Khai mạc Hội thảo “Tầm nhìn toàn cầu IFLA Khu vực Châu Á - Châu Đại dương” tại Hà Nội, Việt Nam

Print

Được sự tiến cử của Ban Lãnh đạo IFLA; sự ủng hộ của Lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Việt Nam, sáng 24/5/2018, Thư viện Quốc gia Việt Nam phối hợp với Liên đoàn quốc tế các Hội và cơ quan thư viện thế giới khai mạc Hội thảo Tầm nhìn toàn cầu của IFLA cho Khu vực Châu Á - Châu Đại dương.

Tham dự Khai mạc Hội thảo, về phía đại biểu Việt Nam có bà Trịnh Thị Thuỷ - Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, ông Lê Ngọc Định - Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, bà Đoàn Quỳnh Dung - Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện, ông Nguyễn Hữu Giới - Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam; Về phía đại biểu quốc tế có bà Gloria Perez Salmeron - Chủ tịch IFLA, ông Gerald Leitner - Tổng Thư ký IFLA, bà Christine Mackenzie - Chủ tịch IFLA kế nhiệm, các cán bộ Ban Lãnh đạo IFLA, các Giám đốc Thư viện Quốc gia, Chủ tịch Hội Thư viện, cùng đại diện các thư viện quốc gia, hội thư viện các quốc gia khu vực Châu Á - Châu Đại dương; Về phía đơn vị đăng cai tổ chức là Thư viện Quốc gia Việt Nam có bà Kiều Thuý Nga - Giám đốc, cùng các ông/bà Phó Giám đốc và các Trưởng, Phó Trưởng các phòng trong đơn vị; đại diện các Cục, Vụ, đơn vị trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Việt Nam, các thư viện, trung tâm thông tin - thư viện…

Dự án tầm nhìn toàn cầu là một dự án lớn của Liên đoàn quốc tế các Hội và cơ quan thư viện thế giới (IFLA) được khởi xướng và bắt đầu triển khai từ tháng 4 năm 2017 thông qua các cuộc tọa đàm và hội nghị cấp cao tại các khu vực, nhiều cuộc họp và các thảo luận chủ đề trực tuyến, thu hút sự tham gia của người làm thư viện từ 213 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam với mục tiêu tăng cường mối quan hệ trong lĩnh vực thư viện, giúp xác định các thách thức và cơ hội tương lai và ưu tiên các hoạt động mà môi trường thư viện có thể đáp ứng với những thay đổi nhanh chóng trong xã hội, hướng tới xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để đưa tầm nhìn toàn cầu vào thực tiễn. Đây là dịp các đại biểu trong khu vực gặp gỡ để trao đổi, thảo luận về việc cùng nhau xây dựng tầm nhìn chung, các kế hoạch hành động cụ thể để đưa tầm nhìn của ngành Thư viện trong tương lai vào thực tiễn.

Từ năm 2000, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã chấp thuận để Thư viện Quốc gia Việt Nam trở thành thành viên chính thức của IFLA. Từ đó đến nay, Bộ đã luôn tạo mọi điều kiện để Thư viện Quốc gia Việt Nam tích cực tham gia và hoàn thành tốt trách nhiệm trong các hoạt động của Hiệp hội như cử đại diện tham dự các đại hội, hội nghị, hội thảo, các chương trình, dự án của IFLA.

Phát biểu tại Lễ Khai mạc, Bà Trịnh Thị Thuỷ - Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tin tưởng rằng, Hội thảo Tầm nhìn toàn cầu Khu vực Châu Á - Châu Đại dương sẽ hoàn thành tốt các mục tiêu Dự án đã đề ra: tăng cường mối quan hệ trong lĩnh vực thư viện, giúp xác định các thách thức và cơ hội trong tương lai, các hoạt động ưu tiên để đáp ứng với những thay đổi nhanh chóng trong xã hội, cùng nhau đóng góp xây dựng Ngành, tạo nên sức mạnh và sự thống nhất hành động để trao quyền cho một xã hội được phổ biến thông tin và có sự tham gia của đông đảo công chúng.

Phát biểu giới thiệu Dự án, bà Gloria Perez Salmeron -Chủ tịch IFLA cho rằng việc tiếp cận thông tin toàn cầu sẽ là mục tiêu chính cho nhân loại ngày nay, nó sẽ quyết định việc con người có đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc hay không. Tầm nhìn toàn cầu của IFLA là để tìm kiếm câu trả lời cho những thách thức toàn cầu, đểxác định các cơ hội và để tạo ra tương lai như kỳ vọng.Nhiệm vụ của những người làm thư viện không chỉ là vận hành thư viện và trung tâm thông tin, đồng thuận và đạt được sự đồng thuận về tiêu chuẩn và hướng dẫn cho công việc của thư viện, mà còn phải mang lại cuộc sống tốt hơn cho từng cá nhân. Nhiệm vụ này tập trung vào việc thay đổi tư duy, xây dựng sự tham gia của xã hội và tạo ra một mạng lưới các nhà lãnh đạo ủng hộ các vấn đề chính như phổ cập thông tin, chuyển đổi kỹ thuật số, đổi mới, bảo quản số và cải cách bản quyền. Những người làm thư viện không thể đạt được mục tiêu nếu chỉ tập trung vào khu vực hoặc toàn cầu, Do đó, cần các thư viện, hiệp hội thư viện vững mạnh để chia sẻ tầm nhìn và đóng góp vào sự thành công của Dự án. Điều quan trọng cốt lõi là tất cả các thư viện đều phải có chung tầm nhìn, phân chia trách nhiệm và điều phối các hoạt động để có được kết quả tối ưu trên toàn thế giới, cùng nhau xây dựng một ngành Thư viện thống nhất.

Chương trình làm việc của Hội thảo diễn ra trong 2 ngày, 24-25/5/2018.

 Hình ảnh cùng sự kiện:

alt

Toàn cảnh Hội thảo “Tầm nhìn toàn cầu IFLA Khu vực Châu Á - Châu Đại dương”

alt

Trịnh Thị Thuỷ - Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Việt Nam phát biểu chào mừng Hội thảo “Tầm nhìn toàn cầu IFLA Khu vực Châu Á - Châu Đại dương”

alt

Bà Gloria Perez Salmeron -Chủ tịch IFLA phát biểu giới thiệu về Dự án

alt

Ông Gerald Leitner - Tổng Thư ký IFLA giới thiệu nội dung Hội thảo “Tầm nhìn toàn cầu IFLA Khu vực Châu Á - Châu Đại dương”

alt

Bà Kiều Thúy Nga - Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam phát biểu tại Tiệc chào mừng Hội thảo “Tầm nhìn toàn cầu IFLA Khu vực Châu Á - Châu Đại dương”

alt

alt

Tiệc chào mừng Hội thảo “Tầm nhìn toàn cầu IFLA Khu vực Châu Á - Châu Đại dương” của Thư viện Quốc gia Việt Nam

alt

alt

alt

alt

alt

Các đại biểu tham gia thảo luận nhóm tại Hội thảo

alt

Ban Lãnh đạo IFLA và Thư viện Quốc gia Việt Nam chụp ảnh lưu niệm

alt

Đại biểu tham dự Hội thảo "Tầm nhìn toàn cầu của IFLA cho Khu vực Châu Á - Châu Đại dương".

___________

Tin: Thanh Hà; Ảnh: Thanh Hà, Hùng Mạnh


Đọc thêm cùng chuyên mục: