Thư mục sách Thăng Long - Hà Nội - Phần 1: Địa linh nhân kiệt: Đất đế vương #1 (1-300)

Print
ĐẤT ĐẾ VƯƠNG
1. Annales de l'université de Hanoi. - H. : Impr. d'Extrême-Orient ; 28cm. - (Gouvernement Général de l'Indochine. Direction générale de l'Instruction publique)
T.1. - 1933. - 348p. : phot.
Sách ghi chép về các sự kiện theo năm tháng của Trường Đại học Đông Dương ở Hà Nội. - T.1: Các sự kiện của năm học 1931-1932.
Các hội nghị khoa học chuyên đề, các văn bản pháp lý về việc mở trường Luật, các diễn văn, các công trình nghiên cứu khoa học (bệnh hủi, bệnh sốt rét, cứu tế xã hội ở Bắc Kỳ,...)
2. Arrêté sur le service intérieur de la prison de Hanoi du 16 novembre 1910. - H. : Impr. d'Extrême-Orient, 1910. - 16p. ; 25cm. - (Gouvernement Général de l'Indochine. Résidence supérieure au Tonkin)
Nghị định của Công sứ Bắc Kỳ, ngày 16/11/1910, về chức năng, nhiệm vụ, quân phục,... của những người giám thị nhà tù Hà Nội; những qui định trong nhà tù; các loại hình lao động và phân chia sản phẩm lao động do tù nhân làm ra
3. BIỆT LÂM. Từ "Ông Mạc" đến "Đống Mác" / Biệt Lâm // Tổ quốc. - 1974. - Số 6. - Tr. 44
Theo các tài liệu: 'Đại Việt sử ký toàn thư', 'chuông chùa An Xá', 'bia đá chùa Thanh' (1767), 'Thượng Kinh ký sự' của Lê Hữu Trác (1783), 'bản đồ Hà Nội' (Tân Mão 1831), sách 'Thần thư tham khảo' của Phạm Đình Hổ (Nhâm Thìn 1832), 'Bản đồ thành Hà Nội vẽ năm Bính Dần' (1866), tác giả bài viết cho thấy cửa Ô "Đống Mác" trước đây có tên là "Ông Mạc", và tên "Ông Mạc" được dùng có lẽ từ đầu thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII. Còn "Đống Mác" có thể có từ trận đánh ngày 26 tháng 6 Âm lịch (Bính Ngọ 1786), quân của Trịnh Khải bị quân Nguyễn Huệ đánh tơi bời, trên đường tháo chạy qua cửa ô "Ông Mạc" vứt bỏ giáo mác thành từng đống, nên gọi là ô "Đống Mác" từ đó
4. BÙI CÔNG HOÀI. Địa lý Hà Nội / B.s: Bùi Công Hoài, Phạm Khắc Lợi, Lê Thông... - H. : Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001. - 45tr : bản đồ, biểu đồ ; 19cm
ĐTTS ghi: Trường ĐHSP Hà Nội. Trung tâm học liệu. - Thư mục: tr. 44
Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư và kinh tế Hà Nội
5. BÙI HẠNH CẨN. Long Đỗ - Thăng Long Rồng đỗ - Rồng lên / Bùi Hạnh Cẩn // Thông tin khoa học xã hội. - 1984. - Số 10. - Tr. 27
Điểm về lịch sử Thăng Long Hà Nội với sự kiện dời đô từ Hoa Lư và đặt tên Thăng Long - biểu tượng "Rồng bay", khẳng định khí thế đi lên của mảnh đất đế đô ngàn năm văn hiến
6. BÙI MINH TRÍ. Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ học tại trung tâm thương mại Tràng Tiền (Hà Nội) / Bùi Minh Trí, Tống Trung Tín, Phạm Như Hồ, Nguyễn Mạnh Cường... // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000. - 2001. - Tr. 294-296
Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ học ở trung tâm thương mại Tràng Tiền - Hà Nội. Với diện tích đào 115m2 đã thu được một số lượng lớn các di vật gồm đồ gốm sứ, tiền đồng, nồi đồng, trâm cài tóc và rất nhiều xương thú vỏ nhuyễn thể. Những di vật này chủ yếu là đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày, có nguồn gốc quốc tịch khác nhau, như đồ sứ Việt Nam, Trung Quốc, Hizen - Nhật Bản. Dựa vào các di vật và dấu tích sinh hoạt khác nhau, nhóm tác giả khẳng định nơi đây là nơi cư trú của người xưa, sớm nhất là vào thế kỷ XVII, thời các chúa Trịnh
7. BÙI MINH TRÍ. Phát hiện di tích cư trú thời Lê ở phía Đông thành Thăng Long qua kết quả khai quật trung tâm thương mại Tràng Tiền / Bùi Minh Trí, Nguyễn Văn Hùng // Khảo cổ học. - 2004. - Số 4. - Tr. 71-81
Thông tin về việc mới phát hiện được di tích cư trú thời Lê ở phía Đông thành Thăng Long qua kết quả khai quật trung tâm thương mại Tràng Tiền, điều này giúp có thêm cứ liệu để đoán định về vị trí Hoàng thành
8. BÙI NGUYÊN HỒNG. Nghiên cứu hiện tượng xói lở cục bộ bờ vùng hạ lưu sông và biện pháp chính trị : Luận án PTS KH KT : 2.06.09 / Bùi Nguyên Hồng. - H. : Knxb., 1996. - 114tr ; 32cm + 1 bản tóm tắt
T.m. cuối chính văn
Đánh giá tổng hợp hiện trạng và phân tích nguyên nhân gây xói lở cục bộ bờ vùng hạ lưu sông; Sử dụng tổng hợp các phương pháp thủy văn, thủy lực kết hợp cơ học đất để tính toán phân tích đánh giá xu thế diễn biễn xói lở cục bộ hạ lưu sông Hồng
9. BÙI THÀNH PHẦN. Đảng bộ Quận Ba Đình Hà Nội tăng cường lãnh đạo công tác khoa giáo / Bùi Thành Phần // Thông tin Công tác Khoa giáo. - Số 8. - Tr. 18-19
Nhìn lại hoạt động của Đảng bộ quận Ba Đình, Hà Nội trong việc tăng cường công tác lãnh đạo khoa giáo ở địa phương
10. BÙI THIẾT. Ba mươi năm nghiên cứu lịch sử Thủ đô Hà Nội / Bùi Thiết // Thông tin Khoa học xã hội. - 1984. - Số 10. - Tr. 16-21
Trình bày kết quả và quá trình 30 năm nghiên cứu về Hà Nội, những sự kiện và thay đổi lớn của mảnh đất đế đô này

11. BÙI THIẾT. Cổ Loa - thành luỹ quân sự hay đô thị cổ / Bùi Thiết // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1993. - 1994. - Tr. 161-162
Tác giả đặt vấn đề Cổ Loa thành luỹ quân sự hay đô thị cổ? và câu trả lời là vị trí và cấu trúc của Cổ Loa cho thấy đây không phải là thành luỹ quân sự vì: thứ nhất Cổ Loa không có vị trí chiến lược và không phải là điểm xuất phát để tiến; thứ hai bản thân cấu trúc thành mà cửa chính lại hướng về phía Nam thì cái gọi là chống các thế lực phía Bắc còn mấy giá trị
12. BÙI THIẾT. Làng xã ngoại thành Hà Nội / Bùi Thiết. - H. : Nxb. Hà Nội, 1985. - 325tr : 4 ảnh ; 20cm
Tên gọi, lịch sử hình thành 292 xã và cấp tương đương ở ngoại thành Hà Nội
13. BÙI THIẾT. Phát hiện hàng loạt bản đồ thành Thăng Long thời Lê (thế kỷ XV-XVIII) / Bùi Thiết // Khoa học xã hội. - 1984. - Số 10. - Tr. 22-24
Cung cấp thông tin về một số bản đồ cổ Hà Nội đời Lê mới được phát hiện
14. BÙI THIẾT. Thêm một số bản đồ Thăng Long thời Lê (thế kỷ XV - XVIII) / Bùi Thiết // Khảo cổ học. - 1982. - Số 1. - Tr. 67-77
Hiện nay, ít ra đã có 9 tấm bản đồ thành Thăng Long thời Lê khác nhau. Tác giả giới thiệu xuất xứ của cả 9 bản đồ này. Bốn tấm bản đồ đã được giới thiệu ở số tạp chí trước. Trong số này, tác giả giới thiệu hình dáng, các vòng thành, và chú thích trên bản đồ những điểm khác nhau và giống nhau của 5 tấm bản đồ mới tìm thấy
15. BÙI THIẾT. Thử xác định vị trí thành Thăng Long từ hệ thống bản đồ trước thế kỷ XIX / Bùi Thiết // Khảo cổ học. - 2004. - Số 4. - Tr. 51-56
Lâu nay giới nghiên cứu sử học đang trăn trở nghiên cứu, tìm hiểu xem vị trí thành Thăng Long ở đâu? Góp bàn về vấn đề này tác giả Bùi Thiết bàn về vị trí thành Thăng Long từ hệ thống bản đồ trước thế kỷ XIX
16. BÙI THIẾT. Từ điển Hà Nội địa danh / Bùi Thiết. - H. : Văn hoá thông tin, 1998. - 672tr ; 21cm
Gồm 3.400 mục từ về địa danh của Hà Nội từ cội nguồn đến đương đại như địa danh tự nhiên, hành chính, văn hoá, lịch sử, kinh tế - thương mại. Những thông tin cần thiết về địa danh đó
17. BÙI THIẾT. Về các tấm bản đồ thành Thăng Long đời Lê, Hồng Đức thế kỷ XV / Bùi Thiết // Khảo cổ học. - 1981. - Số 3. - Tr. 2-70
Qua những tấm bản đồ thành Thăng Long thời Lê (thế kỷ XV-XVIII) phát hiện từ kho sách Hán Nôm: Bản đồ thành Thăng Long thời Lê sơ vẽ vào năm 1460 và 1490. Bản đồ Thăng Long vẽ vào năm 1725. Đặc biệt tấm bản đồ thành Thăng Long do Trần Huy Bá công bố năm 1960. Bài viết nhận định: Tường thành phía đông Thăng Long cổ nằm khoảng giữa phố Lý Nam Đế và đường Hoàng Diệu. Phía tây: nằm ở vùng đất Ngọc Hà, Đại Yên, Hữu Tiệp. Phía bắc: không quá sông Tô Lịch. Phía nam: lấy bến xe Kim Mã làm mốc, đường vạch thẳng theo 2 phía đông tây có lẽ là tường thành phía Nam thời Nguyễn
18. BÙI VĂN HIẾU. Về những móng trụ hố A5 - 18 Hoàng Diệu / Bùi Văn Hiếu // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005. - Tr. 325-327
Tại hố A5 (Hoàng Diệu) đã phát hiện được 29 móng trụ. Dựa vào nguyên vật liệu xây dựng phân chia thành các loại: Loại 1 (móng trụ được tạo bởi đất sét, sỏi, ngói vỡ); Loại 2 (móng trụ được tạo bởi đất sét, vôi, cát sống và gạch, ngói vỡ); Loại 3 (móng trụ được tạo bằng đất sét, các mảnh gạch ngói, gốm sành vỡ). Căn cứ vào loại hình vật liệu xây dựng kết hợp với tài liệu địa tầng, tác giả cho rằng móng trụ loại 3 có niên đại thời Lý, móng trụ loại 1 và loại 2 có niên đại thời Trần
19. BÙI VĂN LỢI. Khai quật mộ quách gỗ Khuyến Lương (Hà Nội) / Bùi Văn Lợi, Bạch Văn Luyến, Nguyễn Thị Dơn // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1987. - 1988. - Tr. 123-124
Ngôi mộ nằm ở phạm vi xóm 6, thôn Khuyến Lương, xã Trần Phú, huyện Thanh Trì. Đây là ngôi mộ quách gỗ, bao trùm toàn bộ quách gỗ là một lớp than tro có trộn lẫn vôi bột khá dày. Tại các kẽ hở, chỗ tiếp giáp các cây gỗ làm quách được trát kín một loại hợp chất bằng đất sét vôi trộn lẫn mật. So sánh mộ Khuyến Lương với cấu trúc các ngôi mộ Trần và các mộ quách gỗ đầu công nguyên và căn cứ vào di vật thu được, thì mộ có niên đại vào thế kỷ 13 - 14
20. BÙI VĂN NGUYÊN. Bồ Đề và Bồ Đằng / Bùi Văn Nguyên // Nghiên cứu văn học. - 1962. - Số 3. - Tr. 8-99
Bồ Đề và Bồ Đằng là 2 địa điểm cùng xuất hiện trong bài ‘Cáo bình Ngô’ của Nguyễn Trãi. Tác giả bài viết cho biết: Bồ Đề là dinh cũ của Lê Lợi trước đây, ở thôn Phú Hữu, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Bồ Đằng là một địa điểm thuộc phủ Quỳ Châu (nay là huyện Quỳ Châu) tỉnh Nghệ An, là nơi nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng giặc Minh. Như vậy là 2 địa điểm này hoàn toàn khác nhau, không phải là một, như cuốn ‘Hoàng Việt thi tuyển’ (tập 2) của NXB Văn hóa và quyển ‘Văn học trích giảng’ (lớp 8) của bộ Giáo dục chú thích.
21. BÙI XUÂN ĐÍNH. Làng La Cả - bề dày văn hoá qua tư liệu Hán Nôm / Bùi Xuân Đính // Thông báo Hán Nôm học năm 1996. - 1997. - Tr. 85-94
Qua các di tích và tư liệu Hán Nôm như đình, quán, chùa, văn chỉ, bia, nhà thờ, đặc biệt là nhà thờ Thánh sư nghề dệt, tác giả đã chứng minh làng La Cả (tên Nôm làng Kẻ La) nay thuộc xã Dương Nội, huyện Hoài Đức, Hà Tây nằm trong vùng "Bảy làng La ba làng Mỗ" ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa. Nơi đây có một bề dày văn hoá đáng trân trọng và nghiên cứu
22. BÙI XUÂN ĐÍNH. Nhà thờ họ Trịnh, làng Hoa Lâm (Hà Nội) / Bùi Xuân Đính // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005. - Tr. 450-451
Nhà thờ họ Trịnh, theo văn bia được dựng năm 1696, thì nhà thờ họ này bị đốt phá và đến năm 1867 đã được dựng lại. Vì đất lở nên được chuyển đến địa điểm hiện nay vào năm 1936. Nhà thờ họ Trịnh hiện còn một số di vật có giá trị gồm: bia đá 4 mặt "Đông Hoa Trịnh tiến sĩ", bia chữ quốc ngữ nói về việc tu bổ nhà thờ họ, bản gia phả dòng họ, được soạn lại năm 1920. Các di sản Hán Nôm lưu tại nhà thờ họ Trịnh có giá trị nghiên cứu về dòng họ Trịnh ở Hoa Lâm, về tiến sĩ Trịnh Đức Nhuận và những đóng góp của ông với triều đình Lê - Trịnh
23. BỬU CẦM. Non sông gấm vóc và mùa xuân dân tộc / Bửu Cầm // Văn hoá nguyệt san. - 1964. - Số 1. - Tr. 1-6
Xem xét lãnh thổ Việt Nam từ khi Nguyễn Thế Tổ thống nhất đất nước cho đến nay, dưới thời Gia Long (1802-1819) toàn quốc chia làm 24 trấn, 3 doanh, 2 thành và 1 đạo. Tại miền Bắc ngoài thành Thăng Long ra, có 11 trấn; Tại miền Trung có 8 trấn, 3 doanh; tại miền Nam ngoài thành Gia Định có 5 trấn và 1 đạo. Đến đời Minh Mệnh (1820-1840) đã có cuộc cải tổ khá quy mô cả về hình chính và cơ cấu quan chức, đến đời Tự Đức cũng có sửa đổi chút ít. Từ đó cho tới khi đất nước bị Pháp xâm chiếm thì mới có sự cải tổ hành chính gần như hiện nay
24. Các chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của Hà Nội 10 năm đổi mới // Kinh tế và Dự báo. - 2000. - Số Tháng10-11 (330-331)
Nhìn lại quá trình 10 năm đổi mới và phát triển kinh tế ở Hà Nội, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu trong thời gian qua
25. Các tác gia Hán Nôm Thăng Long - Hà Nội / B.s.: Phạm Văn Thắm (ch.b.), Phạm Hoàng Giang, Lê Thu Hương. - H. : Khoa học xã hội ; 24cm
ĐTTS ghi: Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Viện Nghiên cứu Hán Nôm
T.1. - 2009. - 889tr.
Giới thiệu cuộc đời và tác phẩm Hán Nôm của 54 tác gia sinh ra, lớn lên hoặc lập nghiệp ở kinh thành Thăng Long xưa
26. CAO NGUYÊN. Đại học Bách khoa Hà Nội phấn đấu thành trung tâm đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học kỹ thuật lớn của đất nước / Cao Nguyên // Lý luận Chính trị. - 2001. - Số 9. - Tr. 44
Định hướng phát triển của Đại học Bách khoa Hà Nội, trung tâm đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học lớn nhất trong cả nước
27. CAO THỊ NGỌC LAN. Định hướng đầu tư phát triển hệ thống khách sạn cao cấp tại Hà Nội / Cao Thị Ngọc Lan // Du Lịch Việt Nam. - 2007. - Số 5. - Tr. 38-39
Trong xu hướng hội nhập với thế giới, chúng ta muốn thu hút khách du lịch để phát triển kinh tế xã hội, thì điều cần thiết là phải xây dựng định hướng phát triển dịch vụ du lịch, trong đó có việc đầu tư phát triển khách sạn cao cấp ở Hà Nội
28. CAO VIỆT DŨNG. Các vấn đề cải tạo không gian ở trong khu phố cổ Hà Nội có chú ý tới khai thác hệ kết cấu cổ truyền : Luận án TS Kỹ thuật : 2.17.01 / Cao Việt Dũng. - H. : Knxb., 1999. - 154tr : hình vẽ,136tr. phụ lục ; 32cm+1 bản tóm tắt
Tổng quan tình hình bảo tồn, cải tạo khu phố cổ Hà Nội. Những cơ sở khoa học của các giải pháp bảo tồn, cải tạo và các giải pháp bảo tồn, cải tạo không gian ở phố cổ trên cơ sở khai thác hệ kết cấu cổ truyền
29. CAO XUÂN DỤC. Đại Nam nhất thống chí / Cao Xuân Dục, Lưu Đức Xứng, Trần Xán. - Sài Gòn : Bộ Quốc Gia Giáo dục ; 24 cm
Q. 14: Tỉnh Hà Nội. - 19??. - 94 tr. + [100] tr. nguyên bản chữ Hán
Giới thiệu địa lý tỉnh Hà Nội, gồm ranh giới, diên cách, hình thể, khí hậu, phong tục, thành trì, núi sông, chợ búa, nhân vật, ..
30. Cartes anciennes de Hanoi et des environs : Triển lãm "Bản đồ cổ Hà Nội và vùng phụ cận" tại Thư viện Quốc gia Việt Nam từ ngày 5/10 đến 20/10/2008 / Tác giả phần chú thích bản đồ: Philippe Le Failler, EFEO. - H. : Nxb. Thế Giới, 2008. - 79 tr. ; 27x23 cm
Triển lãm bản đồ cổ Hà Nội
Hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Thư viện Quốc gia VN phối hợp cùng l'Espace - Trung tâm văn hóa Pháp Hà Nội tổ chức triển lãm giới thiệu gần 60 tấm bản đồ được chọn lọc, phục chế và số hóa trong khuôn khổ Quỹ Đoàn kết ưu tiên - Phát huy hệ thống thư tịch của các nước Đông Nam Á. Sưu tập bản đồ này cho thấy quá trình đô thị hóa của Thủ đô Hà Nội trong hơn một thế kỷ qua
31. CÁT ĐIỀN. Một công trình về quê hương nhà Lý / Cát Điền // Văn hoá Nghệ thuật. - 2000. - Số 9 (195). - Tr. 49-51
Giới thiệu một công trình viết về quê hương nhà Lý 'Làng Dương Lôi với vương triều Lý', nội dung cuốn sách đã làm sáng tỏ phần nào về mối quan hệ của làng Dương Lôi (còn gọi là Đình Sấm) với vương triều Lý. Đây là cuốn sách quan trọng để tìm hiểu nguồn gốc nhà Lý
32. CHAMBRE DE COMMERCE DE HANOI. Règlement intérieur. - H : Impr. d'Extrême-Orient, 1939. - 14p. ; 24cm
Nội quy Phòng Thương Mại Hà Nội; các điều khoản về việc bầu chủ tịch và phó chủ tịch, thủ quỹ; các hội đồng và các đại biểu, nhân viên và hoạt động của các thành viên trong phòng. Nội qui được công nhận tại Hà Nội ngày 8/9/1938
33. CHRISTIAN PÉDÉLAHORE. Hà Nội và hình ảnh sông nước / Christian Pédélahore // Xưa và Nay. - 2001. - Số 99. - Tr. 26
Nghiên cứu lịch sử, địa lý tự nhiên của thủ đô Hà Nội dưới con mắt của một kiến trúc sư người Pháp. Khẳng định vai trò của hệ thống sông hồ đối với Hà Nội trong lịch sử và trong cuộc sống hiện đại với nhiều đổi thay
34. CHU TRỌNG THƯ. Làng Nành qua tư liệu văn bia / Chu Trọng Thư // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1997. - 1998. - Tr. 333-334
Làng Nành tức làng Phù Ninh, huyện Đông Ngàn, nay là xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Làng hiện có gần 100 văn bia, có niên đại thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 20, nhiều nhất vào thế kỷ 16 và 17 thuộc thời Lê Trịnh (khoảng 60 văn bia). Sưu tập văn bia này là nguồn tư liệu phong phú, phản ánh nhiều mặt về làng Nành trong lịch sử. Bài viết này trình bày đôi nét về tổ chức và sinh hoạt làng xã của làng Nành
35. CHU VĂN TÙNG. Bảo hiểm xã hội Hà Nội - 15 năm nhìn lại / Chu Văn Tùng // Tạp chí Lao động và xã hội. - 2005. - Số 256-257. - Tr. 58-59
Thông tin về kết quả hoạt động của bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội trong 15 năm qua
36. Chương Mỹ xưa và nay / Hội đồng biên tập, chủ tịch: Lê Ngọc Doanh; Thư ký hội đồng: Nguyễn Thị Tuyến. - Hà Tây : Sở văn hoá thông tin Hà Tây, 2003. - 752 tr. ; 21 cm
TĐTTS ghi: Ban thường vụ huyện uỷ Chương Mỹ
Tập hợp các bài viết đề cập đến các vấn đề văn hoá, lịch sử, nhân vật, danh thắng, di tích của huyện Chương Mỹ, Hà Tây, đây cũng là một trong 5 cửa ô của Thăng Long, Hà Nội. Sách được trình bày làm 3 phần: Chương Mỹ xưa (địa danh, các nhân vật lịch sử, làng khoa bảng, tập tục, nghề nghiệp, lễ hội, di tích, và danh thắng); Chương Mỹ nay (Đảng bộ, giáo dục, nghệ sĩ, anh hùng, bên cạnh đấy cũng giới thiệu các văn bản có tính lịch sử của huyện Chương Mỹ)
37. Cổ Lôi ngọc phả truyền thư / Nguyễn Hữu Tưởng. - H. : Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 2001. - 15 tr. + 8 tr. chữ Hán ; 30 cm
Bản dịch (kèm nguyên văn chữ Hán) tư liệu Hán Nôm về 'Cổ Lôi ngọc phả truyền thư', ghi chép về tổ Hồng Bàng là Kinh An Dương Vương, tự Phúc Lộc là dòng dõi của Thần Nông, kén rể cho con gái Mỵ Nương
38. Cổ Lôi ngọc phổ truyện thư bách Việt nguyên trưởng / Người dịch: Nguyễn Công Lương; Người hiệu đính: Nguyễn Hữu Tưởng. - H. : Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 1999. - 14 tr. ; 30 cm
Giới thiệu bản dịch cuốn ngọc phả khu Văn Nội, huyện Mê Linh, Hà Nội, nội dung liệt kê các ngày lễ trong năm và kể về sự tích vua Lê cấm anh em Quảng Tín, Nguyễn Ban không cho họ thi đình vì mắc tội chửi lại Lê Nghi Dân một quan trong triều Lê, ngoài ra còn kể về việc cũ của Ngô Thì Nhậm, việc Quang Trung qua đời, Cảnh Thịnh băng hà, Gia Long lên ngôi
39. Cục thuế thành phố Hà Nội với công tác tổ chức cán bộ // Tổ chức Nhà nước. - Số 1. - Tr. 33-34
Kinh nghiệm tổ chức cán bộ ở Cục thuế Tp. Hà Nội, tuyển chọn và sắp xếp cán bộ hợp lý, phát huy tốt nhất khả năng cán bộ
40. Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu / Đồng chủ biên: Trần Nghĩa, Francois Gros; Ban biên tập nhóm Viện Nghiên cứu Hán Nôm: Trần Nghĩa (nhóm trưởng), Trần Văn Quyền thư ký, Hoàng Văn Lâu,...; nhóm học Viện: Francois Gros (nhóm trưởng), Christiane Rageau (thư ký phối hợp), Tạ Trọng Hiệp,... - H. : Khoa học Xã hội ; 24 cm
TĐTTS ghi: Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Học Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp
T. I, T. II, T. III. - 1993. - 924 tr.
Giới thiệu phần lớn sách Hán Nôm hiện tàng trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm ở Hà Nội và một phần các phông Hán Nôm, do Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Học viện Viễn đông bác cổ hợp tác biên soạn, trong đó có số lượng lớn tài liệu Hán Nôm viết về Hà Nội
41. DIỆP ĐÌNH HOA. Nhận thức về chiều sâu lịch sử 1000 năm Thăng Long qua các tầng lớp văn hoá khảo cổ / Diệp Đình Hoa // Khảo cổ học. - 2004. - Số 4. - Tr. 36-38
Nhìn lại các công trình nghiên cứu lịch sử, khảo cổ học, tác giả điểm qua các sự kiện lịch sử 1000 năm Thăng Long dựa trên các tầng lớp văn hoá khảo cổ
42. Dự thảo lịch sử đông y Hà Nội / Hội đông y Việt Nam. Thành hội Hà Nội. - Kđ : Knxb, 19??. - 18tr ; 30cm
Lịch sử đông y Hà Nội dưới thời phong kiến, thời Pháp thuộc và từ Cách mạng tháng Tám thành công đến khi thành lập Hội đông y Việt Nam và từ khi thành lập Hội đông y Hà Nội cho đến nay (12/1972)
43. DƯƠNG NẠI. Hội nghị khoa học lịch sử "Di tích thành Thăng Long" / Dương Nại // Thông tin KHXH. - 1981. - Số 7. - Tr. 83-85
Bài viết thông báo về hội nghị khoa học lịch sử "Di tích thành Thăng Long" được tổ chức trong 2 ngày 24, 25.6.1981 do Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội và Viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam phối hợp tổ chức. Vấn đề trung tâm của hội nghị là xác định địa điểm cụ thể của Thăng Long các thế kỷ XI-XVIII. Những ý kiến khác nhau còn tồn tại trong hội nghị là: 1. Thành Thăng Long các thời Lý, Trần, Lê không trùng với thành Hà Nội thế kỷ XIV; 2. Thành Thăng Long các thời Lý Trần Lê trùng khớp với thành Hà Nội cũ; 3. Trong báo cáo "Về các tấm bản đồ Thăng Long đời Lê Hồng Đức (thế kỷ XV)", Bùi Thiết giới thiệu 4 tấm bản đồ được gọi là "Bản đồ Hồng Đức" lâu nay chưa được biết đến, có trong kho sách Hán Nôm hiện nay (trừ bản đồ trong sách ký hiệu A.2499). Căn cứ 4 tấm bản đồ đó vẽ lại vị trí thành Thăng Long thời Lê (thế kỷ XV-XVIII), nếu thành Thăng Long trong các thời Lý Trần Lê là không thay đổi thì thành Thăng Long thời Lê sẽ là thành Thăng Long của thời Lý, Trần trước đó. Ý kiến này rất được chú ý
44. DƯƠNG QUỐC TRỌNG. Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở một số cụm dân cư của Hà Nội / Dương Quốc Trọng // Công tác khoa giáo. - 1998. - Số 5. - Tr. 18-20
Xuất phát từ tình hình thực tế của việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em của một số cụm dân cư ở Hà Nội, tác giả đưa ra những giải pháp để quản lý thanh thiếu niên ở Hà Nội sao cho hiệu quả, để các em tránh xa các cám dỗ của đời sống phố xá
45. DƯƠNG XUÂN NGỌC. Đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng đối với doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội / Dương Xuân Ngọc // Tạp chí Cộng sản. - 2003. - Số 15. - Tr. 48-53
Bàn về vai trò và tác dụng của việc đổi mới lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng đối với các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội trong điều kiện và hoàn cảnh mới
46. Đại Nam nhất thống chí / Quốc Sử quán Triều Nguyễn; Người dịch: Phạm Trọng Điềm; Người hiệu đính: Đào Duy Anh. - H. : Khoa học Xã hội ; 19 cm
TĐTTS ghi: Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Viện sử học
T. III. - 1971. - 444 tr.
Giới thiệu bản dịch nói về địa lý, diên cách, hình thể núi non, nhân vật,... các tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận, Hà Nội, Ninh Bình, Hưng Yên, Nam Định, Hải Dương
47. Đại Việt sử ký toàn thư / Lời giới thiệu GS. Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn; Khảo cứu về tác giả, văn bản, tác phẩm: Gs. Phan Huy Lê; Dịch và chú thích: Ngô Đức Thọ; Hiệu đính: GS. Hà Văn Tấn. - H. : Văn hoá thông tin ; 21 cm
T. I: In lại theo bản in của Nxb. KHXH, Hà Nội năm 1998. - 2003. - 536 tr.
Giới thiệu bản in Nội các quan bản bộ Đại Việt sử ký toàn thư, mộc bản khắc năm Chính Hoà thứ 18 (1697). Đây là bộ sử lớn có giá trị về nhiều mặt, là một di sản quý báu của nền văn hoá dân tộc. Sách trọn bộ 4 tập, riêng lần này không in tập 4 phần nguyên bản chữ Hán. Tập I: Gồm lời Nhà xuất bản KHXH; Lời giới thiệu của GS. Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn; Bài khảo cứu của GS. Phan Huy Lê và bản dịch phần đầu bộ sử gồm Quyển thủ, Ngoại kỷ Q. 1-5, Bản kỷ Q. 1-4
48. Đại Việt sử ký toàn thư / Lời giới thiệu GS. Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn; Khảo cứu về tác giả, văn bản, tác phẩm: GS. Phan Huy Lê; Dịch và chú thích: Hoàng Văn Lâu; Hiệu đính: GS. Hà Văn Tấn. - H. : Văn hoá thông tin ; 21 cm
T. II: In lại theo bản in của Nxb. KHXH, Hà Nội năm 1998. - 2003. - 826 tr.
Giới thiệu bản in Nội các quan bản bộ Đại Việt sử ký toàn thư, mộc bản khắc năm Chính Hoà thứ 18 (1697). Đây là bộ sử lớn có giá trị về nhiều mặt, là một di sản quý báu của nền văn hoá dân tộc. Sách trọn bộ 4 tập, riêng lần này không in tập 4 phần nguyên bản chữ Hán. Tập II: Gồm phần dịch và chú giải Bản kỷ Q. 5-13 do PGS. Hoàng Văn Lâu thực hiện
49. Đại Việt sử ký toàn thư / Lời giới thiệu GS. Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn; Khảo cứu về tác giả, văn bản, tác phẩm: GS. Phan Huy Lê; Dịch và chú thích: Ngô Thế Long, Hoàng Văn Lâu; Hiệu đính: GS. Hà Văn Tấn; Sách dẫn: Khoa Sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. - H. : Văn hoá thông tin ; 21 cm
T. III: In lại theo bản in của Nxb. KHXH, Hà Nội năm 1998. - 2003. - 823 tr.
Giới thiệu bản in Nội các quan bản bộ 'Đại Việt sử ký toàn thư', mộc bản khắc năm Chính Hoà thứ 18 (1697). Đây là bộ sử lớn có giá trị về nhiều mặt, là một di sản quý báu của nền văn hoá dân tộc. Sách trọn bộ 4 tập, riêng lần này không in tập 4 phần nguyên bản chữ Hán. Tập III: Gồm phần dịch và chú giải bản kỷ Q. 14-19, phần phụ lục bản dịch ‘Đại Việt sử ký tục tân biên’ Q. 20-21, cùng sách dẫn do Bộ môn phương pháp luận sử học thuộc Khoa Sử trường ĐH Tổng Hợp Hà Nội thực hiện
50. ĐÀO PHƯƠNG CHI. Gia phả họ Đào / Đào Phương Chi dịch; Mai Xuân Hải hiệu đính. - H. : Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 2004. - 16 tr., 21 tr. bản gốc ; 29 cm
Tài liệu dịch, do cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm thực hiện
Giới thiệu phần phiên âm, dịch nghĩa gia phả họ Đào ở xã Hạ Thanh Oai, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Hoà, Hà Đông. Nội dung nói về ý nghĩa của việc lập gia phả và liệt kê thế thứ các đời
51. Đào thám sát di chỉ Đình Tràng, xã Dục Tú, Đông Anh (Hà Nội) tháng 7 - 1997 / Lại Văn Tới, Phạm Vũ Sơn, Nguyễn Trường Đông // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1997. - 1998
Thông báo kết quả cuộc đào thám sát di chỉ Đình Tràng, xã Dục Tú - Đông Anh (Hà Nội) tháng 7 - 1997. Di chỉ Đình Tràng thuộc di chỉ cư trú có 2 lớp văn hóa. Di vật thu được trong hố thám sát gồm nhiều chất liệu: đá, đồng, gốm, xương và vỏ ốc
52. ĐÀO THỊ DIẾN. Hoạt động của Uỷ ban viên chức thuộc Sở Đốc lý Hà Nội sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) / Đào Thị Diến // Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam. - Số 1. - Tr. 18-19
Thông tin về các hoạt động của Ủy ban viên chức thuộc Sở Đốc lý Hà Nội sau ngày Nhật đảo chính Pháp, đây là tư liệu quý hiện đang được quản lý tại Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước
53. ĐÀO THỊ DIẾN. Phố Nguyễn Du có từ bao giờ? / Đào Thị Diến // Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam. - 2006. - Số 4. - Tr. 9, 12
Tác giả bài viết đi tìm lịch sử phố Nguyễn Du từ trong khối tư liệu của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước
54. ĐÀO VĂN GIÁP. Bảo hiểm xã hội Hà Nội: Phục vụ tốt đối tượng hưởng BHXH, BHYT / Đào Văn Giáp // Tạp chí Lao động và Xã hội. - 2006. - Số 285
Thông tin về kết quả của hoạt động bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội ở địa bàn Hà Nội
55. ĐÀO VĂN GIÁP. Bảo hiểm xã hội Hà Nội vững bước đi lên / Đào Văn Giáp // Tạp chí Lao động và Xã hội. - 2007. - Số 313. - Tr. 40-41
Thông tin về kết quả và những thành tựu của bảo hiểm y tế Hà Nội, điều đó khẳng định y tế Hà Nội đã và đang đi đúng hướng, phục vụ tốt cho người lao động
56. ĐẶNG DUY PHÚC. Sống mãi với Thăng Long - Hà Nội / Đặng Duy Phúc. - H. : Nxb. Hà Nội, 2002. - 626tr ; 21cm
Thư mục: tr. 616-617
Giới thiệu lịch sử thủ đô Hà Nội từ những ngày đầu hình thành trải qua các thời kì lịch sử: thời tiền Thăng Long, thời Lý, thời Trần, thời Hồ, Lê, Mạc, Lê-Trịnh, Tây Sơn, thời Nguyễn và từ sau ngày hoà bình lập lại đến nay
57. ĐẶNG DUY PHÚC. Thăng Long - Đông Kinh - Hà Nội quê hương và nơi hội tụ nhân tài / Đặng Duy Phúc. - H. : Nxb. Hà Nội, 1996. - 332tr ; 19cm
Giới thiệu các sự kiện trọng đại và các nhân vật lịch sử có ảnh hưởng lớn đến tình hình xã hội, chính trị, văn hoá của thủ đô Hà Nội
58. ĐẶNG THỊ BÍCH LIỄU. Về các quy định bán đấu giá quyền sử dụng đất ở Hà Nội / Đặng Thị Bích Liễu // Tạp chí Nhà nước và Pháp luật. - Số 3 (179). - Tr. 44-47
Nội dung Bản quy định về đấu giá quyền sử dụng đất để tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố Hà Nội do UBND thành phố Hà Nội ban hành ngày 26/4/2002, bao gồm các vấn đề về khái niệm, các điều kiện, chủ thể, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, việc quản lý và sử dụng tiền thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất
59. ĐẶNG VĂN BÁT. Một số kết quả phân tích tuổi tuyệt đối ở đồng bằng Hà Nội / Đặng Văn Bát // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1988. - 1990. - Tr. 11-12
Bài viết thu thập một số mẫu trầm tích bở rời vùng đồng bằng Hà Nội ở các tầng khác nhau để phân tích tuổi tuyệt đối bằng phương pháp C14. Qua kết quả thấy rằng hai mẫu thuộc tầng Đống Đa và Giảng Võ với tuổi tuyệt đối là 5730±60 và 6290±60 năm đã góp phần làm chính xác tuổi tuyệt đối của thời kỳ biển tiến Flandrian. Cùng với kết quả phân tích tuổi tuyệt đối ở Viện khảo cổ học đã xác định cách đây 5 - 6 nghìn năm, phần lớn diện tích của đồng bằng Hà Nội bị biển bao phủ
60. ĐẶNG VĂN TU. Hà Tây với 990 năm Thăng Long - Hà Nội / Đặng Văn Tu // Văn hoá nghệ thuật. - 2000. - Số 11. - Tr. 71-73
Nghiên cứu mối quan hệ gắn bó giữa Hà Nội và Hà Tây cả về yếu tố văn hoá xã hội và điều kiện tự nhiên, suốt trục thời gian 990 năm Thăng Long Hà Nội
61. ĐẶNG VIỆT BÍCH. Lý Công Uẩn và quốc đô Thăng Long / Đặng Việt Bích // Văn hoá nghệ thuật. - 1994. - Số 10 (124). - Tr. 14-15
Giới thiệu về lịch sử thủ đô Hà Nội với việc Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư, Ninh Bình ra định đô tại Thăng Long, trải qua thăng trầm của lịch sử Thăng Long - Hà Nội vẫn là thủ đô của cả nước
62. ĐẶNG VIỆT BÍCH. Thăng Long - Hà Nội - Kinh thành ánh sáng, trung tâm trí tuệ của dân tộc / Đặng Việt Bích. - Kđ. : Knxb., 1999. - 23-28
Khẳng định vai trò quan trọng và vị thế trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hoá và khoa học kỹ thuật của Hà Nội đối với cả nước
63. ĐẶNG VIỆT BÍCH. Thăng Long - Hà Nội - một cái nhìn / Đặng Việt Bích // Văn hoá nghệ thuật. - 2000. - Số 9 (195). - Tr. 5-8
Điểm lại những sự kiện lịch sử lớn liên quan đến quá trình xây dựng và phát triển của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, trải qua các bước thăng trầm của lịch sử, Hà Nội vẫn giữ vững vị trí trung tâm chính trị - kinh tế và văn hoá, toả sáng ảnh hưởng của ngàn năm văn hiến
64. Địa bạ cổ Hà Nội huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận / Phạm Thế Long, Nguyễn Hải Kế, Nguyễn Quang Ngọc... ; Phan Huy Lê ch.b. - H. : Nxb. Hà Nội ; 27cm
T.2. - 2008. - 727tr.
Tổng hợp số liệu về ruộng đất của địa bạ Hà Nội, sắp xếp theo đơn vị hành chính như thôn, phường, tổng, huyện và theo quy mô sở hữu tư điền. Các nghiên cứu chuyên đề về chế độ sở hữu ruộng đất và cơ cấu đô thị Hà Nội nửa đầu thế kỷ 19, hệ thống đơn vị hành chính và tổ chức quản lý, cảnh quan mặt nước và di tích lịch sử - văn hoá Hà Nội cũng như dấu tích thành luỹ Thăng Long - Hà Nội qua tư liệu địa bạ
65. Địa bạ Hà Đông / Điều phối dự Án: Phan Huy Lê. - H. : Đại học Quốc gia Hà Nội, 1995. - 630 tr. ; 30 cm
Giới thiệu những tư liệu địa bạ Hà Đông bằng hai thứ tiếng Việt và Pháp. Những địa bạ này đề được lập vào năm Gia Long thứ 4 (1805), còn Hà Đông thì chính thức xuất hiện với tư cách là đơn vị hành chính cấp tỉnh vào năm 1904. Nguồn tư liệu để biên soạn tập sách này là do EFEO để lại hiện đang được lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, do vậy các tác giả biên soạn sách vẫn giữ nguyên cách phân loại cũ
66. Điều tra về hoạt động văn hoá và thông tin tại Hà Nội // Xã hội học. - 1983. - Số 1. - Tr. 140
Kết quả điều tra xã hội học về hoạt động văn hoá thông tin tại Hà Nội đầu những năm 1980 trước giai đoạn đổi mới của đất nước
67. ĐINH GIA THUYẾT. Tiểu sử các tên phố Hà Nội / Đinh Gia Thuyết. - H. : Thanh sơn, 1951. - 80tr: minh hoạ
Giới thiệu lịch sử các tên phố và đường phố Hà Nội trước giải phóng
68. ĐINH KHẮC THUÂN. Vài nét về văn khắc Hán Nôm trên đất Thăng Long - Hà Nội / Đinh Khắc Thuân // Tạp chí Hán Nôm. - 2007. - Số 3 (82). - Tr. 3-8
Giới thiệu về niên đại, loại hình và nội dung của một số văn bản chính trong số 1.074 văn bản văn khắc Hán Nôm (bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm) được sưu tầm ở 4 quận nội thành cũ của Hà Nội, những vùng đất cơ bản của Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử, qua đó đề nghị phải tổng kiểm kê, sưu tập và xây dựng ngân hàng dữ liệu để bảo vệ dài lâu tài sản vô giá này
69. ĐINH LỆNH UY. Tang thương lệ sử / Đinh Lệnh Uy // Nam phong. - 1924. - Số 90. - Tr. 110-116 (Phần chữ Hán)
Nguyên văn cuốn 'Tang thương lệ sử' của Đinh Lệnh Uy. Số 90: Bài tựa của Sở Cuồng. Bài tự của Đinh Lệnh Uy. Quyển 1, chép về: Lê Hoàng thái tử ngục: Thái tử Lê Duy Vĩ bị Trịnh Sâm bỏ ngục; Chư quân ủng lập: quân sĩ ủng hộ, lập Trịnh Tông lên ngôi chúa; Thuý ái đầu thân: Phan Thị Thuần, thiếp yêu của Ngô Cảnh Hoàn nhẩy xuống sông tuẫn tiết theo chồng; Đoan vương tuẫn nạn: Đoan Nam vương Trịnh Tông chết trên đường chạy trốn Tây Sơn; Nghĩa sỉ sinh mai: Lý Trần Quán tự chôn sống để tỏ lòng trung với nhà Trịnh. Số 91: Đế điện thê lương: phủ chúa Trịnh bị Tây Sơn lấy hết của báu mang về Nam; Vương cơ hạ giá: Vua Lê Hiển Tông gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ; Hoan Diễn nghĩa dân: dân châu Hoan, châu Diễn nổi lên chống lại Tây Sơn trên đường rút về Nam; Chiếu thư hiệu triệu: chiếu thư của Lê Chiêu Thống triệu quân các nơi về bảo vệ kinh thành; Trịnh Bồng động khốc: Trịnh Bồng khóc khi trở lại phủ chúa; Vương phủ kiếp khôi: Lê Chiêu Thống cho đốt phủ chúa hòng triệt đường chúa Trịnh trở lại
70. ĐÌNH QUANG. Văn học nghệ thuật Thăng Long - Hà Nội : Quá khứ và hiện tại / Đình Quang. - H. : Chính trị quốc gia, 2001. - 272 tr.
Sách gồm 4 chương: Thăng Long Hà Nội trung tâm văn hoá của Việt Nam; Tiềm lực văn học nghệ thuật Thăng Long - Hà Nội, quá khứ và hiện tại; Thực trạng hoạt động văn nghệ Hà Nội từ năm 1976 đến nay; Chiến lược đến năm 2010 của ngành văn hoá Hà Nội
71. ĐOÀN VĂN ĐIẾM. Xây dựng hệ thống canh tác phù hợp với điều kiện sinh thái vùng đất bạc màu huyện Sóc Sơn - Hà Nội : Luận án PTS KH nông nghiệp: 4.01.08 / Đoàn Văn Điếm. - H. : Knxb., ????. - 192tr ; 32cm+ 1 bản tóm tắt
Thư mục cuối chính văn
Điều kiện sinh thái đất bạc màu miền Bắc, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Hiện trạng hệ thống canh tác ở một số đơn vị sinh thái
72. ĐỖ CẢNH DƯƠNG. Trầm tích Holoxen vùng địa bàn Hà Nội và liên quan đến sự thành tạo than bùn : Luận án PTS KH Địa chất - khoáng vật : 04.00.21 / Đỗ Cảnh Dương. - Matxcơva : Knxb., 1996. - 131tr ; 32cm + 1 bản tóm tắt + 1 bản đồ
T.m. cuối chính văn. - Nguyên bản bằng tiếng Nga
Lịch sử nghiên cứu trầm tích Holoxen, cấu tạo địa chất vùng địa bàn Hà Nội. Ranh giới giữa Pleixtoxen và Holoxen và chi tiết cấu tạo trầm tích Holoxen. Quy luật phân bố và tiềm năng than bùn
73. ĐỖ HỮU PHÚ. Preemstvennoe razvitie i soverđenstvovanie osobennostej nacional'nogo qilogo doma V istoriheskoj zastrojke xanoă : Diss. Kand. Arxitektury : 18.00.02 / Do Xyu Fu. - Moskva : Knxb., 1994. - 115s ; 32sm + 1 ref + 1 T. foto
Thư mục cuối chính văn
Xây dựng những qui tắc cho sự phát triển thừa kế và ứng dụng trong tương lai di sản lịch sử văn hóa bên cạnh việc xây dựng những nhà ở mới, nhằm giải quyết các điều kiện sinh hoạt tốt hơn mà vẫn đảm bảo những đặc điểm nhà ở truyền thống ở các khu phố cổ Hà Nội
74. ĐỖ LAI THÚY. Hà Nội nhìn từ phía Tây / Đỗ Lai Thúy // Văn hoá nghệ thuật. - 1994. - Số 10 (124). - Tr. 69-70
Nghiên cứu mối quan hệ văn hoá và lịch sử giữa Hà Nội với Hà Tây cả về yếu tố địa lý tự nhiên và xã hội
75. ĐỖ THỈNH. Về cuốn xã chí cổ mới tìm được / Đỗ Thỉnh // Tạp chí Hán Nôm. - 1992. - Số 1. - Tr. 75-76
Bài viết giới thiệu mới tìm được ở xóm Đình, thôn Hạ Yên Quyết, xã Yên Hoà, Từ Liêm, Hà Nội, cuốn xã chí có tên là 'Bạch Liên khảo ký' viết bằng chữ Hán, chép tay, không ghi tác giả và niên đại. Qua khảo cứu cuốn 'Thế phả' họ Nguyễn tìm thấy ở xóm chùa cùng thôn tác giả bài viết cho biết người soạn 'Bạch Liên khảo ký' là Nguyễn Quang Định, và đoán định Nguyễn Quang Định viết 'Bạch Liên khảo ký' vào thời gian ông nghỉ hưu ở quê nhà, khoảng những năm cuối đời vua Minh Mạng. Bài viết khẳng định: 'Bạch Liên khảo ký' là cuốn sách có giá trị trong việc nghiên cứu lịch sử văn hóa xã hội vùng ven thành Thăng Long thế kỷ 19
76. ĐỖ THỈNH. Vũ gia thế phả và lai lịch một vị tướng của vua Quang Trung / Đỗ Thỉnh // Tạp chí Hán Nôm. - 1996. - Số 1 (26). - Tr. 82-83
Bài viết giới thiệu về tập 'Vũ gia thế phả' biên soạn từ năm Minh Mệnh 16 (1835), ở làng Hoè Thị, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Cuốn gia phả này ghi chép về lai lịch của Vũ Thưởng, một vị tướng của vua Quang Trung, tham gia đại phá quân Thanh lập chiến công nên được phong tước Bá (năm Quang Trung 2 - 1789) rồi được phong tước Hầu (năm Quang Trung 3 - 1790) - tức Hoè Lý hầu
77. ĐỖ VĂN NINH. Đô thị thời Trần / Đỗ Văn Ninh // Lịch sử quân sự. - 1988. - Số 3. - Tr. 33-36
Thăng Long và Vân Đồn là hai trung tâm quan trọng và to lớn nhất. Chế độ điền trang thái ấp tự cung tự cấp không cho phép tồn tại những đô thị công thương nghiệp phát triển. Chính vì vậy ở kinh đô Thăng Long phần "đô" nổi nét hơn phần "thị", trong cuộc kéo co giữa thôn Trang và đô thị tại Vân Đồn, thôn Trang đã thắng
78. ĐỖ VĂN NINH. Đồng tiền "Càn Long thông bảo - An Nam" / Đỗ Văn Ninh // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1992. - 1993. - Tr. 241-242
Bài viết giới thiệu đồng tiền đồng "Càn long thông bảo" có đúc 2 chữ "An Nam", mới sưu tầm được ở quận Ba Đình (Hà Nội). Qua giám định, có thể biết đồng tiền này là loại tiền do người Vân Nam đúc theo lệnh vua Càn Long nhà Thanh, phục vụ cho chi phí của đoàn quân Trung Hoa tiến vào xâm lược Việt Nam năm 1789
79. ĐỖ VĂN NINH. Không thể hoài nghi những di tích, di vật đã tìm thấy tại khu Hoàng thành Thăng Long - Đông Kinh / Đỗ Văn Ninh // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005. - Tr. 329-330
Với 20.000m2 khai quật tại khu vực Hoàng thành Thăng Long, đã thu được hàng mấy triệu hiện vật và phát hiện hàng chục di tích kiến trúc. Bằng những di tích, di vật những chứng cớ khảo cổ tác giả khẳng định rằng nơi đây chính là khu vực phía tây của Hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê là cung điện của Hoàng thân quốc thích. Yêu cầu được bảo tồn, tôn tạo và phục dựng một khu bảo tàng quý giá có một không hai của đất nước
80. ĐỖ VĂN NINH. Những hiểu biết mới về thành Thăng Long / Đỗ Văn Ninh // Khảo cổ học. - 2004. - Số 4. - Tr. 21-35
Bài viết cung cấp thêm những thông tin về các đợt khai quật khảo cổ học gần đây ở khu Hoàng thành Thăng Long, giúp có thêm cứ liệu để truy tìm vị trí Hoàng thành thủa ban đầu
81. ĐỖ VĂN NINH. Suy nghĩ về ba hố khai quật Bắc Môn, Tình Bắc Lâu, Đoan Môn (Hà Nội) / Đỗ Văn Ninh // Khảo cổ học. - 2000. - Số 3. - Tr. 51-56
Những cuộc khai quật khảo cổ học ở Bắc Môn, Đoan Môn, Hậu Lâu đã thu được nhiều tư liệu quan trọng để khẳng định thành Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đều xây dựng trên cơ sở trục trung tâm Đoan Môn - Kính Thiên, theo hướng tiền Nam hậu Bắc
82. ĐỖ VĂN NINH. Xung quanh tư liệu về ba toà thành Mê Linh, Dền, Vượn thời Hai Bà Trưng / Đỗ Văn Ninh // Nghiên cứu lịch sử. - 1983. - Số 2. - Tr. 23-27
Bài viết giới thiệu 3 toà thành thời Hai Bà Trưng: Thành Mê Linh thuộc thôn Hạ Lôi, xã Yên Lãng, ngoại thành Hà Nội. Trong thần phả, sắc phong có ghi rõ: thành này là nơi đóng đô của Trưng Trắc. Thành Dền ở thôn Cự An cách thành Mê Linh khoảng hơn 10 km, thành do Trưng Nhị xây dựng và đóng đô. Thành Vượn do Mã Viện xây, cách thành Dền chừng 2km. Mã Viện dùng thành này làm địa điểm chống đánh quân của Trưng Nhị ở thành Dền. Dấu vết của 3 thành đến nay đều mất hết chỉ còn trong lời kể của nhân dân địa phương
83. Đổi mới và phát triển công tác quản lý đô thị tại thủ đô Hà Nội // Tổ chức Nhà nước. - 1995. - Số 1. - Tr. 35
Trên cơ sở phân tích hiện trạng công tác quản lý đô thị ở thủ đô Hà Nội, tác giả bài viết đề xuất cần phải đổi mới và phát triển công tác này để phục vụ ngày một tốt hơn nhiệm vụ kinh tế, xã hội của đất nước
84. ĐỨC NGUYỄN. Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài / Đức Nguyễn // Du Lịch Việt Nam. - 2007. - Số 3. - Tr. 14
Nhìn lại kết quả phát triển kinh tế, xã hội của Hà Nội trong những năm qua, tác giả bài viết đã đưa ra các con số để chứng minh Hà Nội là thành phố thu hút khá nhiều các dự án đầu tư nước ngoài, trong đó có cả hoạt động du lịch
85. FAYET, L. Avant projet sur les égouts de Hanoi / L. Fayet. - H : Impr. d'Extrême-Orient, 1939. - 75p. : plan, fig. ; 24cm
Nghiên cứu một đề án tổng thể các cống của Thành phố Hà Nội trong một thời gian dài với sự mở rộng chu vi hiện nay; với sự giải quyết các vấn đề: thu thập nước mưa, xử lý các chất thải, xử lý nước thải, thu hồi và xử lý bùn
86. Gia phả chi họ Vũ / Người dịch: Nguyễn Hoàng Quý; Người hiệu đính: Mai Xuân Hải. - H. : Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 2003. - 7 tr., 14 tr. chữ Hán ; 30 cm
Giới thiệu phần phiên âm, dịch nghĩa cuốn gia phả chi họ Vũ quê gốc thôn Xa La, huyện Thanh Oai, Ứng Hoà, Hà Đông (chi họ này nay ngụ cư ở Nam Định). Nội dung ghi lại ý nghĩa việc lập gia phả và lịch sử dòng họ, tên tuổi, phần mộ, ngày sinh và ngày mất của những thành viên này
87. Gia phả họ Đỗ xã Xuân Tảo, Từ Liêm, Hà Nội. - H. : Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 199?. - 10 tr. dịch + 18 tr. chữ Hán ; 30 cm
Giới thiệu bản dịch gia phả họ Đỗ ở xã Xuân Tảo, huyện Từ Liêm, Hà Nội, nội dung kể về lịch sử dòng họ và liệt kê ngày sinh ngày mất của các vị trong họ
88. Gia phả họ Hoàng Tấn / Người dịch: Nguyễn Thị Hoàng Yến, Trần Thu Hường; Người hiệu đính: Trương Đức Quả. - H. : Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 2001. - 30 tr. + 108 tr. chữ Hán ; 30 cm
Giới thiệu bản dịch gia phả họ Hoàng Tấn ở xã La Khê, Thanh Oai, Hà Tây. Nội dung ghi chép về gia phả 8 đời họ này bao gồm danh tính, ngày sinh, ngày mất, phần mộ của các bậc tiên tổ để con cháu cúng giỗ dài lâu
89. Gia phả họ Lê / Người dịch: Nguyễn Phương Hoa, Nguyễn Đức Toàn; Người hiệu đính: Mai Xuân Hải. - H. : Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 2001. - 28 tr. + 62 tr. chữ Hán ; 30 cm
Bản dịch (kèm nguyên văn chữ Hán) gia phả họ Lê, thành phố Hà Nội. Nội dung kể về lịch sử dòng họ này, liệt kê ngày sinh, ngày mất, huý hiệu của các thành viên thuộc 9 chi của dòng họ này
90. Gia phả họ Nguyễn thị xã Hà Đông / Người dịch: Nguyễn Hoàng Quý ; Người hiệu đính: Mai Xuân Hải. - H. : Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 2003. - 8 tr., 10 tr. chữ Hán ; 30 cm
Giới thiệu phần phiên âm, dịch nghĩa gia phả họ Nguyễn ở thị xã Hà Đông, Hà Tây. Nội dung liệt kê tên tuổi, ngày sinh ngày mất của các thành viên trong họ, ngoài ra còn có văn tự giao đất cho con trai và con gái để trông nom việc thờ cúng sau này
91. Gia phả họ Nguyễn, xã Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội / Người dịch: Phạm Hoàng Giang; Người hiệu đính: Trần Kim Anh. - H. : Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 2002. - 8 tr. + 21 tr. chữ Hán ; 29 cm
Giới thiệu phần phiên âm, dịch nghĩa gia phả họ Nguyễn, xã Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội. Nội dung kể về lịch sử dòng họ này, bao gồm thân thế, sự nghiệp các bậc tiền nhân, phần mộ và các ngày cúng tế trong họ
92. Gia phả họ Phan / Người dịch: Nguyễn Thị Măng; Người hiệu đính: Mai Xuân Hải. - H. : Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 2001. - 20 tr. + 40 tr. chữ Hán ; 30 cm
Bản dịch (kèm nguyên văn chữ Hán) gia phả họ Phan ở Giáp Bắc Thượng, phường Hà Khẩu, tổng Đông Thọ, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, Hà Nội. Nội dung ghi chép về thân thế sự nghiệp của các vị có chức sắc ở trong họ, ngày sinh, ngày mất, phần mộ của các thành viên trong họ
93. Giải pháp chính sách để thúc đẩy sản xuất hàng hoá nông nghiệp, nông thôn Hà Nội // Tạp chí Chăn nuôi. - 2000. - Số 5 (32). - Tr. 7
Phân tích thực trạng việc sản xuất hàng hoá nông nghiệp, nông thôn còn nhiều hạn chế và bất cập, bài viết khẳng định cần xây dựng các chính sách hợp lý để thúc đẩy khu vực sản xuất này phát triển
94. GIANG QUÂN. Hà Nội phố phường / Giang Quân. - H. : Nxb. Hà Nội, 2003. - 385tr ; 21cm
Gồm 635 mục từ tên phố, ngõ, xóm, đường phố ở Hà Nội. Mỗi tên phố, di tích,... đều có mô tả vị trí, lai lịch tên gốc, nguồn gốc địa danh, tên gọi thay đổi qua các thời kỳ. Bảng phụ lục gồm các công viên, quảng trường và hồ ở Hà Nội
95. GIANG QUÂN. Hà Nội xưa và nay / Biên soạn: Giang Quân, Nguyễn Đăng Hàm, Nguyễn Kim Cuông,... - H. : Sở văn hoá thông tin, 1994. - 246tr : ảnh ; 23cm
Sách kỷ niệm lần thứ 40 ngày giải phóng thủ đô 10/10/1954 - 10/10/1994
Giới thiệu sơ lược các đơn vị hành chính quận huyện, văn hoá lễ hội, truyền thống cách mạng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và các thành tựu kinh tế - văn hoá xã hội của Hà Nội
96. GIANG QUÂN. Từ điển đường phố Hà Nội / Giang Quân. - H. : Nxb. Hà Nội, 2009. - 496tr. ; 21cm
Gồm 800 mục từ: 458 tên phố, 121 đường, 173 ngõ, 23 công viên - quảng trường, 17 hồ,... kèm theo sự mô tả vị trí, lai lịch tên gốc, nguồn gốc địa danh, tên gọi thay đổi theo các thời kỳ
97. GUILLIEN, RAYMOND. Composition et recrutement des corps municipaux de Hanoi, Haiphong et Saigon : Extrait de la Revue Indochinoise Juridique et Economique 1941-1942 / Raymond Guillien. - H. : Impr. d'Extrême-Orient, 1942. - 97p. ; 25cm
Luật đô thị ở Đông Dương, các loại đô thị, đại biểu Pháp trong Hội đồng thành phố Sài Gòn (sắc lệnh 8/1/1877); đại biểu Pháp trong Hội đồng thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn (các sắc lệnh 11/7/1908, 14/9/1926, 12/8/1941, 28/12/1941); đại biểu Annam trong các hội đồng thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Sài Gòn (sắc lệnh 12/8/1941 và 28/12/1941); việc tuyển chọn đốc lý và phó đốc lý các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Sài Gòn
98. Hà Nội phát triển chăn nuôi và thuỷ sản theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá // Tạp chí Chăn nuôi. - Số 5 (32). - Tr. 5
Phân tích và đánh giá tình hình phát triển chăn nuôi và thuỷ sản ở Hà Nội theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá
99. Hà Nội sau hai năm thực hiện nghị quyết 26-NQ/TW // Thông tin công tác khoa giáo. - Số 3 (42). - Tr. 11-14
Tổng kết quá trình 2 năm thực hiện nghị quyết 26-NQ/TƯ về vấn đề phát triển khoa học kỹ thuật ở Hà Nội, thành tựu và bài học kinh nghiệm
100. Hà Nội tiếp tục quản lý tốt đất đai // Tạp chí Địa chính. - 2001. - Số 8. - Tr. 26
Trình bày về thực trạng đất đai ở Hà Nội cũng như việc sử dụng đất trong những năm gần đây, tác giả khẳng định Hà Nội đã có cơ chế và chính sách quản lý tốt nguồn đất của thành phố
101. Hà Nội với sự phát triển của khu đô thị mới // Tạp chí Thông tin tài chính. - 2001. - Số 14. - Tr. 5
Trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá thủ đô, nhiều khu đô thị mới đã ra đời để đáp ứng nhu cầu của người dân, bài viết thông tin về sự phát triển của các khu đô thị mới này ở Hà Nội
102. Hà thành hiện tượng. - H. : Chân Phương ấn quán ; 24cm
Q.1. - 1929. - 23tr
Tập kí sự viết về những hiện tượng xấu xảy ra trong cuộc sống Hà Nội xưa: cờ bạc, đĩ điếm, ăn chơi trác táng,... Qua đó phê phán những kẻ tiêm nhiễm lối sống thấp hèn làm hại đến thuần phong mĩ tục của Hà Thành và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của thanh thiếu niên,làm suy kiệt giống nòi
103. Hà thành hiện tượng. - H. : Thương khách y quán
Q. 2. - 1929. - 23tr
Trình bày tình hình văn hoá, xã hội Hà Nội xưa, phê phán thói hư tật xấu trong xã hội, làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của người Hà Nội
104. HÀ THỊ LOAN. Khai quật ngôi mộ cổ ở khu vực Mả cổ (Cổ Loa) / Hà Thị Loan // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1988. - 1990. - Tr. 109-110
Khu mộ cổ nằm trong khu vực mả cổ thuộc xã Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội). Nhìn tổng thể mộ có hình chữ thập lệch, gồm 3 phần: tiền thất, trung thất và hậu thất. Mộ đã bị xâm phạm vì cả trung thất và hậu thất đều bị sập không tìm thấy hiện vật nào. Căn cứ vào kiểu cách xây mộ thấy rất giống những ngôi mộ xây thời Sơ Đường đã khai quật trước đây. Vì vậy có thể kết luận niên đại của mộ thuộc thời Đường
105. HÀ VĂN PHÙNG. Lời khai mạc Hội nghị thông báo Khảo cổ học lần thứ 36 - 2001 / Hà Văn Phùng // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2001. - 2002. - Tr. 5-9
Bài khai mạc Hội nghị thông báo Khảo cổ học năm 2001 của TS. Hà Văn Phùng - Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học. Bài viết điểm qua những thành tựu hoạt động khảo cổ học trong năm 2001, một số cuộc khai quật lớn, trong đó có địa bàn Hà Nội
106. HÀ VĂN TẤN. Hà Nội và văn minh Sông Hồng / Hà Văn Tấn // Thông tin khoa học xã hội. - 1984. - Số 10. - Tr. 11-15
Nghiên cứu mối quan hệ lịch sử, gắn bó giữa Hà Nội và nền văn minh Sông Hồng
107. HOÀNG CÔNG HỒNG. Công tác phối hợp quản lý học sinh, sinh viên ở quận Thanh Xuân / Hoàng Công Hồng // Quản lý Nhà nước. - Số 5 (88). - Tr. 37-41
Cần phải phối kết hợp giữa địa phương, gia đình và nhà trường để quản lý tốt học sinh, sinh viên, đấy là bài học ở quận Thanh Xuân, Hà Nội
108. HOÀNG ĐẠO THUÝ. Người và cảnh Hà Nội / Hoàng Đạo Thuý. - H. : Nxb. Hà Nội, 2008. - 363tr. ; 19cm
Hà Nội ngày nay qua các khu phố, vùng ngoại ô và truyền thuyết, những nhân vật lịch sử gắn liền với kinh thành Thăng Long, cùng những sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ của Hà Nội
109. HOÀNG ĐẠO THUÝ. Phố phường Hà Nội xưa / Hoàng Đạo Thuý. - H. : Nxb. Hà Nội, 2004. - 171 tr. ; 19 cm
Sách viết về sự hình thành, biến đổi và phát triển của Hà Nội qua những thăng trầm của lịch sử. Sách được tái bản nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng thủ đô, và hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội vào năm 2010
110. HOÀNG ĐẠO THUÝ. Thăng Long Đông đô Hà Nội / Hoàng Đạo Thuý. - In lần 2. - H. : Hội văn nghệ Hà Nội, 1971. - 104tr ; 19cm
Giới thiệu về lịch sử thủ đô Hà Nội theo lối kể chuyện, từ thế kỷ VI qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê, Tây Sơn & Nguyễn cho đến ngày nay
111. HOÀNG ĐÌNH ANH. Đảng bộ Nhạc viện Hà Nội viết trang sử đổi mới của mình / Hoàng Đình Anh // Xây dựng Đảng. - Số 1. - Tr. 22
Đứng trước nhu cầu đổi mới của ngành văn hoá văn nghệ cả nước, Đảng bộ Nhạc viện Hà Nội đã có bước chuyển mình cả về chuyên môn, tổ chức và định hướng phát triển để đáp ứng nhu cầu của xã hội
112. Hoàng thành Thăng Long - những điều cần biết = Sketches of Thang Long royal citadel. - H. : Thế giới, 2008. - 127tr. ; 20cm
ĐTTS ghi: Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa - thành cổ Hà Nội
Giới thiệu khái quát về Thăng Long - Hà Nội. Lịch sử Hoàng thành Thăng Long và các di tích, di vật mới được khám phá. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị của khu di tích Hoàng thành Thăng Long
113. HOÀNG XUÂN CHINH. Thử bàn về vị trí thành Thăng Long / Hoàng Xuân Chinh // Nghiên cứu lịch sử. - 1959. - Tr. 58-63
Khảo cứu các sách cổ: 'Việt sử thông giám cương mục', 'An Nam kỷ yếu', 'Bắc thành địa dư',... để tìm hiểu vấn đề thành Thăng Long bắt đầu được xây dựng từ bao giờ, bài viết cho La Thành không phải là tên riêng của một thành nào mà chỉ là tên chỉ chung những thành ngoài bao quát thành nội; La Thành ở Thăng Long được bắt đầu từ Lý Nguyên Gia (824) ở ven bờ sông Tô Lịch, sau đó Cao Biền đắp có qui mô hơn; Về vị trí có lẽ ở phía Tây bắc, Hà Nội hiện nay. Tiếp đó bài viết đưa ra những đoán định về vị trí tương đối của thành Thăng Long qua các thời kỳ Lý, Trần cho đến đời Nguyễn - để thảo luận với ông Trần Duy Bá, tác giả bài viết 'Thử bàn về vị trí thành Thăng Long đời Lý'
114. HOÀNG XUÂN HÃN. Gốc tích các Chúa Trịnh và một bức thư Nôm của Trịnh Kiểm / Hoàng Xuân Hãn // Sử địa. - 1966. - Số 4. - Tr. 3-26
Giới thiệu tư liệu về gốc tích các chúa Trịnh được chép trong sách Trung hưng thực lục, sử liệu đã chép về thời hàn vi cơ khổ của Trịnh Kiểm, từ một can phạm sau 10 năm ông đã trở thành một Đại tướng và sau đó thâu tóm hết quyền bính, khi đó ông chỉ lấy danh nghĩa Thái sư Lạng Quốc công, nhưng sau khi họ Mạc bỏ Thăng Long, con ông là Trịnh Tùng tự tôn làm chúa vào năm Kỷ Mùi (1599). Trịnh Kiểm quê tổ ở huyện Vĩnh Phúc, làng Sóc Sơn, tiền nhân nhà ông dời đến ở Biện Thượng, sau đến cha ông là Trịnh Lâu lấy mẹ ông người Yên Định sinh ra ông. Bài viết còn giới thiệu một bức thư viết bằng chữ Nôm của Trịnh Kiểm về việc cải táng cho tổ tiên
115. HỒ THỊ LAM TRÀ. Heary metal pollution of agricultural soil and river - sediment in Hanoi, Vietnam : Diss for the degree doctor of philosophy / Hồ Thị Lam Trà. - Kyushu : Knxb., 2000. - 114tr : m. họa ; 32cm + 1 tóm tắt
Thư mục. - Chính văn bằng tiếng Anh
Đánh giá ô nhiễm môi trường đất và bùn thải ở khu vực Thanh Trì - Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy đất nông nghiệp của 2 huyện Từ Liêm và Thanh Trì có hàm lượng kim loại nặng còn trong giới hạn cho phép. Nhưng trong bùn thải hàm lượng này đã gây ô nhiễm, đặc biệt là bùn thải sông Kim Ngưu. Trong bùn thải Cd và Zn được coi là độc tố với cây trồng. Khi bùn thải được sử dụng làm phân bón cho nông nghiệp
116. HỒ VĂN QUÝNH. Phòng lưu trữ UBHC TP. Hà Nội (1954 - 1975) nguồn sử liệu chữ viết nghiên cứu lịch sử thủ đô : Luận án PTS KH lịch sử / Hồ Văn Quýnh. - H. : Knxb., ????. - 174tr ; 32cm + 1 bản tóm tắt
Thư mục cuối chính văn
Nguyên tắc và tiêu chí phân loại nguồn sử liệu phòng lưu trữ UBHC thành phố Hà Nội. Đánh giá nguồn sử liệu về hình thức và nội dung. Qua nguồn sử liệu xác minh chính xác một số sự kiện lịch sử thành phố Hà Nội
117. HỒ VŨ. Đôi điều tìm hiểu thị trường Hà Nội trong quá khứ / Hồ Vũ // Tạp chí Thị trường giá cả. - 2000. - Số Tháng 9. - Tr. 54
Đánh giá về tình hình thị trường Hà Nội và vấn đề giá cả trong quá khứ với những biến động kinh tế qua từng thời kỳ
118. HỒNG MINH. Hà Nội giải quyết việc làm cho lao động khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất / Hồng Minh // Tạp chí Lao động và xã hội. - 2005. - Số 270. - Tr. 22-23, 39
Trong xu thế đô thị hoá, Hà Nội phải đương đầu với thực trạng nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội dân lao động mất đất mà lại không có tay nghề, vậy làm thế nào để tạo công ăn việc làm cho lao động ở vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, là nội dung mà bài viết đề cập tới
119. HUY BÌNH. Cần có thêm các chính sách phát triển cho quỹ nhà ở Hà Nội / Huy Bình // Tạp chí Thông tin kinh tế. - 2001. - Số 7. - Tr. 3
Việc bùng nổ dân số và việc dân ở các địa phương khác đổ về Hà Nội quá đông, do vậy cần phải có chính sách cụ thể về việc phát triển quỹ nhà ở Hà Nội
120. HUỲNH CÔNG TÍN. Hệ thống ngữ âm của tiếng Sài Gòn (so với phương ngữ Hà Nội và một số phương ngữ khác ở Việt Nam) : Luận án TS ngữ văn học : 5.04.27 / Huỳnh Công Tín. - ĐH quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. Trường ĐHKHXH và nhân văn. - Tp. Hồ Chí Minh : Knxb., 1999. - 227tr: hình vẽ, bảng ; 32cm
TM tr. 205 - 227
Sơ lược về Sài gòn và tình hình nghiên cứu phương ngữ. Hệ thống ngữ âm của tiếng Sài gòn, so sánh tiếng Sài gòn vơí các phương ngữ khác, đặc biệt là tiếng Hà Nội
121. Issledovanie tektoniheskogo stroeniă Xanojskoj vpadiny po geofiziheskim dannym : Diss. kan-ta Geologo-mineral. nauk : 04.00.12 / Nguen X'ep. - Moskva : Knxb., 1979. - 130s ; 30sm + 1 rerevod + 1 referat +
Chính văn bằng tiếng Nga. - Thư mục: tr. 125 - 130
Tổng quan tài liệu địa chất - địa vật lý miền võng Hà Nội: tóm tắt địa tầng và các quan điểm về kiến tạo miền Bắc Việt Nam và miền võng Hà Nội. Đặc tính vật lý - địa chất và phân vùng miền võng Hà Nội theo tài liệu địa vật lý
122. ITO TETSUJI. Ngõ phố Hà Nội - những khám phá / Ito Tetsuji. - H. : Khoa học xã hội, 2009. - 186tr. ; 24cm
Đời sống vật chất và tinh thần thông qua sinh hoạt, văn hoá thường ngày của người dân Hà Nội sống trong các ngõ phố (văn hoá ngõ) qua những trải nghiệm và ghi chép của tác giả người nước ngoài
123. JACOB. Feuille de Hanoi : Carte géologique de l'Indochine. Notice explicative / Jacob, Mansuy, Dussault, .. - à l'échelle du 500.000e. - H : Impr. d'Extrême-Orient, 1928. - 38p. : ill. ; 26cm
Bản đồ giới thiệu, giải thích, chỉ dẫn về các vùng thuộc địa phận thủ đô Hà Nội - một phần trong tập bản đồ địa chất Đông Dương
124. Khai quật chữa cháy lần thứ hai ở bãi Hàm Rồng, Kim Lan (Hà Nội) / Nishimura Masanari, Nishino Noriko // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004. - Tr. 327-329
Bãi Hàm Rồng nằm ở bên bãi sông Hồng trong phạm vi của xóm Đình, xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đến tháng 4 - 2003, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam khai quật tiếp phạm vi bên rìa sông. Hiện vật khai quật chủ yếu là đồ sứ sành, ngói, bao nung, gương đồng, tiền xu, mảnh đồng và gạch, một số dụng cụ sản xuất gốm sứ như con kê. Niên đại từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 17, nhưng nhiều nhất là thế kỷ 14. Trên cơ sở khai quật lần này đoàn khai quật kết luận: khu bãi Hàm Rồng, Kim Lan này là một khu làng cổ Kim Lan ngày xưa có lịch sử cư trú ít nhất từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 17
125. Khảo sát hệ thống cây cổ trong một số di tích lịch sử quanh Hà Nội / Vũ Thế Long, Đoàn Đức Khánh // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995. - 1996. - Tr. 53-54
Trong tháng 11 và tháng 12 năm 1994 nhóm nghiên cứu đã thực hiện một đợt khảo sát các cây cổ trong một số di tích lịch sử quanh Hà Nội. Kết quả thu được như sau: chưa có sự kiểm kê đánh giá đúng mức hệ cây cổ và chưa đặt chúng vào thành phần của di tích để chăm sóc, gìn giữ và bảo vệ như chính phần kiến trúc của di tích
126. LẠI VĂN TỚI. Di chỉ Bãi Mèn qua đợt thám sát tháng 7/1997 / Lại Văn Tới // Khảo cổ học. - 1998. - Số 2. - Tr. 14-30
Giới thiệu về vị trí, quá trình phát hiện và nghiên cứu di chỉ Bãi Mèn. Đề cập đến cuộc đào thám sát Bãi Mèn vào tháng 7/1997, đưa ra nhiều tư liệu mới. Bãi Mèn có 2 tầng văn hoá: lớp dưới thuộc Đồng Đậu, lớp trên thuộc Cổ Loa, niên đại 3500 - 3000 BP
127. LẠI VĂN TỚI. Di chỉ Đình Tràng: tư liệu và nhận thức / Lại Văn Tới // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1999. - 2000. - Tr. 197-200
Khái quát lại quá trình khảo sát, khai quật di chỉ Đình Tràng từ năm 1969. Cho đến nay, Đình Tràng đã được khai quật 4 lần vào những năm 70, 71, 85 và 98. Sau 3 lần khai quật đầu các ý kiến đều thống nhất Đình Tràng là di tích quan trọng, có 3 lớp văn hoá chồng lên nhau (văn hóa Đồng Đậu, rồi đến văn hoá Gò Mun, sau nữa là văn hoá Đông Sơn). Đến lần khai quật này tầng văn hoá của hố khai quật dày từ 160-180cm, rất ổn định, có thể chia thành 4 lớp văn hoá với đặc trưng di vật của 4 giai đoạn phát triển liên tục từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn
128. LẠI VĂN TỚI. Đào thám sát di chỉ Dương Xá (Gia Lâm - Hà Nội) / Lại Văn Tới // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998. - 1999. - Tr. 208-213
Nội dung bài viết chủ yếu trình bày về kết quả đào thám sát di chỉ Dương Xá ở Hà Nội năm 1987. Đây là di chỉ cư trú rộng khoảng 30.000m2, có tầng văn hóa dày khá ổn định. Qua diễn biến đồ gốm và các hiện vật đá đồng... có thể chia tầng văn hóa thành hai lớp sớm muộn phát triển liên tục, không có lớp vô sinh ngăn cách: Gò Mun - Đông Sơn, hiện vật thu được đa số là đồ đá gồm 11 hiện vật
129. LẠI VĂN TỚI. Đào thám sát di chỉ Đồng Vông (tháng 6 - 1997) / Lại Văn Tới // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1997. - 1998
Trình bày kết quả đợt đào thám sát di chỉ Đồng Vông tháng 6 năm 1997. Địa tầng gồm 3 lớp: lớp mặt, lớp văn hóa và lớp sinh thổ. Hiện vật thu được bao gồm: đồ đá và đồ gốm. Như vậy Đồng Vông là di chỉ cư trú có 1 tầng văn hóa, niên đại thuộc giai đoạn muộn của văn hóa Phùng Nguyên hay thuộc giai đoạn chuyển tiếp từ văn hóa Phùng Nguyên sang văn hóa Đồng Đậu
130. LẠI VĂN TỚI. Đào thám sát di chỉ Đường Rú (Trung Màu - Gia Lâm) / Lại Văn Tới // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998. - 1999
Trình bày kết quả đào thám sát di chỉ Đường Rú ở Gia Lâm - Hà Nội năm 1998. Tiến hành đào thám sát hai hố khai quật ở địa phương này, hiện vật thu được nghèo nàn và cho thấy chúng thuộc văn hóa Đông Sơn giai đoạn sắt
131. LẠI VĂN TỚI. Đào thám sát di chỉ Tiên Hội (tháng 6 - 1997) / Lại Văn Tới // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1997. - 1998. - Tr. 147-149
Trình bày kết quả đào thám sát di chỉ Tiên Hội - Đông Anh - Hà Nội tháng 6 năm 1997. Hiện vật phát hiện trong hố thám sát rất nghèo nàn. Gồm đồ đá, đồ gốm, không phát hiện được đồ đồng. Căn cứ vào các kết quả trước và đợt thám sát này, các nhà nghiên cứu xếp Tiên Hội vào giai đoạn cuối của văn hóa Phùng Nguyên, đầu Đồng Đậu
132. LÂM MỸ DUNG. Khai quật địa điểm Đình Tràng / Lâm Mỹ Dung, Andreas Reinecke, Lại Văn Tới // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004. - Tr. 178-181
Kết quả khai quật địa điểm khảo cổ học Đình Tràng, thuộc thôn Đình Tràng, xã Dục Tú, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Di vật thu được gồm gốm Đông Sơn, gốm Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun, gốm giai đoạn Phùng Nguyên muộn - Đồng Đậu sớm. Đây là những hiện vật quý cho phép đoán định thời gian xuất hiện của di tích
133. LEE SEON HEE. Địa vị người phụ nữ kinh (Việt) ở Hà Nội và những vùng phụ cận (giai đoạn chuyển tiếp từ truyền thống sang hiện đại) : LATSKH Lịch sử : 5.03.10 / Lee Seon Hee. - H. : Knxb., 2002. - 225tr ; 32cm+1tt
Thư mục: tr.204-213
Nghiên cứu địa vị của người phụ nữ kinh (Việt) ở Hà Nội và những vùng phụ cận trong quá trình chuyển tiếp từ truyền thống sang hiện đại. Nghiên cứu, tìm hiểu địa vị người phụ nữ trong lịch sử
134. LÊ HỒNG LÝ. Gia phả dòng họ Hoàng Nghĩa và những vấn đề xung quanh nó / Lê Hồng Lý // Thông báo Hán Nôm học năm 1997
Giới thiệu bản gia phả của dòng họ Hoàng Nghĩa vốn gốc là họ Hoàng Thế, có gốc tích ở thôn Yên Nội, xã Hồng Tiến, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên. Bài viết đề cập đến cách thức lưu giữ kỷ vật để con cháu trong họ tìm lại được nhau khi có điều kiện và về cuộc tìm kiếm họ Hoàng của dòng họ này. Có giới thiệu một số câu đối ở phủ thờ họ ở Hưng Lĩnh, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An; ở nhà thờ Vân Hồ, Hà Nội; và ở nhà thờ chi họ ở Hoàng Trù, Nam Đàn
135. LÊ HUY. Một vấn đề cần xác minh về trận Đống Đa / Lê Huy // Lịch sử quân sự. - 1989. - Số 1. - Tr. 12-15
Trên cơ sở kiểm tra lại các nguồn tư liệu trong thư tịch của ta và Trung Quốc, kết hợp với những tư liệu mới phát hiện, tác giả bàn về hai vấn đề của trận Đống Đa: 1. Diễn biến và người chỉ huy trận đánh, trước đây có ý kiến cho rằng trận đánh xảy ra cùng thời điểm hoặc rất gần với trận Ngọc Hồi, nghĩa là vào mờ sáng 31/1/1789 và trận đánh kết thúc rất nhanh vào sáng sớm hôm đó; 2. Theo tác giả trận này chưa tiêu diệt được đồn Đống Đa ngay, mà phải tới sáng 1/2/1789 (tức 6 Tết) sau khi thành Thăng Long được giải phóng thì đồn này mới bị tiêu diệt và Sầm Nghi Đống mới tự tử
136. LÊ NHƯ HOA. Văn hóa Thăng Long - khởi đầu rực rỡ của nền văn hóa dân tộc / Lê Như Hoa // Văn hoá nghệ thuật. - 2000. - Số 9 (195). - Tr. 9-10
Ca ngợi những nét đẹp vốn có của Thăng Long Hà Nội, ngay từ những ngày đầu dựng nước ông cha ta cũng đã chú tâm chăm lo vun đắp cả vốn văn hoá tinh thần lẫn văn hoá vật chất cho dân tộc, tạo nên bản lĩnh đáng tự hào của dân tộc Việt Nam, nhờ nó chúng ta đã chiến thắng bao thử thách nghiệt ngã của thiên tai, địch hoạ để tồn tại và phát triển
137. LÊ THƯỚC. Lịch sử tên phố Hà Nội / B.s : Lê Thước, Vũ Tuấn Sán, Vũ Văn Tỉnh... ; Nguyễn Bắc tựa. - H. : Sở Văn hoá Thông tin Hà Nội, 1964. - 331tr : ảnh ; 19cm
Phụ lục cuối sách
Giới thiệu lịch sử tên phố phường Hà Nội, nội dung sách chia làm 2 phần, phần I: Những đường phố mang tên người và tên sự kiện lịch sử ; Phần II : Những phố mang tên đất (phần lớn là tên gọi cổ truyền), ghi lại 36 phố phường cũ, hay tên làng mạc cũ, đánh dấu vị trí của các đường phố
138. LÊ TIẾN HÀO. Công tác kiểm tra của thành uỷ Hà Nội trong giai đoạn hiện nay : LA TS Lịch sử : 5.03.14 / Lê Tiến Hào. - H. : Knxb., 2004. - 181, 8tr ph.l ; 30cm + 1tt
Thư mục: tr. 168-172
Một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận và thực tiễn công tác kiểm tra của Thành uỷ Hà Nội. Nghiên cứu hệ thống những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng cộng sản Việt Nam về công tác kiểm tra. Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra của Thành uỷ Hà Nội thời kỳ 1996-2002 và những kinh nghiệm rút ra từ công tác này. Phân tích những yêu cầu đối với công tác kiểm tra của Thành uỷ Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
139. LÊ TRỌNG THẮNG. Nghiên cứu các kiểu cấu trúc nền đất yếu khu vực Hà Nội và đánh giá khả năng sử dụng chúng trong xây dựng : Luận án PTS KH Địa Lý - Địa chất : 1.06.09 / Lê Trọng Thắng. - H. : Knxb., 1995. - 124tr ; 32cm + 1 bản tóm tắt
T.m. cuối chính văn
Khái quát cách tạo thành đất đá trong cấu trúc nền đất yếu và đặc tính địa chất công trình của chúng. Phân loại cấu trúc nền đất yếu khu vực thành phố Hà Nội. Các quá trình biến dạng của cấu trúc nền đất yếu
140. LÊ VĂN LAN. Vị trí, quy mô và vấn đề 'trục chính tâm' của các công trình kiến trúc cung đình trong Hoàng thành Thăng Long thời Lý qua tài liệu văn bản / Lê Văn Lan // Khảo cổ học. - 2004. - Số 4. - Tr. 39-50
Nghiên cứu tìm hiểu vị trí, quy mô và vấn đề 'trục chính tâm' của các công trình kiến trúc cung đình trong Hoàng thành Thăng Long thời Lý qua tài liệu văn bản
141. LÊ XUÂN TÙNG. Hà Nội với 45 năm giải phóng thủ đô / Lê Xuân Tùng // Tạp chí Cộng sản. - Tháng 10 (Số 19). - Tr. 3
Vài cảm nhận của tác giả nhân 45 năm ngày giải phóng thủ đô với nhiều thay đổi đã diễn ra trên mảnh đất đế đô ngàn năm văn hiến
142. Lịch sử Hà Nội qua tài liệu lưu trữ / Cục Lưu Trữ Nhà Nước. Trung tâm Lưu Trữ Quốc gia I. - H. : Văn hoá Thông tin ; 24 cm
TĐTTS ghi: Cục Lưu trữ Nhà nước. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I
T. I: Địa giới hành chính Hà Nội từ 1873 đến 1954. - 2000. - 163 tr.
Tập danh mục có tóm tắt nội dung tài liệu lưu trữ phản ánh sự phân định địa giới của tỉnh và Tp. Hà Nội từ khi thành lập và quá trình thay đổi bao gồm cả việc thành lập đến việc tách, sáp nhập, chuyển đổi phạm vi quản lý, đổi tên, tái thành lập,... từ tỉnh đến các phủ, huyện, tổng, xã, thôn; các khu phố, quận phường; các tổng xã, thôn, xóm thuộc các huyện ngoại thành từ năm 1873 đến 1954
143. LƯU THỊ LAN. Những bước phát triển ngôn ngữ trẻ em từ 1 đến 6 tuổi (trên tư liệu ngôn ngữ trẻ em ở nội thành Hà Nội) : Luận án PTS KH Ngữ văn : 5.04.08 / Lưu Thị Lan. - H. : Knxb., 1996. - 162tr ; 32cm + 1 bản tóm tắt
T.m. cuối chính văn
Khái quát chung về vấn đề ngôn ngữ cho trẻ em; Những bước phát triển về ngữ âm, từ vựng trong ngôn ngữ trẻ em Việt Nam; Những bước phát triển về ngữ pháp trong ngôn ngữ trẻ em Việt Nam
144. L'Indochine dans le passé : Exposition de documents relatifs à l'Histoire de l'Indochine, organisée par la Direction des Archives et de Bibliothèques, avec le concours des Amis du Vieux Hanoi (22 - 30 Nov. 1938). - H : Impr. Lê Vạn Tân, 1938. - 14p. ; 20cm
Sơ lược về lịch sử Đông Dương (chủ yếu là 3 xứ Bắc - Trung - Nam kỳ) và lịch sử Hà Nội, từ thời cổ đại cho đến khi là thuộc địa của Pháp, qua các tài liệu được trưng bày tại cuộc triển lãm sách về lịch sử Đông Dương, do Trung tâm Lưu trữ và Thư viện Đông Dương phối hợp với Hội người bạn của Hà Nội cổ tổ chức (22 -30/11/1938), tại Thư viện Pierre Pasquier (nay là Thư viện Quốc gia Việt Nam)
145. MASSON, ANDRÉ. Hà Nội : Giai đoạn 1873 - 1888 / André Masson ; Lưu Đình Tuấn biên dịch. - Hải Phòng : Nxb. Hải Phòng, 2003. - 192tr : 20 ảnh ; 19cm
Lịch sử Hà Nội từ năm quân Pháp chiếm Hà Nội tới năm 1888 Hà Nội trở thành nhượng địa của Pháp. Giới thiệu những nét đặc thù tạo ra diện mạo Hà Nội
146. MASSON, ANDRÉ. Hà Nội giai đoạn 1873 - 1888 / André Masson ; Lưu Đình Tuân dịch. - H. : Nxb. Hà Nội, 2009. - 176tr., 36tr. ảnh ; 21cm
Sách kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội
Ghi lại những chi tiết đặc trưng nhất về sự phát triển của Hà Nội trong những năm đầu (giai đoạn 1873) khi người Pháp tới Bắc Kỳ và đến năm 1888 Hà Nội trở thành nhượng địa của Pháp, đó là giai đoạn chuyển từ thành luỹ, phường thị phong kiến sang thành phố qui hoạch theo kiểu châu Âu
147. MINH ANH. Công ty Bảo hiểm Hà Nội không ngừng trưởng thành và phát triển / Minh Anh // Tạp chí Giáo dục lý luận. - 2000. - Số 11. - Tr. 54
Đánh giá hoạt động và khẳng định thành quả của công ty Bảo hiểm Hà Nội
148. MINH THẢO. Hà Nội sau một năm thực hiện các luật thuế mới / Minh Thảo // Tạp chí Thị trường Giá cả. - 2000. - Số Tháng 5. - Tr. 5-42
Đánh giá kết quả sau 1 năm thực hiện luật thuế mới ở Hà Nội, nêu nhưng mặt được và chưa được của luật thuế, cần bổ sung và khắc phục trong những năm tới đây
149. 1000 câu hỏi - đáp về Thăng Long - Hà Nội / B.s: Nguyễn Hải Kế (ch.b), Lâm Mỹ Dung, Nguyễn Văn Khánh... - H. : Chính trị Quốc gia ; 22cm
ĐTTS ghi: Ban Chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
T.1. - 2000. - 396,6tr. ảnh
Gồm những câu hỏi đáp về vị trí địa lý, địa lý tự nhiên, hành chính, dân cư, lịch sử và văn hoá, nhất là văn vật của Thăng Long - Hà Nội trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, đặc biệt từ thế kỷ XI đến nay
150. 1000 câu hỏi - đáp về Thăng Long - Hà Nội / B.s: Nguyễn Hải Kế (ch.b), Lâm Mỹ Dung, Nguyễn Văn Khánh... - H. : Chính trị Quốc gia ; 22cm
ĐTTS ghi: Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. - Thư mục: tr. 297-305
T.2. - 2000. - 306, 7tr. ảnh
Gồm những câu hỏi, đáp về Thăng Long Hà Nội trên các lĩnh vực khác nhau về vị trí địa lý, địa lý tự nhiên, hành chính, dân cư, lịch sử đặc biệt là về văn hoá văn vật Hà Nội trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc
151. NGHIÊM XUÂN ĐẠT. Đổi mới quản lý nhà nước nhằm phát triển khoa học công nghệ Thủ đô / Nghiêm Xuân Đạt// Nghiên cứu Lý luận. - 2000. - Số 10. - Tr. 12
Phân tích vai trò của quản lý nhà nước trong hoạt động khoa học công nghệ thủ đô, bài viết khẳng định cần đổi mới quản lý nhà nước để thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển, hội nhập với thế giới, phục vụ tốt sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
152. Nghiên cứu sự biến đổi và bảo lưu ngôn từ của các cộng đồng cư dân từ các phương ngữ khác đến Hà Nội (Trên cứ liệu phát âm của cộng đồng Nghệ Tĩnh ở Hà Nội) / Trịnh Cẩm Lan. - H. : Knxb., 2005. - V, 221tr. ; 30cm
Những vấn đề lí thuyết, xác lập hệ thống, phân loại và miêu tả đặc điểm các biến thể ngữ âm trong cộng đồng Nghệ Tĩnh ở Hà Nội. Xác định xem các loại biến thể đó được sử dụng như thế nào trong lời nói của cộng đồng này. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố xã hội và thái độ ngôn ngữ đối với việc sử dụng các biến thể, mức độ biến đổi và bảo lưu các biến thể
153. Nghiên cứu tính cộng đồng và tính cá nhân của người dân xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội / Lê Văn Hảo. - H. : Knxb., 2005. - V, 195tr., 39tr. pl. ; 30cm
Nghiên cứu một số khía cạnh về mặt nội dung và một số đặc điểm cơ bản của tính cộng đồng, cá nhân của người dân xã Tam Hiệp Hà Nội. Một số khuyến nghị liên quan đến cách tiếp cận, đánh giá về tính cộng đồng, cá nhân, hướng sử dụng các đặc điểm của tính cộng đồng, cá nhân một cách hiệu quả
154. NGÔ QUANG TOÀN. Sự chuyển biến địa chất giai đoạn cuối Pleistocene đầu Holocene qua nghiên cứu trầm tích đệ tứ vùng Hà Nội / Ngô Quang Toàn // Khảo cổ học. - 1992. - Số 1. - Tr. 18-23
Bài viết nghiên cứu sự biến đổi địa chất giai đoạn cuối Pleistocene - Holocene qua việc tìm hiểu trầm tích đệ tứ vùng Hà Nội. Trong khoảng thời gian từ 15.000 năm đến nay ở vùng đất Hà Nội và các vùng lân cận có nhiều biến cố lớn về địa chất đó là các thời kỳ tạo ra đồng bằng rộng lớn do hoạt động bồi đắp của hệ thống sông Hồng và các chi lưu của nó
155. NGÔ TRẦN ĐỨC TRUNG. Giao thông ở Hà Nội - hy vọng về một bức tranh / Ngô Trần Đức Trung // Tạp chí con số và Sự kiện. - Số Tháng 5. - Tr. 26
Phân tích thực trạng giao thông Hà Nội, những khó khăn và bất cập, tác giả đưa ra giải pháp tháo gỡ và hy vọng vào tương lai tương sáng của giao thông Hà Nội
156. NGUYỄN BẮC. Hà Nội - đô thị hoá hay nông thôn hoá? / Nguyễn Bắc // Văn hoá các dân tộc. - 1995. - Số 2
Phân tích những bất cập của hiện trạng đô thị hoá ở Hà Nội trong những năm qua, tác giả đã đặt vấn đề phải chăng đang nông thôn hoá Hà Nội?
157. NGUYỄN BẮC. Hà Nội - Phố. Làng. Biên niên sử / Nguyễn Bắc, Nguyễn Vinh Phúc. - H. : Nxb. Hà Nội, 1999. - 220 tr.
Cuốn sách gồm 3 phần chính: 1. Các phố: giới thiệu 415 phố ở Hà Nội. Tên các phố được xếp theo thứ tự A, B, C; 2. Các làng ngoại thành: giới thiệu 467 làng ngoại thành Hà Nội và các làng cũng được xếp theo thứ tự A, B, C. 3. Biên niên lịch sử Thăng Long - Hà Nội, lịch sử Hà Nội từ thời Lý (1010 -1225) đến nay
158. NGUYỄN BẮC. Hà Nội phố - làng - biên niên sử / Nguyễn Bắc, Nguyễn Vinh Phúc. - H. : Nxb. Hà Nội, 2000. - 220tr ; 19cm. - (Tủ sách Thăng Long)
Giới thiệu chung về các phố và các làng ngoại thành thuộc khu vực Hà Nội; Một số sự kiện lịch sử Thăng Long - Hà Nội từ thời Lý 1010 đến nay
159. NGUYỄN BẮC. Hà Nội từ điển / Nguyễn Bắc, Bùi Hạnh Cẩn, Nguyễn Vinh Phúc. - H. : Nxb. Hà Nội, 1990. - 242 tr., 29 tr. phụ bản ; 19 cm
Đây là tập đầu trong bộ địa chí Hà Nội, lấy tên là Hà Nội từ điển liệt kê các địa danh ở Hà Nội
160. NGUYỄN DOÃN MINH. Viên gạch có niên hiệu 'Hưng Long thập nhị niên' / Nguyễn Doãn Minh // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005. - Tr. 344
Cuộc khai quật chùa Báo Ân (Gia Lâm - Hà Nội) năm 2002 đã làm phát lộ các vết tích kiến trúc gồm: hệ thống bờ móng, ống thoát nước, hố ga và nhiều di vật là vật liệu kiến trúc và đồ gia dụng. Qua kết cấu địa tầng cùng di vật thu được, xác định ngôi chùa Báo Ân xưa có quy mô rộng lớn (khoảng 10.000m2) được khởi dựng từ thời Trần. Trong số di vật đáng chú ý là viên gạch thẻ in niên hiệu "Hưng Long thập nhị niên" ở 2 mặt cạnh. Hưng Long thập nhị niên là niên hiệu của vua Trần Anh Tông (1293 - 1314). Viên gạch có niên hiệu này lần đầu tiên được phát hiện ở Hà Nội
161. NGUYỄN DOÃN TUÂN. Lịch sử khu di tích Cổ Loa : Luận án PTS KH Lịch sử : 5.03.15 / Nguyễn Doãn Tuân. - H. : Knxb., 1997. - 128tr : phụ lục ảnh ; 32cm + 1 tóm tắt
T.m. cuối chính văn
Nghiên cứu về thành Cổ Loa: thời kỳ trước An Dương Vương, thời kỳ An Dương Vương và thời kỳ sau An Dương Vương
162. NGUYỄN DOÃN TUÂN. Truyền thuyết và hiện thực về việc xây thành Cổ Loa và thành Thăng Long ở Hà Nội / Nguyễn Doãn Tuân // Văn hoá nghệ thuật. - 1995. - Số 11 (137). - Tr. 36, 40-41
Nghiên cứu, khảo sát việc xây thành Cổ Loa và thành Thăng Long Hà Nội trong lịch sử và hiện tại
163. NGUYỄN DUY HINH. Dòng chữ Hán khắc trong lòng trống Cổ Loa I / Nguyễn Duy Hinh // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995. - 1996. - Tr. 157-158
Dòng chữ Hán khắc trong lòng trống Cổ Loa I đã được đề cập ngay sau khi phát hiện. Trong bài thông báo này, tác giả ghi lại kết quả giải mã những chữ Hán này qua sự giúp đỡ của các chuyên gia văn tự cổ ở Viện Nghiên cứu Tôn giáo Trung Quốc
164. NGUYỄN DUY HINH. Tháp cổ Đồ Sơn (Hải Phòng) - Dấu vết kiến trúc cổ ở xóm Đồng (Hà Nội) / Nguyễn Duy Hinh // Khảo cổ học. - 1976. - Số 17. - Tr. 91-93
Tác giả so sánh 2 di tích khảo cổ học: Tháp Đồ Sơn (Hải Phòng) và kiến trúc cổ ở xóm Đồng (Hà Nội). Các di vật ở tháp Đồ Sơn đã xác định toà tháp được xây dựng năm 1507 thời Lý. Các di vật ở Xóm Đồng tương tự ở lớp Lý của chùa Lạng. Có thể khẳng định di tích và di vật Xóm Đồng là di tích kiến trúc chùa hay tháp thuộc thời Lý
165. NGUYỄN DUY SƠN. Zlepsovanie vlastnostizemin' (Vyber metod vhondých pre ighg pomery Vietnam) : Dok. Praca geologie / Nguyen Duy Son. - Bratislava : Knxb., 2002. - 158tr ; 32cm+1giới thiệu
Thư mục: tr.156-162
Nghiên cứu địa chất công trình của Việt nam và cụ thể là điều kiện địa chất công trình của Hà Nội- Các phương pháp cải tạo đất nền
166. NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN. Nhóm hiện vật đồng cổ mới phát hiện ở Đa Tốn (Hà Nội) / Nguyễn Đình Chiến // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1993. - 1994. - Tr. 95
Tháng 7/1993 đã phát hiện 5 hiện vật cổ tại vườn nhà anh Đỗ Minh Quốc ở thôn Ngọc Đông, xã Đa Tốn gồm: dao găm, giáo búp đa thứ 1, giáo búp đa thứ 2, rìu xoè cân, rìu lưỡi xéo. Những hiện vật dù có màu gỉ xanh hay màu đồng thau đều là những loại hình phổ biến trong văn hoá Đông Sơn. Niên đại tương đồng với hiện vật đồng cổ đã phát hiện ở Đa Tốn trước đây, thuộc thế kỷ I - II sau CN
167. NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC. Hà Nội sau 2 năm thực hiện dự án hỗ trợ trẻ em lang thang / Nguyễn Đình Đức // Tạp chí Lao Động và Xã hội. - 2006. - Số 297. - Tr. 45-46, 60
Nhìn lại kết quả sau 2 năm thực hiện dự án hỗ trợ trẻ em lang thang, những chuyển biến tích cực và những hạn chế cần khắc phục
168. NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC. Hà Nội sau 60 năm thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa / Nguyễn Đình Đức // Tạp chí Lao động và Xã hội. - 2007. - Số 314+315. - Tr. 16-17, 15
Bài học kinh nghiệm của Hà Nội sau 60 năm thực hiện công tác đền ơn, đáp nghĩa những gia đình thương binh liệt sĩ, có công với cách mạng, động viên, khuyến khích thế hệ trẻ nối tiếp truyền thống cha anh
169. NGUYỄN ĐÌNH HOÀ. Đôi điều kiến nghị qua công tác xét xử án dân sự ở TAND thành phố Hà Nội / Nguyễn Đình Hoà // Dân chủ & pháp luật. - 1996. - Số 12. - Tr. 18-20
Việc xét xử án dân sự ở toà án nhân dân Tp. Hà Nội còn nhiều vấn đề cần xem xét, bài viết này nêu một số kiến nghị qua các vụ xét xử gần đây ở Hà Nội
170. NGUYỄN ĐÌNH TỨ. Hà Nội tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 về các mặt công tác khoa giáo / Nguyễn Đình Tứ // Thông tin Công tác Khoa giáo. - 1996. - Số 1. - Tr. 1-2
Đánh giá việc thực hiện nghị quyết Trung ương 4 về các mặt công tác khoa giáo ở địa bàn thủ đô
171. NGUYỄN ĐÔNG KHÊ. Bắc thành địa dư chí / Nguyễn Đông Khê sao lục; Đặng Chu Kình dịch; Duyệt giả: Lê Xuân Giáo, Lê Phục Thiện, Đinh Quốc Khánh. - Sài Gòn : Nhà Văn hoá Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hoá ; 24 cm
Q. I &II. - 1969. - 100, [115] tr.
Giới thiệu địa lý thành Thăng Long và 11 trấn thuộc Bắc Thành đời Gia Long, gồm các mặt: diên cách thành trì, bờ cõi, số thôn xã, sông núi, miếu mạo, đền chùa và chức quan,...
172. NGUYỄN ĐÔNG KHÊ. Bắc thành địa dư chí / Nguyễn Đông Khê sao lục; Đặng Chu Kình dịch; Duyệt giả: Lê Xuân Giáo, Lê Phục Thiện, Đinh Quốc Khánh. - Sài Gòn : Nhà Văn hoá Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hoá ; 24 cm
Q. IV: Thiệu Trị năm thứ 5. - 1969. - 44 tr.
Địa lý thành Thăng Long và 11 trấn thuộc Bắc Thành đời Gia Long, gồm các mặt: diên cách các thành trì, bờ cõi, số thôn xã, sông núi, miếu mạo, đền chùa và chức quan,...
173. NGUYỄN ĐÔNG KHÊ. Bắc thành địa dư chí / Nguyễn Đông Khê sao lục; Đặng Chu Kình dịch; Duyệt giả: Lê Xuân Giáo, Lê Phục Thiện, Đinh Quốc Khánh. - Sài Gòn : Nhà Văn hoá Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hoá ; 24 cm
Q. III: Thiệu Trị năm thứ 5. - 1969. - 56 tr.
Giới thiệu địa lý thành Thăng Long và 11 trấn thuộc Bắc Thành đời Gia Long, gồm các mặt: diên cách các thành trì, bờ cõi, số thôn xã, sông núi, miếu mạo, đền chùa và chức quan,...
174. NGUYỄN ĐỨC BẠCH. Vài nét về tình hình phân bố tài liệu Hán Nôm ở 4 huyện phía Bắc ngoại thành Hà Nội / Nguyễn Đức Bạch, Nguyễn Doãn Tuân // Tạp chí Hán Nôm. - 1988. - Số 1 (4). - Tr. 96-98
Giới thiệu về tình hình phân bố tư liệu Hán Nôm ở 4 huyện phía Bắc ngoại thành Hà Nội: Gia Lâm, Sóc Sơn, Đông Anh và Mê Linh. Các huyện này đều còn giữ được một số lượng tài liệu Hán Nôm đáng kể, giúp ích cho việc nghiên cứu lịch sử và truyền thống địa phương
175. NGUYỄN ĐỨC CHIẾN. Công nhân công ty cơ khí Hà Nội (1958-1998) : LA TS Lịch sử : 5.03.04 / Nguyễn Đức Chiến. - H. : Knxb., 2002. - 202tr, pl ; 32cm + 1tt
T.m: tr.195-205
Cơ cấu đội ngũ, điều kiện sinh hoạt và lao động, hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị của công nhân cơ khí Hà Nội trong thời kỳ 1958-1998. Những nét chung và riêng của công nhân công ty đó và công nhân Việt Nam nói chung
176. NGUYỄN ĐỨC KHIỂN. Hà Nội triển khai nghị quyết Trung ương 2 về khoa học và công nghệ / Nguyễn Đức Khiển // Tạp chí Hoạt động Khoa học. - 1997. - Số 5. - Tr. 35
Thông tin về việc Hà Nội triển khai thực hiện nghị quyết Trung ương 2 về khoa học và công nghệ. Việt Nam coi khoa học công nghệ là ngành khoa học mũi nhọn trong việc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia, đặc biệt là thủ đô Hà Nội
177. NGUYỄN ĐỨC KHIỂN. Hà Nội với công tác đánh giá tác động môi trường / Nguyễn Đức Khiển // Tạp chí Hoạt động Khoa học. - 2000. - Số 2. - Tr. 37
Do tác động của cuộc sống hiện đại và lối sống công nghiệp, đã có nhiều biến đổi trong môi trường sống quanh ta, làm thế nào để xây dựng một môi trường bền vững là mục tiêu mà Hà Nội muốn đạt tới, vì thế đã tham gia tích cực vào việc đánh giá tác động môi trường, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng xấu do môi trường gây ra
178. NGUYỄN ĐỨC LONG. Công tác phòng chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn Hà Nội / Nguyễn Đức Long // Tạp chí Ngân hàng. - 1999. - Tháng 6 (Số chuyên đề). - Tr. 50
Gần đây trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra rất nhiều vụ cướp ngân hàng, vậy vấn đề là cần phải làm gì và làm như thế nào để ngăn chặn và phòng chống tệ nạn này
179. NGUYỄN ĐỨC LƯU. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở quận Đống Đa / Nguyễn Đức Lưu // Quản lý Nhà nước. - Số 6 (89). - Tr. 43-46
Đánh giá công tác cải cách hành chính trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở quận Đống Đa, Hà Nội
180. NGUYỄN ĐỨC NGHĨA. Nhóm hiện vật đồng mới phát hiện ở Cổ Loa / Nguyễn Đức Nghĩa // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1992. - 1993. - Tr. 77-78
Cuối năm 1991 đã phát hiện được một sưu tập đồ đồng tại gò đất xóm Mít phía nam thành Cổ Loa. Hiện vật đào được ở lớp đất sét vàng và được chôn thành cụm. Sưu tập gồm: 2 lưỡi cày đồng, 20 mũi tên, 1 dao, 1 trống đồng. Sưu tập đồ đồng này có nhiều nét giống với sưu tập 1982 thuộc giai đoạn Đông Sơn
181. NGUYỄN ĐỨC THIỀM. Một số đóng góp vào các cơ sở khoa học của sự phát triển nhà ở của thủ đô Hà Nội thời kỳ sau chiến tranh : LA PTS Kiến trúc : 2.17.01 / Nguyễn Đức Thiềm. - H. : Knxb., 1986. - 70tr ; 32cm + 1 bản tóm tắt
Tập hợp các công trình đã công bố trong gần 10 năm của tác giả : cơ sở nhân khẩu học và xã hội học của vấn đề phát triển nhà ở của thủ đô. Phát huy truyền thống kiến trúc dân gian và kinh nghiệm xây dựng cổ truyền. Nghiên cứu và đề xuất một hệ nhà khung lắp ghép đơn giản, thủ công có kết hợp cơ giới
182. NGUYỄN ĐỨC TRUNG. Suy nghĩ về Hà Nội - thành phố Thủ đô / Nguyễn Đức Trung // Văn hoá nghệ thuật. - 1996. - Số 2 (140). - Tr. 12-13
Do có nhiều tồn tại trong việc xây dựng và phát triển thủ đô Hà Nội, tác giả bàn về định hướng phát triển thủ đô trong tương lai
183. NGUYỄN ĐỨC TÙNG. Phân tích bào tử phấn hoa ở thành Cổ Loa / Nguyễn Đức Tùng // Khảo cổ học. - 1970. - Số 7-8. - Tr. 145-146
Tác giả trình bày kết quả phân tích bào tử phấn hoa ở từng lớp đất ở di chỉ thành Cổ Loa
184. NGUYỄN HOÀI. Từ điển đường phố Hà Nội / Nguyễn Hoài, Nguyễn Loan, Nguyễn Tuệ. - H. : Đại học quốc gia Hà Nội, 2002. - 367 tr. ; 27 cm
Giới thiệu một cách tổng quan, mang tính chất chỉ dẫn các đường phố, các ngõ lớn cũ và mới thuộc nội thành Hà Nội ngày nay
185. NGUYỄN HỒNG LỊCH. Công tác dân số - Kế hoạch hoá gia đình ở Quận Ba Đình / Nguyễn Hồng Lịch // Thông tin Công tác Khoa giáo. - 1995. - Số 8. - Tr. 22-23
Báo cáo tổng kết công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình ở Hà Nội nói chung và ở quận Ba Đình nói riêng, thành tích và những điều cần rút kinh bghiệm
186. NGUYỄN HỒNG TIẾN. Về việc sở hữu ruộng của một dòng họ đầu thế kỷ 20 qua một tấm bia ở Hà Nội / Nguyễn Hồng Tiến // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - 2004. - Tr. 562
Bia 'Đăng tộc đường bi ký' đặt tại từ đường họ Đặng, thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội. Bia cao 1,15m, rộng 0,63m, dày 0,20m. Bia gồm 2 mặt, mặt trước khoảng hơn 1000 chữ, mặt sau mang tên 'Kỷ Mão niên tạo' ghi về số ruộng đất của họ Đặng. Tuy là một tấm bia có niên đại muộn (Kỷ Mão - Bảo Đại 1939), nội dung bia cho ta biết lịch sử di cư của một dòng họ đồng thời cũng cho biết sở hữu về ruộng đất của dòng họ này đầu thế kỷ 20 là rất lớn
187. NGUYỄN HỮU MINH. Biến đổi kinh tế xã hội ở vùng ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hoá / Nguyễn Hữu Minh // Xã hội học. - Số 1. - Tr. 56-64
Nghiên cứu xã hội học về những thay đổi về kinh tế xã hội ở vùng ven đô trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
188. NGUYỄN HỮU TƯỞNG. Gia phả họ Nguyễn làng Phú Gia, Thăng Long / Nguyễn Hữu Tưởng dịch. - H. : Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 2004. - 15 tr., có chữ Hán ; 29 cm
Tài liệu dịch, do cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm thực hiện
Giới thiệu phần phiên âm, dịch nghĩa gia phả họ Nguyễn ở làng Phú Gia, Thăng Long, Q. 3 này giới thiệu tên tuổi, thế thứ của 16 đời trong họ, cùng những vị được phụ thờ trong nhà thờ họ
189. NGUYỄN KHÁNH HỒNG. Làng cổ Hoả Lò : Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998 / Nguyễn Khánh Hồng // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998. - 1999. - Tr. 360-362
Nhà tù Hỏa Lò được xây dựng trên đất làng Phụ Khánh, Tổng Vĩnh Xương, huyện Thọ Xương. Đây là một ngôi làng nằm giữa những phố phường của thành phố Hà Nội. Cũng như bao làng xã Việt Nam khác, làng Phụ Khánh rất trù phú có nhiều đầm ao cây cối, hơn thế nữa nơi đây xưa kia có nhiều ngôi chùa cổ nổi tiếng: chùa Bích Thư, chùa Lưu Ly, chùa Bích Hoạ, chùa Chân Tiên, đình làng Phụ Khánh... Hiện nay tại chùa Chân Tiên (được chuyển đến 151 phố Bà Triệu) còn lưu giữ hai tấm bia của làng Phụ Khánh (tấm bia này được dân làng Phụ Khánh di chuyển đến chùa Chân Tiên khi đình làng Phụ Khánh và chùa Chân Tiên bị phá bỏ, phục vụ cho việc xây dựng nhà tù). Đó là bia 'Tu Phụ Khánh từ bi' và bia 'Phụ Khánh, Chân Tiên bi ký'
190. NGUYỄN KHẮC ĐẠM. Ngôi thành Đại Đô của chúa Trịnh trên đất Hà Nội / Nguyễn Khắc Đạm // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. - Số 2004. - Tr. 708-709
Trên các bản đồ cũ Hà Nội được vẽ thời Nguyễn của các ông Nguyễn Đắc Lợi (1831) và Phạm Đình Bách (1873) ta thấy ngoài bức vẽ ngôi thành hình vuông, mỗi cạnh khoảng 1km được nhà Nguyễn cho xây dựng năm 1805 còn có một ngôi thành bao trùm ở ngoài. Đó là ngôi thành được chúa Trịnh Doanh cho xây dựng từ năm 1749 trên cơ sở những mảnh tường thành cũ đã được xây đắp từ lâu trước đó. Theo hình dáng cụ thể ngôi thành này có ba mặt. Như vậy thành này đã được bao trùm toàn bộ vòng thành kiểu Vô - băng (Vauban) của Pháp, tức cũng bao được toàn bộ thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê
191. NGUYỄN KHẮC ĐẠM. Những tòa thành được xây dựng tại Hà Nội từ đầu thế kỷ 7 đến đầu thế kỷ 19 / Nguyễn Khắc Đạm // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005. - Tr. 771-773
Bài viết trình bày các ngôi thành xuất hiện tại Hà Nội kế tiếp từ đầu thế kỷ 7 đến thế kỷ 9 do quân đội nhà Đường xây dựng tại phía Tây vườn Bách Thảo; Thế kỷ 8 - 9 Cao Biền xây dựng thành Đại La; Thế kỷ 11 Lý Thái Tổ sử dụng các thành cũ và xây dựng một hệ thống thành lũy mới như Hoàng thành và Thành Đại La thứ hai. Thời Lê, Lê Thánh Tông cho củng cố thành Thăng Long, Lê Dụ Tông cho đắp thêm thành Đại La mới. Thời Nguyễn xây dựng một thành mới hình vuông theo kiểu Vô-băng. Quân Pháp vào các thành luỹ đều bị xoá sổ cùng với nhiều di tích lịch sử quý giá
192. NGUYỄN KHẮC ĐẠM. Phương châm bất di bất dịch của các triều đại phong kiến Việt Nam trong việc xây dựng thành luỹ Hà Nội / Nguyễn Khắc Đạm // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000. - 2000. - Tr. 477-479
Tác giả bài thông báo giới thiệu các phương châm xây dựng thành luỹ Hà Nội của các triều đại phong kiến Việt Nam. Các phương châm đó là: sử dụng tối đa các công trình xây dựng cũ còn lại có thể sử dụng được; triệt để lợi dụng các địa hình, địa vật có sẵn để phục vụ cho các công trình xây dựng của mình. Các phương châm này được sử dụng nhằm để tiết kiệm tối đa nhân lực, vật lực và tài lực của nhà nước và đặc biệt nó tạo ra một dáng hình không bị gò bó
193. NGUYỄN KHẮC ĐẠM. Sông hồ trên địa bàn Hà Nội / Nguyễn Khắc Đạm // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998. - 1999. - Tr. 635-637
Giới thiệu tình trạng sông hồ Hà Nội qua hai bản đồ cổ thời Hồng Đức (thế kỷ 15) và thời Nguyễn (cuối thế kỷ 19). Miền đất Hà Nội là nơi về căn bản có mặt của 3 con sông: sông Hồng bọc Hà Nội ở phía đông, sông Tô Lịch ở phía Bắc và phía Tây, sông Kim Ngưu ở phía Nam. Hồ Tây chưa được ngăn ra ở phía đông để lập ra hồ Trúc Bạch, hồ Hoàn Kiếm, hồ Lớn (hay đại hồ) sau này có tên là hồ Bảy Mẫu, tại phía đông đền Thủ Lệ còn tồn tại một cái hồ mênh mông kéo dài từ Thủ Lệ cho tới tận gần khu Ngọc Hà. Trên đây là bản đồ Hà Nội thời Hồng Đức, còn bản đồ Hà Nội năm 1873, bản đồ này còn cho chúng ta biết sự biến đổi của các mặt nước Hà Nội từ thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 19. Ngoài ba con sông là sông Hồng, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu và ba hồ lớn là Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, hồ Lớn (đại hồ) đã được biểu hiện rõ ràng ở cả 2 bản đồ, người ta còn thấy trên đất Hà Nội có rất nhiều hồ to nhỏ khác nhau. Tại phía đông và nam thành Hà Nội có khoảng 20 hồ, trong thành nhà Nguyễn của Hà Nội có tới 16 ao hồ
194. NGUYỄN KHẮC ĐẠM. Sự mở rộng thành Thăng Long thời Lê Thánh Tông 1490 / Nguyễn Khắc Đạm // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1987. - 1988. - Tr. 158-159
Theo chính sử, năm 1490 Lê Thánh Tông sai mở rộng thành Thăng Long, việc mở đường này đã được tiến hành ra phía đường Giảng Võ. Nhưng việc mở rộng cụ thể ra sao trong biên niên sử không ghi rõ. Trong bài thông báo này tác giả đã đưa vào hai tấm bản đồ Hà Nội thời Lê để tìm hiểu về vấn đề này
195. NGUYỄN KHẮC ĐẠM. Thành Đại Độ thời chúa Trịnh Doanh / Nguyễn Khắc Đạm // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1991. - 1992
Trên hai bản đồ Hà Nội được vẽ năm 1831 và 1873 ta thấy ngoài vòng thành Hà Nội do nhà Nguyễn xây đắp theo kiểu Vô-băng năm 1803 còn có một vòng thành nữa bao quanh. Để chứng minh về toà thành này, tác giả bài viết phân đoạn vòng Đại La mới và xem xét nguồn gốc từng đoạn theo thuộc địa. Như vậy toà thành bao quanh này chính là toà thành Đại Độ được làm dưới triều chúa Trịnh Doanh 1749. Điều này phù hợp hoàn toàn với ghi chép của 'Đại Nam nhất thống chí'
196. NGUYỄN KHẮC ĐẠM. Thành luỹ, phố phường và con người Hà Nội trong lịch sử / Nguyễn Khắc Đạm. - H. : Văn hoá Thông tin, 1999. - 299 tr. ; 21 cm
Cuốn sách là một đóng góp lớn trong việc nghiên cứu về cổ lịch sử của thủ đô Hà Nội, tác giả Nguyễn Khắc Đạm đã có những kiến giải và luận điểm mới về thành luỹ, phố phường và con người Hà Nội
197. NGUYỄN KHẮC ĐẠM. Việc xây dựng thành Hà Nội của triều Nguyễn / Nguyễn Khắc Đạm // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1992. - 1993. - Tr. 154-155
Thành Hà Nội được xây dựng từ thời Lý trên cơ sở thành Đại La và La Thành. Thành gồm 2 vòng được tồn tại từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 19. Vòng ngoài hình thước thợ được gọi là thành Đại La hay Trung Độ. Vòng trong là thành Thăng Long nơi có điện Kính Thiên để các nhà vua thiết triều và có các cung điện khác để nhà vua và gia đình trú ngụ
198. NGUYỄN KHẮC ĐẠM. Vị trí, kích thước thành Thăng Long, Tử Cấm thành và Đông cung / Nguyễn Khắc Đạo // Nghiên cứu lịch sử. - Số 6. - Tr. 65-70
Từ trước tới nay, về vị trí chung của thành Thăng Long đã được nhiều người đề cập tới. Tác giả đã nêu thêm về vị trí cụ thể và kích thước của thành Thăng Long, của Tử Cấm thành và Đông cung ở phía đông của thành này
299. NGUYỄN KHẮC NGUYÊN. Từ Hà Nội sang Nam Vang / Nguyễn Khắc Nguyên. - H. : Nhà in Thuỵ Ký, 1926. - 28tr ; 24cm
Trích lục ở Tạp chí hội Trí tri số 1, năm 1926
Kể lại hành trình từ Hà Nội sang Cămpuchia thăm Nam Vang (Phnôm-pênh): về phong cảnh, đất nước, con người, tập quán, tôn giáo. Một số cảm tưởng của tác giả qua những điều mắt thấy tai nghe trên con đường thăm quan, khảo sát đất nước Campuchia
200. NGUYỄN KHẮC XUYÊN. Lược sử địa phận Hà Nội 1626-1954 / Nguyễn Khắc Xuyên. - Kđ : Knxb, 1999. - 628 tr. ; 21 cm
Cuốn Lược sử địa phận Hà Nội được viết chủ yếu dựa vào nguồn tư liệu ở Hội Thừa Sai Ngoại quốc Paris, được chia thành 5 phần. Phần I: Thời các giáo sĩ dòng tên; Phần II: Hội Thừa sai dưới triều các chúa Trịnh; Phần III: Hội Thừa sai dưới triều nhà Nguyễn; Phần IV: Hội Thừa sai dưới thời bảo hộ pháp; Phần V: Các giám mục Việt Nam thời độc lập đất nước
201. NGUYỄN KHẮC XƯƠNG. Gia phả nguồn tư liệu quý trong công cuộc tìm hiểu danh nhân văn hoá / Nguyễn Khắc Xương // Thông báo Hán Nôm học năm 1996. - 1997. - Tr. 502-510
Giới thiệu bản gia phả và phả hệ của họ Nguyễn - Tản Đà gốc ở Kim Lũ (Thanh Trì - Hà Nội) do tiến sĩ Nguyễn Trọng Hợp biên soạn. Bài tựa của gia phả cho biết về các chi của dòng họ Tản Đà, đặc biệt là thân thế sự nghiệp Nguyễn Danh Kế, thân phụ Tản Đà và chi trưởng dòng họ ông.Ngoài ra bản phả hệ còn chép về tổ 5 đời của Tản Đà là Nguyễn Công Thể. Qua việc nghiên cứu gia phả dòng họ Nguyễn của Tản Đà, ta hiểu thêm về họ Nguyễn Cổ Đô và Nguyễn Bá Lân, đồng thời xác nhận Nguyễn Huy Tú là con rể Nguyễn Bá Lân, một quan hệ thông gia giữa hai dòng khoa bảng văn học nổi tiếng
202. NGUYỄN KIM LIÊN. Đời sống vật chất và văn hóa ở làng Đại Từ, ngoại thành Hà Nội / Nguyễn Kim Liên // Văn hoá nghệ thuật. - 1994. - Số 10 (124). - Tr. 71
Nghiên cứu, khảo sát về đời sống vật chất và sinh hoạt văn hoá ở làng Đại Từ, ngoại thành Hà Nội
203. NGUYỄN KIM MĂNG. Chúc thư xã Thanh Liệt, tổng Thịnh Liệt, Thanh Trì, Hà Đông / Nguyễn Kim Măng dịch; Mai Xuân Hải hiệu đính. - H. : Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 2004. - 4 tr., có chữ Hán ; 29 cm
Tài liệu dịch, do cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm thực hiện
Giới thiệu bản dịch nội dung chúc thư của gia đình ông Bùi Tiến Khai về vấn đề phân chia tài sản cho con cái sau khi ông bà qua đời để con cháu thờ cúng ông bà dài lâu
204. NGUYỄN KIM THỦY. Di cốt người cổ Bắc Môn (Hà Nội) / Nguyễn Kim Thủy // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000. - 2001
Cuộc khai quật di chỉ Bắc Môn (thành cổ Hà Nội), ngoài các hiện vật khảo cổ học của thời Lý, Trần, Lê. Các nhà khảo cổ học còn tìm thấy di cốt người cổ chôn ở lớp I, độ sâu 2,3m. Mộ có niên đại khoảng thời Nguyễn. Sau khi gắn chắp, đo đạc xương răng, tác giả bài viết đã đưa ra một số nhận xét
205. NGUYỄN KIM THUỶ. Di cốt người cổ ở hố 24 địa điểm 62 - 64 Trần Phú (Hà Nội) / Nguyễn Kim Thuỷ, Trương Hữu Nghĩa // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005
Trình bày kết quả nghiên cứu di cốt người cổ ở hố 2A địa điểm 62 - 64 Trần Phú. Tư liệu nghiên cứu gồm 1 số mảnh xương trán, 2 xương gò má, xương cánh mũi bên trái, xương hàm trên, xương chậu hông phải, xương chày và 1 đoạn xương đùi. Tác giả bài viết đã đưa ra nhận xét chủng tộc người cổ ở Trần Phú gần với người Việt hiện đại thuộc nhóm máu O có bệnh u xương ở sọ não
206. NGUYỄN KIM THUỶ. Kết quả nghiên cứu sơ bộ di cốt người cổ ở Đình Tràng (Hà Nội) / Nguyễn Kim Thuỷ // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1999. - 2000. - Tr. 193-194
Giới thiệu về kết quả nghiên cứu sơ bộ di cốt người cổ ở Đình Tràng (Hà Nội). Nội dung gồm các phần sau. Ph 1: Nghiên cứu hình thái (xác định sơ bộ giới tính và tuổi; nghiên cứu răng của người cổ Đình Tràng). Ph 2: Nghiên cứu bằng phương pháp hoá sinh. Xác định nhóm máu của người cổ Đình Tràng bằng phương pháp tách rửa - hấp thụ
207. NGUYỄN LÂN CƯỜNG. Kết quả nghiên cứu di cốt người cổ tại địa điểm 62 - 64 Trần Phú (Hà Nội) / Nguyễn Lân Cường // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005. - Tr. 129-132
Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu di cốt người cổ tại địa điểm 62 - 64 phố Trần Phú (Hà Nội). Tư liệu nghiên cứu là di cốt ở mộ số 2, hố khai quật 3. Từ 180 mảnh sọ đã phục nguyên được 1 hộp sọ có thể đo đạc được các kích thước cơ bản. Dựa vào sọ cổ, có thể nhận thấy đây là di cốt của người đàn ông 20 - 25 tuổi cao 1,61m. Nghiên cứu về các đặc điểm chủng tộc cho rằng sọ này gần với người Việt hiện đại
208. NGUYỄN LÂN CƯỜNG. Mộ hợp chất cánh đồng đào Nhật Tân (Hà Nội) / Nguyễn Lân Cường // Khảo cổ học. - 2006. - Số 3. - Tr. 41-53
Thông báo về kết quả khai quật và nghiên cứu ngôi mộ hợp chất ở cánh đồng đào Nhật Tân vào ngày 6/5/2005. Sau khi mô tả chi tiết cấu trúc mộ và xử lý thi hài cúng các hiện vật, tác giả có 1 số nhận xét: đây là ngôi mộ hợp chất, kỹ thuật mai táng trong quan ngoài quách, có thể là một loại hình mộ xác ướp có niên đại khoảng cuối thời lê đầu thời Nguyễn - nửa cuối thế kỷ 18
209. NGUYỄN MẠNH CƯỜNG. Đào thăm dò khảo cổ học khu Khải Thánh (Văn Miếu - Hà Nội) / Nguyễn Mạnh Cường, Hà Văn Cẩn, Bùi Minh Trí // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1999. - 2000. - Tr. 358-361
Bài viết giới thiệu sơ bộ kết quả đào thăm dò khảo cổ học khu Khải Thánh (Văn Miếu - Hà Nội). Lần khai quật này thu được 22583 hiện vật chia thành các loại sau: Vật liệu kiến trúc có 2063 mảnh gồm gạch và ngói; Đồ gia dụng có 20349 mảnh và hiện vật gồm đồ gốm, đồ sành, đồ đất nung. Đồ sứ Việt Nam chủ yếu là gồm sứ Hải Dương chiếm tỷ lệ 90, đồ sứ Trung Quốc chiếm tỷ lệ nhỏ. Cuối bài viết là vài nhận xét ban đầu của đoàn khai quật
210. NGUYỄN MẠNH LỢI. Bài phát biểu nhân dịp 30 năm hội nghị thông báo khảo cổ học / Nguyễn Mạnh Lợi // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995. - 1996. - Tr. 14-15
Thông tin về hoạt động khảo cổ học của Viện Bảo tàng lịch sử, bảo tàng đã tiến hành nhiều đợt khảo sát và khai quật khảo cổ học, sưu tập được nhiều hiện vật để bổ sung cho hệ thống trưng bày và làm phong phú các sưu tập hiện vật
211. NGUYỄN MINH PHONG. 5 nghịch lý trong động thái phát triển kinh tế Hà Nội 6 tháng đầu năm / Nguyễn Minh Phong // Tạp chí Thông tin tài chính. - 2000. - Số 14. - Tr. 2
Tổng kết về tình hình phát triển kinh tế 6 tháng đầu năm 2000 ở Hà Nội, tác giả nêu ra 5 nghịch lý cần tìm cách tháo gỡ
212. NGUYỄN MINH TUẤN. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá : LA TS lịch sử : 5.03.14 / Nguyễn Minh Tuấn. - H. : Knxb., 2003. - 206tr ; 30cm + 1tt
Thư mục: tr. 168-174
Vai trò, chức năng, nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Thực trạng và giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức cơ sở Đảng ở các doanh nghiệp nhà nước thời kỳ đổi mới
213. NGUYỄN NGA MY. Giải phóng mặt bằng - một vấn đề xã hội trong cải tạo đô thị // Xã hội học. - 1993. - Số 3. - Tr. 53-58
Một trong những khó khăn lớn trong cải tạo bộ mặt đô thị là vấn đề giải phóng mặt bằng, vậy làm thế nào để tháo gỡ khó khăn đó nhằm thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển là nội dung của bài viết này
214. NGUYỄN NGỌC NGOAN. Một vài nét về nhà ở của giai cấp tiểu tư sản ở thủ Đô trong hai thế kỷ vừa qua / Nguyễn Ngọc Ngoan. - H. : Knxb, 1987. - 25tr ; 25cm
Cung cấp thông tin về nhà ở của giai cấp tiểu tư sản ở Hà Nội trong hai thế kỷ vừa qua; Kiểu nhà ở 1 gian, nhà 3 gian 2 trái, .. và các kiến trúc nhà phổ biến khác: nhà thấp tầng, nhà biệt thự, nhà kiểu đồn luỹ, .. cùng cách trang trí nội thất rất đa dạng
215. NGUYỄN QUANG HỌC. Đánh giá và định hướng sử dụng tài nguyên đất, nước phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Đông Anh Hà Nội : LA TS nông nghiệp : 4.01.07 / Nguyễn Quang Học. - H. : Knxb., 2001. - 161 tr ; 32 cm + 1 tóm tắt
Thư mục sau chính văn
Đánh giá đặc điểm các nguồn đất và nước trong quan hệ với môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội và sản xuất nông nghiệp. Các hướng khai thác và sử dụng tài nguyên đó trong phát triển nông nghiệp, các hệ thống sử dụng đất và các điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng tới khai thác, sử dụng tài nguyên đó ở Đông Anh
216. NGUYỄN QUANG MIÊN. Những kết quả đo tuổi 14C đầu tiên tại khu di tích Hoàng thành (Hà Nội) / Nguyễn Quang Miên // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004. - 2005. - Tr. 137-140
Phòng xét nghiệm và xác định niên đại Viện Khảo cổ học đã phân tích xác định niên đại bằng phương pháp cácbon phóng xạ cho 7 mẫu thu được tại khu Hoàng thành Thăng Long, đây là cơ sở cho những nhận xét sau: Khu Hoàng thành Thăng Long đã có một diễn trình lịch sử kế tiếp nhau qua các triều đại Lý - Trần - Lê - Nguyễn; Di tích Hoàng thành là một di tích kiến trúc có quy mô lớn, trải qua nhiều thời kỳ sử dụng, thể hiện qua các sự xáo trộn về địa tầng trầm tích và những biến đổi đột ngột về cảnh quan kiến trúc
217. NGUYỄN QUANG NGỌC. Thành Thăng Long thời Lý - Trần - Lê: Đôi lời bàn thêm về phạm vi, vị trí của Hoàng thành và Cung thành / Nguyễn Quang Ngọc // Nghiên cứu lịch sử. - 2005. - Số 2. - Tr. 10-15
Trên sơ sở các hiện vật khảo cổ học và việc phát lộ khu di tích Hoàng thành Thăng Long ở 18 Hoàng Diệu, tác giả bàn về phạm vi, vị trí của Hoàng thành và Cung thành ở các triều đại Lý - Trần - Lê
218. NGUYỄN QUANG NGỌC. Thăng Long thời Lý - Trần - Lê dưới ánh sáng của nguồn tư liệu mới / Nguyễn Quang Ngọc // Khảo cổ học. - 2006. - Số 1. - Tr. 28-35
Kết quả cuộc khai quật tại Hoàng Diệu đã là cơ sở để kiểm chứng lại nguồn tư liệu đã có và mở ra khả năng nhìn nhận về Thăng Long thời Lý - Trần - Lê. Trọng tâm bài viết tập trung vào các vấn đề: nhận diện Thành Thăng Long trong thư tịch cổ; nhận diện Thành Thăng Long qua bản đồ; Thành Thăng Long khu vực trung tâm và những vùng mở rộng
219. NGUYỄN QUÍ NGHỊ. Công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình ở Hà Nội- thực trạng và giải pháp / Nguyễn Quí Nghị, Lê Ngọc Châm // Tạp chí Kinh tế và Phát triển. - 2001. - Tháng 7 (Số 49). - Tr. 10
Báo cáo về công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình ở Hà Nội trong thời gian qua, thực trạng và giải pháp trong thời gian tới
220. NGUYỄN QUỐC HƯNG. Organizace architektonicky variabilniho prostoru obytnych budov v Hanoij : Kand. disertacni prace / Nguen Quôc Hung. - Praha : Knxb., 1987. - 138s : 20 ảnh bản ; 32sm + 1 ref
Thư mục: tr.137-138
Quá trình phát triển sự cư trú của Hà Nội thời cổ, thời thuộc địa từ 1954 đến nay. Sự biến động của căn hộ và phác thảo nhà ở với căn hộ linh hoạt ở Hà Nội
221. NGUYỄN QUỐC THÔNG. Mô hình và phương pháp quy hoạch cải tạo phát triển khu phố trung tâm cũ thành phố Hà Nội : Luận án PTS KH Kỹ thuật / Nguyễn Quốc Thông. - H. : Knxb., 1996. - 219tr ; 32cm + 1 tóm tắt
T.m. cuối chính văn
Đặc điểm hình thành và phát triển khu phố trung tâm cũ của Tp. Hà Nội; Cơ sở lý luận và thực tế hình thành, phát triển cấu trúc không gian trung tâm các đô thị lớn; Nghiên cứu những định hướng quy hoạch cải tạo, phát triển khu phố trung tâm cũ của thành phố Hà Nội
222. NGUYỄN QUỐC TRIỆU. Cần có một chiến lược dân số - kế hoạch hoá gia đình của thủ đô / Nguyễn Quốc Triệu // Thông tin Công tác khoa giáo. - Số 10 (55). - Tr. 25
Do mức tăng dân số trong cả nước cũng như ở Hà Nội quá lớn, tác giả đưa ra giải pháp cần xây dựng chiến lược kế hoạch hoá gia đình để hạn chế số dân ở thủ đô Hà Nội
223. NGUYỄN QUỐC TRIỆU. Sự tác động của phong tục tập quán đến mức sinh và giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác dân số kế hoạch hóa gia đình ở Hà Nội : Luận án PTS KH triết học: 5.01.02 / Nguyễn Quốc Triệu. - H. : Knxb., ????. - 120tr : hình vẽ ; 32cm. + 1 bản tóm tắt
Thư mục cuối chính văn
Những phong tục tập quán ảnh hưởng đến mức sinh cao và xem xét phạm vi, mức độ ảnh hưởng của những phong tục tập quán đó. Các nhân tố tác động đến sự hình thành và biến đổi của phong tục, tập quán. Những giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục ảnh hưởng của phong tục, tập quán lạc hậu đến hiệu quả công tác
224. NGUYỄN THANH BÌNH. Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc y học cổ truyền và tân dược ở khu vực Hà Nội : LA TS dược học : 03.02.06 / Nguyễn Thanh Bình. - H. : Knxb., 2003. - 162, 15tr ; 30cm + 1tt
Thư mục: tr. 104-117
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc y học dân tộc và tân dược. Đánh giá chất lượng cung ứng thuốc và sử dụng thuốc cổ truyền và tân dược tại các phòng chẩn trị đông y và các nhà thuốc tư và hai biện pháp can thiệp nhằm cải thiện chất lượng cung ứng
225. NGUYỄN THANH SƠN. Thành phố, con đê và dòng sông / Nguyễn Thanh Sơn // Tia Sáng. - 2007. - Số 20. - Tr. 38-39
Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và xã hội ở thành phố Hà Nội, nơi có hệ thống sông hồ dày đặc, tác giả đề xuất làm thế nào để phát huy được điểm đặc biệt này để thu hút du lịch, phát triển kinh tế, xã hội thủ đô
