Các tiêu chuẩn trong hệ quản trị thư viện tích hợp (ILMS)

E-mail Print

Tiêu chuẩn rất quan trọng cho ngành công nghiệp thư viện. Chúng cho phép các thư viện chia sẻ, trao đổi dữ liệu và tìm kiếm sản phẩm thư mực của nhau. Chúng cũng cho phép nhà cung cấp hệ quản trị thư viện tích hợp (ILMS) để phát triển một giao diện giữa các hệ thống khác nhau. Bài viết này phác thảo các tiêu chuẩn hiện có, làm thế nào các tiêu chuẩn này đang được sử dụng trong quá trình phát triển ILMS, và vai trò của các nhà cung cấp ILMS trong việc phát triển và duy trì các tiêu chuẩn.

Thứ nhất: Một số tiêu chuẩn thư mục truyền thống mà ngày nay đã được tuân thủ trên phạm vi toàn cầu bao gồm:

- ISBN: chỉ số sách theo tiêu chuẩn quốc tế

- ISSN: chỉ số tạp chí theo tiêu chuẩn quốc tế

- ISBD: International Standard Bibliographic Description là những tiêu chuẩn quốc tế về mô tả thư mục.

- AACR2: Anglo-American Cataloging Rules- 2nd Edition là những qui tắc biên mục Anh-Mỹ.

- MARC21: Machine Readable Cataloging là biên mục máy đọc được, cơ sở cho việc trình bày và trao đổi dữ liệu thư mục đồng nhất, chia là 5 loại: Định dạng cho dữ liệu thư mục; Định dạng MARC 21 cho dữ liệu Holdings; Định dạng MARC 21 cho dữ liệu Authority; Định dạng MARC 21 cho dữ liệu phân loại; Định dạng MARC 21 cho dữ liệu thông tin chung.

- DDC và LCC: Dewey Decimal Classification là Phân loại thập phân Dewey dùng để phân loại tài liệu trong thư viện vừa và nhỏ; còn Library of Congress Classification là Phân loại Quốc hội Hoa Kỳ dùng cho thư viện lớn (trên một triệu ấn bản sách).

- LCSH: Library of Congress Subject Headings là Khung tiêu đề đề mục (TĐĐM) của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ được sử dụng hoặc dựa vào để biên soạn Khung TĐĐM quốc gia. Dùng trong việc ấn định tiêu đề đề mục để tạo lập hệ thống Mục lục đề mục phục vụ truy cập theo chủ đề.

- OPAC: Online Public Access Catalog là hệ thống mục lục truy cập trực tuyến.

Thứ hai: Một số tiêu chuẩn về công nghệ thông tin như:

- TCP/IP: Bao gồm TCP - Transmission Control Protocol và IP - Internet Protocol, thường được kết hợp là TCP/IP. TCP phân chia và tích hợp các gói thông tin; IP bảo đảm các gói thông tin được đến đúng địa chỉ. Internet dùng TCP/IP cho nên được gọi là “mạng chuyển gói”.

- Siêu dữ liệu thư tịch - Bibliographic Metadata: Do cán bộ biên mục tạo lập là dữ liệu có cấu trúc trình bày lý lịch của tài liệu (nhan đề, tác giả, năm xuất bản, vv…) được xem như là phiếu mục lục trong môi trường điện tử.

- Z39.50: Giao thức khách-chủ (client-server) trao đổi dữ liệu giữa các thư viện qua mạng Internet.

2011.2k1

- Z39.50 phiên bản 3.

- Z39.50 Quốc tế về Ứng dụng Thư viện và Discovery Resource.

- Tiêu chuẩn Quốc gia Mỹ Profile Z39.50 về ứng dụng thư viện và Resource Discovery - Z39.76 Data Elements for   Binding Library Materials = Tiêu chuẩn về dữ liệu cơ bản cho việc liên kết tài liệu thư viện.

- Z39.83   NISO   Circulation   Interchange Protocol (NCIP) là giao thức chuyển đổi lưu thông.

- Z39.85, The Dublin Core Metadata Element Set (Metadata = Dữ liệu về dữ liệu) Dublin Core: Chuẩn biên mục gồm 15 yếu tố được dùng chủ yếu cho việc biên mục tài nguyên điện tử, gồm:

+ Nhan đề (Title): Tên của nguồn thông tin thường do tác giả hoặc nhà xuất bản đặt cho tài liệu.

+ Tác giả (Creator): Người hoặc cơ quan chịu tránh nhiệm chính về nội dung trí tuệ của nguồn thông tin

+ Đề mục (Subject): Chủ đề của nguồn thông tin và được thể hiện bằng từ vựng có kiểm soát gồm tiêu đề đề mục, số phân loại,...

+ Mô tả (Description): Phần thể hiện nội dung của nguồn thông tin bao gồm cả phần tóm tắt của tư liệu văn bản hoặc nội dung của tư liệu nghe nhìn

+ Xuất bản (Publisher): Cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm tạo lập, xuất bản nguồn thông tin trong định dạng thực.

+ Tác giả phụ (Contributor): Cá nhân hay tổ chức có những đóng góp về mặt trí tuệ cho tư liệu nhưng không phải là tác giả chính.

+ Ngày tháng (Date): ngày tháng có liên quan đến việc tạo lập, xuất bản hay công bố tư liệu.

+ Loại hình (Type): Hình thức vật chứa nội dung tư liệu

+ Mô tả vật lý (Format): Định dạng vật lý và kích thước của tư liệu như kích cỡ, thời lượng,.. Định dạng cũng còn được dùng để chỉ rõ phần mềm và phần cứng cần thiết để sử dụng tư liệu.

+ Định danh tư liệu (Identifier): Là một dãy ký tự hoặc số nhằm thể hiện tính đơn nhất của tư liệu như: URLs và URNs, ISBN, ISSN,...

+ Nguồn gốc (Source): Nguồn gốc mà tư liệu được tạo thành, yếu tố này có thể bao gồm siêu dữ liệu về nguồn thông tin thứ hai nhằm khai thác tư liệu hiện hành.

+ Ngôn ngữ (Language): Ngôn ngữ của nội dung tư liệu, được thành lập theo quy tắc RFC 1766.

+ Liên kết (Relation): Một định danh cho nguồn thứ hai và những mối quan hệ của nó với tư liệu hiện hành. Yếu tố này thể hiện những kết nối giữa những nguồn tư liệu có liên quan.

+ Nơi chứa (Coverage): Những đặc tính về không gian và/hoặc thời gian của tư liệu. Không gian nơi chứa chỉ ra một vùng sử dụng địa danh hoặc toạ độ. Đặc tính thời gian trong yếu tố này chỉ ra khoảng thời gian mà tư liệu đề cập tới và thường sử dụng tên thời kỳ như thời kỳ Đồ đá.

+ Bản quyền (Rights): Thông tin về tình trạng bản quyền, kết nối tới thông tin về tình trạng bản quyền hoặc dịch vụ cung cấp thông tin bản quyền cho tư liệu.

- METS = Metadata Encoding and Transmission Standard format là tiêu chuẩn định dạng truyền và mã hóa siêu dữ liệu.

- Tiêu chuẩn hoá NISO Metadata Initiative, NISO Z39.91 (Bộ sưu tập mô tả đặc biệt) và NISO Z39.92 (Dịch vụ tìm kiếm thông tin đặc biệt).

- ISO ILL Protocol (ISO Interlibrary Loan): Tiêu chuẩn hoá giao thức mượn liên thư viện theo ISO 10160/10161: Tiêu chuẩn chia sẻ thông tin và tài liệu; ISO 17933: Tiêu chuẩn trao đổi tài liệu điện tử.

2011.2k2

- Tiêu chuẩn SQL ANSI 92

- HTTP: HyperText Transfer Protocol là giao thức truyền dữ liệu siêu văn bản web.

