. PHẠM QUỐC QUÂN. Một bức chân dung người bảo vệ thành Hà Nội / Phạm Quốc Quân // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998. - Số 1999
Dòng họ Nguyễn ở Hà Nội hiện còn lưu giữ bức chân dung có kích thước là 45 x 75 cm của Nguyễn Văn Hậu, hiệu Nguyễn Long. Bức chân dung được vẽ với một bút pháp tả thực mang nặng chất truyền thần nên tinh tế khi miêu tả khuôn mặt hiền từ nhưng rất kiên nghị. Ông đỗ Phó bảng khoa Canh Thìn (1880), làm thuỷ vệ quân cơ, có nhiều công lao, nên đã được vua Tự Đức thưởng tiền kẽm và tiền Long Vân bằng bạc. Nguyễn Long là một nhân vật tham gia cùng với Hoàng Diệu bảo vệ thành Hà Nội. Bức chân dung của ông xứng đáng được trân trọng lưu giữ
819. PHẠM VĂN DIÊU. Hồ Xuân Hương thân thế và văn tài / Phạm Văn Diêu // Văn hoá nguyệt san. - 1961. - Số 66. - Tr. 1493-1509
Hồ Xuân Hương gốc tích người làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, bà sinh ra ở Hà Nội, là một người nổi tiếng đương thời về văn tài, có tiếng là nữ chúa thơ Nôm. Bà có tài xuất khẩu thành thơ, ứng đối nhanh nhẹn, những văn sĩ đương thời mến mộ bà về tài năng thường tới hoạ đáp giao du, những người yêu sắc đẹp của bà cũng hay lui tới, nhiều người trong số bọn họ bị bà dùng tài thơ hóm hỉnh của mình diễu cợt
820. PHAN HÀ. Vài chi tiết về Phan Phu Tiên / Phan Hà // Nghiên cứu Lịch sử. - 1978. - Số 2 (179). - Tr. 93-94
Bài viết đính chính một vài chi tiết chưa chính xác trong bài viết về Phan Phu Tiên của Bùi Văn Nguyên, in trong 'Danh nhân Hà Nội': 1. Con cháu Phan Phu Tiên hiện còn rất đông. 2. Không phải làng Đông Ngạc thờ Phan Phu Tiên làm thành hoàng mà là Phan Phu Tiên rước thần Hoả quang tiên về cho dân làng ông thờ làm thành hoàng. 3. Lúc cuối đời Phan Phu Tiên mang theo một người con trai vào Nghệ An và ở luôn trong đó
821. PHAN HUY LÊ. Kẻ Giá - Một làng chiến đấu truyền thống tiêu biểu và người anh hùng Lý Phục Man / Phan Huy Lê // Dân tộc học. - 1985. - Số 2. - Tr. 21-28
Nói về lịch sử Kẻ Giá (trước đây là Cổ Sở, nay là xã Yên Sơn, Đắc Sở, Hoài Đức, Hà Nội). Qua những cứ liệu đã được phân tích, tác giả khẳng định: Lý Phục Man và nhân dân làng Giá đã tham gia và có cống hiến xuất sắc trong cuộc chiến đấu thành lập và bảo vệ nhà nước Vạn Xuân thế kỷ VI. Về phương diện kinh tế, Kẻ Giá đông dân, có nhiều họ gắn bó với nhau theo nghề truyền thống, có Hương ước được lưu giữ tại Bảo tàng xã Yên Sở
822. PHAN KHANH. Những gương mặt tuổi trẻ Thăng Long - Hà Nội / Phan Khanh, Nguyễn Hải Kế, Nguyễn Quang Ngọc. - H. : Văn hoá Thông tin, 2002. - 297, 2tr ảnh ; 21cm
ĐTTS ghi: Ban chỉ đạo QG kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và trường Đào tạo cán bộ đội Lê Duẩn. - Phụ lục tr.260-267
Giới thiệu những gương mặt tuổi trẻ Thăng Long - Hà Nội xưa và gương mặt tuổi trẻ Hà Nội thời đại Hồ Chí Minh cùng chuyện kể về các gương mặt thiếu niên tiêu biểu
823. PHONG LÊ. Viết từ Hà Nội / Phong Lê. - H. : Lao động, 2003. - 397tr ; 21cm
Tập hợp một số bài viết về hoạt động sáng tác và sự nghiệp văn chương của các tác gia Chu Văn An, Nguyễn Huy Tự, Hồ Chí Minh... giới thiệu một vài bài kí và tiểu luận phản ánh thực trạng nghề viết văn và văn học Việt Nam
824. SÔNG BẰNG. Ngô Thì Nhậm, vua Quang Trung thời bình / Sông Bằng // Tri tân. - Số 109. - Tr. 6
Giới thiệu thân thế Ngô Thì Nhậm: tên chữ là Hy Doãn, hiệu là Hồng Trân, sinh năm 1744, người làng Thanh Oai, phủ Thanh Oai tỉnh Hà Đông, là con của Ngô Thì Sĩ, rất thông minh từng đỗ tiến sĩ năm Ất Mùi (1775), giữ chức Đốc đồng Kinh Bắc. Vì việc phát giác Trịnh Khải (con trưởng Trịnh Sâm) có âm mưu đoạt quyền, sau Ngô Thì Nhậm phải trốn về Thăng Long và được Trần Văn Kỷ tiến cử với Nguyễn Huệ. Được Bắc Bình Vương biệt đãi, ông đã mang hết tài năng của mình ra cải cách nước Việt Nam về mọi mặt: kinh tế, xã hội, chính trị và văn học, ông xứng đáng được gọi là 'ông vua Quang Trung thời bình'
825. TẠ NGỌC LIỄN. Một lệnh chỉ thời Lê Cảnh Hưng / Tạ Ngọc Liễn // Thông báo Hán Nôm học năm 1997
Giới thiệu bản "Lệnh chỉ" có niên hiệu Cảnh Hưng 28 (1768) của họ Đỗ ở Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội. Nội dung: phong tặng, khen thưởng cho Đỗ Thế Giai (1709-1766) - một nhân vật có quyền thế, tiếng tăm thời Lê - Trịnh làm Luyện Trung công, Thượng đẳng phúc thần và ban cho tiền gạo, thuế hàng năm để chi phí vào việc tế tự. Đây là một tài liệu lịch sử quý vì: "Lệnh chỉ" thời Lê Trịnh còn lưu được tới nay là rất hiếm. "Lệnh chỉ" chứa đựng một số thông tin có giá trị về kinh tế ruộng đất ở Việt Nam cuối thế kỷ XIII
826. TẢO TRANG. Đền thờ Nguyễn Trãi ở Hà Nội / Tảo Trang // Tổ quốc. - 1973. - Số 8. - Tr. 45-46
Bài viết giới thiệu về đền thờ Nguyễn Trãi ở thôn Khuyến Lương, xã Trần Phú, huyện Thanh Trì, Hà Nội với tên gọi là miếu Đức Hoàng. Trong đền có đôi câu đối: "Miếu cổ lai kinh Hoàng Lĩnh bắc, Thủy Thanh Trì dẫn Nhị Khê nam". Ngày 16 tháng 8 Âm lịch hàng năm đều có tổ chức dâng hương ở đền
827. TẢO TRANG. Góp thêm tài liệu về năm sinh và chỗ ở của Cao Bá Quát / Tảo Trang // Tạp chí văn học. - 1963. - Số 5. - Tr. 65-70
Căn cứ vào bài văn "Bài thuyết về việc dời nhà ở" trong tập Cao Chu Thần thi tập những bài thơ của Phạm Sĩ ái và các sách Mãn Hiên thi văn tập, Quốc triều hương khoa lục, Hà thành linh tích cổ lục... bài viết nhận định: chỗ ở đầu tiên của Cao Bá Quát tại khu Thăng Long là ở Hoàng Đình, tức là Đình Ngang. Cao Bá Quát đi thi năm Tân Tỵ (1821). Cao Bá Quát sinh năm 1808. Chỗ ở thứ hai của Cao Bá Quát ở Thăng Long là ở phía nam đường Quan Thánh, khoảng phố Nguyễn Biểu - Đặng Dung bây giờ
828. TẢO TRANG. Một ngôi đền thờ vua Quang Trung / Tảo Trang // Tổ quốc. - 1962. - Số 5. - Tr. 25
Giới thiệu Chùa Bộc ở Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội. Theo tác giả bài viết chùa này thờ vua Quang Trung, pho tượng trong chùa chính là tượng Quang Trung, có giới thiệu các câu đối, hoành phi treo trong chùa
829. TẢO TRANG. Quê hương và mộ Đặng Trần Côn / Tảo Trang // Tổ quốc. - 1965. - Số 1. - Tr. 37
Bài viết giới thiệu Đặng Trần Côn: người xã Tam Khương, huyện Thanh Trì, Hà Nội, sinh khoảng năm 1726, là nhà thơ, văn nổi tiếng thế kỷ XVIII. Tác phẩm có 'Khúc Hạ Đình', trên mộ có gắn bia do Lê Ngân soạn
830. TĂNG KIM NGÂN. Tình hình nghiên cứu nhân vật lịch sử - văn hóa Nguyên phi Ỷ Lan / Tăng Kim Ngân // Văn hoá nghệ thuật. - 1994. - Số 11 (125). - Tr. 51-53
Tìm hiểu quá trình nghiên cứu nhân vật lịch sử văn hoá Nguyên Phi Ỷ Lan - nữ danh nhân làng Dương Xá, Gia Lâm - Hà Nội, người có nhiều đóng góp cho lịch sử nước nhà
831. THANH LIÊN. Hoa trình tiện lãm khúc - Nhật ký trên đường từ Huế đi Bắc Kinh của Lý Văn Phức / Thanh Liên // Văn hoá nguyệt san. - 1960. - Số 57. - Tr. 1623-1627
Giới thiệu về tập nhật ký của Lý Văn Phức khi ông phụng mệnh đi sứ sang Trung Quốc. Ông tự là Lân Chi, biệt hiệu Khắc Trai, người làng Hồ Khẩu, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Hà Nội. Ông sống cuối thời Lê đầu thời Nguyễn. Tập nhật ký của ông là một tập thơ văn từ khúc ông ghi lại các cảm xúc của mình trên đường đi sứ
832. TRẦN BÁ CHÍ. Quê quán, gia tộc Lê Đại Hành / Trần Bá Chí // Nghiên cứu lịch sử. - 1981. - Số 2 (197). - Tr. 18-24
Tham khảo các bộ chính sử, địa chí: 'Cổ mai bi ký', 'Lê Trần miêu duệ', văn bia đền Lê Đại Hành do Phùng Khắc Khoan soạn năm 1602, văn bia do Nguyễn Thực soạn năm 1627, lệnh chỉ của Bình An Vương Trịnh Tùng, lệnh chỉ của Trịnh Cương soạn thời Vĩnh Thịnh, lệnh chỉ của bộ Lễ thời Gia Long do Đặng Đức Chiêu thừa phê. Đặc biệt là ngọc phả, thần tích liên quan đến Lê Đại Hành ở Hà Nội, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hà Sơn Bình, Hải Hưng. Bài viết giới thiệu về thân thế, sự nghiệp Lê Đại Hành, những mối quan hệ nhiều ít đã góp phần nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, khí phách hào hùng và vun đắp thiên tài quân sự cho Lê Đại Hành
833. TRẦN HUY BÁ. Đi tìm dấu vết Quang Trung / Trần Huy Bá // Tổ quốc. - 1984. - Số 3. - Tr. 36-37
Bài viết giới thiệu một vài dấu vết của Quang Trung tại Hà Nội: Tấm bia đá dựng năm Quang Trung thứ 5 (Nhâm Tý 1792), quả chuông đúc đời Cảnh Thịnh và các câu đối có liên quan đến vua Quang Trung tại chùa Sùng Phúc, do đội khảo cổ Vụ Bảo tàng bảo tồn phát hiện năm 1960. Pho tượng ở chùa Bộc, phía sau có đề dòng chữ: "Bính Ngọ tạo Quang Trung tượng", kết hợp với các hoành phi, câu đối có thể xác định đây chính là tượng Quang Trung
834. TRẦN HỮU ĐỨC. Tài cầu hiền đãi sĩ của vua Quang Trung đối với Nguyễn Thiếp / Trần Hữu Đức // Tổ quốc. - 1983. - Số 10. - Tr. 45-46
Đánh giá cao tài cầu hiền đãi sĩ của vua Quang Trung đối với Nguyễn Thiếp, một cựu thần của nhà Lê. Ba lần vua Quang Trung sai người đem thư và lễ vật đến mời ra giúp nước, Nguyễn Thiếp đều từ chối. Nguyễn Huệ vẫn kiên trì, cho đến tháng 4-1788, Nguyễn Huệ ra Thăng Long, qua Nghệ Tĩnh gặp Nguyễn Thiếp ở bến Phù Thạch, với uy tín và sức cảm hóa nhân tâm của người anh hùng áo vải Nguyễn Thiếp mới chịu xuống núi, nhập thế theo chính quyền mới. Quang Trung đánh giá rất cao tài năng đức độ và tinh thần yêu nước thiết tha của Nguyễn Thiếp
835. TRẦN LÊ SÁNG. Khảo sát thêm về miếu và đình thờ Long Biên hầu Phạm Tu ở Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội / Trần Lê Sáng // Thông báo Hán Nôm học năm 1997
Sau khi giới thiệu cuộc đời, công nghiệp to lớn của danh tướng Phạm Tu, và nguồn thư tịch, giấy tờ mang tính chất quốc gia về tướng quân Phạm Tu, bài viết giới thiệu các di tích: Miếu Vực và đình Ngoài ở Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội - 2 nơi thờ danh tướng Phạm Tu, với các câu đối, bài vị và thần tích ở đây
836. TRẦN NGHĨA. Phạm Hy Lượng cuộc đời và tác phẩm / Chủ biên: Trần Nghĩa; Với sự cộng tác của: Chương Thâu, Trần Lê Văn, Vũ Thanh Hằng,... - H. : Văn Hoá Thông Tin, 1997. - 325 tr. ; 21 cm
TĐTTS ghi: Hội Khoa học Lịch sử vIệt Nam
Sách gồm hai phần, phần I: gồm các bài phát biểu, và bài nghiên cứu vốn là những tham luận đã trình bày trong cuộc hội thảo kỷ niệm 110 năm ngày mất của danh nhân Phạm Hy Lượng tổ chức tại Hà Nội tháng 3/1996. Phần II: Trích dịch và giới thiệu thơ văn của ông; ngoài 2 phần chính nêu trên, còn có phần phụ lục về Niên biểu Phạm Hy Lượng
837. TRẦN NỮ QUẾ PHƯƠNG. Gương sáng đất Thăng Long / Trần Nữ Quế Phương. - H. : Lao động, 2004. - 344 tr. ; 20 cm
Tuyển chọn một số nhân vật tiêu biểu trong số rất nhiều những nhân vật kiệt xuất của đất kinh kỳ; vai trò vị trí của họ trong công cuộc dựng nước và giữ nước, họ đã làm rạng danh cho Thăng Long Hà Nội nói riêng và cả dân tộc nói chung
838. TRẦN THỊ TÂM ĐAN. Vua Lê Thánh Tông với Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội / Trần Thị Tâm Đan // Nghiên cứu văn hoá nghệ thuật. - 1993. - Số 2 (110). - Tr. 13-14
Đưa bạn đọc ngược dòng lịch sử, chứng kiến những dấu ấn lịch sử quan trọng mà vua Lê Thánh Tông gắn bó với thủ đô Hà Nội
839. TRẦN TRỌNG TRUNG. Hồ Chí Minh chặng đường Pác Bó - Tân Trào - Hà Nội / Trần Trọng Trung // Tạp chí Lịch sử Đảng. - 2006. - Số 8. - Tr. 7-13
Thuật lại quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chủ Tịch và cuộc trường chinh của Người từ Pác Bó qua Tân Trào rồi trở về Hà Nội, mỗi địa danh đề gắn với các sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước
840. TRẦN VĂN GIÁP. Lược khảo sách Thượng kinh phong vật chí mạo đề là của Lê Quý Đôn 1726-1784 / Trần Văn Giáp // Nghiên cứu lịch sử. - 1971. - Số 139. - Tr. 30-37
Dựa vào nhân danh, địa danh ngay trong tác phẩm, tác giả bài viết đính chính lại sai lầm thường cho bài "Thượng kinh phong vật chí" trong Quế đường di tập (A.1320 và A.270) là của Lê Quý Đôn. Tác giả của tác phẩm này là người dưới triều Lê, tác phẩm được viết vào cuối thế kỷ 19, khoảng sau năm 1831. Tác phẩm là tài liệu khá quý trong việc nghiên cứu về thủ đô Hà Nội, về lịch sử triều Lê. Phần cuối bài viết giành trích dịch, giới thiệu bài 'Thượng kinh phong vật chí' đó
841. TRẦN VĂN GIÀU. Giai cấp công nhân Việt Nam - Từ Đảng Cộng sản thành lập đến cách mạng thành công T. I, T. II, T. III / Trần Văn Giàu. - H. : Khoa học xã hội ; 24 cm
TĐTTS ghi: Trung tâm KHXH & NV Quốc gia
Q. I: Giai cấp công nhân Việt Nam (Sự hình thành và sự phát triển của nó từ giai cấp "tự mình" đến giai cấp "cho mình" - Giai cấp công nhân Việt Nam - Từ Đảng Cộng sản thành lập đến cách mạng thành công, T. 1 (1930-1935), T. 2 (1936-1939), T. 3 (1939-1
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, Trung tâm KHXH & NV Quốc gia tập hợp và tái bản toàn bộ các tác phẩm của 18 tác giả được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về KHXH và NV - giải thưởng cao quý nhất tặng cho công trình khoa học của các cá nhân và tập thể. Giới thiệu tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh của GS Trần Văn Giàu, nguyên GS sử học trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội, tác phẩm gồm 2 quyển. Quyển I, gồm 1807 trang in toàn văn các tác phẩm viết về Giai cấp công nhân Việt Nam trải qua các thời kỳ lịch sử tính đến năm 1945, bộ sách đặc biệt quan tâm đến vai trò của công nhân thủ đô
842. TRƯỜNG SƠN. Giáo sư Trần Quốc Vượng với việc nghiên cứu Hà Nội / Trường Sơn // Văn hoá nghệ thuật. - 2001. - Số 5 (203). - Tr. 90-91
GS. Trần Quốc Vượng người có nhiều đóng góp trong nghiên cứu về Hà Nội, ông là sử gia và nhà Hà Nội học có kiến thức liên ngành và đa ngành khá nổi trội
843. TUẤN HÂN. Phải chăng mộ vua Lý Huệ Tông được chôn tại xã Đông Mỹ ngoại thành Hà Nội? / Tuấn Hân // Tạp chí Hán Nôm. - 1999. - Số 1 (38). - Tr. 63-64
Bài viết đặt ra một giả thuyết phải chăng mộ của vua Lý Huệ Tông được chôn tại xã Đông Mỹ, ngoại thành Hà Nội. Tác giả đã dựa vào những điều ghi chép trong các tài liệu như: 'Đại Việt sử ký toàn thư', 'Việt sử lược' để đưa ra nghi vấn nói trên
844. VĂN TẠO. Lý Công Uẩn - đổi mới triều đại, đổi mới đế đô, đổi mới xã hội / Văn Tạo // Nghiên cứu lịch sử. - 1995. - Số 1. - Tr. 42-48
Lý Công Uẩn là anh hùng dựng nước, đã thay triều Lý vào triều Tiền Lê, khủng hoảng đến cực độ; Đã dời đô ra Thăng Long (có cả đô, thị và thành); Đã đổi mới từ một cơ chế hà khắc tàn bạo sang một cơ chế mới với lòng nhân thương dân
845. VĂN TÂN. Một quyển sách bằng đồng thau mới phát hiện ở Hà Nội / Văn Tân // Khảo cổ học. - 1983. - Số 3. - Tr. 52-56
Từ một quyển sách đồng mới được phát hiện ở làng Đông Lao, huyện Hoài Đức ngoại thành Hà Nội, bài viết giới thiệu thân thế và sự nghiệp Nguyễn Công Triều, một nhân vật quan trọng thời Tây Vương Trịnh Tạc và Định Nam Vương Trịnh Căn. Nguyễn Công Triều là một tướng võ có nhiều cống hiến đối với họ Trịnh trong thời kỳ đánh họ Mạc và họ Vũ. Ông được cử giữ chức Trấn thủ các trấn Sơn Tây, Kinh Bắc, Tuyên Quang. Qua cuốn sách bằng đồng còn giúp bạn bạn đọc hiểu rõ xứ Đàng ngoài nửa sau thế kỷ 17
846. VÕ NGUYÊN GIÁP. Phát huy tiềm năng trí tuệ, hưng thịnh thủ đô / Võ Nguyên Giáp // Văn hoá nghệ thuật. - 1988. - Số 6 (83). - Tr. 4,11
Tướng Giáp nhận thức sâu sắc "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" do vậy để xây dựng thủ đô hưng thịnh, điều quan trọng là phải biết dùng người, có chế độ đãi ngộ người tài một cách hợp lý
847. VÕ NGUYỄN GIÁP. Tinh thần và sự nghiệp của Nguyễn Trãi sống mãi với non sông đất nước / Võ Nguyễn Giáp // Thông tin KHXH. - 1980. - Số 10. - Tr. 3-21
Bài diễn văn của Phó thủ tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc mít tinh trọng thể kỷ niệm 600 ngày sinh Nguyễn Trãi, tổ chức tại Hà Nội. Trên cơ sở thơ văn của Nguyễn Trãi để tìm hiểu về Nguyễn Trãi, bài viết khẳng định: Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà chiến lược thiên tài, nhà tư tưởng lớn, nhà văn hào kiệt xuất, một con người mẫu mực của thời đại, đã để lại cho chúng ta những di sản quý báu, góp phần to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc
848. VŨ BĂNG TÚ. Về tác phẩm 'Tô Khê tuỳ bút tập' của Tiến sĩ Vũ Tông Phan / Vũ Băng Tú; Người hướng dẫn: PGS. Nguyễn Đức Sâm. - H. : Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 1998. - 197 tr. ; 30 cm
TĐTTS ghi: Trung tâm KHXH & NVQG. Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Vũ Tông Phan (1800-1851) một nhà giáo, nhà thơ của Hà Nội, ông có nhiều đóng góp trong công cuộc chấn hưng văn hoá Thăng Long và giáo dục, đào tạo nhân tài. Về sáng tác, ông có 2 tập thơ 'Tô Khê tuỳ bút tập' và 'Lỗ Am di cảo thi tập'. Luận văn thẩm định văn bản, phiên âm, dịch nghĩa toàn bộ tập thơ 'Tô Khuê tuỳ bút' và giới thiệu về tập thơ này
849. VŨ DUY MỀN. Hội thề Đông Quan và những đóng góp của Nguyễn Trãi / Vũ Duy Mền // Nghiên cứu lịch sử. - 1981. - Số 5 (100). - Tr. 44-49
Hội thề, một hình thức sinh hoạt thông thường trong dân gian, đến thời Lê Lợi vẫn là quốc tục. Nội dung Hội thề Đông Quan là cuộc đàm phán chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình giữa nước ta và Trung Quốc. Những đóng góp của Nguyễn Trãi: quán xuyến toàn bộ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, buộc Vương Thông phải đến dự hội thề Đông Quan, chấp nhận tất cả những điều kiện do nghĩa quân Lam Sơn đề ra, và sau này thi hành đầy đủ những điều đã cam kết
850. VŨ DUY MỀN. Về tấm bia liên quan đến nhà sử học Phan Phu Tiên / Vũ Duy Mền // Thông báo Hán Nôm học năm 2001
Bài viết giới thiệu về tấm bia 'Đông Hương khai khoa Phan Phu Tiên công' hiện để tại làng Đông Ngạc, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Văn bia có nội dung tôn vinh Phan Phu Tiên là người trong làng và là vị khai khoa của làng, sống vào thời cuối Trần đầu Lê sơ (thế kỷ XIV - XV). Phan Phu Tiên là một nhà sử học, nhà văn hoá nổi tiếng, được dân làng tôn vinh thờ phụng
851. VŨ KHIÊU. Nghiên cứu con người Hà Nội / Vũ Khiêu ch.b. - H. : Nxb. Hà Nội, 2004. - 691 tr.
Thông qua các nghiên cứu xã hội học, tác giả trình bày về cuộc đời và sự nghiệp của một số người con tiêu biểu của Hà Nội
852. VŨ THẾ KHÔI. Vũ Tông Phan với văn hoá Thăng Long - Hà Nội / Vũ Thế Khôi ch.b. - H. : Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, 2001. - 344 tr.
Vũ Tông Phan (1800-1851) xuất hiện khá thường xuyên trên báo chí và trong các mục từ điển danh nhân, ông đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc xây dựng văn hoá Thăng Long - Hà Nội. Sưu tập này lựa chọn những bài viết có tính chất khảo cứu về cuộc đời, sự nghiệp của tiến sĩ Vũ Tông Phan và những vấn đề liên quan có kèm theo một số trang mang tính chất tư liệu
853. VŨ THỊ LAN ANH. Tấm bia quý ở nhà thờ thượng thư tể tướng Nguyễn Công Thái / Vũ Thị Lan Anh // Thông báo Hán Nôm học năm 1996
Giới thiệu bản dịch tấm bia viết về thân thế sự nghiệp của Nguyễn Công Thái (1684-1758), do con trai thứ của ông là Nguyễn Huy Túc soạn năm 1789, hiện đang lưu giữ ở nhà thờ ông tại làng Kim Lũ (tức làng Lủ) xã Đại Kim ngoại thành Hà Nội. Đây là tư liệu quý, đáng tin cậy về vị quan thượng thư nổi tiếng tài danh này hồi cuối thế kỷ XVII nửa đầu thế kỷ XVIII. Ông có công lớn trong việc giao thiệp với người Thanh về việc cắm mốc biên giới vào năm 1728, giúp ta lấy được mỏ đồng, mỏ bạc và có công giữ cho biên giới được ổn định
854. VŨ THU HIỀN. Gia phả của dòng họ Lý Văn Phức ở làng Hồ Khẩu, quận Ba Đình (Hà Nội) / Vũ Thu Hiền, Vũ Văn Luân // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998. - 1999. - Tr. 345-346
Bài viết nói về cụ Lý Văn Điển, sinh năm 1919, ngụ tại tổ 2, cụm I, làng Hồ Khẩu, phường Bưởi, quận Ba Đình (Hà Nội) đang lưu giữ một cuốn gia phả của dòng họ Lý của Lý Văn Phức với tiêu đề 'Lý thị Gia phả'. Hầu hết các trang của gia phả được viết bằng chữ Hán, có đôi dòng xen vài chữ Nôm cùng do một người viết. Văn bản được soạn thảo lần đầu năm 1821, được sao lại và bổ sung vào tháng 5 năm Kỷ Sửu (1889)
855. Vũ văn thỉnh giá tiến hạnh Bắc thành biểu // Nam phong. - 1934. - Số 199. - Tr. 2-3 (Phần chữ Hán)
Giới thiệu nguyên văn bài biểu của các quan văn võ mời vua Quang Trung đến Bắc thành (Hà Nội)
856. = Ai vãn đối liên tập. - [s.l.] : [s.n.], 1928. - 71tr ; 26x16 cm
1 bản viết
Câu đối phúng viếng, thờ cúng. Thơ của Nguyễn Thuật, Nhữ Bá Sỹ, Hoàng Kế Viêm... khóc Nguyễn Phi Phương, Hoàng Diệu tử tiết. Bài thơ viếng một liệt phụ, một tiết phụ, một chánh tướng
857. 英 廟 諭 錄 = Anh miếu dụ lục / Vũ Duy Ninh, Trần Mẫn, Lâm Duy Nghĩa. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 160 tr ; 32 x 14 cm
2 bản viết
Các bài dụ của Tự Đức liên quan đến việc làm quan: hôn thú, tang lễ, chép sử, trừ sưu, miễn thuế, quy định cách ăn mặc của quan lại, quân nhân, hộ đê, chẩn cấp dân nghèo, dụ bảo dân tả đạo, dân phản nghịch,... Chiếu mừng thọ Thái hậu, thơ của Tự Đức về việc vỡ đê ở Hà Nội và Bắc Ninh. Một số tấu, sớ, trát, sức của lục bộ và quan các các tỉnh về vấn đề chính trị, kinh tế, sự vụ
858. = Bản ấp đăng khoa chí. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 120 tr. ; 30 x 20 cm
1 bản viết
Lược truyện (Hành trạng, thế hệ) những người đỗ Đại khoa làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm (Hà Nội) từ đời Lê Thái Tổ đến đời Nguyễn Tự Đức: Phan Phu Tiên, Phan Lân Đính, Phạm Thọ Chỉ... thơ, văn và giai thoại về họ. Danh sách quê quán những người thi đỗ Bảng nhãn, Phó bảng khoa Kỉ Dậu,... bài phả khuyến quyên tiền chữa chùa Tư Khánh
859. . = Bát Tràng xã Nguyễn tộc gia phả thực lục / Tri huyện Nguyễn Hữu Công soạn. Đông Các Đại hoạc sỹ Nguyễn Cẩm tục biên. Nho sỹ Nguyễn Đăng Hoàng ghi chép. - Hà Nội : Hiệu Thành Lợi, 1899. - 20 tr. ; 27 x 16 cm
1 bản viết. - 2 bản dẫn
Gia phả họ Nguyễn ở làng Bát Tràng, huyện Gia Lâm (Hà Nội), nội dung liệt kê tên huý, hiệu, sự nghiệp, thế thứ, khoa bảng, quan tước, tuổi thọ, mồ mả, ngày giỗ. Trong họ có nhiều người đỗ đạt. Làm quan to như Nguyễn Đăng Liên đỗ Tiến sĩ, Nguyễn Đăng Cẩm đỗ Thám hoa,... các đạo sắc, lệnh, chế của các triều phong quan tước cho người trong họ
860. 沂. 裴 氏 譜 編 = Bùi thị phả biên / Bùi Xuân Nghi. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 128 tr. ; 30 x 20 cm
2 bản viết. - 1 tựa, 1 dẫn
Gia phả 13 đời họ Bùi ở xã Vân Canh, huyện Từ Liêm (Hà Nội). Họ này có nhiều người hiển đạt như Bùi Đình Viên (đời thứ 7) đỗ Tiến sĩ khoa Kỉ Hợi năm Vĩnh Thọ (1659), làm đến Binh bộ Tả thị lang. Có thơ văn của người trong họ và sắc phong của vua chúa các đời
861. = Chính khí ca. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 61 tr. ; 33x 23 cm
1 bản viết
Chính khí ca: ca ngợi cái chết của Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu và phê phán bọn quan lại hèn nhát đầu hàng giặc trong trận quân Pháp tiến công Hà Nội năm 1882. Trần ngôn ca: trình bày cảnh loạn lạc mất mùa năm Tự Đức. Cai Vàng tân truyện: Truyện cai tổng Nguyễn Văn Thịnh (Cai Vàng) cùng vợ nổi dậy chống triều đình Tự Đức
862. = Cẩm ngữ. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 212 tr. ; 25 x 14 cm
1 bản viết
Câu đối, thơ, văn của nhiều tác giả: Biểu của Hoàng Diệu làm trước khi tuẫn tiết và các bài trướng, bài điếu viếng Hoàng Diệu. Bài trao đổi giữa Hoàng Cao Khải và Phan Đình Phùng,... Truyện Lý Thái tổ kể về lịch sử Nhà Thanh (Trung Quốc); bàn về những chỗ đáng ngờ trong lịch sử Việt Nam, ghi chép về tình hình Yên Bái, sự tích thần Tản Viên, dấu tích Thăng Long
863. = Hoàng triều dụ tập. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 168 tr. ; 31x22 cm
1 bản viết
20 bài dụ của Tự Đức khuyên quan lại thanh liêm, khuyên dân chăm việc cày cấy, khơi ngòi đắp đê. 50 bài sớ của quan lại xin cấm thuốc phiện, một số bài biểu tâu về việc các quan địa phương (trong đó có Hà Nội). Thơ của Tự Đức làm trong dịp thăm trường Quốc tử giám. Một số câu đối bang giao
864. = Hà Đông danh gia đối liên thi văn tập. - [s.l.] : [s.n.], 1910. - 206 tr. ; 28 x 16 cm
1 bản viết
Thơ và câu đối của các danh nhân Hà Đông, như Vũ Phạm Hàm, Dương Lâm, Nguyễn Thượng Hiền,... Thơ đề núi Dục Thuý, khuyên đọc sách,... Câu đối trang trí đền, chùa, trường học, dùng trong các dịp mừng thọ,... Câu đối của Mạc Đĩnh Chi làm trong các dịp đi sứ nhà Nguyên, thơ của các danh nhân Trung Quốc
865. . = Hồng Đức cửu niên Mậu Tuất khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Hồng Đức thứ 15 (1484). Người soạn: Nguyễn Đôn Phục, học vị: Hoàng giáp khoa Bính Tuất (1466), chức vị: Hàn lâm viện Thị thư kiêm Tú lâm cục Tư huấn. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1484. - 1 mặt ; 105x146 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản bia gồm 40 dòng chữ Hán, toàn văn ước khoảng 1600 chữ
Năm Mậu Tuất niên hiệu Hồng Đức (1478) mở khoa thi Hội lấy 62 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ gồm 3 vị, nhưng không lấy Trạng nguyên, chỉ có 1 Bảng nhãn (Lê Quang Chí) và 2 Thám hoa (Trần Bích Hoành và Lê Ninh), hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân gồm 9 vị, hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân gồm 50 vị. Khoa thi này có tới 7 vị đỗ đạt người Hà Nội, họ đều được vinh danh và trọng dụng bởi nhà nước phong kiến lúc bấy giờ
866. . = Hồng Đức thập nhị niên Tân Sửu khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Hồng Đức thứ 15 (1484). Người soạn: Nguyễn Xung Xác, học vị: Tiến sĩ khoa Kỷ Sửu (1469), chức vị: Hàn lâm viện Thị thư kiêm Tú lâm cục Tư huấn. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1484. - 1 mặt ; 100x138 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 37 dòng chữ Hán, không ước lượng được số chữ toàn văn
Năm Tân Sửu niên hiệu Hồng Đức thứ 12 (1481), triều đình mở khoa thi Hội, lấy 40 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ lấy đỗ 3 người (Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ, Bảng nhãn Lưu Hưng Hiếu, Thám hoa Nguyễn Doãn Địch), hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân lấy đỗ 8 người, hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân lấy đỗ 29 người. Khoa thi này có 4 vị đỗ đạt là người Hà Nội, được vinh danh tại Văn miếu để con cháu muôn đời noi theo
867. . = Kỷ Hợi thịnh khoa Tiến sĩ bi kí / Niên đại Cảnh Hưng thứ 41 (1780). Người soạn: Phan Trọng Phiên, học vị: Tiến sĩ khoa Đinh Sửu (1757), chức vị: Hộ bộ Tả thị lang tước, Tứ Xuyên hầu. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1780. - 1 mặt ; 123x200 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản bia gồm 19 dòng chữ Hán, toàn văn ước khoảng 700 chữ
Mùa xuân năm Kỷ Hợi, niên hiệu Cảnh Hưng 40 (1779), triều đình mở khoa thi Hội lấy 15 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 2 vị và Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân 13 vị. Khoa thi này có 5 vị người Hà Nội, khắc danh sách, quê quán những người đỗ đạt để lưu truyền về sau
868. = Lĩnh Nam chích quái / Vũ Quỳnh viết tựa. - [s.l.] : [s.n.], [149?]. - 154 tr. ; 25 x 16 cm
Tập truyện về các nhân vật có công dựng nước, giữ nước, bảo vệ dân chúng và sự tích các núi sông, đền miếu,... được nhân dân truyền tụng
869. = Lịch triều Đình đối văn. - [s.l.] : [s.n.] ; 27.5 x 16 cm
Bản chép tay
Những bài văn sách làm trong các khoa thi Đình dưới các triều Trần, Lê, Mạc, Hậu Lê. Tên những người thi đỗ Trạng nguyên như: Đào Sư Tích (Trần), Lương Thế Vinh (Lê), Đỗ Hồng, Nguyễn Tuấn Ngạn (Mạc), Phạm Ích Khiêm, Nguyễn Huy Oánh (Hậu Lê)
870. = Lữ trung tạp thuyết / Lê triều Tướng công hiệu Tồn Ông tức Bùi Huy Bích soạn và viết lời dẫn. - [s.l.] : [s.n.], 1789. - 164 tr. ; 32 x 23 cm
Bản chép tay. - Có lời dẫn
Bùi Huy Bích bàn về đạo trời và tính người, có dẫn các sách Tứ thư, Ngũ kinh và sử Trung Quốc để chứng minh. Thơ, phú bàn về văn hoá Việt Nam từ thời Sĩ Nhiếp đến thời Lê (Q. Hạ)
871. . = Nhâm Thân khoa Tiến sĩ đề danh kí / Người soạn: Nhữ Đình Toản, học vị: Tiến sĩ khoa Bính Thìn (1736), chức vị: Hình bộ Tả thị lang, Tri Hàn lâm viện sự, Bá Trạch hầu; Người nhuận sắc: Nguyễn Công Thái, học vị: Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1715), chức vị: Tham tụng, Thiếu bảo, Hộ bộ Thượng thư. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1753 (Niên đại Cảnh. - 1 mặt ; 103x165 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 18 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 280 chữ
Mùa đông năm Nhâm Thân niên hiệu Cảnh Hưng thứ 13 (1752), triều đình mở khoa thi Hội và lấy 6 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó Lê Quý Đôn ở hạng Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ (Bảng nhãn), Đoàn Nguyễn Thục đỗ ở hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp), và 4 vị đỗ ở hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân. Khoa thi này có duy nhất 1 vị người Hà Nội, được khắc tên tuổi, quê quán để lưu truyền hậu thế, khích lệ kẻ sĩ nỗ lực học tập
872. = Nhị Khê Nguyễn thị gia phả. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 262 tr. ; 29 x 19cm
Bản chép tay
Gia phả họ Nguyễn ở xã Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, Hà Đông, ông tổ là Phi Phượng, nguyên quán ở xã Chi Ngại, Phượng Sơn. Cháu 5 đời là Nguyễn Phi Khanh cha Nguyễn Trãi. Hành trạng, thơ, văn, kí, phú của các nhân vật trong dòng họ
873. . = Phương đình văn loại / Phương Đình biên soạn; Vũ Nhự biên tập và viết tiểu dẫn năm Tự Đức 35 (1882). - [s.l.] : [s.n.], 1882. - Tr. ; cm
Chiếu của Minh Mệnh ban cho Nguyễn Văn Siêu vào các dịp thọ 50 tuổi, đại khánh tiết, Tự Đức đăng quang, biểu chúc tết và mừng vua. Có các bài bàn về học vấn văn chương giữa các bạn Trung Quốc và Việt Nam; Các bài văn thù ứng, mừng thi đỗ, chúc thọ, viếng cha, khóc vợ và hành trạng các quan trong triều, v.v
874. . = Phúc Thái nguyên niên Quý Mùi khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Thịnh Đức 1 (1653). Người soạn: Nguyễn Đình Chính, học vị: Tiến sĩ khoa Mậu Thìn (1652), chức vị: Cẩn sự lang, Hàn lâm viện Hiệu thảo; Người nhuận sắc: Dương Trí Trạch, học vị: Tiến sĩ khoa Kỷ Mùi (1642). - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1653. - 1 mặt ; 100x110 cm
Thác bản sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 41 dòng chữ Hán, toàn văn ước khoảng 800 chữ
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, khoa mục là chí công của thiên hạ. Vào năm Quý Mùi niên hiệu Phúc Thái nguyên niên (1643), nhà vua mở khoa thi Hội lấy đỗ 9 Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 2 vị và Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân 7 vị. Khoa thi này có 2 vị người Hà Nội, được khắc tên tuổi, quê quán để lưu truyền về sau, khích lệ con cháu nỗ lực học tập
875. = Quang Hưng tam niên Canh Thìn khoa Tiến sĩ đề danh kí / Người soạn: Khương Thế Hiền, chức vị: Hàn lâm viện Đãi chế; Người nhuận sắc: Dương Trí Trạch; Viết chữ triện: Nguyễn Quang Độ. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử giám, 1658. - 1 mặt ; 130x180 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội
Mùa xuân năm Canh Thìn niên hiệu Quang Hưng năm thứ 3 (1580), mở khoa thi Hội, đã lấy 6 vị đỗ Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân gồm 4 người, hạng Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân có 2 người. Khoa thi này có 2 vị người Hà Nội (Phùng Khắc Khoan và Phạm Văn Lan), được khắc tên tuổi, quê quán vào bia đá để lưu truyền hậu thế, khích lệ con cháu nỗ lực học tập
876. . = Thái Hoà lục niên Mậu Thìn khoa Tiến sĩ đề danh kí / Niên đại Hồng Đức thứ 15 (1484). Người soạn: Đỗ Nhuận, học vị: Tiến sĩ khoa Bính Tuất (1466), chức vị: Hàn lâm viện Thị độc kiêm Đông các Đại học sĩ. - Hà Nội : Văn miếu Quốc tử Giám, 1484. - 1 mặt ; 102x149 cm
Thác bản bia sưu tầm tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. - Thác bản gồm 46 dòng chữ Hán, toàn văn ước chừng 1700 chữ
Từ năm Bảo Đại thứ 3 (1442) triều đình quan tâm đến khoa cử hơn, anh tài được quan tâm đào tạo, đến năm Mậu Thìn niên hiệu Thái Hòa 6 (1448), Hoàng thượng mở khoa thi Hội và lấy đỗ 27 vị Tiến sĩ; trong đó hạng Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ lấy đỗ 3 người, hạng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân lấy đỗ 12 người, hạng Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân lấy đỗ 12 người. Khoa thi này có 6 vị đỗ đạt người Hà Nội, được khắc tên tuổi, quê quán để lưu truyền hậu thế, khích lệ con cháu nỗ lực học tập
877. = Vũ tiên sinh trường sách văn tập. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 704 tr. ; 31 x 21 cm
1 bản viết
130 bài văn sách ở trường Vũ Nhự (đậu Hoàng giáp năm 1868, Đốc học Hà Nội), đề tài lấy từ các sách Kinh, Truyện... của nhà Nho
878. = Vũ Văn Hi lí lịch. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 78 tr. ; 28 x 16 cm
1 bản viết
Tiểu sử Vũ Văn Hi, người làng Bát Tràng, huyện Gia Lâm (Hà Nội): Hi đỗ Tú tài khoa Canh Tuất (1850), năm 1862, chiêu mộ được 50 người, tình nguyện tòng quân. Sau được bổ chức Xương giám lâm tỉnh Hưng Yên. Các đạo sắc của Tự Đức, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh ban khen Vũ Văn Hi
879. = Đăng khoa lục sưu giảng / Trần Tiến viết tựa. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 306 tr. ; 34 x 24 cm
5 bản viết. - 1 mục lục, 1 tựa
Tiểu sử, hành trạng những người đỗ đại khoa, (có nhiều vị xuất thân ở Thăng Long - Hà Nội) từ Mạc Hiển Tích đến Vũ Thần gồm 122 người (bản A 224 là bộ sách đầy đủ nhất)
880. 炳. = Đại Điên thánh sự tích. - Phung sao năm Vĩnh Hựu 3 (1737). - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 12 tr ; 31 x 19 cm
1 bản viết
Sự tích thánh Đại Điên ở thôn Tiền, xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm (Hà Nội): Ông tên huý là Lê Nghĩa, một nhà sư triều Lý, đạo thuật rất tinh thông, có công giúp vua. Sau khi mất, ông được phong là Lê Đại Điên Giác Hoàng Thiền Sư và được nhân dân xã Dịch Vọng lập đền thờ. Có đạo sắc phong cho Đại Điên vào năm Gia Long thứ 19 (1810)
881. = Đặng gia phả kí. - [s.l.] : [s.n.], [????]. - 642 tr. ; 26 x 13 cm
3 bản viết. - 1 tựa, 1 biểu thuyết
Bộ gia phả họ Đặng Trần ở xã Lường Xá, huyện Chương Đức, tỉnh Hà Đông gồm 2 phần: Đặng gia phả hệ toàn chính thực lục (T1 và T2) do đốc học Đặng Tiến Đông biên tập. Đặng gia phả kí tục biên trình bày về hành trạng danh nhân trong họ