226. NGUYỄN THÀNH. Đông kinh nghĩa thục và Đại Nam (Đăng cổ trùng báo) / Nguyễn Thành // Nghiên cứu lịch sử. - 1997. - Số 4. - Tr. 17-20
Bài viết tìm hiểu thêm về hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục: Đông Kinh nghĩa thục đặt ở số 10, Hàng Đào, Hà Nội. Trường có 400 chia ra nhiều lớp dạy chữ Pháp, chữ Nho. Ở Hoàn Long (Hà Nội) lập trường Mai Lâm nghĩa thục, Ngọc Xuyên nghĩa thục. Đại Nam đồng văn nhật báo in toàn bằng chữ Hán là tiền Hán của Đại Nam (Đăng cổ tùng báo) in chữ Việt và chữ Hán, Nguyễn Văn Vĩnh một nhân vật quan trọng của Nghĩa thục, làm chủ bút, sử dụng tờ báo làm phương tiện tuyên truyền cho mục đích hoạt động của Hội, cổ động phong trào và hướng dẫn tổ chức ở các địa phương. Tháng 12 - 1907 Đông kinh nghĩa thục bị đóng cửa, Đại Nam (Đăng cổ trùng báo) cũng phải chịu chung số phận. Trên 30 số báo Đại Nam (Đăng cổ tùng báo) để lại nhiều tư liệu quý về thời điểm này. Bài viết có giới thiệu một số bài của Đại Nam (Đăng cổ tùng báo) in lại trên các sách, báo về sau
227. NGUYỄN THẾ NINH. Diện mạo Thăng Long - Hà Nội qua 1000 năm lịch sử / Nguyễn Thế Ninh b.s. - H. : Nxb. Hội Nhà văn, 2006. - 287tr. ; 19cm
Giới thiệu lịch sử Hà Nội cùng sự phát triển trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,... từ thời các vua Hùng, An Dương Vương, đời Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ, Mạc - Lê, triều Nguyễn, 1884-1945,1945-1975 và từ 1976 đến nay
228. NGUYỄN THẾ QUANG. Hà Nội với các biện pháp trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa / Nguyễn Thế Quang // Tạp chí Lao động và Xã hội. - 2006. - Số 283. - Tr. 23-25
Đánh giá về hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở địa bàn Hà Nội, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của thủ đô
229. NGUYỄN THẾ SƠN. Dự báo phát triển giáo dục trung học phổ thông của thủ đô Hà Nội đến năm 2015 / Nguyễn Thế Sơn // Tạp chí giáo dục. - Số 134. - Tr. 11-12
Giáo dục là vấn đề nổi cộm được cả nước đầu tư và quan tâm rất nhiều trong thời gian qua, bài viết dự báo về sự phát triển của giáo dục trung học phổ thông của thủ đô Hà Nội đến năm 2015
230. NGUYỄN THỊ DƠN. Hà Nội - 30 năm với công tác nghiên cứu khảo cổ học / Nguyễn Thị Dơn // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995. - 1996. - Tr. 15-17
Nhân dịp Hội nghị thông báo khảo cổ học lần thứ 30 tác giả điểm lại vài nét về tình hình phát hiện và những thành quả nghiên cứu khảo cổ học trong những năm vừa qua trên mảnh đất Hà Nội nghìn năm văn hiến
231. NGUYỄN THỊ DƠN. Hà Nội chuẩn bị triển khai đề án "Nghiên cứu, sưu tầm, điều tra thực trạng khảo cổ học trên địa bàn thành phố Hà Nội" / Nguyễn Thị Dơn // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2001. - 2002. - Tr. 22-23
Chuẩn bị kỷ niệm Thăng Long - Hà Nội 990 năm và chuẩn bị cho 1000 năm tuổi, Hà Nội đã triển khai đề án: "Nghiên cứu, sưu tầm, điều tra thực trạng khảo cổ học trên địa bàn thành phố Hà Nội". Mục tiêu: xây dựng hệ thống danh mục các công trình nghiên cứu khảo cổ học ở Hà Nội từ trước đến nay, xác định các thời kỳ lịch sử để đến trước khi kỷ niệm 1000 năm tuổi chúng ta có cái nhìn tổng thể, toàn diện về Thăng Long - Hà Nội với chứng cứ khoa học cụ thể đồng thời làm căn cứ khoa học cho việc triển khai những công trình xây dựng Hà Nội thời hiện đại phục vụ cho quy hoạch chung của thành phố
232. NGUYỄN THỊ DƠN. Một vài suy nghĩ về tình hình lưu hành và quản lý cổ vật hiện nay ở Hà Nội / Nguyễn Thị Dơn // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1997. - 1998. - Tr. 14-16
Hà Nội là điểm nóng về buôn bán hàng quốc cấm và nạn chảy máu cổ vật ngày càng gia tăng. Việc mua bán trao đổi cổ vật ngày càng diễn ra gần như công khai, nhiều bọn buôn lậu đã đưa được cổ vật ra nước ngoài. Nhiều đình chùa và các di tích ở Hà Nội đã bị mất trộm nhiều cổ vật quý. Trước tình hình này, tác giả đã nêu ra một số biện pháp quản lý cổ vật của nhà nước phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan (Công an, Tòa án, Viện kiểm sát, Hải quan, Văn hóa, Tài chính) về việc quản lý cổ vật, các cơ sở văn hóa thông tin, các tỉnh, thành phố phải lập một ban giám định cổ vật. Ngành văn hóa cần có kinh phí hoạt động thường xuyên cho việc giám định cổ vật
233. NGUYỄN THỊ DƠN. Những di tích kiến trúc và di vật thời Lê phát hiện tại hồ Ngọc Khánh - Hà Nội năm 1983 / Nguyễn Thị Dơn // Khảo cổ học. - 1998. - Số 4. - Tr. 86-92
Năm 1983 trong khi thi công hồ Ngọc Khánh (Ba Đình - Hà Nội) đã phát hiện được di tích kiến trúc và sưu tập di vật bằng sắt. Nghiên cứu cho thấy các di tích và sưu tập di vật bằng sắt này thuộc thời Lê. Khu vực Ngọc Khánh, Giảng Võ hiện nay chính là trường đấu võ, trường bắn thời Lê
234. NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG. Kết quả phân tích bào tử phấn hoa di chỉ Đình Tràng (Hà Nội) / Nguyễn Thị Mai Hương, Phạm Văn Hải // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1999. - 2000. - Tr. 194-197
Kết quả phân tích bào tử phấn hoa di chỉ Đình Tràng (Hà Nội) khai quật tháng 12 năm 1998. Mẫu đất thu được ở phía tây hố khai quật, khoảng cách thu mẫu là 20 cm, tổng số mẫu thu được là 10 mẫu (kèm bảng thống kê sự phân bố của bào tử phấn hoa trong các lớp văn hoá). Sau khi thống kê, phân tích tác giả đưa ra một số nhận xét sơ bộ: Nhìn chung bào tử phấn hoa thu được của các loài thực vật nhiệt đới, thích hợp với điều kiện khí hậu nóng, ẩm; Sự phân bố khá đồng đều của bào tử phấn hoa trong các lớp văn hoá cho thấy ở đây không có sự biến động lớn về khí hậu
235. NGUYỄN THỊ MINH LÝ. Chuông đồng thời Tây Sơn ở Hà Nội và vùng phụ cận : LA PTS Khoa học Lịch sử : 5.03.08 / Nguyễn Thị Minh Lý. - H. : Knxb., 1996. - 301tr ; 30cm + 1 tóm tắt
Thư mục cuối chính văn
Nghiên cứu chuông đồng thời Tây Sơn ở Hà Nội và vùng phụ cận; xác định đặc trưng cơ bản của chuông đồng thời Tây Sơn, góp phần vào công tác giám định cổ vật; Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, kỹ thuật qua chuông Tây Sơn
236. NGUYỄN THỊ MINH LÝ. Những quả chuông Tây Sơn mới được phát hiện ở Hà Nội và vùng lân cận / Nguyễn Thị Minh Lý // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995. - 1996. - Tr. 321-322
Bài viết thông báo những quả chuông Tây Sơn mới được phát hiện ở Hà Nội và các vùng phụ cận. Chuông chùa Tương Mai có tên chữ là Linh Ứng Tự ở số nhà 23, Trương Định, Hà Nội. Chuông chùa Diên Khánh ở thôn La Khê, ngoại vi thị xã Hà Đông. Chuông được đúc vào ngày 9 tháng 4 năm 1794 (Cảnh Thịnh thứ hai). Chuông chùa Phổ Minh, ở thôn Tức Mặc - Nam Định, chuông đúc ngày tốt cuối thu năm Bính Thìn, Cảnh Thịnh thứ 4 (1796)
237. NGUYỄN THỊ NGUYỆT. Gia phả họ Nguyễn làng Phú Gia, Thăng Long / Nguyễn Thị Nguyệt dịch. - H. : Viện Nghiên cứu Hán Nôm ; 29 cm
Tài liệu dịch, do cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm thực hiện
Q.2. - 2004. - 13 tr., có chữ Hán
Giới thiệu phần phiên âm, dịch nghĩa gia phả họ Nguyễn ở làng Phú Gia, Thăng Long, Q. 2 này giới thiệu tên tuổi, thế thứ của 14 đời trong họ
238. NGUYỄN THUÝ NGA. Tài liệu địa chí cổ với việc nghiên cứu Thăng Long - Hà Nội / Nguyễn Thuý Nga // Tạp chí Hán Nôm. - 2005. - Số 2 (69). - Tr. 31-42
Giới thiệu nguồn tài liệu và giá trị của địa chí cổ đối với việc nghiên cứu Thăng Long - Hà Nội. Mảng tài liệu này có giá trị trong việc nghiên cứu địa lý lịch sử, về các phố phường và cửa Ô Hà Nội xưa, về Hoàng thành Thăng Long, về các di tích lịch sử văn hoá
239. NGUYỄN THỪA HỶ. Kết cấu cư dân-Xã hội đô thị của Thăng Long-Hà Nội thế kỷ XVII, XVIII, XIX // Xã hội học. - Số 3. - Tr. 66-76
Tổng quan nghiên cứu lịch sử về kết cấu cư dân - xã hội đô thị của Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII, XVIII, XIX
240. NGUYỄN THỪA HỶ. Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII - XVIII - XIX : Luận án PTS Sử học / Nguyễn Thừa Hỷ. - H. : Knxb., 1983. - 259tr ; 32cm + 1 b. tóm tắt
Thư mục cuối chính văn
Diện mạo của Thăng Long - Hà Nội qua các thế kỷ XVII, XVIII, XIX. Kết cấu kinh tế - xã hội của Thăng Long - Hà Nội trong các thế kỷ 17, 18, 19. Kinh tế công thương nghiệp dân gian của Thăng Long - Hà Nội thế kỷ 17-19. Nhà nước phong kiến với kinh tế - xã hội của Thăng Long - Hà Nội thế kỷ 17-19
241. NGUYỄN THỪA HỶ. Thăng Long Hà Nội thế kỷ XVII-XVIII-XIX / Nguyễn Thừa Hỷ. - H. : Hội Sử học Việt Nam, 1993. - 372 tr.+ 20 phụ bản tranh ; 19 cm
Nghiên cứu toàn diện về kinh tế, chính trị và xã hội của Thăng Long Hà Nội xưa, góp phần tạo dựng lại lịch sử của chính bản thân nó và cũng để hiểu thêm về cấu trúc đô thị trong những thế kỷ qua
242. NGUYỄN THỪA HỶ. Về phức hợp thành Thăng Long / Nguyễn Thừa Hỷ // Nghiên cứu lịch sử. - 2005. - Số 2. - Tr. 16-22
Nghiên cứu lịch sử về phức hợp thành Thăng Long trong lịch sử 1000 năm qua
243. NGUYỄN TIẾN DĨNH. Hà Nội sau 3 năm thực hiện chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp ngoại thành theo Luật / Nguyễn Tiến Dĩnh // Quản lý Nhà nước. - 2001. - Số 5. - Tr. 32
Đánh giá kết quả thực hiện công tác chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp ngoại thành của Tp. Hà Nội theo luật hợp tác xã, những kết quả đáng khích lệ và những tồn tại cần khắc phục
244. NGUYỄN TIẾN ĐÔNG. Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, những mạch ngầm khảo cổ / Nguyễn Tiến Đông // Toàn cảnh sự kiện - dư luận. - 2005. - Số 174. - Tr. 24-25
Sơ lược về hoạt động khai quật khảo cổ học trên đất Thăng Long Hà Nội trong thời gian qua, tác giả khẳng định Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, những mạch ngầm khảo cổ là cơ sở để hiểu thêm về lịch sử Hà Nội xưa
245. NGUYỄN TOẠI. Bàn về mấy bản đồ xưa in trong 'Việt sử tân biên' / Nguyễn Toại // Bách khoa. - 1959. - Số 69. - Tr. 27-32
Nêu một số điểm hoài nghi mang tính sử liệu về những tấm bản đồ về Phượng thành, Thăng Long và Phủ Trịnh vương in trong cuốn sách 'Việt sử tân biên'
246. NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ. Tự nhiên như người Hà Nội / Nguyễn Trương Quý. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Trẻ, 2004. - 179tr. ; 20cm
Một số tiểu luận của tác giả giới thiệu nhiều nét điển hình về văn hoá, lối sống của người Hà Nội xưa và nay
247. NGUYỄN VĂN CHIẾN. Những hiện vật mới phát hiện ở Am thờ Pháp Vũ (Chùa Dâu) / Nguyễn Văn Chiến // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995. - 1996. - Tr. 203-205
Chùa Dâu (Phúc Khê) nay là làng Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Theo truyền thuyết am, chùa được dựng vào thời Lý. Ngày 11/8/1995 ban di tích tiến hành tu bổ, am, chùa. Sau khi dỡ tường hư hỏng và chặt những cây rễ bám kín, đã phát hiện được một số hiện vật chôn phía dưới bục thờ trong am gồm: 3 chĩnh sành nâu, 1 tấm bia đá. Qua nghiên cứu hoạ tiết hoa văn và phong cách nghệ thuật, tác giả khẳng định chúng có niên đại năm 1195
248. NGUYỄN VĂN CHÍNH. Về vấn đề 'chợ lao động' ở Hà Nội / Nguyễn Văn Chính // Xã hội học. - 1996. - Số 2. - Tr. 58-69
Nghiên cứu xã hội về người lao động tự do ở Hà Nội: tiềm năng, nhu cầu, giải pháp
249. NGUYỄN VĂN HÙNG. Những di vật thời Tây Sơn ở Hà Nội (tượng, bia đá, sắc phong) : Luận án PTS Khảo cổ học : 5.03.08 / Nguyễn Văn Hùng. - H. : Knxb., 1996. - 135tr : hình vẽ ; 32cm + 1 bản tóm tắt
Thư mục cuối chính văn. - Phụ lục cuối sách
Phân loại, mô tả và nhận xét về 3 nhóm di vật thời Tây Sơn như : tượng, bia đá, sắc phong nhằm tìm hiểu đặc trưng, bước đầu lý giải tính phát triển tất yếu và tính kế thừa có quy luật của chúng
250. NGUYỄN VĂN PHÚC. Nghiên cứu ghềnh cạn trên các sông miền Bắc để phục vụ vận tải thuỷ : Luận án PTS khoa học kĩ thuật : 2.06.09 / Nguyễn Văn Phúc. - H. : Knxb., 1991. - 131tr ; 32cm + 1btt
Thư mục cuối chính văn
Tình trạng 5 tuyến vận tải thuỷ từ Hà Nội tới cảng Hải Phòng, Nam Định, Việt trì, Hoà Bình, đường bắc nam. Nguyên nhân hình thành, cách phân loại, đặc điểm biến dạng của các loại ghềnh cạn. Phương pháp chỉnh trị các loại ghềnh cạn
251. NGUYỄN VĂN THÀNH. Những con dấu họ Công Tính tại thôn Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai - Hà Nội : Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002 / Nguyễn Văn Thành // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002. - 2003. - Tr. 768-771
Họ Công Tính là họ của vua nhà Nguyễn. Theo bản danh sách họ Công Tính được công nhận ngày 16 - 9 - 1802 thì tổng số có 581 thành viên. Người được công nhận Công Tính được miễn trừ sưu thuế, không phải phu phen tạp dịch, không phải đi lính. Năm nào họ Công Tính cũng phải kê khai số thành viên của mình lập thành hai bản: một bản nộp vào phủ Tôn Nhân ở Huế, một bản sau khi vị quan ký đóng dấu, đưa trả lại được lưu giữ ở dòng họ. Các con dấu này đóng bằng mực đen và là một kiểu dấu đặc biệt
252. NGUYỄN VĂN THẢO. Dịch vụ hành chính công - qua thử nghiệm ở thành phố Hà Nội / Nguyễn Văn Thảo // Tạp chí Cộng sản. - Số 18. - Tr. 37-41
Đánh giá hiệu quả của dịch vụ hành chính công qua thời gian thực hiện thử nghiệm ở Tp. Hà Nội
253. NGUYỄN VĂN TỐ. Những tên thành Hà Nội từ xưa đến nay / Nguyễn Văn Tố // Tri tân. - Số 116. - Tr. 4
Giới thiệu sự thay đổi tên thành Hà Nội từ xưa đến nay: Long Biên, Thăng Long, Đông Quan, Phụng Thiên, Trung Đô, Đông Đô, Sơn Nam thừa tuyên, Sơn Nam xứ. Đời Tây Sơn gọi là Bắc Thành, Sơn Nam thượng trấn và hạ trấn
254. NGUYỄN VĂN TRUYỀN. Hà Nội thực hiện nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân / Nguyễn Văn Truyền // Công tác khoa giáo. - 1998. - Số 12. - Tr. 12-13
Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của người dân luôn được Đảng và nhà nước quan tâm, việc Nghị quyết Trung ương 4 ra đời đã khẳng định rõ điều đó. Bài viết tổng kết lại việc thực hiện một cách hiệu quả nghị quyết Trung ương 4 trong việc chăm lo sức khoẻ của nhân dân của các cấp, các ngành ở Hà Nội
255. NGUYỄN VĂN UẨN. Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20 / Nguyễn Văn Uẩn. - H. : Nxb. Hà Nội ; 21cm
T.1. - 1995. - 941tr: chân dung
Vị trí địa lý và quá trình thay đổi của các khu vực trong nội thành Hà Nội, như Thành Hà Nội; Cửa Tây: Tổng nội và khu vực Hồ Tây v.v.
256. NGUYỄN VĂN UẨN. Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20 / Nguyễn Văn Uẩn. - H. : Nxb. Hà Nội ; 21cm
T.3. - 1995. - 807tr: sơ đồ
Vị trí địa lý và quá trình đổi thay của các khu vực trong nội thành Hà Nội
257. NGUYỄN VĂN UẨN. Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX / Nguyễn Văn Uẩn // Thông tin Khoa học xã hội. - 1996. - Số 7. - Tr. 60-61
Tổng quan về tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX
258. NGUYỄN VĂN UẨN. Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX / Nguyễn Văn Uẩn. - H. : Nxb. Hà Nội ; 21 cm
T.2. - 1995. - 936 tr: sơ đồ
Giới thiệu địa lý và quá trình thay đổi địa danh của Hà Nội ở khu phố Cửa Đông, dọc hai bên con đê cũ và khu vực cửa Đông giáp bờ sông Hồng
259. NGUYỄN VIẾT CHỨC. Đôi điều suy nghĩ về công tác nghiên cứu khảo cổ học ở thủ đô // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000. - 2001. - Tr. 12-13
Tác giả đánh giá công tác khảo cổ học của thủ đô Hà Nội, nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Trong giai đoạn 1998 - 2000 sở văn hóa thông tin Hà Nội đã bắt đầu tu bổ và tôn tạo một số di tích ở Hà Nội: xây dựng khu thái học, di tích tượng vua Lê, di tích nhà tù Hoả Lò, di tích Thăng Long tứ trấn. Đặc biệt tôn tạo 3 di tích Đoan Môn, Bắc Môn và Hậu Lâu. Tác giả cũng cho rằng cần lập ngay quy hoạch tổng thể khảo cổ học đô thị Hà Nội. Khảo cổ học đô thị Hà Nội cần được tiến hành trong sự phối hợp của nhiều chuyên gia đa ngành mới thu được những kết quả như mong muốn
260. NGUYỄN VIẾT CHỨC. Những giá trị lịch sử văn hoá 1000 năm Thăng Long Hà Nội / B.s: Nguyễn Viết Chức (ch.b), Huỳnh Khái Vinh, Đỗ Huy. - H. : Chính trị Quốc gia, 2002. - 301tr ; 21cm
Thư mục: tr. 294-297
Cơ sở lý luận và cách tiếp cận giá trị lịch sử, văn hoá Thăng Long Hà Nội, giá trị lịch sử qua các thời kì. Tình trạng khôi phục, giữ gìn và phát triển giá trị lịch sử văn hoá trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô
261. NGUYỄN VINH PHÚC. Các cửa ô ở Hà Nội / Nguyễn Vinh Phúc // Nghiên cứu Lịch sử. - 1975. - Số 160. - Tr. 60-65
Trên cơ sở các sách cổ như: 'Đại Việt sử ký toàn thư', 'Thượng kinh ký sự',... bài viết giải thích các từ: ô, cửa ô, và giới thiệu lai lịch các cửa ô ở Hà Nội: Ô Quan Chưởng, Ô Cầu Dền, Yên Hoà, Nhân Hoà v.v.
262. NGUYỄN VINH PHÚC. Có một trận Bình Lỗ / Nguyễn Vinh Phúc // Nghiên cứu Lịch sử. - 1981. - Số 2 (197). - Tr. 34-37
Sau khi điểm những ý kiến khác nhau về từ "Bình Lỗ" được ghi trong 'Hịch tướng sĩ' và trong lời giối giăng của Trần Hưng Đạo; khảo cứu qua các sách 'Đại Việt sử ký toàn thư', 'Cương mục', 'Việt điện u linh', 'Lĩnh Nam chích quái', bài viết nhận định: có một vùng đất tên là Bình Lỗ, đó là một hương, nơi đây từng có một cửa ải đã cho 1 con sông và 1 quận mượn tên. Bình Lỗ chỉ có thể là khu vực nằm giữa sông cầu và sông Cà Lồ mà trung tâm là các làng Vệ Linh, Vệ Sơn, nay thuộc xã Phù Linh và xã Tân Minh huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội. Bài viết tham khảo sử Việt Nam, sử Trung Quốc và các truyền thuyết lịch sử, qua đó cho thấy Hầu Nhân Bảo đã từng đóng quân ở vùng đất nay là huyện Đa Phúc mà xưa là Bình Lỗ. Lại khảo cứu qua các sách sử Trung Quốc, Việt Nam để tìm hiểu về vấn đề đường qua Cao Bằng - Bắc Cạn - Thái Nguyên có phải là tuyến hành quân của giặc Tống không? Bài viết đi đến nhận định: dù sao thì vào năm 981, cùng với trận Bạch Đằng và trận Chi Lăng, có thêm một trận ở Bình Lỗ
263. NGUYỄN VINH PHÚC. Một lệnh chỉ của chúa Trịnh quan tâm đến một khúc sông cạn và một thửa ao / Nguyễn Vinh Phúc // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998. - 1999. - Tr. 368-369
Gần đây khi khảo sát ở làng Bái Ân, nay thuộc thị trấn Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, tác giả đã được các vị trong ban quản lý di tích địa phương cho xem một lệnh chỉ được viết trên giấy lệnh, chữ kiểu lệ thư. Bản Lệnh này cung cấp một số tư liệu cho việc nghiên cứu vùng ven Hồ Tây. Bản lệnh chỉ được viết ngày 23 tháng 9 năm Cảnh Hưng thứ 8 (1747)
264. NGUYỄN VINH PHÚC. 1000 năm Thăng Long Hà Nội / Nguyễn Vinh Phúc. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Trẻ, 2009. - 1065tr., 8tr. ảnh ; 24cm
Những giải đáp, kiến thức về Hà Nội nghìn năm văn vật với các chuyên mục: lịch sử, kinh tế, hành chính cư dân, văn hoá, giáo dục, sự kiện, v.v.
265. NGUYỄN VINH PHÚC. Nhà thờ của một dòng họ có lịch sử lâu đời tại làng Vân Điềm, huyện Đông Anh (Hà Nội) / Nguyễn Vinh Phúc // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1992. - 1993. - Tr. 254-255
Làng Vân Điềm (tên Nôm là Kẻ Đóm) có dòng họ Nguyễn có lịch sử lâu đời, vốn là dòng họ vua nhà Lý. Nhà thờ họ có từ nửa đầu thế kỷ 17. Các di vật gồm: 1 án gian cao, điêu khắc đẹp, 8 ngai thờ, 4 bức đại tự, 22 đôi câu đối, 6 cây đèn gỗ sơn son thếp vàng có dòng chữ "Sắc tứ Đệ nhị giáp Tiến sĩ" và "sắc tứ Đệ tam giáp Tiến sĩ", 3 bia đá trong đó có 1 bia tứ diện ghi thế hệ 13 đời nối tiếp nhau
266. NGUYỄN VINH PHÚC. Từ văn liệu có thể biết đôi điều cụ thể về toà thành Thăng Long thời Lê / Nguyễn Vinh Phúc // Khảo cổ học. - 2004. - Số 4. - Tr. 57-61
Căn cứ trên các tư liệu thành văn và các tư liệu hữu quan, tác giả có thể biết đôi điều cụ thể về toà thành Thăng Long thời Lê, từ vị trí đến quy mô theo hướng tiếp cận mới là dựa vào văn liệu: các tập thơ văn, minh văn và bi ký
267. NGUYỄN VINH PHÚC. Về lộ trình dời đô của Lý Thái Tổ / Nguyễn Vinh Phúc // Khảo cổ học. - 2000. - Số 4. - Tr. 142-144
Từ những ghi chép về lịch sử và nghiên cứu các sông ngòi thuộc châu thổ sông Hồng, tác giả cho rằng lộ trình dời đô của Lý Thái Tổ từ Hoa Lư đến Thăng Long bằng đường sông, từ sông Hoàng Long qua sông Đáy, sông Châu đến sông Hồng
268. NGUYỄN VINH PHÚC. Về những công trình vốn có trong thành cổ Hà Nội mà nay không còn tồn tại / Nguyễn Vinh Phúc // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002. - 2003. - Tr. 606-612
Trong thành cổ Hà Nội ngày nay chỉ còn lại 5 di tích: Cột Cờ, Đoan Môn, Thềm điện Kính Thiên, Hậu Lâu và Cửa Bắc. Thực ra trong thành cổ Hà Nội vốn có nhiều công trình mà theo thời gian và lịch sử đã không còn tồn tại. Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc đã nghiên cứu kỹ lưỡng thành cổ, trên cơ sở đó đưa ra một biện pháp bảo tồn và phục dựng lại theo tỷ lệ thu nhỏ với tất cả các cơ sở hạ tầng và các công trình vốn có của thành cổ Hà Nội
269. NGUYỄN VĨNH PHÚC. Đường phố Hà Nội / Nguyễn Vĩnh Phúc, Trần Huy Bá. - H. : Nxb. Hà Nội, 1979. - 539 tr. ; 19 cm
Giới thiệu lịch sử đường phố Hà Nội trong quá khứ và hiện tại, tên phố và những truyền thuyết gắn liền với chúng
270. NHẬT TÂN. Hà Nội sau 5 năm xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ cơ sở / Nhật Tân // Tạp chí Cộng sản. - 2003. - Số 32. - Tr. 46-50
Nhìn lại kết quả 5 năm xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở Hà Nội, thành tựu và những bài học kinh nghiệm
271. Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1999 / Hà Văn Tấn, Phạm Lý Hương. - H. : Khoa học xã hội, 2000. - 824tr : ảnh ; 27cm
Tập hợp 403 báo cáo khoa học được trình bày tại Hội nghị thông báo khảo cổ học lần thứ 34 năm 1999 của Viện Khảo cổ học, giới thiệu những phát hiện mới về khảo cổ học ở Hà Nội, Thanh Hoá về thời đại đá, thời đại kim khí, Chămpa-Óceo-Phù Nam
272. NICOLAS, RAOUL. Réquisitoires : Cours Criminelle de Hanoi, Juin 1940 - Mars 1941. Discours prononcés à l'occasion de l'installation de magistrats / Raoul Nicolas. - H. : Impr. G. Taupin et Cie, 1941. - 46p. ; 23cm
Các văn bản buộc tội tại Toà hình sự Hà Nội, từ tháng 6/1940 đến 3/1941: Vụ cô Cúc giết quan huyện Trường ở Bắc Giang (7/11/1938); Vụ Lenormand can tội lừa đảo, làm hàng giả và sử dụng hàng giả, với việc thành lập công ty "Xưởng cao su Đông Dương" (25/4/1938). Các diễn văn đọc trong dịp bổ nhiệm các viên chức toà án năm 1941
273. PAPIN, PHILIPPE. Histoire de Hanoi / Philippe Papin. - S.l : Fayard, c'2001. - 404tr: minh hoạ, bản đồ ; 23cm
Thư mục cuối chính văn. - Index
Nghiên cứu lịch sử Hà Nội từ thời đồ đá, thời Âu Lạc, sang thời Bắc thuộc, tới khi Việt Nam giành được độc lập cho đến khi người Pháp biến Việt Nam thành thuộc địa và trong thời kì hiện nay khi người Pháp rồi người Mỹ rút đi
274. PAUL POZY. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho bò sữa quanh Hà Nội / Paul Pozy, Vũ Thị Cương, Lê Văn Ban, Đoàn Thị Khang // Tạp chí Chăn nuôi. - 2001. - Số 7 (41). - Tr. 4
Công trình khoa học phối hợp nghiên cứu giữa người Việt Nam và người Hà Lan, đánh giá về tiềm năng thức ăn cho bò sữa ở quanh Hà Nội
275. PHẠM DUY HIỂN. Hà Nội bị ô nhiễm nhiều hơn về mùa đông / Phạm Duy Hiển // Tia sáng. - 2006. - Số 1. - Tr. 22-23
Phân tích điều kiện tự nhiên và xã hội của Hà Nội, từ đó lý giải vì sao Hà Nội bị ô nhiễm nhiều hơn về mùa đông
276. PHẠM HÂN. Mạng lưới đầm ao ở khu Ngọc Hà - Liễu Giai / Phạm Hân // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1991. - 1992. - Tr. 215
Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: năm Đại Định thứ 7 (1165) vua Lý Anh Tông cho đóng thuyền lớn trong cung nội. Năm 1956 nhân dân Ngọc Hà - Liễu Giai đã đào được con thuyền rồng sơn son thếp vàng bị vùi lấp trong bùn. Đó là những bằng chứng chứng minh vùng Ngọc Hà - Liễu Giai không thể là di chỉ của Cấm thành Thăng Long thời Lý - Trần
277. PHẠM HÂN. Tìm lại dấu vết thành Thăng Long / Phạm Hân. - H. : Văn hoá thông tin, 2003. - 199 tr. ; 19 cm
Tiếp thu kết quả nghiên cứu của những người đi trước, tác giả cuốn sách đã dẫn thư tịch xưa để tìm hiểu và lý giải về thành Thăng Long trong diễn trình lịch sử Lý - Trần - Lê - Nguyễn, theo chiều xuôi dòng lịch sử. Đồng thời ông cũng xuất phát từ Hà Nội hôm nay lần ngược dòng lịch sử lên thời Nguyễn - Lê - Trần - Lý
278. PHẠM LÝ HƯƠNG. Hoạt động khảo cổ học năm 1995 / Phạm Lý Hương // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995. - Số 1996. - Tr. 5-12
Tổng quan về hoạt động khảo cổ học năm 1995, có hơn 300 bài viết gửi đến Hội nghị, nội dung đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau của khảo cổ học: điều tra, điền dã, thám sát và khai quật lớn, khai quật nhỏ v.v.
279. PHẠM LÝ HƯƠNG. Hoạt động khảo cổ học năm 1998 : Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998 / Phạm Lý Hương // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998. - 1999. - Tr. 5-13
Nội dung bài viết thông báo kết quả hoạt động khảo cổ học năm 1998, chủ yếu về vấn đề điều tra cơ bản khảo cổ học. Đã điều tra công trình thủy điện Ta Bú, Sơn La, điều tra cơ bản thời đại đá và kim khí các tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Lao Cai, Trường Sa, Tây Nguyên - Nam Bộ. Ngoài ra còn có nhiều hoạt động khảo cổ học khác nữa
280. PHẠM MINH HUYỀN. Khai quật Bãi Mèn (12/1997) : Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998 / Phạm Minh Huyền, Lại Văn Tới, Nguyễn Văn Hùng // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998. - 1999
Nội dung bài viết thông báo về kết quả khai quật Bãi Mèn, Hà Nội năm 1997. Diện tích hố khai quật 18m2. Tầng văn hóa có hai lớp, hiện vật thu được gồm các công cụ đá, một số mảnh gốm vỡ, một số đồ đồng, đồ sắt, đồ thủy tinh. Căn cứ trên hiện vật thu được, khẳng định hai lớp văn hoá này cách nhau khá xa, khoảng 2000 năm
281. PHẠM MINH HUYỀN. Khai quật Đồng Vông (12/1997) / Phạm Minh Huyền, Lại Văn Tới, Nguyễn Văn Hùng // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998. - 1999. - Tr. 203-206
Nội dung bài viết chủ yếu thông báo về kết quả khai quật di tích Đồng Vông tháng 12 năm 1997. Diện tích khai quật 10,5m2, tầng văn hóa dày 60 - 100 cm. Phát hiện một mộ táng ở độ sâu 125cm. Hiện vật thu được gồm đồ đá, đồ gốm, đồ đồng (có mũi tên đồng 3 cạnh là hiện vật của văn hóa Đông Sơn). Đây là những hiện vật rất đặc trưng cho giai đoạn đồ đồng sớm ở nước ta. Nội dung văn hóa vật chất trong hố khai quật Đồng Vông lần này khá giống với lớp văn hóa dưới của di chỉ Bãi Mèn
282. PHẠM NHƯ HỒ. Phát hiện khảo cổ học trên đất Vĩnh Ngọc, Đông Anh (Hà Nội) / Phạm Như Hồ // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1993. - 1994. - Tr. 268
Trong khi đào giếng nhân dân thôn Vĩnh Ngọc đã phát hiện được 1 khẩu giếng cùng rất nhiều hiện vật. Đây là 1 khẩu giếng cổ với kỹ thuật đúc những khuôn gốm hình trụ (cao 80cm, dày 3 - 5cm) rồi xếp xuống tạo thành một khẩu giếng gốm sâu 5 - 6m, đường kính miệng từ 1 - 1,2m. Xem xét và đối chiếu với những hiện vật xung quanh cho thấy đây là một khẩu giếng có niên đại từ thời An Dương Vương
283. PHẠM QUỐC ÂN. Khảo cổ học Quần Ngựa góp phần nhận thức di tích khảo cổ học tại nhà Quốc hội và hội trường Ba Đình (mới) / Phạm Quốc Ân // Khảo cổ học. - 2004. - Số 4. - Tr. 62-70
Khảo cổ học Quần Ngựa góp phần nhận thức di tích khảo cổ học tại nhà Quốc hội và hội trường Ba Đình. Đây là khu vực có nhiều hiện vật và nhiều lớp văn hoá cần phải nghiên cứu sâu rộng mới có thể có được kết luận thuyết phục
284. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC. Bàn về sự thoả mãn công việc của người lao động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội / Phạm Thị Bích Ngọc // Tạp chí Lao động và Xã hội. - 2006. - Số 294. - Tr. 27-29
Nghiên cứu xã hội học về tâm lý người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa về vấn đề việc làm và thu nhập
285. PHẠM THỊ THOA. Thử tìm hiểu địa danh "Binh Hiệp" / Phạm Thị Thoa // Tạp chí Hán Nôm. - 1990. - Số 2 (9). - Tr. 42-43
Tìm hiểu về một địa danh cổ đã được sử sách ghi chép 'Binh Hiệp', bài viết căn cứ vào bia, chuông, thần phả, ngọc phả của xã Tam Hiệp nơi dựng tấm bia có địa danh 'Binh Hiệp' và những vùng phụ cận, cho thấy: những địa danh được khắc trên bia, chuông đều là tên thôn, xã của 2 tổng Thượng Hiệp và Hạ Hiệp ở đời Lê. Qua quá trình biến đổi hành chính, huyện Binh Hiệp thời Lý, hay thôn Binh Hiệp thời Trần đến nay là vùng đất có các xã: Tam Hiệp, Tam Thuấn, Hiệp Thuận, Liên Hiệp, thuộc huyện Phúc Thọ ngoại thành Hà Nội
286. PHẠM THÚY HƯƠNG. Transition de la nuptialité au Viet-nam le cas du delta du pleuve Rouge : Luận án TS nhân khẩu học / Phạm Thúy Hương. - Paris : Knxb., 1998. - 313tr ; 32cm + 1 bản tóm tắt
Chính văn bằng tiếng Pháp
Quan sát và giải thích các hành vi của hôn nhân từ năm 1960. Khi ở miền Bắc Việt Nam có luật hôn nhân và gia đình. Phạm vi nghiên cứu, khảo sát giới hạn ở vùng đồng bằng sông Hồng cụ thể là các tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Hà, Ninh Bình, Hà Tây, Thái Bình, Hải Hưng. Trọng tâm của nghiên cứu là về kết hôn
287. PHẠM VĂN GIÁP. Đổi mới kinh tế - xã hội quận Thanh Xuân sau 6 năm thành lập / Phạm Văn Giáp // Quản lý Nhà nước. - Số 5 (88). - Tr. 32-36
Tác giả nêu lên những chuyển biến quan trọng trong cơ cấu kinh tế - xã hội, công tác thu chi ngân sách, đầu tư, xây dựng và quản lý đô thị, hoạt động văn hóa - xã hội ở quận Thanh Xuân sau 6 năm thành lập. Qua đó, quận đang có những giải pháp thiết thực để thúc đẩy phát triển trong thời gian tới nhằm đẩy mạnh tăng trưởng, thực hiện các mục tiêu đã đề ra
288. PHẠM VĂN HÀ. Tư liệu lịch sử Thăng Long - Hà Nội / B.s.: Phạm Văn Hà (ch.b.), Nguyễn Văn Đằng, Nguyễn Bạch Ngọc. - H. : Nxb. Hà Nội, 2005. - 137tr. ; 24cm
ĐTTS ghi: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
Tổng quan lịch sử Hà Nội từ cội nguồn đến ngày nay: Hà Nội trước khi Lí Công Uẩn định đô, các di tích và nhân vật lịch sử, Thăng Long thời Lí, thời Trần, Thăng Long thế kỉ XV-XVIII và Hà Nội từ năm 1802 đến nay
289. PHẠM VĂN SƠN. Từ Mê Linh đến Thăng Long / Phạm Văn Sơn // Văn hoá nguyệt san. - 1966. - Số 2-3. - Tr. 281-289
Dựa trên cơ sở của 'Việt sử lược', tác giả đã khai thác mọi sự thay đổi từ nhà nước Văn Lang đóng đô tại Mê Linh đến Thăng Long ngày nay. Từ vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao dịch thương mại, đến vai trò trọng yếu trong quân sự, chính trị, nên An Dương Vương đóng đô ở Phong Khê
290. PHẠM VĂN TÌNH. Đường và phố Hà Nội đặc thù giá trị ngôn ngữ và văn hóa / Phạm Văn Tình // Văn hoá nghệ thuật. - 2000. - Số 9 (195). - Tr. 33-36
Tìm hiểu về giá trị ngôn ngữ, văn hoá của các con đường và tên phố ở Hà Nội
291. PHẠM XANH. Hà Nội trong tiến trình lịch sử tư tưởng nước nhà 30 năm đầu thế kỷ XX / Phạm Xanh // Tạp chí Lịch sử Đảng. - 2005. - Số 10. - Tr. 12-16
Vai trò đi đầu của Hà Nội trong việc tiếp nhận và truyền bá khắp trong cả nước tư tưởng dân chủ tư sản đủ màu sắc và tư tưởng cộng sản chủ nghĩa trong 30 năm đầu của thế kỷ XX. Đồng thời thủ đô Hà Nội cũng chứng kiến sự bất lực của hệ tư tưởng tư sản và sự thắng lợi của hệ tư tưởng cộng sản trong nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ đất nước
292. PHẠM XUÂN SƠN. Giải phóng mặt bằng ở Hà Nội-những khó khăn và giải pháp / Phạm Xuân Sơn // Tạp chí Thông tin kinh tế. - 2000. - Số 8 (198). - Tr. 4
Trong xu thế đổi mới, Hà Nội đã và đang có những dự án xây dựng lớn để phục vụ sự phát triển kinh tế, xã hội, nhưng hầu hết các dự án đều gặp khó khăn về vấn đề giải phóng mặt bằng, bài viết nêu kiến nghị và giải pháp
293. PHẠM XUÂN SƠN. Hà Nội hướng tới một thành phố có môi trường bền vững / Phạm Xuân Sơn // Nghiên cứu Lý luận. - Số 10
Vấn đề môi trường là vấn đề toàn cầu, trong xu thế phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước, Hà Nội cần phải xây dựng môi trường bền vững để đảm bảo cuộc sống xanh, sạch đẹp cho người dân và toàn xã hội
294. PHAN HỒNG SƠN. Đảng bộ quận Đống Đa với việc nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở / Phan Hồng Sơn // Quản lý Nhà nước. - Số 6 (89). - Tr. 35-38
Tác giả điểm qua những kết quả đạt được trong công tác lãnh đạo xây dựng chính quyền cơ sở ở quận Đống Đa thời gian qua, rút ra một số bài học kinh nghiệm thiết thực và nêu lên những vấn đề cần tiếp tục nâng cao để cải tiến chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở
295. PHAN HUY LÊ. Địa bạ cổ Hà Nội / Phan Huy Lê // Nghiên cứu lịch sử. - 1996. - Số 2. - Tr. 33-43
Tác giả chọn địa bạ ở huyện Thọ Xương làm đối tượng nghiên cứu để đi đến kết luận rằng địa bạ không chỉ là nguồn tư liệu có giá trị để nghiên cứu lịch sử nông thôn mà còn là một nguồn tư liệu quý để nghiên cứu về lịch sử thành thị Việt Nam. Địa bạ của các đô thị cung cấp nhiều tư liệu để nghiên cứu quá trình đô thị hoá, kết cấu cư dân và kinh tế - xã hội, tổ chức hành chính và nhiều mặt của văn hoá đô thị
296. PHAN HUY LÊ. Địa bạ cổ Hà Nội : Huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận / Chủ biên: Phan Huy Lê; Dịch và hiệu đính: Vũ Văn Quân, Nguyễn Ngọc Phúc, Vũ Văn Sạch, Nguyễn Duy Điệp. - H. : Nxb. Hà Nội ; 27 cm
Kỷ niệm 995 năm Thăng Long - Hà Nội
T.3: Bản dịch tiếng Việt. - 2005. - 810 tr
Dịch giới thiệu sưu tập địa bạ cổ Hà Nội (chủ yếu ở Thọ Xương, Vĩnh Thuận), khẳng định giá trị của những tư liệu này trong lịch sử. Địa bạ là văn bản chính thức về địa giới cùng diện tích và các loại hình sở hữu ruộng đất của làng xã, được lập trên sự khám đạc và xác nhận của chính quyền, dùng làm cơ sở cho việc quản lý ruộng đất và thu tô thuế của nhà nước
297. PHAN HUY LÊ. Vị trí khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu trong cấu trúc Thành Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử / Phan Huy Lê // Khảo cổ học. - 2006. - Số 1. - Tr. 5-28
Bài viết nghiên cứu về cấu trúc thành Thăng Long qua các thời kỳ lịch sử, để góp phần xác định vị trí của khu di tích Hoàng thành Thăng Long mới được giới khảo cổ phát hiện ở 18 Hoàng Diệu. Nội dung bài viết gồm các phần: Thành Thăng Long thời Lý - Trần - Minh; Thành Thăng Long - Đông Kinh thời Lê sơ - Mạc - Lê Trung hưng; vị trí và giá trị
298. PHAN PHƯƠNG THẢO. Bản đồ cổ Hà Nội và vùng phụ cận = Cartes anciennes de Hanoi et des environs / Phan Phương Thảo, Philipe Le Failler. - H. : Thế giới, 2008. - 79tr. ; 27x23cm
Giới thiệu tập sách ảnh về bản đồ cổ Hà Nội và các vùng phụ cận
299. PHAN QUỐC THẮNG. Chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp và quá trình đô thị hoá ở 3 xã ngoại thành Hà Nội // Xã hội học. - 1992. - Số 1. - Tr. 57-60
Nghiên cứu xã hội học về việc chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp và quá trình đô thị hoá ở 3 xã ngoại thành Hà Nội, hiện trạng và giải pháp
300. Pháp lệnh thủ đô Hà Nội. - H. : Chính trị quốc gia, 2001. - 27 tr.
Pháp lệnh này đã được Uỷ ban thường vụ quốc hội nước CHXHCNVN thông qua ngày 28/12/2000 gồm 7 chương(28 điều): Những quy định chung. Phát triển kinh tế, giáo dục, khoa học và công nghệ, văn hoá - xã hội. Quản lý và xây dựng, phát triển đô thị của thủ đô. Đầu tư, xây dựng, phát triển thủ đô. Trách nhiệm xây dựng, phát triển và bảo vệ thủ đô. Khen thưởng và xử lý vi phạm. Điều khoản thi hành