- Web Access : tiêu chuẩn truy cập Web

+ OpenURL: OpenUR tiêu chuẩn cung cấp một cơ chế truyền tải siêu dữ liệu hay nhận dạng tiêu đề số từ một tài nguyên thông tin này đến một tài nguyên thông tin khác, cũng như một phương thức xây dựng các nối kết trong môi trường nối kết động. Tiêu chuẩn OpenURL cung cấp phương tiện tích hợp các tài guyên điện tử.

+ Định dạng dữ liệu Web:

. XML: Extensible Markup Language là ngôn ngữ đánh dấu mở rộng.

. HTML: HyperText Markup Language là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản được dùng để tạo lập văn bản trên web.

+ Web Accessibility Initiative là sang kiến truy cập Web.

- ISO 2709: tiêu chuẩn cho cấu trúc biểu ghi và thực hiện lựa chọn có tính tham số háo và chuyển đổi định dạng thông tin chứa đựng trọng một biểu ghi.

- SMTP, MINE: Chuẩn trao đổi thư điện tử.

- SSM: Giao thức thiết lập bảo mật.

- Chuẩn SIP1 và SIP2 để dùng nhãn theo công nghệ RFID cho các thiết bị tự động mượn trả và hệ thống an ninh chống trộm.

- Electronic Data Interchange (EDI) là tiêu chuẩn về trao đổi dữ liệu điện tử gồm 2 tiêu chuẩn: ANSI X12(trao đổi dữ liệu điện tử) và EDIFACT - ISO 9735(trao đổi dữ liệu điện tử về quản trị, thương mại và giao thông).

- ISO 8777 Commands for interactive text searching là tiêu chuẩn yêu cầu tương tác tìm kiếm văn bản.

- SGML là kỹ thuật trình bày tư liệu dưới dạng đọc máy đã được thông qua như một tiêu chuẩn quốc tế: ISO 8879 (Xử lý thông tin- Văn bản và các hệ thống văn phòng- Ngôn ngữ đánh dấu tổng quát hoá chuẩn).

- ISO 17933 Generic Electronic Document Interchange (GEDI) là tiêu chuẩn chuyển đổi văn bản điện tử tổng quát

- The Open Archives Initiative (OAI) Protocol for Metadata Harvesting (PMH): giao thức sáng kiến lưu trữ mở để “gặt hái” siêu dữ liệu

- Tiêu chuẩn Unicode ISO/10646Consortium và tiêu chuẩn Unicode, phiên bản 3.2.0

- Tiêu chuẩn ISO 8859-01(La tinh 1) cho nhập, hiển thị và in ấn.

- EDIFACT: Tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử trong quản trị, thương mại và vận tải quy định bởi Liên hiệp quốc (Electronic Data Interchange for Administration, Commerce and Transport by UN).

Một số các tiêu chuẩn trên đây được ứng dụng trong các hệ quản trị thư viện tích hợp, tương lai của các tiêu chuẩn này sẽ duy trì và phát triển mạnh mẽ hơn. Đặc biệt là công nghệ web và các giao thức mới ra đời sẽ giúp cho ngành khoa học thông tin - thư viện ngày càng hiện đại hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cynthia Hodgson: The RFP Writer's Guide to standards for Library Systems. – N.Y: NISO Press National Information Standards Organization, 2000

2. M.G. Sreekumar. Open Source Web Content Management Technologies for Libraries. Center for Development of Digital Libraries (CDDL), Indian Institute of Management Kozhikode.

3. Nguyễn Minh Hiệp: Vấn đề chuẩn hoá ngành thông tin - thư viện Việt Nam. - TP.HCM.: Bản tin thư viện – công nghệ thông tin, 2008

4. Shelley Neville and Ed Riding: Standards: Perspectives of an Integrated   Library Systems Vendor. - NISO Press, Bethesda, Maryland, U.S.A.

 

_____________________

ThS. Đỗ Tiến Vượng

Trường Đại học Giao thông Vận tải

Nguồn: Tạp chí Thư viện Việt Nam số 2(28) – 2011 (tr.42-44)


Đọc thêm cùng chuyên mục: